Công ty quốc phòng FNSS (Savunma Sislemlery and Aselsan) lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng sản phẩm tháp pháo điều khiển từ xa (RCT - Remote Control Turret). Loại vũ khí mới có thể lắp đặt trên nhiều loại xe thiết giáp khác nhau có tên là Claw. Mẫu thử hoàn thiện đầu tiên của hệ thống đã được hoàn thiện vào nửa đầu năm 2011 và đã được giới thiệu lần đầu tại triển lãm quốc phòng IDEF tổ chức tại Istambul vào tháng 5/2011. Hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa này có thể dễ dàng lắp đặt lên rất nhiều loại xe thiết giáp bánh xích hoặc bánh hơi loại mới cũng như lắp đặt trên các loại xe thiết giáp cũ dành cho những nước có nhu cầu nâng cấp hỏa lực cho các loại phương tiện chiến đấu sẵn có của mình. Mẫu thử của Claw được vũ trang với tháp pháo KBA cỡ nòng 25 mm do công ty Rheinmetall sản xuất. Khẩu pháo này có thể được nạp đồng thời hai loại đạn khác nhau từ hai cửa nạp đạn riêng biệt với cơ số 80 viên đạn mỗi loại. Pháo KBA có thể đạt tốc độ bắn tối đa 600 phát/phút và có thể bắn ở nhiều chế độ khác nhau như phát một hay bắn theo loạt ngắn. Ngoài ra, trên tháp pháo còn lắp đặt thêm một đại liên đồng trục MG3 7,62 mm với cơ số 200 viên đạn nạp sẵn. Cả 2 vũ khí của Claw đều được bắn qua hệ thống điều khiển điện tử trong xe. Tính năng ưu việt của hệ thống vũ khí trang bị trên Claw là tổ lái có thể nạp lại đạn cho cả pháo 25 mm và súng máy đồng trục trong khi ngồi trong lớp giáp bảo vệ dày của thân xe. Pháo KBA 25 mm lắp trên Claw có khả năng bắn hai loại đạn khác nhau cùng lúc với tốc độ bắn tối đa 600 viên/phút Hai bên tháp pháo được trang bị bốn ống phóng lựu đạn cỡ nòng 76 mm mỗi bên. Tuy nhiên hệ thống này dễ dàng được thay thế bằng các cỡ nòng phóng lựu khác như cỡ 81 mm của Nga hay 66 mm của Hoa Kỳ. Hệ thống quay của tháp pháo hoạt động bằng động cơ điện có khả năng quay 360 độ và nâng hạ tháp pháo từ -10 độ tới 50 độ. Hệ thống ngắm quang học và điều khiển bắn (FCS) của tháp pháo được phát triển bới Aselsan và đặt phía trái tháp pháo. Đồng thời, trên tháp pháo còn lắp đặt hệ thống trinh sát khí tượng có khả năng cung cấp trực tiếp cho máy tính đường đạn bên trong FCS giúp tháp pháo có khả năng vận hành hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu. Hệ thống ngắm quang điện tử cân bằng hai trục của Claw bao gồm một camera hồng ngoại hoạt động ở dải bước sóng 8 - 12 µm, một camera quan sát ban ngày và một máy đo xa bằng laser. Pháo KBA trên tháp pháo được điều khiển trực tiếp bằng hệ thống ngắm quang này cùng hệ thống theo dõi mục tiêu tự động giúp tăng đáng kể xác suất bắn trúng phát đầu của tháp pháo. Ngoài ra, một phiên bản khác của Claw còn cung cấp một hệ thống ngắm độc lập bổ sung cho trưởng xe để tăng khả năng tìm diệt mục tiêu. Claw được lắp đặt trên xe thiết giáp ACV-S Akinci trong triển lãm vũ khí IDEF diễn ra tại Istambul tháng 5/2011. Vũ khí được điều khiển bởi pháo thủ trong thân xe qua hệ thống điều khiển bắn trang bị các màn hình tinh thể lỏng và cần điều khiển. Các màn hình này cung cấp hình ảnh từ các camera từ hệ thống trinh sát cũng như các camera gắn quanh thân xe. Lớp giáp của hệ thống Claw được làm từ nhôm hàn với các tấm gia cố bằng thép giúp nó đạt tiêu chuẩn chống đạn STANAG 4569 cấp 2, nếu nâng cấp có thể đạt đến cấp 3. Tổng khối lượng của cả hệ thống tháp pháo Claw chỉ có 1.700 kg khiến nó có thể dễ dàng lắp trên rất nhiều loại xe thiết giáp mà không làm tăng khối lượng xe quá nhiều, ảnh hưởng đến tốc độ hay khả năng mang binh lính của xe. Hiện tại, trong triển lãm IDEF, mẫu thử Claw được lắp đặt trên xe thiết giáp bánh xích ACV-S cũng được sản xuất tại công ty FNSS. Công tác bắn thử nghiệm chiến trường của nó sẽ được tiến hành trên các thân xe ACV-S và Pars 6x6 bánh hơi vào nửa cuối năm 2011. Trong tương lai khi đi vào sản xuất, Claw có thể được lắp đặt các loại pháo lớn hơn như MK-44, M-242 hay Mauser 30 mm với khả năng bắn các loại đạn hẹn giờ phát nổ (đạn văng mảnh có khả năng nổ ở cự ly định sẵn để tiêu diệt các mục tiêu dưới chiến hào hay sau vật cản). Dự tính khách hàng đầu tiên của hệ thống vũ khí này sẽ là Malaysia. Trong những năm tới, Malaysia sẽ mua một số xe thiết giáp bánh xích ACV-S và thiết giáp bánh hơi Pars 8x8 trang bị cả hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa Claw. Hệ thống tiêu chuẩn chống đạn cho xe thiết giáp STANAG-4569 là hệ thống tiêu chuẩn được NATO đặt ra cho khả năng bảo vệ của xe thiết giáp đối với người bên trong. Khả năng bảo vệ đạn đạo cấp II: Vỏ giáp có khả năng cản đạn 7,62 x 39 mm AP - xuyên giáp ( đạn AK-47, RPD ...) bắn ở khoảng cách 30 mét. Khả năng bảo vệ đạn đạo cấp III :Vỏ giáp có khả năng cản đạn 7,62 x 51 mm AP - xuyên giáp ( đạn súng bắn tỉa M-21, Galatz..) bắn ở khoảng cách 30 mét. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Malaysia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bộ Quốc phòng Malaysia. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011
>> Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu tháp pháo điều khiển từ xa
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Malaysia,
Hệ thống Claw,
Pháo KBA,
Tháp pháo điều khiển từ xa,
Thổ Nhĩ Kỳ,
Triển lãm IDEF,
Xe thiết giáp ACV-S Akinci,
Xe thiết giáp Pars
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011
>> Rafale tìm kiếm cơ hội tại Đông Nam Á
Dassault Aviation sẽ giới thiệu tiêm kích Rafale cho không quân Malaysia nhằm tìm kiếm cơ hội cho tiêm kích này tại thị trường ASEAN. Hãng chế tạo máy bay Dassault Aviation của Pháp sẽ mở một văn phòng đại diện tại Kuala Lumpur, Malaysia để tham dự chương trình đấu thầu cung cấp máy bay chiến đấu cho không quân nước này. Trước đó vào năm 1993, Dassault đã mở một văn phòng và giới thiệu tiêm kích Mirage-2000 5 cho không quân Malaysia. Tuy nhiên, sau khi thất bại trong cuộc đấu thầu, Dassault đã quyết định đóng cửa văn phòng. Từ đó đến nay, hãng chế tạo máy bay lớn nhất của Pháp gần như im hơi lặng tiếng tại đây. Dù được đánh giá khá cao, Rafale vẫn chưa tìm được hợp đồng xuất khẩu nào, trong ảnh Rafale đang làm nhiệm vụ tuần tra tại chiến trường Libya. Theo thông báo mới nhất được đăng tải bởi Malay Mail, Dassault quyết định sẽ mở lại văn phòng tại Kuala Lumpur trong 1-2 tháng tới, nhằm giới thiệu tiêm kích thế hệ mới Rafale đến không quân Malaysia cũng như các nước khác trong khu vực. Bộ Quốc phòng Malaysia đang có kế hoạch đặt hàng máy bay chiến đấu mới nhằm thay thế phi đội Mig-29 vào năm 2015. Trước đó, Bộ Quốc phòng Malaysia đã gửi đề xuất tham gia đấu thầu cho 4 công ty, Boeing với F/A-18 E/F Super Hornet, Lockheed Martin với F-16 hai nhà thầu của Mỹ, SAAB của Thụy Điển với Jas-39 Gripen, và Rosoboronexport của Nga với Su-30MKM. Dasault không có tên trong danh sách gửi đề nghị, tuy nhiên Dassault vẫn quyết định mở văn phòng tại Malaysia với sẽ được bổ sung vào danh sách các nhà thầu. Tư lệnh Không quân Malaysia tướng Rodzali Dowd cho biết, không quân nước này đang xem xét mua từ 12-18 máy bay chiến đấu hiện đại, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các hệ thống hỗ trợ và vũ khí, đào tạo liên quan, không quân sẽ sử dụng không quá 2 loại máy bay chiến đấu. Hiện tại, Không quân Malaysia đang có trong biên chế 8 chiếc F/A-18D, được đưa vào sử dụng từ đầu năm 1990. Cùng với 18 chiếc Su-30MKM được ký kết vào năm 2003. Theo các nhà phân tích, thời gian hoạt động của Su-30MKM sẽ lâu hơn so với F/A-18D do đó cơ hội chiến thắng của Su-30MKM cũng vì thế mà cao hơn. Bất chấp thực tế, Su-30MKM và F/A-18 E/F Super Hornet là hai ứng cử viên nặng ký nhất. Dassault vẫn quyết định vào cuộc để tìm kiếm cơ hội cho dù là khá mong manh. Theo dự kiến hồ sơ dự thầu sẽ được công bố ở Triển lãm Lima-2011 được tổ chức vào tháng 10/2011. Trong triển lãm lẫn này dự kiến sẽ có sự tham gia của tất cả các nhà thầu tiềm năng. Dù Rafale được đánh giá rất cao trong các cuộc thử nghiệm nhưng loại tiêm kích hiện đại nhất của Không quân Pháp vẫn "vô duyên" trên thị trường xuất khẩu. Sau màn trình diễn khá ấn tượng tại chiến trường Libya, Dassault đang hy vọng Rafale sẽ tìm kiếm được các hợp đồng xuất khẩu. [BDV news] |
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Malaysia,
Công ty Rafael,
đông nam á,
Không quân Malaysia,
Không quân Pháp,
Kuala Lumpur,
Tiêm kích Mirage-2000,
tiêm kích Rafale
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011
>> Malaysia nâng cấp tiêm kích Hornet
Bộ Quốc phòng Malaysia dự định hiện đại hoá các máy bay tiêm kích F/A-18D Hornet trong biên chế không quân nước này. Để thực hiện dự án, Bộ Quốc phòng Malaysia đã đặt hàng mua của Mỹ các khí tài theo dõi mục tiêu và thiết bị điều khiển tên lửa cũng như các phụ kiệnđi kèm với tổng trị giá lên tới 72 triệu USD. Cụ thể, Bộ Quốc phòng Malaysia đặt hàng tất cả 6 bộ khí tài theo dõi mục tiêu AN/ASQ-228 ATFLIR cùng phần mềm điều khiển. Hiện nay, đơn đặt hàng này đã được Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Lầu Năm Góc (DSCA) trình lên Quốc hội Mỹ. Hệ thống ATFLIR tích hợp trên máy bay tiêm kích F/A 18C Nếu hợp đồng được Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đứng ra đảm trách thực hiện hợp đồng, còn việc tích hợp các bộ AN/ASQ-228 ATFLIR cho máy bay tiêm kích do Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đảm nhiệm. Theo tiết lộ từ DSCA, Mỹ sẽ cử 8 chuyên gia đến Malaysia để tích hợp ATFLIR cho máy bay tiêm kích Hornet. Khí tài theo dõi mục tiêu ATFLIR được trang bị một vài bộ cảm biến, gồm cả các camera quang - điện tử, hồng ngoại. Ngoài ra, các bộ AN/ASQ-228 còn được lắp đặt các thiết bị chỉ thị, theo dõi mục tiêu bằng laser, thiết bị đo xa. Trọng lượng của AN/ASQ-228 là 191 kg. Theo nhà sản xuất, ATFLIR có khả năng dẫn đường vũ khí đến mục tiêu ở cự ly 48km, tầm cao 15.200m. Các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết, ATFLIR được sử dụng để đơn giản hoá quá trình dẫn đường và điều khiển vũ khí trong điều kiện thời tiết xấu. Ban đầu, ATFLIR được sản xuất cho Hải quân Mỹ để thay cho các hệ thống AN/AAS-38 Nite Hawk đã quá cũ lắp đặt trên các máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet của Mỹ. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)