Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Bệ phóng Yakhont

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệ phóng Yakhont. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bệ phóng Yakhont. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

>> Việt Nam đã có hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển mạnh nhất thế giới



Doanh thu từ xuất khẩu các hệ thống kiểm tra an ninh, vũ khí của Israel đã tăng mạnh trong 1 thập kỷ qua. Hãy cùng khám phá nguyên nhân của sự phát triển này.


Dành cho các quốc gia có bờ biển dài, hệ thống Bastion, NATO đặt tên là SSC-X-5, là hệ thống tên lửa phòng thủ đất đối hải hiện đại của Nga được nhiều quốc gia để mắt và đặt mua.

Theo báo chí Nga, nước này đã bàn giao cho Việt Nam hệ thống Bastion thứ 2 và lô hàng gần nhất mới được chuyển lên tàu vận tải cách đây 1 tuần. Yakhont là loại tên lửa “có trí tuệ”, người dùng chỉ cần “bắn – quên”, nghĩa là sau khi bấm nút khởi động, tên lửa sẽ tự động đi tìm mục tiêu để tiêu diệt.

Việt Nam là nước đầu tiên ngoài Nga đưa Bastion vào trang bị và đây là lần đầu tiên hệ thống tên lửa đất-đối-hạm Yakhont được Nga xuất khẩu ra nước ngoài.


http://nghiadx.blogspot.com

Hệ thống tên lửa chống hạm phòng thủ bờ biển cơ động Yakhont


Hệ thống tên lửa Bastion chính là tên lửa hành trình chống hạm P-800 Yakhont (NATO gọi là SS-N-26). Yakhont là tên lửa đối hạm thế hệ mới do Liên hiệp NPO Mashinostroyeniya phát triển năm 1985 từ các hệ thống như P-120 Malakhit, P-270 Moskit và P-700 Granit.

Tên lửa Yakhont có chiều dài 8,9 m, đường kính 0,71 m, tổng trọng lượng 3.000 kg; được lắp 4 cánh hình tam giác ở giữa thân và 4 cánh lái nhỏ hơn ở đuôi.

Được ra mắt năm 1993, Yakhont lập tức đáp ứng tất cả những yêu cầu do quân đội Nga đặt ra đối với một loại tên lửa chống hạm mới: tấn công chính xác, có tốc độ siêu âm ở tất cả các giai đoạn bay, có thể phóng từ nhiều loại phương tiện mang: máy bay, tàu nổi, tàu ngầm, xe bệ phóng trên mặt đất…

Sau khi được phóng đi, khi cách mục tiêu 60-80 km, Yakhont sẽ bật đầu tự dẫn radar trên khoang để tìm kiếm mục tiêu. Khi phát hiện mục tiêu và tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 25-30 km, tên lửa ngắt mọi liên lạc với hệ thống và chỉ sử dụng đầu tự dẫn radar ở chế độ thụ động. Lúc này, 1 tên lửa trong cả loạt (thường là 3) tên lửa Yakhont được phóng đi sẽ bay lên cao và bật radar của mình dẫn đường cho các tên lửa bay thấp còn lại tấn công mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com

Brahmos là biến thể của tên lửa Yakhont do Nga và Ấn Độ hợp tác sản xuất

Tên lửa sẽ được phóng thẳng đứng với thời gian ngắn nhất giữa hai lần phóng là 2,5 giây. Xe tiếp đạn K342 TZM cũng dựa trên khung xe trên, được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P.

Ngoài ra, toàn bộ hệ thống còn kèm theo một xe chỉ huy K380 MBU trọng tải 25 tấn trên khung xe MZKT- 65273 có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút. Toàn bộ hệ thống Bastion có thể hoạt động kết hợp với radar từ tàu biển hoặc từ máy bay trực thăng trinh sát. Với đầu đạn 200 kg, Yakhont có thể vô hiệu hóa hầu hết tầu chiến trên thế giới hiện nay chỉ với một phát bắn.

Được biết Ấn Độ đã hợp tác với Nga để sản xuất phiên bản Yakhont riêng của mình với tên Brahmos và hiện nay có nhiều nước đã đăng ký mua hệ thống phòng thủ này của Nga.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

>> Bệ phóng Yakhont trên biển



Indonesia là nước thứ 3 sở hữu loại tên lửa siêu âm đời mới Yakhont. Điều đặc biệt, Indonesia triển khai các tên lửa này từ trên chiến hạm lớp Ahmad Yani cũ kỹ.


Lịch sử phát triển tàu Ahmad Yani

Bắt đầu vào năm 1959, với tình hình hơn 100 tàu ngầm Liên Xô thường xuyên thoắt ẩn thoắt hiện trong Đại Tây Dương, các nước NATO đã phải lên kế hoạch tìm một mẫu tàu khu trục hiện đại thay thế cho hàng nghìn tàu khu trục và tuần tra vốn được nâng cấp từ Thế chiến thứ 2.

Ở Anh, lớp tàu Leander đã được chế tạo để đạt được những yêu cầu mới này.

Tổng cộng 26 tàu chiến loại này đã được đóng cho các nước Anh, Hà Lan (dưới tên gọi là lớp Van Speijk), New Zealand, Australia, Ấn Độ và Chile.

Trong hơn 3 thập kỉ qua, những chiếc khu trục này đã chơi mèo vờn chuột với Hải quân Liên Xô, chiến đấu trong cuộc chiến Cod ở Iceland hay là xương sống của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc chiến Falklands.

Khi Chiến Tranh Lạnh hạ màn vào cuối những năm 1980, Hà Lan cũng rút ra khỏi biên chế 6 tàu lớp này, Indonesia đã mua lại chúng và đặt tên là lớp tàu Ahmad Yani.



Van Speijk khi còn trong hải quân Hà Lan




Về Indonesia với cái tên mới Ahmad Yani.


Những nâng cấp chính

Theo thiết kế thì Ahmad Yani có độ giãn nước 2.850 tấn đầy tải với chiều dài 113m. Khi biên chế trong Hải quân Indonesia, chúng được lắp đặt động cơ diesel Caterpillar thay cho những động cơ hơi nước, qua đó có thể đẩy con tàu hơn 40 năm tuổi đạt tới tốc độ 24 hải lý/giờ.

Hải pháo đời mới Oto Melara 76mm được sử dụng thay thế pháo nòng đôi 113mm đời cũ, bên cạnh đó tên lửa phòng không Sea Cat cũng được thay thế bởi hệ thống Sinbad/Mistrals của Pháp, tương tự như trên lớp tàu Sigma hiện đại.

Phiên bản lúc đầu của Hà Lan sử dụng tên lửa đối hạm Harpoon của Mĩ, sau đó đã có những thông tin chúng sẽ được trang bị loại tên lửa cận âm C-802 của Trung Quốc, vốn có tầm bắn chừng 100km với đầu đạn 165kg.



Các ống phóng thẳng đứng Yakhont trên Oswald Siahaan 354


Tuy vậy, đáng ngạc nhiên là những bức ảnh được tung ra tháng 3/2011 cho thấy một trong những con tàu lớp này, tàu KRI Oswald Siahaan 354, được lắp đặt 4 ống phóng thẳng đứng của loại tên lửa cực kì hiện đại 3M-55 Yakhont (SS-N-26).

Thì ra từ năm 2007, Indonesia đã kí hợp đồng mua tên lửa Yakhont từ Nga với giá 1,2 triệu USD/quả với số lượng không xác định. Loại tên lửa siêu âm tốc độ Mach 2,5 này có khối lượng lên tới 3 tấn, nó chỉ mất 6 phút để tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 250km và tầm bắn tối đa 300km.

Nhiều thông tin cho rằng kể cả các tàu khu trục Aegis hiện đại nhất của hải quân Mĩ cũng chỉ có 45 giây để phản ứng, điều đó cho thấy sự lợi hại của Yakhont.

Khi cả 4 ống phóng Yakhont trên tàu chiến của Indonesia cùng khai hỏa, kể cả tàu chiến hiện đại nhất cũng khó tránh khả năng bị đánh chìm bởi ít nhất 1 trong 4 quả tên lửa siêu âm.

Với việc cải tiến tăng sức mạnh bằng tên lửa Yakhont này, Indonesia đã cứu vớt số phận tàu khu trục cũ khỏi các rặng san hô thành những chiếc tàu chiến cực kì lợi hại, nếu không muốn nói là có nắm đấm mạnh nhất trên biển Đông hay trong các nước Đông Nam Á, bên cạnh đó vẫn phát triển song song các loại tàu khu trục thế hệ mới như Sigma

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang