Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Air-Launched Antiradar Missile

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Air-Launched Antiradar Missile. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Air-Launched Antiradar Missile. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

>> Tên lửa ALARM - "Thần chết" đối với các loại radar hiện đại



Tên lửa đường không ALARM (Air-Launched Antiradar Missile) được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động dùng để tiêu diệt các phương tiện radar điều khiển hệ thống phòng không của đối phương, trong đó có cả trạm radar của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa.

Tên lửa chống radar ALARM do công ty Matra BAe Dynamics và Texas Instruments theo yêu cầu N 1228 của Không quân Anh dùng để thay các dòng tên lửa AS.37 Martel và AGM-45 Shrike đã quá cũ hiện trong biên chế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa ALARM được coi là "sát thủ" của các loại radar hiện đại



Các hoạt động nghiên cứu được tiến hành từ năm 1977 đến năm 1980. Hợp đồng chế tạo được ký vào tháng 6/1983, lần phóng đầu tiên được tổ chức vào cuối năm 1988.

Tên lửa ALARM trải qua các giai đoạn thử nghiệm tại thao trường China Lake (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1990 và được đưa vào biên chế năm 1991.

ALARM được tích hợp trong hệ thống vũ khí của máy bay tiêm kích – ném bom Tornado, máy bay tiêm kích Harrier, máy bay cường kích Hawk và trực thăng đa nhiệm Lynx.

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị phóng tên lửa ALARM


Tên lửa ALARM được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường với 4 cánh nhỏ ở phần trước thân. Thân tên lửa được chia thành một vài khoang, gồm đầu tự dẫn radar thụ động, khối điều khiển (khối đưa ra nhiệm vụ bay), hệ thống điều khiển quán tính, đầu nổ phi tiếp xúc, đầu đạn, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, khoang lái và dù.

Đầu tự dẫn radar thụ động dải rộng do công ty Marconi Defence Systems sản xuất, có anten dải rộng 4 hướng hình xoắn cố định. Theo thông tin từ nhà sản xuất, đầu tự dẫn có độ tin cậy và độ bền cao trước nhiều biện pháp chế áp do đối phương sử dụng. Vỏ bọc anten được chế tạo từ vật liệu tổng hợp mới, có tính ưu việt hơn so với vỏ bọc anten làm từ gốm.


http://nghiadx.blogspot.com

ALARM được trưng bày trong triển lãm vũ khí


Ưu điểm rõ nét nhất của tên lửa ALARM là khả năng sử dụng trong chế độ bay theo chương trình lập sẵn. Khi động cơ ngừng hoạt động, tên lửa dần hạ thấp độ cao bằng cách sử dụng vòm dù và bắt đầu sục sạo radar - mục tiêu.

Đầu tự dẫn của tên lửa có độ nhạy cao và bảo đảm dẫn hướng theo phát xạ vô tuyến, phù hợp với các vùng búp sóng bên của giản đồ hướng anten radar.

Trạm radar hiện đại có tia chính hẹp và cường độ búp sóng bên của giản đồ hướng thấp. Điều này cho phép xoay anten theo mặt phẳng nằm ngang.

Ở giai đoạn cuối, quỹ đạo của tên lửa АLARM thực tế là quỹ đạo thẳng đứng, cho phép sử dụng để dẫn hướng tên lửa đến trường phát xạ búp sóng thẳng đứng của giản đồ hướng anten radar – mục tiêu và giảm các sai số dẫn hướng vì sự phản xạ lại các tín hiệu từ địa hình. Nếu mục tiêu ngừng phát xạ thì tên lửa vẫn giữ hướng với sự hỗ trợ của hệ thống điều khiển quán tính trên khoang.

Hệ thống điều khiển tên lửa quán tính được chế tạo trên cơ sở module đo đạc, bảo đảm đo các tham số cơ động góc và tuyến tính theo 3 trục. Trước khi phóng tên lửa, hệ thống điều khiển quán tính liên tục nhận thông tin từ hệ thống dẫn đường của máy bay mang tên lửa.

Trong thành phần khối điều khiển gồm bộ xử lý kỹ thuật số Zilog Z800 có nhiệm vụ bảo đảm xử lý các tín hiệu từ đầu tự dẫn radar thụ động… giải quyết các nhiệm vụ hiển thị mục tiêu và thiết lập mệnh lệnh chỉ huy.

Bộ xử lý bảo đảm tái lập trình hóa các nhiệm vụ tác chiến. Phần mềm được viết bằng mã CORAL.

http://nghiadx.blogspot.com

ALARM được tích hợp vào hệ thống vũ khí của máy bay tiêm kích


Khối điều khiển bảo đảm hiển thị mục tiêu bằng cách so sánh với tính liên tục xung của radar từ cơ sở dữ liệu và phụ thuộc vào loại mục tiêu để đưa ra độ cao nổ của đầu đạn trên mặt đất.

Thuật toán chức năng này chuyên dùng để phá hủy radar phát hiện các mục tiêu bay thấp, mà cột anten của nó được nâng lên cao với sự hỗ trợ của tháp chuyên dụng. Thông thường, theo lập trình đầu đạn sẽ nổ ở tầm khu vực mạng anten hoặc cabin điều khiển radar.

http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Tornado GR.1 chuẩn bị phóng tên lửa ALARM


Đầu đạn tác chiến của ALARM là đầu đạn nổ mảnh do công ty MBB chế tạo, được trang bị các thành phần tiêu diệt hạng năng làm từ vonfram, chuyên dùng để tiêu diệt mạng anten, khối điện tử và kíp radar.

Động cơ hành trình 2 chế độ nhiên liệu rắn do công ty Bayern-Chemie chế tạo, được bố trí ở khoang giữa của tên lửa. ALARM có 3 chế độ làm việc, phụ thuộc vào loại thiết bị mang mà có thể lập trình trước khi bay hoặc được đưa ra trực tiếp trong quá trình bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa ALARM có 3 chế độ làm việc


Không quân Anh lần đầu tiên sử dụng tên lửa ALARM vào năm 1991 trong thời gian chiến tranh ở Vịnh Ba Tư, khi đó các tên lửa này vẫn chưa được đưa vào biên chế, bởi việc thử nghiệm ở giai đoạn đầu chiến sự đã không thành công.

Tại khu vực vịnh Ba Tư, Không quân Hoàng gia Anh có 9 chiếc máy bay tiêm kích – ném bom Tornado GR.1 được trang bị tên lửa ALARM.

Các máy bay này cất cánh từ Tabuk đến Arab Saudi. Trong cuộc chiến NATO chống Nam Tư năm 1999 đã sử dụng 6 tên lửa ALARM. Tuy nhiên, thông tin về hiệu quả của loại tên lửa này khi đó không được công bố.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang