Tên lửa đường không ALARM (Air-Launched Antiradar Missile) được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động dùng để tiêu diệt các phương tiện radar điều khiển hệ thống phòng không của đối phương, trong đó có cả trạm radar của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa.
Tên lửa chống radar ALARM do công ty Matra BAe Dynamics và Texas Instruments theo yêu cầu N 1228 của Không quân Anh dùng để thay các dòng tên lửa AS.37 Martel và AGM-45 Shrike đã quá cũ hiện trong biên chế. Tên lửa ALARM được coi là "sát thủ" của các loại radar hiện đại Các hoạt động nghiên cứu được tiến hành từ năm 1977 đến năm 1980. Hợp đồng chế tạo được ký vào tháng 6/1983, lần phóng đầu tiên được tổ chức vào cuối năm 1988. Tên lửa ALARM trải qua các giai đoạn thử nghiệm tại thao trường China Lake (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1990 và được đưa vào biên chế năm 1991. ALARM được tích hợp trong hệ thống vũ khí của máy bay tiêm kích – ném bom Tornado, máy bay tiêm kích Harrier, máy bay cường kích Hawk và trực thăng đa nhiệm Lynx. Thiết bị phóng tên lửa ALARM Tên lửa ALARM được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường với 4 cánh nhỏ ở phần trước thân. Thân tên lửa được chia thành một vài khoang, gồm đầu tự dẫn radar thụ động, khối điều khiển (khối đưa ra nhiệm vụ bay), hệ thống điều khiển quán tính, đầu nổ phi tiếp xúc, đầu đạn, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, khoang lái và dù. Đầu tự dẫn radar thụ động dải rộng do công ty Marconi Defence Systems sản xuất, có anten dải rộng 4 hướng hình xoắn cố định. Theo thông tin từ nhà sản xuất, đầu tự dẫn có độ tin cậy và độ bền cao trước nhiều biện pháp chế áp do đối phương sử dụng. Vỏ bọc anten được chế tạo từ vật liệu tổng hợp mới, có tính ưu việt hơn so với vỏ bọc anten làm từ gốm. ALARM được trưng bày trong triển lãm vũ khí Ưu điểm rõ nét nhất của tên lửa ALARM là khả năng sử dụng trong chế độ bay theo chương trình lập sẵn. Khi động cơ ngừng hoạt động, tên lửa dần hạ thấp độ cao bằng cách sử dụng vòm dù và bắt đầu sục sạo radar - mục tiêu. Đầu tự dẫn của tên lửa có độ nhạy cao và bảo đảm dẫn hướng theo phát xạ vô tuyến, phù hợp với các vùng búp sóng bên của giản đồ hướng anten radar. Trạm radar hiện đại có tia chính hẹp và cường độ búp sóng bên của giản đồ hướng thấp. Điều này cho phép xoay anten theo mặt phẳng nằm ngang. Ở giai đoạn cuối, quỹ đạo của tên lửa АLARM thực tế là quỹ đạo thẳng đứng, cho phép sử dụng để dẫn hướng tên lửa đến trường phát xạ búp sóng thẳng đứng của giản đồ hướng anten radar – mục tiêu và giảm các sai số dẫn hướng vì sự phản xạ lại các tín hiệu từ địa hình. Nếu mục tiêu ngừng phát xạ thì tên lửa vẫn giữ hướng với sự hỗ trợ của hệ thống điều khiển quán tính trên khoang. Hệ thống điều khiển tên lửa quán tính được chế tạo trên cơ sở module đo đạc, bảo đảm đo các tham số cơ động góc và tuyến tính theo 3 trục. Trước khi phóng tên lửa, hệ thống điều khiển quán tính liên tục nhận thông tin từ hệ thống dẫn đường của máy bay mang tên lửa. Trong thành phần khối điều khiển gồm bộ xử lý kỹ thuật số Zilog Z800 có nhiệm vụ bảo đảm xử lý các tín hiệu từ đầu tự dẫn radar thụ động… giải quyết các nhiệm vụ hiển thị mục tiêu và thiết lập mệnh lệnh chỉ huy. Bộ xử lý bảo đảm tái lập trình hóa các nhiệm vụ tác chiến. Phần mềm được viết bằng mã CORAL. ALARM được tích hợp vào hệ thống vũ khí của máy bay tiêm kích Khối điều khiển bảo đảm hiển thị mục tiêu bằng cách so sánh với tính liên tục xung của radar từ cơ sở dữ liệu và phụ thuộc vào loại mục tiêu để đưa ra độ cao nổ của đầu đạn trên mặt đất. Thuật toán chức năng này chuyên dùng để phá hủy radar phát hiện các mục tiêu bay thấp, mà cột anten của nó được nâng lên cao với sự hỗ trợ của tháp chuyên dụng. Thông thường, theo lập trình đầu đạn sẽ nổ ở tầm khu vực mạng anten hoặc cabin điều khiển radar. Máy bay tiêm kích Tornado GR.1 chuẩn bị phóng tên lửa ALARM Đầu đạn tác chiến của ALARM là đầu đạn nổ mảnh do công ty MBB chế tạo, được trang bị các thành phần tiêu diệt hạng năng làm từ vonfram, chuyên dùng để tiêu diệt mạng anten, khối điện tử và kíp radar. Động cơ hành trình 2 chế độ nhiên liệu rắn do công ty Bayern-Chemie chế tạo, được bố trí ở khoang giữa của tên lửa. ALARM có 3 chế độ làm việc, phụ thuộc vào loại thiết bị mang mà có thể lập trình trước khi bay hoặc được đưa ra trực tiếp trong quá trình bay. Tên lửa ALARM có 3 chế độ làm việc Không quân Anh lần đầu tiên sử dụng tên lửa ALARM vào năm 1991 trong thời gian chiến tranh ở Vịnh Ba Tư, khi đó các tên lửa này vẫn chưa được đưa vào biên chế, bởi việc thử nghiệm ở giai đoạn đầu chiến sự đã không thành công. Tại khu vực vịnh Ba Tư, Không quân Hoàng gia Anh có 9 chiếc máy bay tiêm kích – ném bom Tornado GR.1 được trang bị tên lửa ALARM. Các máy bay này cất cánh từ Tabuk đến Arab Saudi. Trong cuộc chiến NATO chống Nam Tư năm 1999 đã sử dụng 6 tên lửa ALARM. Tuy nhiên, thông tin về hiệu quả của loại tên lửa này khi đó không được công bố. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Matra BAe Dynamics. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Matra BAe Dynamics. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011
>> Tên lửa ALARM - "Thần chết" đối với các loại radar hiện đại
Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011
>> Tổ hợp tên lửa phòng không Tracked Rapier của Anh
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành bánh xích Tracked Rapier (TRLV - Tracked Rapier Launch Vehicle) ban đầu được chế tạo bởi công ty Matra BAe Dynamics theo đơn đặt hàng của quân đội Iran.
Nhưng năm 1979, Chính phủ mới của Iran đã hủy bỏ đơn đặt hàng này. Chính vì vậy, dựa trên các kết quả đánh giá thử nghiệm Bộ Tư lệnh Quân đội Anh đã thông qua quyết định mua 50 tổ hợp Tracked Rapier. Việc chuyển giao lô hàng đầu tiên được thực hiện năm 1983. Xe cơ sở của Tracked Rapier là xe vận tải cải tiến bánh xích M548 do Mỹ sản xuất. Xe được trang bị cabin bọc thép đủ cho 3 người ngồi. Ở phía đuôi xe bố trí khối ống phóng gồm 8 tên lửa phòng không có điều khiển Rapier (mỗi bên 4 tên lửa). Ngoài ra, xe còn được bố trí trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu với cự ly hoạt động 11,5km, thiết bị tính toán, thiết bị nhận biết “địch - ta”. Ngay phía trước thân xe bố trí 2 khối gồm 6 súng phóng lựu đạn khói, phía sau bố trí 2 khối, mỗi khối gồm 4 lựu đạn khói. Điều này cho phép khi cần có thể tạo các màn khói ngụy trang dày đặc bảo vệ xe. Tracked Rapier là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tự hành hiện đại nhất một thời của Anh Tên lửa phòng không có điều khiển Rapier được đồng nhất tuyệt đối với các tên lửa được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không kéo, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở cự ly từ 0,5 – 7km, độ cao từ 227m – 6.858m. Anten của hệ thống chỉ huy dẫn hướng được lắp đặt trên giá, có thể nâng lên cabin. Điều này cho phép tiến hành bắn vòng tròn (mẫu thử nghiệm đầu tiên dải bắn bị hạn chế). Tất cả các thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không tự hành đều được bọc thép. Xe được trang bị động cơ 6 xi lanh 6V53 do công ty Detroit Diezel sản xuất. Khi quay 2.800 vòng/ phút, động cơ có thể tăng công suất 154kW, điều này cho phép xe có thể cơ động trên đường gồ gề với tốc độ 48km/h. Tracked Rapier có khả năng cơ động nhanh và dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật dưới nước Tổ hợp Tracked Rapier có thể lội nước và vượt qua các chướng ngại vật dưới nước. Dưới địa hình lội nước, xe có thể tăng tốc đến 5,6km/h. Cabin của tổ hợp được trang bị thiết bị quan sát đặt trên nóc, các phương tiện liên lạc, nhưng không có hệ thống bảo vệ trước các vụ tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, kíp chiến đấu có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến khi mặc các tổ hợp bảo vệ hóa học cá nhân. Cabin bọc thép có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước các mảnh đạn văng và đầu đạn. Theo cách bố trí, lái xe ngồi bên trái, chỉ huy ngồi giữa và trắc thủ ngồi bên phải. Khi cần, lái xe và chỉ huy có thể sử dụng thiết bị quan sát đêm và thiết bị cứu hỏa. ... và được trang bị các hệ thống hiện đại và có độ bền cao Trong thành phần của tổ hợp Tracked Rapier còn có thể gồm trạm radar Blindfire với chức năng theo dõi các mục tiêu trên không và dẫn hướng tên lửa. Radar này được lắp đặt trên cơ sở xe bọc thép chở quân M113. Trên thùng xe có 4 tên lửa phòng không có điều khiển đặt trong khí tài chuyên dụng. Mệnh lệnh chỉ huy và liên lạc được truyền đến thiết bị phóng theo cáp chuẩn. Radar có thể sử dụng trong điều kiện quan sát kém, thậm chí trong đêm tối. Thời gian triển khai vào vị trí chiến đấu chỉ mất 30 phút. Trong quá trình chiến đấu, xe yểm trợ M548 được trang bị 20 tên lửa phòng không có điều khiển sẽ hộ tống tổ hợp Tracked Rapier. Xe yểm trợ kỹ thuật FAST (Forward Area Support Team) bảo đảm cung cấp các thiết bị và phụ tùng. Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tracked Rapier khai hỏa Cho đến nay, tổ hợp đã nhiều lần được cải tiến nhằm mục đích bảo đảm khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm. Phiên bản Tracked Rapier được trang bị thiết bị quan sát nhiệt dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu có tên gọi là SP Mk.1B. Việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không SP Mk.1B cho các lực lượng vũ trang Anh được tiến hành từ năm 1993. Tổ hợp Tracked Rapier của phiên bản SP Mk.1B được trang bị hệ thống phát hiện cải tiến TOTE (Tracked Optical Thermally Enhanced), có thể được sử dụng trong bất kỳ thời gian nào, ban ngày cũng như ban đêm. Hệ thống phát hiện cải tiến TOTE gồm thiết bị quan sát nhiệt với cự ly hoạt động đến 10km, thiết bị điện tử bổ trợ và hệ thống làm mát. Xem tổ hợp Tracked Rapier tiêu diệt máy bay ở 2 chế độ (tự động và điều khiển bằng tay): |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)