Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Pakistan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Pakistan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

>> Ấn Độ: Không ai ngớ ngẩn dùng vũ khí hạt nhân để tác chiến


“Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân” - Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh nói.


Ngày 16/1, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, phía Ấn Độ vừa bác bỏ mới lo ngại cho rằng Pakistan tiếp tục dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật đe dọa Quân đội Ấn Độ trên chiến trường, cho biết không có ai “ngớ ngẩn” đến mức dùng vũ khí hạt nhân cho tác chiến.

Thông tin này được tờ “Thời báo Ấn Độ” dẫn lời từ Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh trong buổi lễ thành lập Lục quân Ấn Độ ngày 15/1/2012.

Singh cho biết: “Cho chúng tôi nói rõ vấn đề này… Vũ khí hạt nhân hoàn toàn không dùng cho tác chiến. Chúng có ý nghĩa chiến lược, đây cũng là ý nghĩa tồn tại của chúng”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Shaheen-II của Pakistan/

Khi được hỏi về vấn đề có tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan đang tăng cường nhanh chóng sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân, Singh nói rằng: “Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Singh cho biết: “Chúng tôi có nhiệm vụ của mình – làm cho Lục quân Ấn Độ với 1,3 triệu quân trở thành một lực lượng linh hoạt, có sức chiến đấu chí tử và hệ thống hóa”, có thể nhanh chóng tiến hành tập kết ở khu vực biên giới và thực hiện tác chiến thiết giáp.

Singh còn nhấn mạnh: “Từ sau chiến dịch “Operation Parakram” (Năm 2001, Ấn Độ tập kết lực lượng hùng hậu ở biên giới Ấn Độ-Pakistan), tình hình đã có sự thay đổi rất lớn.

Khi đó, chúng tôi cần 15 ngày mới có thể tiến hành được tập kết lực lượng, hiện nay 7 ngày là có thể hoàn thành. Sau 2 năm nữa, chúng tôi có thể hoàn thành trong vòng 3 ngày”.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng xe tăng Ấn Độ tập trận


Ngoài ra, Singh thừa nhận Lục quân Ấn Độ đang có sửa đổi nhỏ “chiến lược đánh đòn phủ đầu” của họ. Chiến lược này nhằm phát động cuộc tấn công chớp nhoáng, hơn nữa còn từng được tiến hành thử trong 2 cuộc tập trận năm 2011.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiến lược này của Ấn Độ làm cho Pakistan vô cùng sợ hãi. Đáp trả, Pakistan đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình đến 90-100 đầu đạn hạt nhân (Ấn Độ có 80-100 đầu đạn), đồng thời Pakistan còn triển khai tên lửa Nasr mang theo đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng tới 60 km, và đề phòng Ấn Độ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> UAV Mỹ có thể bị bắn hạ ở Pakistan



Pakistan sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái (UAV) nào của Mỹ nếu xâm phạm vào không phận của họ, một quan chức cấp cao Pakistan nói với NBC News hôm 10/12.

Theo chính sách quốc phòng mới của Pakistan, "Bất kỳ đối tượng nào xâm nhập vào không phận của chúng tôi, bao gồm cả UAV của Mỹ, sẽ được coi như một hành động thù địch và bị bắn rơi", một quan chức quân sự cấp cao Pakistan nói với NBC News.

Chính sách quốc phòng mới của Pakistan được thay đổi vài tuần sau khi một cuộc tấn công chết người của NATO vào một trạm kiểm soát quân sự Pakistan và giết chết 24 binh sĩ nước này.

Ngay sau khi vụ tấn công xảy ra, chính quyền của Pakistan đã lên tiếng phản đối kịch liệt và đòi Mỹ, NATO phải có lời xin lỗi và bồi thường cho họ, đồng thời ra lệnh tất cả các nhân viên Mỹ phải rời khỏi căn cứ quân sự này cũng như cắt đứt một trong những tuyến đường cung cấp chính của NATO đến Afghanistan, đi qua một phần lãnh thổ Pakistan.

Theo yêu cầu của phía Pakistan, hôm 11/12, 51 binh sỹ Mỹ đóng tại căn cứ không quân Shamasi đã dời tới một căn cứ quân sự khác ở sâu ở trong lãnh thổ Afghanistan, và sau đó, Lực lượng biên phòng quân đội Pakistan đã kiểm soát căn cứ không quân trên của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Các UAV Mỹ sẽ bị Pakistan tấn công nếu còn tiếp tục xâm phạm không phận của họ.

Để có thể thực hiện được mệnh lệnh nêu trên, Quân đội Pakistan vừa trang bị một số lượng tên lửa phòng không hiện đại cũng như radar phát hiện ở gần khu vực bị tấn công hồi cuối tháng 11 vừa qua.

Căn cứ không quân Shamasi ở Pakistan đã được lực lượng quân đội Mỹ sử dụng để thực hiện các hoạt động bí mật chống khủng bố, tấn công các chiến binh al-Qaeda, Taliban và mạng lưới Haqqani, bằng cách sử dụng các UAV mang tên lửa.

Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đẩy mạnh các chiến dịch truy lùng và không kích các phần tử khủng bố bằng UAV.

Các quan chức Mỹ cho biết, các chiến dịch này đã tạo nên những thành công lớn trong việc tiêu diệt trùm khủng bố al-Qaeda Binladen và đẩy các nhóm chiến binh có liên quang với mạng lưới này vào thế phòng thủ.

Từ năm 2004, các UAV Mỹ đã thực hiện hơn 300 cuộc tấn công bên trong lãnh thổ Pakistan và giết chết hàng trăm người nước này.

Trước đó, nhà chức trách Pakistan đã đe dọa sẽ trục xuất các nhân viên Mỹ đang đóng ở căn cứ Shamasi sau khi lực lượng đặc nhiệm SEAL đã tấn công giết chết trùm khủng bố Osama bin Laden đang lẩn trốn ở gần Islamabad mà không thông báo trước cho các quan chức nước này.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

>> Pakistan có kiểm soát được kho vũ khí hạt nhân của mình?



Đa số các hệ thống tên lửa đất đối hạm của phương Tây là loại cũ và được nâng cấp, nhưng một số loại sử dụng các tên lửa đã được “thử thách” qua thực tế chiến đấu như Exocet, Harpoon…

Cách đây không lâu, báo chí Mỹ có bài viết cho biết, Pakistan phổ biến sử dụng xe chở hàng thông thường để chuyển vũ khí hạt nhân, khiến cho sự an toàn của kho vũ khí hạt nhân của quốc gia đứng trên tuyến đầu chống khủng bố này tiếp tục được quan tâm.

Tuy nhiên, quân đội Pakistan cho rằng, họ đang đào tạo 8.000 nhân viên vũ trang để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân của nước này. Theo báo Mỹ, Pakistan cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của họ rất an toàn, mối đe dọa lớn nhất không phải là tổ chức Al Qaeda, mà là Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo của quân đội Pakistan


Quân đội phản hồi quan điểm của tạp chí Mỹ

Trang mạng “Quân sự” Mỹ cho biết, Mỹ luôn lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan bị các phần tử vũ trang Hồi giáo tấn công và dùng để tấn công phương Tây.

Gần đây, “Nguyệt san Đại Tây Dương” Mỹ dẫn lời các quan chức Pakistan và Mỹ giấu tên cho biết, Pakistan dùng xe chở hàng thông thường để vận chuyển linh kiện vũ khí hạt nhân, hầu như không có biện pháp an toàn để ngăn chặn bị theo dõi, định vị. Điều này làm gia tăng sự lo ngại của Mỹ.

Pakistan rất ít công khai chương trình hạt nhân cũng như chi tiết bảo đảm an ninh cho nó. Lần này, Pakistan đưa ra thông tin đào tạo 8.000 người để bảo vệ kho vũ khí hạt nhân là để phản hồi bài báo của tạp chí Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo của Pakistan mang đầu đạn hạt nhân. Mỹ lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Pakistan mất kiểm soát, rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan


Trong một tuyên bố vào tuần trước, quân đội Pakistan cho biết: “Những người này được lựa chọn kỹ lưỡng, họ có thân thể cường tráng, chân tay nhanh nhạy và được trang bị vũ khí hiện đại”. Tuyên bố cũng đã nhắc lại việc quân đội Pakistan “đã sử dụng rất nhiều nguồn lực để đào tạo, trang bị, bố trí và duy trì một lực lượng độc lập và có hiệu quả để ứng phó với các mối đe dọa”.

Ngoài ra, tuần trước, Bộ Ngoại giao Pakistan cũng tuyên bố cho rằng, nội dung của bài báo “Nguyệt san Đại Tây Dương” là hư cấu.

Pakistan có nhiều phòng tuyến bảo đảm an toàn hạt nhân

Thực ra, Pakistan không chỉ có các biện pháp bảo đảm an toàn kho vũ khí hạt nhân nêu trên. Theo tiết lộ của Viện trưởng Viện nghiên cứu Đoàn kết Nam Á của Pakistan, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan đã tiến hành thẩm tra chính trị nghiêm ngặt đối với tất cả những công dân Pakistan tham gia công việc của kho vũ khí hạt nhân.

Đến nay, trong đội ngũ các nhân viên này hoàn toàn không có các phần tử cực đoan tôn giáo lọt vào, “sự an toàn của các cơ sở hạt nhân được kiểm soát bởi những nhân viên kỹ thuật hạt nhân và tướng lĩnh trung thành với đất nước”.

Ngoài ra, các chuyên gia và nhân viên kỹ thuật hạt nhân chắc chắc phải tuyên thệ, không được tiết lộ bí mật vũ khí hạt nhân cho bất cứ người nào, kể cả người nhà.

Thậm chí đến Tổng thống và Thủ tướng của chính phủ dân cử nhiều khóa của Pakistan cũng hiểu không nhiều về chi tiết của kho vũ khí hạt nhân nước này, bởi vì lãnh đạo quân đội và Cục Tình báo Quân sự (nắm kho vũ khí hạt nhân) luôn “từ chối khéo” những yêu cầu tìm hiều kho vũ khí hạt nhân của họ.


http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đặc nhiệm của quân đội Mỹ tại Afghanistan, nước láng giềng Pakistan


Để đảm bảo an toàn vũ khí hạt nhân, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn quy định, trong thời bình, tất cả vũ khí hạt nhân đều nằm trong trạng thái tháo dời, khi có trường hợp khẩn cấp mới tiến hành lắp ráp.

Hiện nay ở Pakistan, số người hiểu vị trí cụ thể của các cơ sở hạt nhân không quá 20, còn số người hiểu toàn diện về cơ sở hạt nhân thì càng ít. Để bảo vệ các cơ sở hạt nhân, Pakistan có 30.000 binh sĩ của Lực lượng Chiến lược Hạt nhân, được đào tạo đặc biệt, đang bảo vệ các cơ sở hạt nhân được phân bố ở 5 khu vực khác nhau.

Ngoài ra, Ủy ban Chỉ huy tối cao quốc gia Pakistan còn phân công nhiệm vụ về hạt nhân cho 3 quân chủng: Không quân phụ trách lực lượng có sứ mệnh đặc biệt vận chuyển nhiên liệu hạt nhân và những linh kiện hạt nhân cần lắp ráp hoặc tháo rời; Hải quân phụ trách trang bị vũ khí hạt nhân trên tàu chiến; Lục quân phụ trách cất giữ và lắp ráp vũ khí hạt nhân, đặc biệt là phụ trách cất giữ tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân.

Còn việc nghiên cứu phát triển và cất giữ vũ khí hạt nhân do các tổ chức của các quân chủng không có quan hệ với nhau phụ trách cụ thể, các ban ngành đều trực tiếp báo cáo tình hình tiến triển của các chương trình hạt nhân cho Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân.

Đa số người Pakistan lo hơn đối với Mỹ

Mặc dù Mỹ rất “lo lắng” về tình hình an toàn của kho vũ khí hạt nhân Pakistan, nhưng đối với rất nhiều người Pakistan, điều lo ngại nhất không phải là mối đe dọa của tổ chức Al Qaeda hay Taliban, mà là lo ngại Mỹ kiểm soát kho vũ khí hạt nhân của nước này. Đặc biệt, sau khi Mỹ thực hiện xong chiến dịch tiêu diệt Bil Laden ở trong biên giới Pakistan, sự lo ngại này đã nhiều hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 2/5/2011, Biệt đội SEAL của quân đội Mỹ đã bất ngờ đột kích trong lãnh thổ Pakistan, tiêu diệt trùm khủng bố Bil Laden. Trong hình là xác chiếc máy bay bị rơi trong chiến dịch này.


Đối với vấn đề này, Washington luôn cho rằng họ không có kế hoạch tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan. Nhưng, “Nguyệt san Đại Tây Dương” gần đây dẫn lời các quan chức quân đội, tình báo Mỹ giấu tên cho rằng, Mỹ đã tiến hành rất nhiều các hoạt động huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ tại Pakistan nhằm ngăn chặn kho vũ khí hạt nhân hoặc tài liệu hạt nhân của Pakistan rơi vào tay những người không nên có.

Tin còn cho biết, Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt liên hợp Mỹ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, tiếp quản kho vũ khí hạt nhân của Pakistan khi tình hình Pakistan mất kiểm soát.


Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011

>> Kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có an toàn?



Đang có những lo ngại là những kẻ Hồi giáo cực đoan, kể cả lực lượng khủng bố có thể xâm nhập vào các cơ sở hạt nhân của Pakistan .


Thế nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ nỗi lo của chính quyền Pakistan. Nhưng chuyên gia của “Báo Độc lập” cho rằng không nên phóng đại sự nguy hiểm.

"Pakistan không thể bảo vệ kho vũ khí hạt nhân đang phát triển của mình chống lại các chiến binh Hồi giáo", Giáo sư Preves Hudboy giảng dạy ở các trường ĐH Tổng hợp Lahor và Islamabad, thủ đô Pakistan đã tuyên bố như vậy.



Tên lửa Hataf-2 của Pakistan


Theo ông, trong quân đội Pakistan có những người có cùng chí hướng với quân Taliban. Họ có thể giúp những kẻ cực đoan muốn trả thù cho Binladen có được nguyên liệu hạt nhân. Hơn nữa, các phần tử cực đoan đã xâm nhập vào quân đội.

Giáo sư Hudboy nói: “Chúng ta có cơ sở để lo ngại. Bởi vì các chiến binh Hồi giáo cực đoan đã tấn công vào được các công trình, căn cứ và sở chỉ huy được bảo vệ cẩn mật. Trong giới quân nhân có những kẻ có cảm tình với các chiến binh”.

Giáo sư nói tiếp: “Làm sao chứng minh được là những mục tiêu hạt nhân không phải chịu những nguy cơ bị tấn công như vậy? Tôi lo là không phải chỉ có sự xâm nhập vào các kho vũ khí hạt nhân, mà là sự xâm nhập vào các kho nguyên liệu hạt nhân”.

Theo Daily Telegraph, kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có khoảng 120 đầu đạn, con số này còn nhiều hơn số đầu đạn của Anh và Ấn Độ.

Các chuyên gia của Mỹ chia sẻ sự lo ngại của giáo sư Hudboy. "Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ đã soạn thảo một báo cáo cho rằng khả năng những kẻ gọi là “Taliban mới” tấn công vào các mục tiêu hạt nhân đã tăng lên sau khi Binladen bị giết. Những kẻ cuồng tín muốn báo thù cho ông ta", cộng tác viên cao cấp của Trung tâm an ninh quốc tế thuộc Viện Kinh tế thế giới và Quan hệ quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga Vladimia Sotnikov nói với báo Độc lập.

Sotnikov cho rằng, ảnh hưởng của ý thức hệ Hồi giáo lên đội ngũ nhân viên làm việc tại các cơ sở hạt nhân có thể là mạnh. “Và trong trường hợp đội ngũ nhân viên thông đồng với bọn khủng bố thì không thể loại trừ việc các cơ sở hạt nhân sẽ bị chiếm giữ. Vấn đề là ở chỗ những người chịu trách nhiệm về an ninh cho các phương tiện hạt nhân không thể biết được mức độ ảnh hưởng của các phần tử cực đoan đối với các nhân viên đến mức nào”, ông Sotnikov bình luận.

Trong khi đó, theo chuyên gia này, cũng không nên bi kịch hoá tình hình. Pakistan đã thiết lập 3 mức độ bảo vệ các kho vũ khí hạt nhân và phương tiện mang chúng đến mục tiêu.

Trước hết, đầu đạn được cất giữ riêng biệt với tên lửa và các phương tiện mang khác.

Thứ hai, tường rào các cơ sở được trang bị thiết bị theo dõi. Có một sự quản lý chặt chẽ đối với các tường rào.

Và thứ ba, Mỹ giúp thực hiện chương trình thanh lọc, hay là kiểm tra đội ngũ nhân viên. Cụ thể, có sử dụng máy phát hiện nói dối.

Phóng viên của tờ New York Times đã tới thăm nơi đóng quân của Phòng lập kế hoạch chiến lược, cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh cho kho vũ khí hạt nhân của chính phủ Pakistan.

Phòng này được bố trí trên các quả đồi ở cách Islamabad không xa. Tại đây, các sĩ quan của quân đội và Tình báo liên ngành ISI sống và làm việc trong các biệt thự nhỏ xung quanh có thảm cỏ được cắt tỉa cẩn thận.

Viên tướng chỉ huy phòng đã nói với phóng viên: “Một khi chúng tôi đã có thể chế tạo được bom hạt nhân và phương tiện mang chúng đến mục tiêu, anh có thể yên tâm là chúng tôi đủ khả năng bảo đảm an ninh cho chúng”.

Theo viên tướng này, có khoảng 2.000 người có kiến thức về cơ sở hạ tầng hạt nhân của Pakistan. Tất cả họ được quản lý chặt chẽ. Hoa Kỳ đã tiêu tốn gần 100 triệu USD để huấn luyện đội ngũ nhân viên của nước đồng minh cách giữ gìn cẩn mật các đầu đạn, ngòi nổ và tên lửa. Đây là việc tương đối không phức tạp lắm, một cán bộ đã nghỉ hưu của chính quyền Washington đã nói với phóng viên. Nhưng sẽ khó khăn hơn rất nhiều nếu muốn theo dõi xem các phòng thí nghiệm đã tạo ra bao nhiêu nguyên liệu hạt nhân. Và là hoàn toàn không thể việc ngăn cản một kỹ sư nào đó có khả năng tiếp cận quá trình làm giàu Uranium hoặc những bí mật khác chuyển giao chúng cho những kẻ cực đoan.

Đó là những lo ngại của người Mỹ. Còn đối với các tướng lĩnh Pakistan lo không chỉ việc đề phòng các chiến binh tấn công. Họ còn phải lo đối phó với cuộc tấn công của Mỹ. Không phải vô cớ mà các chỉ huy quân đội Pakistan cho rằng trong trường hợp đất nước của họ xảy ra mất ổn định, đặc nhiệm Mỹ ở Afganistan sẽ thực hiện cuộc hành quân nhằm vô hiệu hoá kho vũ khí hạt nhân của Pakistan.

[BDV news]


Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Ấn Độ cam kết trợ giúp Afghanistan



Ấn Độ sẽ trợ giúp Afghanistan tăng cường lực lượng an ninh sau khi Mỹ rút khỏi quốc gia này.

Cam kết này đã được thông qua sau một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: “Chính phủ Ấn Độ sẳn sàng làm việc với chính phủ Afghanistan trong việc xây dựng khả năng của lực lượng an ninh nước này”.

Đầu tháng 5/2011, Ấn Độ đã cam kết một khoản viện trợ trị giá 500 triệu USD cho Afghanistan, nâng mức viện trợ của New Delhi lên mức 2 tỷ USD, chủ yếu dành cho các dự án phát triển.

Viện trợ quân sự của Ấn Độ chủ yếu giới hạn trong các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ. Hiện tại Ấn Độ chưa thể gia tăng các hoạt động viện trợ quốc phòng lớn cho Kabul, bởi điều này có thể làm gia tăng những căng thẳng với quốc gia láng giềng Pakistan.



Bộ trưởng BQP Afghanistan và người đồng nhiệm Ấn Độ trong chuyến thăm của ông đến New Delhi hồi đầu tháng 5/2011.


Chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai đang tăng cường các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và quân đội, để theo kịp lộ trình rút quân của NATO vào năm 2014. Lực lượng quân đội Mỹ sẽ bàn giao lại quyền kiểm soát đất nước cho quân đội Afghanistan bắt đầu từ tháng 7/2011.

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Abdul Rahim Wardak cho biết: “Chúng tôi sẽ chào đón bất kỳ sự giúp đỡ quốc tế nào trong lĩnh vực đào tạo và giúp đỡ lực lượng an ninh để đảm bảo an ninh quốc gia. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ và Afghanistan trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực quốc phòng”.

Ông Abdul Rahim Wardak đã có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. New Delhi đã tích tực tăng cường quan hệ với chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai, sau khí Mỹ lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001.

Trước đó, trong suốt hơn 2 thập kỷ Ấn Độ đã không có bất cứ quan hệ nào với Kabul dưới thời Taliban, lực lượng mà Ấn Độ cho là có mối quan hệ thân thiết với Pakistan.

Theo lộ trình đã được đề ra, NATO sẽ rút khỏi Afghanistan từ năm 2014, trong khi đó lực lượng an ninh và quân đội nước này vẫn chưa sẵn sàng để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Đặc biệt, sau khi bin Laden bị tiêu diệt, Taliban và Al Qaeda đã có những tuyên bố cứng rắn thề trả thù cho bin Laden làm cho tình hình an ninh tại Afghanistan trở nên phức tạp hơn.

Chính quyền của Tổng thống Karzai cần sự trợ giúp từ nước ngoài để đảm bảo an ninh quốc gia và đây là cơ hội để Ấn Độ tăng cường quan hệ với Afghanistan.
[BDV news]


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Ấn Độ hiện đại hóa lực lượng tăng thiết giáp



Bộ Quốc phòng Ấn Độ thông qua kế hoạch hiện đại hóa quy mô lớn lực lượng tăng thiết giáp của mình.


Theo kế hoạch chương trình hiện đại hóa quy mô lớn lực lượng tăng thiết giáp sẽ bắt đầu vào năm 2012. Chương trình hiện đại hóa sẽ chú trọng nâng cấp toàn diện tất cả các hệ thống trên tất cả các loại tăng thiết giáp của quân đội Ấn Độ.

Trong đó, Ấn Độ đặc biệt chú trọng đến nâng cấp hệ thống điện tử và vũ khí, trước hết sẽ ưu tiên nâng cấp 2000 chiếc T-72 trong biên chế. Ngoài ra, công suất động cơ được tăng lên khoảng 1.000 mã lực, lớp giáp bảo vệ cũng được tăng cường, hệ thống điều khiển hỏa lực và thiết bị liên lạc được thay mới.

Trong kế hoạch, loại xe tăng nội địa Arjun được nâng cao tốc độ sản xuất, dù mới được đưa vào biên chế. Bên cạnh đó, xe tăng Arjun vẫn được xem xét để cải thiện khả năng hoạt động.


Tăng chiến đấu chủ lực nội địa Arjun.


Sửa đổi hệ thống điện tử, hệ thống trao đổi dữ liệu, lắp đặt hệ thống bảo vệ chủ động, thay thế pháo chính để tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo.

Đối với loại tăng chủ lực T-90 Bhishma, sản phẩm hợp tác sản xuất với Nga cũng sẽ có nhiều thay đổi trong hệ thống, đặc biệt là thiết bị hồng ngoại nhìn đêm mới sẽ được biến đổi để tương thích với điều kiện môi trường khắc nghiệt tại Ấn Độ.

Cũng theo kế hoạch, 900 chiếc T-55 sẽ được nâng cấp bao gồm thay thế pháo D-10T 100mm bằng pháo L-7 105mm do Ấn Độ mua giấy phép sản xuất từ Anh. Xe còn được thay thế các thùng nhiên liệu, sửa đổi khung gầm.

Tuy nhiên, dự án nâng cấp 900 chiếc tăng T-55 không phải là ưu tiên. Chương trình nâng cấp có thể chỉ được thực hiện cuối cùng. Sau khi nâng cấp, số tăng T-55 này sẽ được đưa vào bảo quản trong kho, dành cho trường hợp xảy ra chiến tranh tạo sự áp đảo về số lượng.

Mặc dù đã lỗi thời, song T-55 vẫn tỏ ra khá hiệu quả trong việc chống lại các phương tiện bọc giáp nhẹ và trung bình.

Ngoài xe tăng, kế hoạch của Bộ Quốc phòng Ấn Độ còn chú ý tới việc hiện đại hóa 1.600 xe chiến đấu bộ binh BMP. Các nâng cấp bao gồm thay thế động cơ mới mạnh hơn, hệ thống giám sát thông tin liên lạc và kiểm soát bắn...

Chương trình hiện đại hóa này thể hiện tham vọng rất lớn của Ấn Độ trong việc cân bằng lực lượng tăng thiết giáp với các nước láng giềng là Trung Quốc và Pakistan. Trước đó, đã có những lo ngại trong giới quân sự Ấn Độ rằng lực lượng tăng thiết giáp của họ đang tụt hậu so với Trung Quốc.
[BDV news]


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

>> Pakistan đồng ý trả xác trực thăng bí ẩn



Thượng nghị sỹ John F. Kerry cho biết Mỹ đã chính thức yêu cầu và Pakistan đồng ý sẽ trao trả phần đuôi chiếc trực thăng quân sự của Mỹ bị nạn trong cuộc tấn công tiêu diệt bin Laden.

Động thái giảm căng thẳng quan hệ

Ông Kerry coi đây là một phần trong “một loạt những bước đi cụ thể” nhằm giảm căng thẳng trong quan hệ hai nước.

Trước đó, Thượng nghị sỹ Kerry nói rằng quan hệ của Mỹ với Pakistan đang ở trong “giai đoạn quan trọng” sau khi bin Laden bị giết và việc Pakistan trao trả cho phía Mỹ phần đuôi còn lại của chiếc trực thăng là một trong những kết quả cụ thể nhằm giảm thiểu căng thẳng.

Quan hệ hai nước đã tích tụ những căng thẳng từ lâu và trở nên tồi tệ sau khi đặc nhiệm Mỹ giết bin Laden trong thành phố quân sự của Pakistan.



Ông John Kerry trả lời phỏng vấn trong cuộc họp báo tại Pakistan.

Pakistan đã tự ái và diễu cợt hành động của Mỹ vì không được thông báo trước về cuộc tấn công, trong khi các quan chức Mỹ đã công khai đặt câu hỏi liệu các quan chức Pakistan có thông đồng với bin Laden.

Là Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, ông Kerry đã tìm cách giảm nhẹ những cáo buộc này, nói rằng việc ông đến Pakistan để "điều chỉnh lại" mối quan hệ, chứ không phải để phán xét xem Pakistan có chứa chấp khủng bố hay không. Ông cũng cho biết đã thảo luận một số điểm còn tranh cãi, bao gồm tin cáo buộc Pakistan đã hỗ trợ cho quân nổi dậy Afghanistan đóng trên đất của mình.

“Môi hở răng lạnh” dù còn nhiều mâu thuẫn

Trong mấy ngày qua, giới chức quân sự và dân sự Pakistan tỏ bất bình quanh vụ tấn công bin Laden, điều mà họ gọi là vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Pakistan. Quốc hội Pakistan cũng thông qua một nghị quyết lên án vụ đột kích, yêu cầu CIA chấm dứt các vụ không kich bằng UAV và dọa sẽ chấm dứt các tuyến đường tiếp tế của NATO qua đất Pakistan.

Vì vậy trong chuyến thăm, ông Kerry phải nhấn mạnh với lãnh đạo của Pakistan rằng bí mật xung quanh cuộc hành quân vào Abbottabad không phản ánh sự bất tín của Mỹ. Do suýt thất bại trong vụ bắt bin Laden ở Afghanistan năm 2001, Mỹ quyết định bằng bất kỳ giá nào cũng phải tránh tiết lộ trong lần này, thậm chí, chỉ một số quan chức cấp cao của Mỹ được thông báo trước về cuộc đột kích này.

Trong bản thuyên bố chung Kerry nói ông đảm bảo với phía Pakistan rằng Mỹ “không có ý đồ nào” về kho vũ khí hạt nhân. Tuyên bố chung cũng không đả động gì đến các cuộc không kích của máy bay không người lái mà Pakistan ngầm cho phép nhưng công khai phản đối.

Trong những ngày tới, một số quan chức cấp cao của Nhà Trắng sẽ đến thăm Islamabad để thảo luận “một lộ trình” mà kết quả sẽ quyết định cho chuyến thăm Pakistan của Ngoại trưởng Hillary Clinton. Ông Kerry loại bỏ khả năng quan hệ hai nước có thể bị đổ bể.

Ông Kerry cho rằng quan hệ Mỹ - Pakistan đi xuống là “con đường rất nguy hiểm cho mọi người – nguy hiểm cho Pakistan, nguy hiểm cho lợi ích của Mỹ, nguy hiểm cho các dân tộc ở nước này và của khu vực này”.

Mỹ đang sử dụng Pakistan như trung gian tiếp tế chủ yếu cho Quân đội Mỹ tại Afghanistan. Nếu cắt đứt quan hệ với Pakistan, Islamabad có thể sẽ bất ổn và kho vũ khí hạt nhân của Pakistan có thể rơi vào tay các phần tử Hồi giáo cực đoan.

Trong khi đó, Pakistan cần viện trợ của Mỹ giúp trang bị cho quân đội và chống đỡ nền kinh tế đang chao đảo của mình. Bất chấp tâm lý chống Mỹ đang lan rộng ở Pakistan, nước này vẫn muốn quan hệ với một siêu cường.

[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> ‘Phương án B’ tiêu diệt bin Laden



Quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ, đã có hai nhóm chuyên gia dự phòng trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden.

Theo đó, một nhóm để chôn bin Laden nếu bị giết, và nhóm thứ hai gồm có luật sư, nhân viên lấy cung và phiên dịch trong trường hợp bắt sống. Nhóm thứ hai có mặt trên tàu sân bay Carl Vinson, đậu trên Biển Bắc Arab.

Khoảng 10 ngày trước cuộc tiến công, Obama đã có buổi tổng duyệt kế hoạch và yêu cầu các sỹ quan chuẩn bị một lực lượng đủ lớn để rút êm mếu các lực lượng của Pakistan xuất hiện và cố tình can thiệp vào cuộc tấn công.

Theo sự chỉ đạo này, Mỹ cử thêm hai trực thăng và một lực lượng quân dự bị sau khi đã cử hai trực thăng đa năng Black Hawk để chở lực lượng đặc nhiệm tiến công.

Quyết định tăng quân đến Pakistan của ông Obama cho thấy tổng thống sẵn sàng chấp nhận một cuộc đụng đầu quân sự với đồng minh thân cận để bảo đảm thành công cho chiến dịch tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda.

Một quan chức cấp cao chính phủ Mỹ nói: “Họ nhận mệnh lệnh bằng mọi cách phải tránh bất kỳ cuộc đối đầu nào. Nhưng nếu họ buộc phải bắn trả để rút lui thì họ được phép làm như vậy”.

Nếu không xảy ra cuộc đối đầu trực diện với quân Pakistan, một trực thăng đã được điều tham gia sẽ cứu giúp chiếc Black Hawk chở đội đặc nhiệm nếu gặp nạn do hạ cánh gấp.




Trong khi đó các máy bay trinh sát và giám sát của Mỹ tiếp tục theo dõi và nghe ngóng những phản ứng của lực lượng cảnh sát và quân đội Pakistan đối với cuộc đột nhập. Điều này quyết định thời gian đội đặc nhiệm có thể ở lại trên mặt đất bao lâu để tìm kiếm và thu gom các ổ đĩa cứng, USB và các tài liệu khác.

Một kế hoạch dự phòng khác cũng được vạch ra nếu xảy trạm trán giữa lực lượng hai bên. Khi đó các quan chức cấp cao Mỹ, kể cả Đô đốc Mike Mullen, sẽ liên hệ với các người đồng cấp của Pakistan để tránh một cuộc xung đột vũ trang.

Quá trình vạch kế hoạch này cho thấy mức độ tin tưởng chính phủ Pakistan của Mỹ thấp đến mức nào. Trước đó Mỹ cũng đã bác bỏ đề nghị cho người Pakistan tham gia vào vụ tấn công.

Từ khi cuộc đột kích xảy ra, quan hệ song phương Mỹ - Pakistan trở nên căng thẳng hơn. Nhà Trắng chính thức xác nhận không có kế hoạch Obama thăm Islamabad trong năm 2011, tuy nhiên chỉ ra một số phát triển tích cực gần đây.

Một trong những cố gắng để hàn gắn mối quan hệ song phương bị rạn nứt, ông Leon E. Panetta sẽ sớm gặp người đồng cấp Pakistan, Trung tướng Ahmad Shuja Pasha, trưởng ISI để “tìm cách thúc đẩy quan hệ trong cuộc chiến chung chống al-Qaeda".
[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Pakistan thử tên lửa có tầm bắn 350km



Ngày 29/4, Quân đội Pakistan đã thử nghiệm thành công tên lửa “có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ tấn công chính xác cao”.



Loại tên lửa hành trình "Hatf-VIII Ra'ad", có tầm bắn 350 km, được phát triển trong nước, được phát triển để phóng đi từ trên không.

Phía Pakistan tuyên bố: Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad cho phép nước này đạt được khả năng đối đầu chiến lược lớn hơn trên bộ và trên biển.



Tên lửa Hatf-VIII Ra'ad. Ảnh: AP


“Công nghệ tên lửa hành trình cực kỳ phức tạp và chỉ được phát triển ở một số ít quốc gia trên thế giới. Ra'ad của Pakistan có khả năng tàng hình, có tầm bay thấp, phù hợp với mọi địa hình và có khả năng cơ động cao, có thể tấn công bằng đầu đạn hạt nhân và thông thường với độ chính xác cao”, Quân đội Pakistan cho biết.

Tổng thống và Thủ tướng Pakistan đã đánh giá rất cao sự kiện phóng thành công tên lửa hành trình Hatf-VIII Ra'ad. Còn Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Pakistan đã chúc mừng các nhà khoa học và kỹ sư về thành tích xuất sắc của họ.

Các nhà phân tích cho rằng, Ra'ad có thể phóng từ tất cả các loại máy bay của Không quân Pakistan. Ra'ad trong tiếng Arab nghĩa là “Tiếng sét”.

Trong biên chế quân đội Pakistan đang có tên lửa H-2 (có tầm bắn 60km), H-3 (có tầm bắn 120 km). Do đó, sự xuất hiện của tên lửa Ra'ad sẽ mở rộng thêm tầm bắn cũng như khả năng tấn công ở bất kỳ thời điểm nào, dù ngày hay đêm.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang