Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quốc hội Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quốc hội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Quốc hội Mỹ thúc đẩy bán F-35 cho Ấn Độ




Quốc hội Mỹ đề xuất khả năng cho Lockheed Martin trở lại đấu thầu cung cấp máy bay cho MMRCA của Ấn Độ băng "siêu phẩm" F-35.

MMRCA - Medium Multirole Combat Aircraft: Chương trình trang bị máy bay chiến đấu đa năng hạng trung

Đề xuất trên được Ủy ban thượng viện về các vấn đề vũ trang thuộc Quốc hội Mỹ đưa ra cùng với báo cáo các khoản chi dự tính của Bộ Quốc phòng Mỹ trong tài khóa 2012.

Với đề xuất này, chỉ cần Bộ Quốc phòng thông qua “mục đích và tính khả thi” của việc xuất khẩu F-35 cho Ấn Độ là F-35 sẽ có thể được mang đi tham gia đấu thầu chương trình MMRCA.



Máy bay F-35 chỉ cần qua "cửa" của Bộ Quốc phòng trước khi được phép tham gia dự án đấu thầu cung cấp máy bay cho Ấn Độ theo chương trình MMRCA.


Phát ngôn viên của Lockheed Martin đã xác nhận lại thông tin này nhưng cho biết thêm tất cả tiến trình trong việc mang F-35 đi đấu thầu và bán cho Ấn Độ sẽ được quyết định bởi chính phủ Hoa Kỳ chứ không phải công ty.

Bà cho biết thêm, chương trình JSF là chương trình của Chính phủ Hoa Kỳ, vì thế đích thân chính phủ sẽ quyết định chính sách bán F-35 cho quốc gia nào trên thế giới.

Công ty Lockheed Martin sẽ không có bất kỳ một vai trò nào trong việc đưa ra quyết định thị trường sẽ xuất khẩu F-35, tuy nhiên, công ty sẽ bán loại máy bay này cho bất kỳ quốc gia nào nếu Chính phủ Hoa Kỳ cho phép.

Trong tháng 4/2011, chiếc F-16IN của Lockheed Martin là 1 trong 4 loại máy bay đã bị loại khỏi cuộc đấu thầu cung cấp máy bay cho chương trình MMRCA cùng với F/A-18E/F của Boeing, MiG-35 của Nga và JAS-39 Gripen của Thụy Điển.

Hai loại máy bay được chấp nhận là Dassault Rafale và Eurofighter Typhoon của Châu Âu đã thắng thầu sẽ được ký hợp đồng cung cấp trong vài tháng tới. Do tiến độ của chương trình MMRCA, việc F-35 được cung cấp cho Ấn Độ nếu có sẽ không thể sớm hơn năm 2016.



Máy bay Sukhoi T-50 đẫ vượt qua F-35 trong cuộc đấu thầu cung cấp máy bay thế hệ thứ năm cho Ấn Độ theo chương trình FGFA.


Đây không phải lần đầu Washington xem xét đến khả năng bán F-35 cho Ấn Độ. Tháng 7/2007, Lockheed Martin đã gửi các thông số kỹ thuật của F-35 cho lực lượng không quân Ấn Độ (IAF) xem xét.

Cùng với động thái này, phó chủ tịch công ty đã cho biết F-35 có thể thỏa mãn mọi nhu cầu tương lai của chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 (FGFA) của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ đã chọn hợp tác với Nga để phát triển chương trình FGFA.

Theo một hợp đồng được kỳ tháng 12/2010, Nga và Ấn Độ sẽ hợp tác để phát triển loại máy bay FGFA dựa theo phiên bản thử nghiệm Sukhoi T-50 của Nga với sự tham gia của các công ty Hindustan, Sukhoi và Rosoboronexport.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Đài Loan - khách hàng đầu tiên mua trực thăng Apache phiên bản mới nhất



Defense News dẫn lời đại diện Lực lượng Lục quân Mỹ cho biết, Đài Loan sẽ nhận 30 trực thăng phiên bản mới nhất AH-64D Block-3 Apache Longbow trong khuôn khổ hợp đồng ký kết với chính quyền Mỹ.



Trực thăng AH-64D Apache của Mỹ. (Ảnh: Wikipedia)


Theo đánh giá của Flight International, hợp đồng tỏ rõ việc duy trì chính sách ủng hộ quân sự Đài Loan của Mỹ bất chấp sự phản đối gay gắt của Bắc Kinh.

Theo tuyên bố của giám đốc dự án AH-64, đại tá Shane Openshaw, việc sản xuất trực thăng đầu tiên dành cho Lực lượng Vũ trang Đài Loan sẽ được bắt đầu vào tháng 10 trong khuôn khổ giai đoạn sản xuất quy mô nhỏ trực thăng AH-64D Block 3 Apache dành cho Lục quân Mỹ. Dự kiến, việc cung cấp tất cả trực thăng Mỹ cho Đài Loan sẽ kết thúc trong năm 2012-2013.

Chương trình mua trực thăng AH-64D Apache Block-3 được biết đến ở Đài Loan với tên gọi Sky Eagle.

Tháng 10/2008, Cơ quan hợp tác quốc phòng và an ninh (DSCA) của Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông báo lên Quốc hội Mỹ kế hoạch bán 30 trực thăng tấn công AH-64D Apache Longbow cho Đài Loan trong chương trình “Mua bán quân sự nước ngoài” trị giá 2,532 tỷ USD kèm theo vũ khí và thiết bị. Trực thăng AH-64D cần được trang bị tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire Longbow và tên lửa “không đối không” Stinger Block 1.

Đài Loan đã trở thành khách hàng nước ngoài chính thức đầu tiên mua trực thăng Apache phiên bản mới nhất. Tháng 10/2010, DSCA cũng thông báo lên Quốc hội việc khả năng bán cho Ả Rập Xê út 36 trực thăng AH-64D Block-3.

Trực thăng AH-64D Block-3 là phiên bản mới nhất của dòng trực thăng Apache.

Thỏa thuận máy bay trực thăng này “chắc chắn giúp tăng cường khả năng tác chiến hải quân, chống đổ bộ và tác chiến mặt đất” vào cả ban ngày lẫn ban đêm cũng như duy trì cân bằng quân sự trong khu vực.

Công ty Boeing dự định cung cấp trực thăng đầu tiên AH-64D Block-3 cho Lục quân Mỹ vào tháng 10/2011. Hiện nay, công ty đang hoàn thành việc lắp ráp 3 trực thăng đầu tiên. Đến năm 2026, Lực lượng Lục quân Mỹ có kế hoạch đưa 699 trực thăng phiên bản mới nhất vào sử dụng. Trong số này có 643 chiếc sẽ có được nhờ vào việc nâng cấp những trực thăng đang vận hành và 56 chiếc sẽ được chế tạo mới.



Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16



Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan.

Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc.

Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan.

Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói.

Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”.

Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này.



Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ.

Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc.

Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010.

Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm.

Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới.

Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây.

Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh.
[BDV news]


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

>> Malaysia nâng cấp tiêm kích Hornet



Bộ Quốc phòng Malaysia dự định hiện đại hoá các máy bay tiêm kích F/A-18D Hornet trong biên chế không quân nước này.


Để thực hiện dự án, Bộ Quốc phòng Malaysia đã đặt hàng mua của Mỹ các khí tài theo dõi mục tiêu và thiết bị điều khiển tên lửa cũng như các phụ kiệnđi kèm với tổng trị giá lên tới 72 triệu USD.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng Malaysia đặt hàng tất cả 6 bộ khí tài theo dõi mục tiêu AN/ASQ-228 ATFLIR cùng phần mềm điều khiển.

Hiện nay, đơn đặt hàng này đã được Cơ quan Hợp tác Quốc phòng Lầu Năm Góc (DSCA) trình lên Quốc hội Mỹ.



Hệ thống ATFLIR tích hợp trên máy bay tiêm kích F/A 18C

Nếu hợp đồng được Quốc hội Mỹ thông qua, Công ty Raytheon của Mỹ sẽ đứng ra đảm trách thực hiện hợp đồng, còn việc tích hợp các bộ AN/ASQ-228 ATFLIR cho máy bay tiêm kích do Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing đảm nhiệm.

Theo tiết lộ từ DSCA, Mỹ sẽ cử 8 chuyên gia đến Malaysia để tích hợp ATFLIR cho máy bay tiêm kích Hornet.

Khí tài theo dõi mục tiêu ATFLIR được trang bị một vài bộ cảm biến, gồm cả các camera quang - điện tử, hồng ngoại. Ngoài ra, các bộ AN/ASQ-228 còn được lắp đặt các thiết bị chỉ thị, theo dõi mục tiêu bằng laser, thiết bị đo xa.

Trọng lượng của AN/ASQ-228 là 191 kg. Theo nhà sản xuất, ATFLIR có khả năng dẫn đường vũ khí đến mục tiêu ở cự ly 48km, tầm cao 15.200m.

Các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết, ATFLIR được sử dụng để đơn giản hoá quá trình dẫn đường và điều khiển vũ khí trong điều kiện thời tiết xấu.

Ban đầu, ATFLIR được sản xuất cho Hải quân Mỹ để thay cho các hệ thống AN/AAS-38 Nite Hawk đã quá cũ lắp đặt trên các máy bay tiêm kích F/A-18 Hornet của Mỹ.
[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ tăng gấp đôi tốc độ đóng tàu ngầm



Chiếc tàu ngầm thứ 2 được đặt hàng trong năm 2011 đánh dấu việc lần đầu tiên trong suốt 20 năm qua, Hải quân Mỹ đặt hàng nhiều hơn 1 tàu ngầm trong vòng 1 năm.



Theo thông tin ban đầu, chiếc tàu ngầm chưa được đặt tên mang số hiệu SSN-87, thuộc lớp tàu ngầm hạt nhân Virginia và là chiếc thứ 14 của lớp tàu ngầm này.

Kinh phí đóng tàu là 1,2 tỷ USD, chưa bao gồm các khoản chi trả cho các thiết bị sử dụng lâu dài trên tàu ngầm, nhất là lò phản ứng hạt nhân.

Việc đóng thêm tàu ngầm là ưu tiên hàng đầu của Hải quân Mỹ, trong bối cảnh Washington liên tục đưa ra các chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách.



Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ


Bản ngân sách quốc phòng với kế hoạch đóng tàu ngầm thứ 2 vừa được Quốc hội Mỹ đồng ý hồi đầu tháng 4 và chính thức phê chuẩn ngày 15/4.

Theo quy định hiện hành, giới hạn ngân sách dành cho đóng tàu ngầm của Mỹ là 2 tỷ USD, 2 năm/lần. Với 2 tàu ngầm đặt hàng trong năm 2011 và 2012, lẽ ra Hải quân Mỹ đã chạm giới hạn ngân sách nhưng Quốc hội Mỹ đã cho phép "vượt rào".

Sở dĩ Mỹ tăng được số tàu ngầm đóng trong năm là vì Hải quân Mỹ đã hợp tác chặt chẽ với công ty Electric Boat để tìm cách cắt giảm chi phí đóng tàu ngầm.

Đại diện công ty Electric Boat tuyên bố: Công ty đã cắt giảm được 20% chi phí so với lần đóng tàu ngầm đầu tiên vào năm 1998.

Virginia là lớp tàu ngầm tấn công đa chức năng thế hệ mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như: chống ngầm, chống tàu nổi, yểm trợ cho lực lượng đặc biệt, giám sát, trinh sát và tác chiến thủy lôi.

Dự kiến chiếc tàu ngầm số hiệu SSN-87 sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2016.


[BDV news]


Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

>> Mỹ cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam



[BDV news] Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ hôm qua, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Kurt M. Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam cũng như các quốc gia đang lớn mạnh khác tại châu Á-Thái Bình Dương.

Trước Tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện, ông Campbell trình bày chiến lược của chính quyền Tổng thống Obama nhằm can dự vào châu Á-Thái Bình Dương, khu vực được coi là tạo ra những cơ hội lớn cho nước Mỹ trên nhiều lĩnh vực, kể cả việc mở rộng thị trường cũng như hình thành các mối quan hệ đối tác chiến lược mới.

Ông Campbell đánh giá Việt Nam là một trong những đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ (bên cạnh Indonesia, Malaysia, Mông Cổ, New Zealand, Singapore và Ấn Độ).

Ông khẳng định Việt Nam là một trong 8 đối tác đang tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương của Mỹ và trong các cuộc gặp tại Hà Nội vào năm ngoái, Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thỏa thuận sẽ phát triển hơn nữa mối quan hệ song phương thành mối quan hệ đối tác chiến lược.




Ông Campbell khẳng định, chính quyền Tổng thống Obama cam kết mở rộng quan hệ với Việt Nam.


Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cho biết, chính quyền ông Obama cam kết thúc đẩy can dự tại các tổ chức đa phương thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) mà Ngoại trưởng Clinton coi là "điểm tựa cho kiến trúc đang nổi lên của khu vực, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) và Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF).

Theo ông Campbell, trong năm nay, Tổng thống Obama sẽ dự EAS tại Indonesia và tập trung vào các bước đi mà tổ chức này thực hiện để thúc đẩy an ninh biển tại khu vực, tăng cường năng lực của các nước trong việc đối phó với các thảm họa thiên nhiên và nhân đạo cũng như việc không phổ biến vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, Mỹ cũng sẽ làm việc với ASEAN để xác định các biện pháp mà Washington có thể hỗ trợ tổ chức này trong việc thực hiện Kế hoạch hành động. Tổng thống Mỹ cũng sẽ đồng chủ trì hội nghị cấp cao Mỹ- ASEAN.

Ông Campbell cho biết, Mỹ đang tiến hành chương trình ba điểm nhằm can dự thành công vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đó là phê chuẩn Hiệp định tự do thương mại Mỹ-Hàn Quốc, đạt tiến bộ quan trọng trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và tổ chức thành công APEC.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang