Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Indonesia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

>> Indonesia sẽ đóng tàu chiến SIGMA 10514 giống Việt Nam

BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng mới một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân.

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 05 tháng 6 năm 2012, tại thủ đô Jakarta, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding hợp đồng đóng một tàu khu trục nhỏ SIGMA 10514 cho Hải quân nước này theo khuôn khổ chương trình PKR (Perusak Kawal Rudal) của Indonesia.


Lễ ký kết hợp đồng giữa đại diện BQP Indonesia đã ký với công ty đóng tàu Hà Lan Damen Schelde Naval Shipbuilding tại Jakarta.
Theo hợp đồng, các bộ phận chính của tàu chiến lớp SIGMA 10514 sẽ được đóng ở nhà máy Damen Schelde ở Vlissingen, Hà Lan và nhà máy Damen Romania ở Galati, Romania, còn các bộ phận phụ của tàu chiến loại này sẽ được đóng tại nhà máy Surabaya, Indonesia.

Như vậy, công ty đóng tàu Damen Schelde Naval Shipbuilding sẽ hợp tác với công ty đóng tàu quốc gia Indonesia PT PAL để đóng chung tàu chiến lớp SIGMA 10514 trong khuôn khổ chương trình Perusak Kawal Rudal.

Dự kiến tàu sẽ được chuyển giao cho Hải quân Indonesia sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm vào năm 2016 và sẽ được biên chế trong hải quân Indonesia vào đầu năm 2017.

Để có được bản hợp đồng này, PT PAL đã nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ trị giá 220 triệu đô la từ phía chính phủ Indonesia.

Thỏa thuận sơ bộ để đóng mới khu trục hạm tàng hình SIGMA 10514 đã được Bộ Quốc phòng Indonesia và công ty Damen Schelde Naval Shipbuilding ký kết tháng 8 năm 2010. Theo đó, Hải quân Indonesia có kế hoạch mua 4 chiếc khinh hạm thuộc lớp tàu này.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 10.514

Khinh hạm tàng hình SIGMA 10.514 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 2.335 tấn, chiều dài 105m, chiều rộng 14m và mướn nước trung bình 3,7m. Tàu được trang bị hai động cơ diesel-điện (CODOE) công suất 9.240 kW/động cơ cho phép nó đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h và tầm hoạt động lên đến 5.000 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý. Mang theo 300 tấn nhiên liệu, SIGMA 10514 có thể bơi liên tục trong 20 ngày đêm với ê-kip chiến đấu 120 người.

Vũ khí trên tàu sẽ bao gồm 2 bệ phóng tên lửa chống tàu Exocet MBDA MM40 Block 2, 12 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không tầm ngắn Mika-VL, một pháo 76mm Oto Melara Super Rapid (siêu nhanh), 2 pháo một nòng tự động 20 mm, 2 pháo 375-mm Bofors, các tổ hợp ngư lôi chống tàu ngầm 324 mm cùng một máy bay trực thăng có trọng lượng lượng đến 10 tấn cất hạ cánh ở sân đáp trực thăng phía

Hệ thống radar được lắp đặt trên tàu sẽ là Thales SMART-S Mk 2.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 368) của Hải quân Indonesia

Hiện tại, Hải quân Indonesia là lực lượng duy nhất ở Đông Nam Á sở hữu tàu hộ tống lớp SIGMA được mua từ Hà Lan, mà điển hình là các khinh hạm thuộc hai dự án là 9113 và 10514.

Trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, Damen Schelde Naval Shipbuilding đã bàn giao cho Hải quân nước này 4 khu trục hạm tàng hình SIGMA thuộc dự án 9113 (cần phân biệt với khinh hạm SIGMA thuộc dự án 10514 sau này) gồm:

KRI Diponegoro (số hiệu 365, bàn giao ngày 5 tháng 7 năm 2007), KRI Sultan Hasanuddin (số hiệu 366, bàn giao ngày 24 tháng 11 năm 2007), KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367, bàn giao ngày 18 tháng 8 năm 2008), KRI Frans Kaisiepo (số hiệu 368, bàn giao ngày 7 tháng 3 năm 2009).

Khác với khinh hạm 10514, tàu hộ tống lớp Sigma 9113 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn, dài 90,7m, rộng 13m, mướn nước 3,6m, trang bị hai động cơ diesel-điện công suất 8.900 kW/động cơ, cho phép tàu chạy với tốc độ tối đa 28 hải lý và tầm hoạt động tới 3.600 dặm khi chạy với tốc độ 18 hải lý.

Trang bị vũ khí trên tàu gồm: 4 bệ phóng tên lửa chống tàu ngầm Exocet MBDA MM40 Block 2, hai bệ phóng tên lửa phòng không có điều khiển Mistral, một pháo 76mm và hai pháo 20mm cùng các ngư lôi chống tàu ngầm. Ngoài ra, trên mặt boong có bãi cất hạ cánh cho 2 máy bay lên thẳng.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA 9113 (số hiệu 365) của Hải quân Indonesia

Hiện nay, Hải quân Indonesia sở hữu khoảng 30 chiến hạm các loại, chủ yếu là các chiến hạm cũ được mua lại từ hải quân Hà Lan, Đông Đức cũ và tàu tuần tra cỡ nhỏ như khinh hạm lớp Van Spake, Fatahillah….

Đại đa số các chiến hạm này đều sắp đến tuổi nghỉ hưu và cần được thay thế. Hải quân Indonesia hiện rất cần thêm các chiến hạm mới để đảm bảo việc tuần tra vùng đặc quyền kinh tế, bảo vệ lãnh hải và chống cướp biển tại eo biển Malacca, trong đó các khu trục hạm SIGMA của Hà Lan là ưu tiên hàng đầu.

Mới đây, trong khuôn khổ cuộc tập trận song phương với Hoa Kỳ CARAT 2012, một trong những khinh hạm tàng hình SIGMA 9113 của Indonesia – chiếc KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) đã có dịp được phô diễn sức mạnh của mình cùng với các tàu chiến của Mỹ trên vùng biển Java.

Dưới đây là một số hình ảnh của KRI Sultan Iskandar Muda trong cuộc tập trận CARAT 2012:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) và KRI Silas Papare (số hiệu 386) của Hải quân Indonesia cùng với tàu bảo vệ an ninh quốc gia USCGC Waesch (WMSL 751) của Mỹ tại vùng biển Java Muda trong cuộc tập trận chung CARAT 2012.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Sultan Iskandar Muda (số hiệu 367) của Hải quân Indonesia cùng với các tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Vandergrift (FFG 48) của Hoa Kỳ trong cuộc tập trận chung CARAT 2012 tại vùng biển Java.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

>> Quốc phòng Indonesia mạnh nhất khu vực ?


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng và theo các nhà phân tích quân sự, nó có thể thay đổi sự cân bằng chiến lược khu vực.

Sau nhiều năm thiếu vốn, Bộ Quốc phòng Indonesia đã bắt đầu mua sắm trang thiết bị quân sự và liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất vũ khí, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, tướng Hartind Asrin cho biết.

"Bây giờ chúng tôi có tiền để mua thêm vũ khí" Asrin nói. “Năng lực quân sự của chúng tôi đủ sức để có thể thực hiện được các mục tiêu này, và chúng tôi đã bỏ xa các nước khác trong khu vực."

Trong hơn 30 năm cai trị của Tổng thống Suharto (1967 đến 1998), quân đội Indonesia đã từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Sau khi Suharto từ chức vào năm 1998, Indonesia đã tiến hành cải cách quân sự, nhưng những nỗ lực để hiện đại hóa lại bị ràng buộc bởi nguồn ngân sách quân sự hạn hẹp do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998.

Hiện tại tăng trưởng kinh tế của Indonesia hơn 6% mỗi năm. Trong giai đoạn 2011-2014, Chính phủ có kế hoạch chi 156 nghìn tỷ rupiah (17 tỉ đôla) cho việc mua các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu, tàu ngầm và xe tăng. Năm nay, Bộ quốc phòng sẽ được cấp 74 tỷ rupiah cho việc này.

"Chiến lược lớn của chúng tôi đi kèm với việc mua các thiết bị quân sự để chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất," Asrin nói.

Trong những năm gần đây, Indonesia đã ký kết nhiều hợp đồng mua vũ khí với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức, Hàn…để phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa Quân đội nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Mua 100 tăng chủ lực Leopard 2A6

Đầu năm nay, Indonesia đã xem xét khả năng mua xe tăng chủ lực Leopard 2A6 từ biên chế của quân đội Hà Lan, Jane’s Defence Weekly dẫn lời đại diện Cục Mua sắm, Bộ Quốc phòng Indonesia cho hay.

Hợp đồng có thể này dự định mua đến 100 xe tăng chủ lực mà quân đội Hà Lan loại bỏ vào tháng 5.2011 theo kế hoạch cắt giảm trang bị được chính phủ Hà Lan thông qua tháng 4.2011.

Trước đó, Indonesia đã xem xét mua lại tăng Leopard 2 của quân đội Đức hoặc mua xe tăng mới của hãng Krauss-Maffei Wegmann. Indonesia coi mua tăng chủ lực là một trong những ưu tiên chính hiện đại hóa quân đội nước này.

Mua thêm 6 máy bay Su-30MK2 của Nga

Đầu tháng 01 năm 2012, hãng Rosoboronexport Nga và Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký một hợp đồng trị giá 470 triệu đôla về việc mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2.

Đây được cho là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Indonesia. Hiện không quân Indonesia có 10 máy bay chiến đấu Su, gồm 5 chiếc Su-27SKM và 5 chiếc Su-30MK2.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-30MK2


Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsuddin cho biết rằng thương vụ mua vũ khí này nhằm mục đích tăng cường số lượng máy bay Sukhoi đang hoạt động của Indonesia lên thành một phi đội.

Ký với Mỹ hợp đồng cung cấp 24 tiêm kích F-16

Bộ Quốc phòng Indonesia đã yêu cầu Mỹ phục hồi, nâng cấp và chuyển giao cho Không quân Indonesia 24 máy bay F-16 C/D Block 25 và 28 động cơ F100-PW-200 hoặc động cơ F100-PW-200E.

Việc nâng cấp sẽ bao gồm những thành phần và hệ thống quan trọng của máy bay như: Máy phóng tên lửa LAU-129A/A, radar thu nhận cảnh báo ALR-69, máy vô tuyến ARC-164/186, nâng cấp hệ thống điều khiển bắn, các modun máy tính xử lý, hệ thống quản lý chiến trường điện tử ALQ-213, hệ thống đối phó điện tử ALE-47...

Đây được xem là thương vụ chuyển giao công nghệ quân sự lớn nhất trong lịch sử quan hệ Mỹ-Indonesia.

Mua 16 máy bay huấn luyện Golden Eagle

Tháng 5 năm 2011, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng mua 16 máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle với công ty Korea Aerosapce Industries (KAI) của Hàn Quốc. Tổng trị giá của hợp đồng nêu trên đạt 400 triệu đôla. Dự kiến, việc chuyển giao các máy bay T-50 mới cho phía Indonesia sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Trong biên chế không quân Indonesia, T-50 sẽ thay thế cho các đơn vị máy bay huấn luyện BAE Hawk Mk.53 cũ. Ngoài ra, không quân quốc gia Đông Nam Á này còn dự kiến sử dụng T-50 với vai trò chiến đấu cơ hạng nhẹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện Golden Eagle


Hợp đồng mua 3 tàu ngầm diesel của Hàn Quốc trị giá 1,1 tỉ đôla

Công ty đóng tàu Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) đã nhận hợp đồng đóng mới 3 tàu ngầm diesel-điện mới cho Indonesia từ Bộ Quốc phòng nước này.

Theo hãng thông tấn Yonhap, tổng giá trị của hợp đồng nói trên đạt 1,3 tỉ won (1,1 tỉ đôla) và việc chuyển giao các tàu ngầm mới cho phía Indonesia sẽ được thực hiện từ giữa năm 2018.

Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Mohammad Hidayat cho biết rằng trong tương lai chính phủ sẽ chi 30% ngân sách cho việc mua sắm vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước.

"Công nghiệp quốc phòng có thể thu hút hơn 1.000.000 nhân lực," ông nói. "Tôi hy vọng rằng ngành công nghiệp quân sự có thể trở nên mạnh mẽ trong vòng ba năm tới."

"Tôi không nghĩ rằng đây là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực", nhà phân tích quân sự Salim Said nhận định.

"Trong nhiều năm, quân đội Indonesia dường như đã bị thế giới “lãng quên”, bởi vì chúng tôi không có tiền, và bay giờ chúng tôi đang cố gắng để bắt kịp với xu thế trong khu vực và trên thế giới", ông nói.

“Indonesia cần nguồn thiết bị quân sự từ nhiều nước khác nhau, vì thế mà chúng tôi không muốn “trông cậy” vào một quốc gia nào như đã từng trải qua kinh nghiệm "cay đắng" của lệnh cấm vận của Hoa Kỳ về mua bán vũ khí.", Salim cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng


Năm 1999, cuộc xung đột do các toán dân quân thân Jakarta với sự hỗ trợ của quân đội Indonesia làm 1.400 người chết, và phá hủy gần 80% hạ tầng cơ sở của Đông Timor đã khiến cho những kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này tan vỡ.

Mỹ và nhiều nước châu Âu đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự và áp đặt lệnh cấm vận đối với nước này. Lệnh cấm vận đã làm hạn chế khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia.

Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho nước này.

Nhờ vậy, quân đội Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc. Nhiều bản hợp đồng quân sự với nước ngoài đã được thực hiện. Indonesia đã tăng cường sức mạnh cho Quân đội nước này thông qua các bản hợp đồng cung cấp các chiến đấu cơ, máy bay trực thăng hạng nặng, chiến hạm, xe tăng… từ các cường quốc trên thế giới.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia, tướng Hartind Asrin nói rằng Indonesia với tiềm lực quân sự hùng hậu và dân số 240 triệu người sẽ không bao giờ đe dọa các quốc gia khác.

"Chúng tôi là một nước lớn, nhưng chúng tôi sẽ là bạn với tất cả," ông nói. "Láng giềng của chúng tôi sẽ cảm thấy rất hạnh phúc nếu Indonesia mạnh lên vì Indonesia luôn được xem là người lãnh đạo của khu vực Đông Nam Á."

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

>> Tìm hiểu tàu hộ tống và tàu hộ tống lớp Sigma (Kỳ 2)


3. Damen Schelde Naval Shipbuilding 






Về mặt các mặt hàng dân sự và quá trình hình thành các bạn có thể tham khảo qua video sau (lấy từ Hanghaivietnam.com):



Damen Schelde Naval Shipbuilding (DSNS) đã có 50 năm kinh nghiệm trong việc chế tạo tàu chiến và là nhà cung cấp vũ khí chính cho hải quân hoàng gia Hà Lan, trong đó đáng chú ý là thể loại tàu khu trục, tàu khu trục đa nhiệm vụ, tàu hộ tống, tàu tuần tra, tàu hỗ trợ đổ bộ...

Một số hình ảnh về những chiếc tàu do DSNS chế tạo:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com
4. Tàu hộ tống lớp Sigma

Sigma là từ viết tắt của Ship Integrated Geometrical Modularity Approach, dạng tàu hộ tống nhỏ và có khả năng viễn dương. Được áp dụng công nghệ chế tạo theo kiểu modular phổ biến hiện nay, tàu thiết kế theo từng đoạn sau đó sẽ được lắp ghép lại với nhau một cách hoành chỉnh. Kích thước của tàu có thể được nhận biết thông qua tên gọi của nó, ví dụ SIGMA 9113 có nghĩa là tàu dài 91 mét và rộng 13, tương tự SIGMA 10513 sẽ có chiều dài 105 mét và chiều rộng 13 mét.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế theo kiểu modular của Sigma.


 Hiện nay chỉ có Hải quân Indonesia và Hải quân hoàng gia Ma Rốc là đang được trang bị cả tàu hộ tống lớp SIGMA và tàu khu trục nhỏ lớp SIGMA (biến thể của tàu hộ tống). Trong đó Indonesia sở hữu biến thể hộ tống 91113 và biến thể khu trục 10514, còn Ma Rốc lại sở hữu biến thể hộ tống 9813 và biến thể khu trục 1513.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống KRI Frans Kaiseipo (368) thuộc lớp Sigma của Indonesia (2009).

Nước thứ 3 sẽ được sở hữu 4 tàu hộ tống lớp SIGMA phiên bản 9113 chính là Việt Nam chúng ta, trong đó có 2 chiếc sẽ đóng ở Hà Lan và 2 chiếc đóng tại Việt Nam (rất có thể đó là xưởng đóng tàu Sông Thu, do có hợp tác với Damen).

http://nghiadx.blogspot.com


Về thông số kỹ thuật, một chiếc tàu hộ tống SIGMA điển hình sẽ có những thông số như sau:

- Tải trọng: 1.692 tấn

- Chiều dài: 90,71 m

- Rộng: 13,02 mét

- Mớn nước: 3,60 mét

- Tốc độ:

+ Tối đa: 52 km/h

+ Tuần tra: 33 km/h

+ Tiết kiệm: 26 km/h

- Phạm vi hoạt động:

+Ở tốc độ tuần tra 33 km/h: 6.700 km

+Ở tốc độ tiết kiệm 26 km/h: 8.900 km

- Thủy thủ đoàn: Từ 20-80 người.

Động cơ:

- 2 động cơ SEMT Pielstick 20PA6B STC hoạt động hiệu quả tại 8.910 kW.

- 4 máy phát điện Caterpillar 3406C TA hoạt động hiệu quả tại 350 kW.

- 1 máy phát điện khẩn cấp Caterpillar 3304B hoạt động hiệu quả tại 105 kW.

- 2 trục Rolls Royce Kamewa 5 cánh quạt CP.

- 2 thiết bị giảm truyền động bước đơn Renk ASL94 với trục ổn định thụ động.

Hệ thống cảm biến và xử lý: - Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group (Pháp).

- Radar trinh sát, tìm kiếm MW08 3D: thuộc gia đình 3D multibeam 'SMART', có khả năng theo dõi và giám sát mục tiêu.

- Thales TSB 2.525 Mk XA (kết hợp với MW08) sử dụng công nghệ "friend or foe" (IFF) nhằm phân biệt đâu là ta đâu là địch.

- Radar điều hướng hàng hải: Sperry Marine BridgeMasterE ARPA.

- Radar điều khiển hỏa lực: LIROD Mk 2.

- Hệ thống liên kết dữ liệu LINK Y Mk 2.

- Máy định vị thủy âm (Sonar) Thales UMS 4132 Kingklip ASW - sử dụng sóng siêu âm trung tần thụ động lẫn chủ động.

- Hệ thống liên lạc nội bộ FOCON của Thales hoặc ICCS của EID - cho phép liên lạc, trao đổi thông tin nội bộ trên tàu và với hệ thống thông tin bên ngoài thông qua bảng kiểm soát.

- Hệ thống liên lạc vệ tinh Nera F.

- Hệ thống la bàn và hải đồ điện tử Raytheon Ansschutz - giúp định vị và tính toán quỹ đạo hải hành.

- Hệ thống ngụy trang tàng hình: Thales DR3000 và Racal Scorpion 2L.

- Hệ thống tích hợp nền tảng quản lý: Imtech UniMACs 3000 Integrated Bridge.

- Hệ thống tác chiến điện tử và điều khiển mồi bẫy ngư lôi, tên lửa TERMA SKWS, DLT-12T

Vũ khí: - 2 hệ thống tên lửa đối không (phía trước và phía sau) với 4 ống phóng MBDA Mistral TETRAL. - 4 tên lửa chống hạm MBDA ExocetMM40 Block II.

- Một khẩu pháo hạm Oto Melara cỡ nòng 76mm

- 2 pháo phòng không Denel Vektor G12 cỡ nòng 20mm.

- Ngư lôi EuroTorp 3A 244S Mode II/MU 90 trong hai ống phóng đôi B515.

Sàn bay dùng cho trực thăng chiến đấu hoặc cứu hộ và có hầm chứa dành riêng cho trực thăng.

Video:


Reception Royal Moroccan Navy SIGMA-class Frigate


Indonesian FKO SIGMA
Một số hình ảnh minh họa:

http://nghiadx.blogspot.com
Ống phóng tên lửa MBDA Mistral TETRAL.


http://nghiadx.blogspot.com
Otobreda 76 mm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa MBDA Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
USS Stark sau khi bị 2 phát Exocet.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngư lôi M90 Impact.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điều khiển hỏa lực TACTICOS của Thales Group


Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012

>> 2024: Indonesia sẽ có 24 tàu tên lửa tàng hình nội địa



Chính phủ Indonesia đặt mục tiêu cho ngành công nghiệp đóng tàu nước này chế tạo tới 24 tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI -40 cho đến năm 2024.


Trong chuyến thăm mới nhất tới nhà máy công nghiệp đóng tàu Hải quân PT Palindo Marine (PMI) ở Batam vào hôm 4/12/2012, Chuẩn Đô đốc Hải quân Indonesia TNI Sumartono đã tuyên bố rằng, tới năm 2024, Hải quân Indonesia sẽ có tới 24 tàu tên lửa tàng hình cao tốc KRI-40 được triển khai đến khu vực biển Tây Indonesia và biển Bắc Sulawesi.

Trong khi đó, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Sjafrie cho biết thêm rằng, "tàu tấn công tên lửa tốc độ cao thuộc dự án KRI-40 là không thể thiếu được đối với các vùng lãnh hải và vùng hải đảo của nước này".

Hải quân Indonesia đã đưa vào vận hành tàu tên lửa tốc độ cao (KCR) KRI-641 từ tháng 9/2011, trong khi một chiến hạm cùng loại khác là KRI Kujang-642 đang trong giai đoạn lắp ráp hoàn chỉnh các thiết bị và vũ khí.




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa cao tốc tàng hình Cluirt–641


Cả hai tàu tên lửa thuộc dự án KRI-40 đều được đóng bởi nhà máy công ty đóng tàu PT Palindo.

Tàu tên lửa cao tốc tàng hình KRI-40 được ứng dụng các công nghệ hiện đại và có thể tàng hình trước radar của đối phương. Tàu có tải trọng khoảng 250 tấn, chiều dài thân tàu 44 m, rộng 7,4 m và mướn nước 1,54 m.

Tàu tên lửa tên lửa dự án KRI-40 sử dụng 3 động cơ diezen MAN V12 công suất 1.800 mã lực, sử dụng 3 chân vịt 5 cánh và có tốc độ lên tới 30 hải lý/giờ (48 km/h). Thủy thủ đoàn 35 người và có một cabin nghỉ ngơi cho 13 thủy thủ.

Vũ khí của tàu dự án KRI-40 bao gồm 4 ống phóng tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất, 2 súng máy phòng không 12,7 mm bố trí ở phía đuôi tàu. Ở phía mũi tàu có một bệ pháo 20 mm để bắn máy bay và tấn công tàu mặt nước.

http://nghiadx.blogspot.com


Ngoài ra, ở tàu KRI-40 Kujang thứ hai sẽ được trang bị cả một ụ pháo 6 nòng 30mm AK-630 để phòng thủ tầm gần, hệ thống phóng mồi bẫy, gây nhiễu điện tử.

Nhân chuyến thăm, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Sjafrie đã lên tàu KRI Kujang và thực hiện chuyến hành trình từ Batam đến Bintan với tốc độ 20 hải lý/h

Theo dự kiến, nhà máy đóng tàu PT Palindo sẽ hoàn thành chế tạo tàu tên lửa cao tốc thứ ba của dự án KRI-40 vào năm 2014.

Với việc chế tạo thành công tàu tên lửa cao tốc Cluirt–641 và tàu Kujang-642, Indonesia đánh dấu một bước nhảy vọt trong công nghệ chế tạo tàu chiến hiện đại trong khu vực Đông Nam Á, họ đã tự đóng được chiến hạm cỡ nhỏ mà có khả năng tàng hình.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

>> Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc



Theo Jakarta Post, Hải quân Indonesia quyết định trang bị tên lửa chống hạm C-705 lên tàu tấn công tốc độ cao nội địa.

Theo đó, Indonesia và Trung Quốc sẽ cùng hợp tác sản xuất tên lửa hành trình đối hạm C-705.

“Phía Sastind sẽ cung cấp công nghệ,” Phó Tổng thư ký Bộ Quốc phòng Marshal Eris Haryanto nói. (Sastind là tên viết tắt của Cục quản lý khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc).

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình đối hạm C-705 xuất hiện lần đầu ở triển lãm hàng không Chu Hải lần thứ 7.


Tên lửa hành trình đối hạm C-705 là biến thể dòng tên lửa C-70X của Trung Quốc, được cải tiến nhiều ở động cơ, đầu đạn và hệ thống dẫn đường.

C-705 sử dụng đầu tự dẫn radar, TV hoặc IR và có sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS hoặc GLONASS ở pha giữa. Trong tương lai, biến thể trang bị cho Hải quân Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu

C-705 có tầm bắn tối đa 75km nhưng nếu lắp thêm tầng phóng thứ 2 có nâng tầm lên 170km. C-705 mang một đầu đạn nặng 110kg, theo quảng cáo của nhà sản xuất thì nó đủ sức “vô hiệu hóa” tàu có lượng giãn nước 1.500 tấn.

Những năm gần đây, Indonesia và Trung Quốc đã có một loạt thỏa thuận hợp tác phát triển quốc phòng lâu dài. Trong đó gồm cả chương trình nghiên cứu tên lửa.

Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

>> Bệ phóng Yakhont trên biển



Indonesia là nước thứ 3 sở hữu loại tên lửa siêu âm đời mới Yakhont. Điều đặc biệt, Indonesia triển khai các tên lửa này từ trên chiến hạm lớp Ahmad Yani cũ kỹ.


Lịch sử phát triển tàu Ahmad Yani

Bắt đầu vào năm 1959, với tình hình hơn 100 tàu ngầm Liên Xô thường xuyên thoắt ẩn thoắt hiện trong Đại Tây Dương, các nước NATO đã phải lên kế hoạch tìm một mẫu tàu khu trục hiện đại thay thế cho hàng nghìn tàu khu trục và tuần tra vốn được nâng cấp từ Thế chiến thứ 2.

Ở Anh, lớp tàu Leander đã được chế tạo để đạt được những yêu cầu mới này.

Tổng cộng 26 tàu chiến loại này đã được đóng cho các nước Anh, Hà Lan (dưới tên gọi là lớp Van Speijk), New Zealand, Australia, Ấn Độ và Chile.

Trong hơn 3 thập kỉ qua, những chiếc khu trục này đã chơi mèo vờn chuột với Hải quân Liên Xô, chiến đấu trong cuộc chiến Cod ở Iceland hay là xương sống của Hải quân Hoàng gia Anh trong cuộc chiến Falklands.

Khi Chiến Tranh Lạnh hạ màn vào cuối những năm 1980, Hà Lan cũng rút ra khỏi biên chế 6 tàu lớp này, Indonesia đã mua lại chúng và đặt tên là lớp tàu Ahmad Yani.



Van Speijk khi còn trong hải quân Hà Lan




Về Indonesia với cái tên mới Ahmad Yani.


Những nâng cấp chính

Theo thiết kế thì Ahmad Yani có độ giãn nước 2.850 tấn đầy tải với chiều dài 113m. Khi biên chế trong Hải quân Indonesia, chúng được lắp đặt động cơ diesel Caterpillar thay cho những động cơ hơi nước, qua đó có thể đẩy con tàu hơn 40 năm tuổi đạt tới tốc độ 24 hải lý/giờ.

Hải pháo đời mới Oto Melara 76mm được sử dụng thay thế pháo nòng đôi 113mm đời cũ, bên cạnh đó tên lửa phòng không Sea Cat cũng được thay thế bởi hệ thống Sinbad/Mistrals của Pháp, tương tự như trên lớp tàu Sigma hiện đại.

Phiên bản lúc đầu của Hà Lan sử dụng tên lửa đối hạm Harpoon của Mĩ, sau đó đã có những thông tin chúng sẽ được trang bị loại tên lửa cận âm C-802 của Trung Quốc, vốn có tầm bắn chừng 100km với đầu đạn 165kg.



Các ống phóng thẳng đứng Yakhont trên Oswald Siahaan 354


Tuy vậy, đáng ngạc nhiên là những bức ảnh được tung ra tháng 3/2011 cho thấy một trong những con tàu lớp này, tàu KRI Oswald Siahaan 354, được lắp đặt 4 ống phóng thẳng đứng của loại tên lửa cực kì hiện đại 3M-55 Yakhont (SS-N-26).

Thì ra từ năm 2007, Indonesia đã kí hợp đồng mua tên lửa Yakhont từ Nga với giá 1,2 triệu USD/quả với số lượng không xác định. Loại tên lửa siêu âm tốc độ Mach 2,5 này có khối lượng lên tới 3 tấn, nó chỉ mất 6 phút để tiêu diệt mục tiêu ở cách xa 250km và tầm bắn tối đa 300km.

Nhiều thông tin cho rằng kể cả các tàu khu trục Aegis hiện đại nhất của hải quân Mĩ cũng chỉ có 45 giây để phản ứng, điều đó cho thấy sự lợi hại của Yakhont.

Khi cả 4 ống phóng Yakhont trên tàu chiến của Indonesia cùng khai hỏa, kể cả tàu chiến hiện đại nhất cũng khó tránh khả năng bị đánh chìm bởi ít nhất 1 trong 4 quả tên lửa siêu âm.

Với việc cải tiến tăng sức mạnh bằng tên lửa Yakhont này, Indonesia đã cứu vớt số phận tàu khu trục cũ khỏi các rặng san hô thành những chiếc tàu chiến cực kì lợi hại, nếu không muốn nói là có nắm đấm mạnh nhất trên biển Đông hay trong các nước Đông Nam Á, bên cạnh đó vẫn phát triển song song các loại tàu khu trục thế hệ mới như Sigma

[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

>> Chuyên gia Indonesia: 'Trung Quốc sẽ là quái vật'



Một chuyên gia an ninh Indonesia cảnh báo Trung Quốc có kế hoạch trở thành sức mạnh bá quyền năm 2050.



Giáo sư Widjajanto phát biểu.


Giáo sư Andi Widjajanto, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, ĐH Indonesia có trụ sở tại Depok cho hay Trung Quốc sẽ trở thành một con quái vật tàn nhẫn và sẽ gây ra các xung đột trong nội bộ các nước Asean.

"Trung Quốc sẽ thống trị trong khu vực và thế giới. Những cố gắng kháng cự bằng quân sự của các nước Đông Nam Á sẽ bị bẻ gãy bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc", ông Widjajanto trả lời các phóng viên tham dự một khóa tập huấn do Đức tài trợ ở ĐH Indonesia.

Giáo sư Widjajanto đưa ra phỏng đoán Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia quyền lực nhất thế giới năm 2050. Theo đó, "Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa. Đất nước này sẽ trở thành một con quái vật chứ không chỉ là một gã khổng lồ", ông Widjajanto nói.

Theo ông Widjajanto, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kiểm soát khu vực sau khi nước này khiển khai hạm đội tàu chiến vào tháng 5/2008 ở biển Đông.

"Tất cả những sự kiện gần đây trong khu vực Đông Nam Á đều nằm trong kịch bản "chiến tranh giả" của Trung Quốc. Nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách khôn khéo, chúng ta có thể sẽ phải bước vào một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng khu vực", ông Widjajanto nói.

Ông Widjajanto cho biết cuộc "chiến tranh giả" của Trung Quốc sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Nam Á và cuộc chạy đua này sẽ không ngừng lại trước năm 2050. Giáo sư của ĐH Indonesia cũng dẫn bằng chứng Indonesia là một trong những nước Asean phải tăng ngân sách quốc phòng dưới sức ép từ bên ngoài.

Ông Widjajanto cho biết, Indonesia đang lên kế hoạch mua 10 tàu ngầm và 4 tàu khu trục cũng như lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội từ năm 2014 đến năm 2024. Ông này cũng bình luận về việc 3 nước Singapore, Malaysia và Việt Nam đang xây dựng lực lượng quân đội với sự đầu tư chủ yếu vào hải quân.




Tổng thư ký Asean, ông Surin Pitsuwan cho biết, Asean không tham dự vào tranh chấp giữa Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc những sẽ cung cấp diễn đàn để các bên thảo luận một cách công khai và thẳng thắn. Diễn đàn khu vực Asean sẽ được tổ chức ở Bali cuối tháng 7/2011.

[BDV news]


Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

>> Tạp chí Quân sự châu Á đánh giá hải quân khu vực (kỳ 1)




Tạp chí Quân sự Châu Á (số ra tháng 5/2011) đã đưa ra thống kê số lượng tàu trong Hải quân các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.


Dưới đây là con số cập nhật nhất về lực lượng hải quân các nước trong khu vực:

Indonesia

Với đặc điểm nhiều đảo và sở hữu vùng biển rộng lớn. Indonesia đã xây dựng một lực lượng hải quân đông đảo, trang bị hiện đại. Quân số thường trực của Hải quân Indonesia khoảng 74.000 người với biên chế 136 tàu các loại.

Hải quân Indonesia trang bị 9 khinh hạm chủ lực gồm: 5 tàu lớp Ahmad Yani, 4 tàu lớp Fatahillah. Các tàu này đều thiết kế với tổ hợp tên lửa chống hạm Harpoon và Exocet.

Hộ vệ hạm gồm: 4 chiến hạm lớp Sigma do Hà Lan đóng (Indonesia gọi là Diponegoro) lắp tổ hợp tên lửa Exocet và 16 hộ vệ chống ngầm lớp Parchim được mua lại từ Đức.



Tàu hộ vệ lớp Sigma của Hải quân Indonesia.

Về lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ thì Indonesia có: 4 tàu tên lửa cỡ nhỏ lớp Mandau, 4 tàu tuần tra lớp Kakap, 4 tàu cao tốc tuần tra lớp Singa, 4 tàu lớp Todak, 8 tàu lớp Siada, và 7 chiếc Type 35/36.

Đơn vị tàu đổ bộ của Indonesia có: 6 tàu đổ bộ tank lớp Teluk Gelimanuk, 2 tàu lớp Teluk Sirebong. Chính phủ Indonesia ký hợp đồng mua tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Makassar (2 tàu được đóng ở Hàn Quốc và 2 tàu ở Indonesia dưới dạng chuyển giao công nghệ).

Đơn vị tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Pulau Rengat, 2 tàu T43 và 9 chiếc lớp pulau Rote.

Đơn vị tàu hỗ trợ có: 1 tàu chở dầu Arun và 1 tàu bệnh viện lớp Tanjung Dalpele.

Về tàu ngầm, hiện tại Hải quân Indonesia biên chế 2 chiếc lớp Cakra đã được Hàn Quốc nâng cấp. Indonesia từng lên kế hoạch mua tàu ngầm tấn công lớp Amur và Kilo của Nga nhưng đều bị hủy bỏ. Dù vậy, giới lãnh đạo đất nước vạn đảo vẫn bày tỏ tham vọng sở hữu 39 tàu ngầm trong tương lai.

Malaysia

Hải quân Hoàng gia Malaysia được đánh giá là một trong những lực lượng sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có 14.000 người.

Số lượng khinh hạm chủ lực của Malaysia có: 2 tàu lớp Lekiu và 2 tàu lớp Kasturi. Ngoài ra, Malaysia còn có 4 tàu hộ vệ lớp Laksamana. (>> xem thêm)

Tàu chiến cỡ nhỏ và tàu tuần tra gồm: 6 tàu tuần tra ven biển lớp Kedah, 6 tàu SGPV (dài 99 mét, lượng giãn nước 2.200 tấn được trạng bị vũ khí tốt hơn Kedah), 4 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Handalan, 4 tàu cao tốc tên lửa lớp Perdana, 6 tàu pháo lớp Jerong, 2 tàu cao tốc lớp Sri Tiga, 15 tàu tuần tra lớp Kris và 12 tàu CB90.




Tàu ngầm tấn công Scorpene - bước đi đầu xây dựng lực lượng tàu ngầm Hải quân Malaysia.



Tàu quét mìn có 4 tàu lớp Mahamiru. Và 3 tàu làm nhiệm vụ hỗ trợ: 1 tàu lớp Gunga Mas Lima (mang được 10 trực thăng) và 2 tàu hỗ trợ chiến đấu lớp Sri Indera Sakti.

Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia có vùng biển lớn đều dành sự quan tâm đặc biệt tới việc phát triển tàu ngầm – sức mạnh đáng sợ dưới lòng biển.

Malaysia cũng không phải ngoại lệ, năm 2002 Malaysia đã ký hợp đồng trị giá 1,4 tỷ USD mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpene từ Pháp. Năm 2009, chiếc đầu tiên đã được chuyển giao và đi vào hoạt động.

Myanmar

Hải quân Myanmar tổ chức với lực lượng khoảng 19.000 người và 122 tàu các loại. Hầu hết các tàu chiến và tên lửa của hải quân đều được nhập từ Trung Quốc.




Tàu tuần tiễu của Mymanmar.


Đội tàu chiến đấu chủ lực tốt nhất của Hải quân Myanmar gồm: 8 tàu hộ vệ lớp Anawratha (lắp tên lửa diệt hạm C-803) và 8 tàu lớp Aung Zeya (sử dụng tổ hợp tên lửa chống hạm C-802).

Đơn vị tàu chiến cỡ nhỏ gồm: 6 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 14 tàu pháo “5 Series”, 1 tàu pháo lớp Indaw, 10 tàu pháo lớp Hainan, 12 tàu tuần tiễu PGM và 3 tàu PB90.

Philippines

Hải quân Philippines sở hữu đội tàu chiến mỏng và ít hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á. Quân số thường trực có khoảng 24.000 người.

Khinh hạm chủ lực lớn nhất của Philipine là chiếc BRP Rajah Humabon, một chiếc tàu già cỗi trang bị vũ khí kiểu cũ, thích hợp cho nhiệm vụ tuần tra bảo vệ ven biển.

Hộ vệ hạm gồm: 2 tàu lớp Rizal và 6 tàu lớp Miguel Malval.

Tàu chiến cỡ nhỏ có: 1 tàu lớp Mariano Alvarez, 3 tàu lớp emilio Jacinto, 2 tàu lớp Emilio Aguinaldo, 22 tàu lớp Jose Andrada, 2 tàu lớp PC 394, 3 tàu lớp Conrado Yap, 8 tàu lớp Tomas batillo và 2 tàu lớp Kagitingan.



Chiến hạm "ba nhất" của Hải quân Philipines.


Hầu hết các chiến hạm của Philipines đều từng phục vụ trong Hải quân Mỹ và các nước đồng minh của Washington. Các kiểu tàu đều thiết kế pháo kiểu cũ, tốc độ bắn chậm, độ chính xác kém, tầm bắn ngắn.

Hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vùng biển lớn, chính quyền Philipine trong những năm gần đây đã tiến hành chương trình hiện đại hóa hải quân. Philipine quyết định mua tàu tuần tra cỡ lớn lớp Hamilton từ lực lượng phòng vệ bờ biển Mỹ (tàu này có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn). Ngoài ra, Philipine cũng tự thiết kế và “nhờ” Đài Loan chế tạo tàu cao tốc đa năng.

Singapore

Với nền kinh tế mạnh, Hải quân Singapore đã được chính phủ đầu tư khá nhiều tiền bạc cho việc mua sắm các thế hệ tàu mới, hiện đại nhằm bảo vệ vùng biển nước này cũng như đối phó với các mối nguy hiểm xâm phạm.

Đơn vị tàu chiến chủ lực gồm 6 khinh hạm lớp Formidable mua từ Pháp.

Lực lượng tàu chiến cỡ nhỏ có: 6 tàu lớp Victory và 11 tàu lớp Fearless (Singapore đang có kế hoạch thay thế lớp tàu này).



Khinh hạm Formidable của Singapore thiết kế với tính tự động hóa cao. Chiếc tàu có lượng giãn nước hơn 3.000 tấn nhưng thủy thủ đoàn điều khiển chỉ có 71 người.


Về tàu ngầm, Singapore mua lại các tàu đã qua sử dụng của Hà Lan gồm: 4 tàu lớp Conqueror và 2 tàu lớp Archer.

Tàu quét mìn có 4 chiếc lớp Bedok và 12 chiếc FB31-42.

Tàu đổ bộ có 4 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance (lượng giãn nước 6.000 tấn) và 1 tàu đổ bộ tank lớp Perseverance.

Thái Lan

Trong khu vực Đông Nam Á, Hải quân Thái Lan có số quân thường trực đông đảo nhất lên tới 101.000 người (gồm cả Hải quân đánh bộ).

Thái Lan là nước đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại sở hữu tàu sân bay (tàu Chakri Naruebet).

Khinh hạm chủ lực có: 2 tàu lớp Phutthayofta (mua lại từ Mỹ), 2 tàu lớp Naresuan, 4 tàu lớp Chao Praya.

Tàu hộ vệ có: 2 tàu lớp Pattanakosin, 2 tàu lớp Tapi và 3 tàu lớp Khamronsin.



Khinh hạm HTMS Naresuran do Trung Quốc đóng nhưng trang bị vũ khí của Mỹ. Tàu thiết kế cải tiến từ mẫu Type 053.


Tàu chiến đấu hạng nhẹ có: 2 tàu tuần tra ven biển lớp Pattani, 3 tàu lớp Hua Hin, 3 tàu pháo lớp Chonburi, 2 tàu cao tốc mang tên lửa lớp Rajcharit, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Prabbrorapak, 6 tàu tuần tra lớp Sattahip, 6 tàu T-991.

Tàu quét mìn có: 2 tàu lớp Lat Ya, 2 tàu lớp Bangrachan, 2 tàu lớp Bangkaew, 1 tàu lớp Thalang.

Tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ xe tăng lớp Sichang, 3 tàu đổ bộ đệm khí lớp Griffon 100TD. Thái Lan đang đặt mua 1 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Endurance.

Ngoài ra, Thái Lan có kế hoạch mua ít nhất 6 tàu ngầm Type 206A đã qua sử dụng của Đức với giá 257 triệu USD.

Trung Quốc

Tàu khu trục gồm: 4 tàu lớp Sovremenny (mua của Nga), 2 tàu lớp Shenyak (Type 051C), 2 tàu lớp Langzhou (Type 052C), 1 tàu lớp Shenzen (Type 051B), 2 tàu lớp Harbin và 13 tàu lớp Zuhai.

Khinh hạm gồm: 8 tàu lớp Jiangkai II (Type 054A), 2 tàu lớp Jiangkai I (Type 054), 14 tàu lớp Jiangwei I/II và 23 tàu lớp Jianghu I/II/III.

Tàu chiến đấu cỡ nhỏ có: 18 tàu cao tốc tên lửa lớp Houxin, 5 tàu tên lửa lớp Huijan, 50 tàu tên lửa lớp Houbei, 95 tàu tuần tra lớp Hainan và 90 tàu tuần tra cao tốc Huchuan Hydrofoli.


Khinh hạm lớp Jiangkai II (Type 054A).



Tàu quét mìn có 28 tàu loại T43. Lực lượng tàu đổ bộ có: 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay lớp Yzhao (Type 071), 20 tàu đổ bộ tank lớp Yuting và 28 tàu đổ bộ hạng trung lớp Yudao/Yulin. Ngoài ra, Trung Quốc đóng 6 tàu chở trực thăng Type 081.

Lực lượng tàu ngầm Trung Quốc có: 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Jin (Type 094), 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Xia (Type 092), 2 tàu ngầm tấn công lớp Shang (Type 093), 5 tàu lớp Song, 5 tàu lớp Yuan (Type 041), 10 tàu Kilo thuộc project 636), 2 tàu Kilo thuộc project 877EKM, 14 tàu lớp Minh và 8 tàu lớp Romeo (dùng cho việc huấn luyện thủy thủ).

Brunei

Hải quân Hoàng gia Brunei tổ chức nhỏ nhưng trang bị khá tốt. Nhiệm vụ chủ yếu là tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ lãnh hải quốc gia.

Lực lượng tàu chiến đấu có: 3 tàu hộ vệ mang tên lửa có điều khiển lớp Darussalam, 3 tàu cao tốc tên lửa lớp Waspada, 3 tàu tuần tra lớp Perwira, 4 tàu tuần tra lớp Ijhtihad.

Mặc dù, Brunei ký hợp đồng với BAE System đóng mới 3 tàu hộ vệ tên lửa lớp Nakhodam Ragam nhưng do không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đặt ra nên toàn bộ số tàu này Brunei đã từ chối nhận.

Cambodia

Hải quân Hoàng gia Cambodia trang bị khá mỏng gồm: 4 tàu tuần tiễu lớp Stenka và 5 tàu lớp Schmel.

[BDV news]


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Hải quân Indonesia sẽ bổ sung thêm 30 tàu ngầm



Lực lượng Hải quân Indonesia có nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ vùng biển rộng lớn, đảm bảo lợi ích quốc gia trên biển của đất nước.


Hải quân Indonesia hiện có quân số khoảng hơn 70.000 người, 136 tàu (bao gồm cả tàu ngầm), 2 hạm đội chính, 10 cảng, 1 quân đoàn thủy quân lục chiến, lực lượng không quân hải quân và lực lượng vận tải hàng hải.

Một điểm đáng chú ý là Hải quân Indonesia có 2 lực lượng đặc nhiệm: lực lượng đặc nhiệm Komando Pasukan Katak với các thành viên được tuyển chọn tử các thủy thủ; lực lượng đặc nhiệm Detasemen Jala Mangkara được tuyển chọn từ đơn vị người nhái biệt kích và tiểu đoàn trinh sát đổ bộ của Thủy quân lục chiến.

Đa số các tàu của Hải quân Indonesia đều có nguồn gốc từ Anh hoặc Hà Lan. Tuy nhiên, từ năm 2003, Indonesia đã tự sản xuất được nhiều tàu tuần tra, tàu cao tốc loại nhỏ để trang bị cho lực lượng hải quân của mình.

Đối với Không quân hải quân, lực lượng này của Indonesia hiện đang sở hữu 9 máy bay huấn luyện Socata TB mua của Pháp, 41 máy bay vận tải, 20 máy bay trực thăng các loại.

Hải quân Indonesia là một trong số ít lực lượng hải quân tại Đông Nam Á có sở hữu tàu ngầm. Trong biên chế, lực lượng này có 4 chiếc tàu ngầm trong đó có 2 tàu lớp Cakra mua của Đức năm 1981.

Tàu ngầm lớp Cakra được phát triển từ mẫu tàu 209/1400, lượng choán nước 1.810 tấn, chiều dài 64,4m, chiều rộng 6,5m, sử dụng động cơ diesel-điện. Tốc độ tối đa của tàu là 42km/g và tầm hoạt động tối đa là 20.000km, độ lặn sâu khoảng 500m. Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm với 14 quả ngư lôi, tàu có thể trang bị thêm các tên lửa chống hạm UGM-84. Dự kiến, Indonesia sẽ bổ sung vào trang bị thêm 2 chiếc Cakra.

Theo tuyên bố của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia thì quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung vào biên chế hơn 30 tàu ngầm nữa để bảo vệ quyền lợi trên biển của mình. Hiện tại, Indonesia đang quan tâm đến lớp tàu Kilo và lớp Lada của Nga.




















Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 6 tàu khu trục thuộc lớp Van Speijk (Indonesia gọi là lớp Ahmad Yani) mua của Hà Lan từ những năm 1980 và hiện đang đóng mới 1 chiếc thuộc lớp Sigma, dự kiến đưa vào trang bị năm 2014. Các tàu lớp Van Speijk được Indonesia đặt theo tên các vị anh hùng.

Tàu lớp Van Speijk có lượng choán nước tiêu chuẩn là 2.200 tấn, dài 113,4m, rộng 12,5m, tốc độ tối đa đạt 28,5 hải lý/giờ với tầm hoạt động tối đa là 4.500 hải lý. Tàu được trang bị pháo 113mm QF 4,5 inch MkV, 2 hệ thống tên lửa phòng không Seacat, 1 hệ thống vũ khí chống ngầm Limbo ASW, 1 máy bay trực thăng Westland Wasp, 1 pháo 76mm Oto Melara, tên lửa chống hạm P-800 Onik… Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống radar, hệ thống thủy âm tương đối hiện đại.

Về tàu hộ tống, Indonesia có 3 chiếc thuộc lớp Fatahillah và 4 chiếc thuộc lớp Diponegoro mua của Hà Lan. Ngoài ra còn có 16 chiếc tàu thuộc lớp Parachim (Indonesia gọi là lớp Kapitan Patimura) được mang số hiệu từ 371 đến 386 và đều được đặt theo tên của các anh hùng.

Parachim là loại tàu hộ tống chống ngầm có lượng choán nước tiêu chuẩn 800 tấn, dài 72,5m, rộng 9,4m, sử dụng động cơ diesel với tốc độ tối đa là 24,7 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa 2.100 hải lý. Tàu được trang bị 1 pháo 2 nòng 57mm AK-725, 1 pháo 2 nòng 30mm AK-230, 2 hệ thống phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000, 2 hệ thống tên lửa phòng không SA-N-5, 4 ống phóng ngư lôi 400mm và một số hệ thống radar, thủy âm.

Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 31 tàu tuần tiễu, bao gồm 4 tàu lớp Mandau mua của Hàn Quốc năm 1980, 4 tàu lớp Andau, 2 tàu lớp Pandrong, 4 tàu lớp Todak, 13 tàu lớp Boa, 4 tàu lớp Kakap đều do Indonesia tự sản xuất.

Ngoài ra, Hải quân Indonesia còn sở hữu số lượng lớn các tàu quét mìn, tàu đổ bộ, tàu huấn luyện… Trong tương lai, quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung một số lượng lớn tàu (bao gồm cả tàu ngầm) cho lực lượng Hải quân. Có thể nói, đây là lực lượng hải quân có số lượng tàu thuyền nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.


[Bee news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang