Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Thổ Nhĩ Kỳ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Thổ Nhĩ Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thổ Nhĩ Kỳ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

>> Iran sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ?



Tư lệnh hàng không vũ trụ Iran Amir-Ali Hadjizadeh cho hay Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tờ Mehr News Agency dẫn lời Tư lệnh hàng không vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Amir-Ali Hadjizadeh rằng Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp Mỹ hoặc Israel tấn công quân sự vào nước này.

"Nếu có một mối đe dọa, ban đầu chúng tôi sẽ tấn công vào hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó sẽ tấn công các khu vực khác." – Hadzhizadeh tuyên bố.

Hadzhizadeh cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ và Israel cần phải xem xét lại học thuyết quốc phòng của mình khi chống lại Tehran, và bây giờ Tehran sẽ "phản ứng với các mối đe dọa."

Chúng ta biết rằng, trong tháng 9 năm 2011, Ankara và Washington đã ký kết một thỏa thuận về việc đặt các đài radar của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu (EUROPRO). Theo đó, các đài radar này sẽ được lắp đặt tại một căn cứ quân sự gần thị trấn Kurechik (Kurecik) phía đông nam tỉnh Malaga, Thổ Nhĩ Kỳ.

Phản ứng trước động thái này, Iran, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, đã cảnh báo Ankara là quyết định này sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực.

Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về việc đồng ý cho Hoa Kỳ lắp đặt các đài radar ở nước này được đưa ra một ngày sau khi Romania ký một thỏa thuận cho phép Mỹ đặt tên lửa ngăn chặn trên mặt đất SM-3 như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Các tên lửa Shahab-2, Fateh-110, Zelzal, Zubin và bavar-737 của Iran:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Đã có 28 nước thành viên của NATO ủng hộ kế hoạch hệ thống chống tên lửa để bảo vệ châu Âu chống lại tên lửa đạn đạo của Iran trong một hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này tại Bồ Đào Nha hồi năm ngoái.

Về phần mình, Iran cũng đã phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa. Với những hệ thống tên lửa này Iran có thể xác định mục tiêu trên không và tiêu diệt các tên lửa có cánh, máy bay chiến đấu của đối phương và máy bay chiến lược tầm xa.
Đặc biệt, mới đây, có nguồn tin cho biết rằng, Iran đã chế tạo thành công tên lửa Bavar 373 có thể thay thế hoàn toàn cho S-300. Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là một thách thức lớn cho lực lượng Không quân của Mỹ, Israel và Liên quân trong việc tính đến các cuộc không kích vào nước này.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Ai Cập Al-Akbar Tổng thống Iran hàm ý muốn thách thức Israel và Hoa Kỳ rằng: "Iran có tiềm năng quân sự to lớn trong khu vực và trên thế giới. Iran sẽ đáp trả bất kỳ hành động xâm lược nào, trong đó có Mỹ. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ hành động quân sự chống lại mình."
Tình hình xung quanh Iran leo thang sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua bản báo cáo về chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này vào ngày 8 tháng 11.

Trong bản báo cáo, IAEA tuyên bố rằng Iran kể từ năm 2003 Iran đã phát triển vũ khí hạt nhân, và hiện tại các hoạt động tương tự vẫn đang diễn ra. Đồng thời IAEA cũng đã thông qua một nghị quyết về Iran .

Nghị quyết kêu gọi Tehran tuân thủ đầy đủ và không trì hoãn các nghĩa vụ của nước này theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ và nhấn mạnh rằng Iran cần tăng cường hợp tác với IAEA. Sau khi nghị quyết được thông qua, Hoa Kỳ, Pháp và cả Anh đã kêu gọi gia tăng biện pháp trừng phạt chống lại quốc gia Trung Đông này.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

>> Mỹ xem xét triển khai Predator tại Thổ Nhĩ Kỳ



Mỹ đang xem xét yêu cầu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc triển khai UAV Predator ở nước này để chống lại lực lượng ly khai người Kurd ở miền Bắc Iraq.


Tờ báo trích dẫn lời của một quan chức cấp cao quân sự Mỹ cho biết, một quyết định triển khai các máy bay không người lái có thể tăng cường thêm mối liên minh Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ về ngoại giao, nhưng có thể làm Mỹ bị lún xâu hơn vào cuộc xung đột.

Quân đội Mỹ đã sử dụng máy bay không người lái Predator ở Iraq từ năm 2007 và cũng chia sẻ những video giám sát của họ với Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần bí mật của một cuộc đàn áp chống lại các chiến binh người Kurd? Theo báo cáo của PKK cho biết.

Tuy nhiên, quan hệ hợp tác chống khủng bố giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có thể kết thúc vào ngày 31/12/2011, khi tất cả các lực lượng của Mỹ dự kiến sẽ rút khỏi Iraq.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV trinh sát, tấn công Predator.


Theo tờ Washington Post, chính quyền tổng thống Obama hiện chưa đưa ra quyết định về yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 8/2011, Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo cho Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ nước này tiếp tục chống lại phiến quân PKK, sau khi PKK nhận trách nhiệm về cái chết của 8 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc phục kích.

Vụ tấn công xảy ra ở khu vực Cukurca, tỉnh Hakkari, gần biên giới với Iraq. Ngoài 8 binh sĩ thiệt mạng thì còn 11 binh sĩ khác bị thương.

Các mối quan hệ ngoại giao trước đây của Thổ Nhĩ Kỳ không được tiết lộ, cho thấy nước này đã trở nên phụ thuộc nhiều vào máy bay trinh sát Predator, máy bay gián điệp U-2 và các nguồn tin tình báo khác của Mỹ trong chiến dịch quân sự chống lại Đảng Công nhân người Kurd PKK.

Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

>> Thổ Nhĩ Kỳ giới thiệu tháp pháo điều khiển từ xa




Công ty quốc phòng FNSS (Savunma Sislemlery and Aselsan) lần đầu tiên giới thiệu trước công chúng sản phẩm tháp pháo điều khiển từ xa (RCT - Remote Control Turret).



Loại vũ khí mới có thể lắp đặt trên nhiều loại xe thiết giáp khác nhau có tên là Claw.

Mẫu thử hoàn thiện đầu tiên của hệ thống đã được hoàn thiện vào nửa đầu năm 2011 và đã được giới thiệu lần đầu tại triển lãm quốc phòng IDEF tổ chức tại Istambul vào tháng 5/2011.

Hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa này có thể dễ dàng lắp đặt lên rất nhiều loại xe thiết giáp bánh xích hoặc bánh hơi loại mới cũng như lắp đặt trên các loại xe thiết giáp cũ dành cho những nước có nhu cầu nâng cấp hỏa lực cho các loại phương tiện chiến đấu sẵn có của mình.

Mẫu thử của Claw được vũ trang với tháp pháo KBA cỡ nòng 25 mm do công ty Rheinmetall sản xuất.

Khẩu pháo này có thể được nạp đồng thời hai loại đạn khác nhau từ hai cửa nạp đạn riêng biệt với cơ số 80 viên đạn mỗi loại. Pháo KBA có thể đạt tốc độ bắn tối đa 600 phát/phút và có thể bắn ở nhiều chế độ khác nhau như phát một hay bắn theo loạt ngắn.

Ngoài ra, trên tháp pháo còn lắp đặt thêm một đại liên đồng trục MG3 7,62 mm với cơ số 200 viên đạn nạp sẵn. Cả 2 vũ khí của Claw đều được bắn qua hệ thống điều khiển điện tử trong xe.

Tính năng ưu việt của hệ thống vũ khí trang bị trên Claw là tổ lái có thể nạp lại đạn cho cả pháo 25 mm và súng máy đồng trục trong khi ngồi trong lớp giáp bảo vệ dày của thân xe.



Pháo KBA 25 mm lắp trên Claw có khả năng bắn hai loại đạn khác nhau cùng lúc với tốc độ bắn tối đa 600 viên/phút

Hai bên tháp pháo được trang bị bốn ống phóng lựu đạn cỡ nòng 76 mm mỗi bên. Tuy nhiên hệ thống này dễ dàng được thay thế bằng các cỡ nòng phóng lựu khác như cỡ 81 mm của Nga hay 66 mm của Hoa Kỳ.

Hệ thống quay của tháp pháo hoạt động bằng động cơ điện có khả năng quay 360 độ và nâng hạ tháp pháo từ -10 độ tới 50 độ.

Hệ thống ngắm quang học và điều khiển bắn (FCS) của tháp pháo được phát triển bới Aselsan và đặt phía trái tháp pháo. Đồng thời, trên tháp pháo còn lắp đặt hệ thống trinh sát khí tượng có khả năng cung cấp trực tiếp cho máy tính đường đạn bên trong FCS giúp tháp pháo có khả năng vận hành hiệu quả trong điều kiện thời tiết xấu.

Hệ thống ngắm quang điện tử cân bằng hai trục của Claw bao gồm một camera hồng ngoại hoạt động ở dải bước sóng 8 - 12 µm, một camera quan sát ban ngày và một máy đo xa bằng laser.

Pháo KBA trên tháp pháo được điều khiển trực tiếp bằng hệ thống ngắm quang này cùng hệ thống theo dõi mục tiêu tự động giúp tăng đáng kể xác suất bắn trúng phát đầu của tháp pháo.

Ngoài ra, một phiên bản khác của Claw còn cung cấp một hệ thống ngắm độc lập bổ sung cho trưởng xe để tăng khả năng tìm diệt mục tiêu.



Claw được lắp đặt trên xe thiết giáp ACV-S Akinci trong triển lãm vũ khí IDEF diễn ra tại Istambul tháng 5/2011.


Vũ khí được điều khiển bởi pháo thủ trong thân xe qua hệ thống điều khiển bắn trang bị các màn hình tinh thể lỏng và cần điều khiển. Các màn hình này cung cấp hình ảnh từ các camera từ hệ thống trinh sát cũng như các camera gắn quanh thân xe.

Lớp giáp của hệ thống Claw được làm từ nhôm hàn với các tấm gia cố bằng thép giúp nó đạt tiêu chuẩn chống đạn STANAG 4569 cấp 2, nếu nâng cấp có thể đạt đến cấp 3.

Tổng khối lượng của cả hệ thống tháp pháo Claw chỉ có 1.700 kg khiến nó có thể dễ dàng lắp trên rất nhiều loại xe thiết giáp mà không làm tăng khối lượng xe quá nhiều, ảnh hưởng đến tốc độ hay khả năng mang binh lính của xe.

Hiện tại, trong triển lãm IDEF, mẫu thử Claw được lắp đặt trên xe thiết giáp bánh xích ACV-S cũng được sản xuất tại công ty FNSS. Công tác bắn thử nghiệm chiến trường của nó sẽ được tiến hành trên các thân xe ACV-S và Pars 6x6 bánh hơi vào nửa cuối năm 2011.

Trong tương lai khi đi vào sản xuất, Claw có thể được lắp đặt các loại pháo lớn hơn như MK-44, M-242 hay Mauser 30 mm với khả năng bắn các loại đạn hẹn giờ phát nổ (đạn văng mảnh có khả năng nổ ở cự ly định sẵn để tiêu diệt các mục tiêu dưới chiến hào hay sau vật cản).


Xe thiết giáp Pars 8x8 nằm trong số 257 xe thiết giáp Thỗ Nhĩ Kỳ bán cho Malaysia có thể được lắp đặt tháp pháo điều khiển tự động Claw


Dự tính khách hàng đầu tiên của hệ thống vũ khí này sẽ là Malaysia.

Trong những năm tới, Malaysia sẽ mua một số xe thiết giáp bánh xích ACV-S và thiết giáp bánh hơi Pars 8x8 trang bị cả hệ thống tháp pháo điều khiển từ xa Claw.

Hệ thống tiêu chuẩn chống đạn cho xe thiết giáp STANAG-4569 là hệ thống tiêu chuẩn được NATO đặt ra cho khả năng bảo vệ của xe thiết giáp đối với người bên trong.
Khả năng bảo vệ đạn đạo cấp II: Vỏ giáp có khả năng cản đạn 7,62 x 39 mm AP - xuyên giáp ( đạn AK-47, RPD ...) bắn ở khoảng cách 30 mét.
Khả năng bảo vệ đạn đạo cấp III :Vỏ giáp có khả năng cản đạn 7,62 x 51 mm AP - xuyên giáp ( đạn súng bắn tỉa M-21, Galatz..) bắn ở khoảng cách 30 mét.


[BDV news]


Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Thổ Nhĩ Kỳ muốn điều chiến hạm tới Libya



Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất triển khai các chiến hạm để giúp NATO thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya, báo chí thế giới dẫn nguồn tin từ NATO ngày 23/3 cho hay.

Trước đó, hôm 17/3 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh thiết lập vùng cấm bay đối với Libya và cho phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường tránh các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào các thành phố do lực lượng nổi dậy kiểm soát.

Theo báo chí quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất sẽ triển khai 5 chiến hạm, bao gồm 4 khinh hạm và một tàu phục vụ, cùng với một tàu ngầm để giúp thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya.




Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ điều chiến hạm tới tham gia phong tỏa Libya.


Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối sự can thiệp quân sự tại Libya. Hiện vẫn chưa có sự xác nhận chính thức của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về đề xuất triển khai số tàu chiến này.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Pháp đã đạt được thoả thuận rằng NATO cần phải giữ vai trò chính trong chiến dịch quân sự tại Libya.

Vào ngày 22/3, Cao ủy Liên minh châu Âu ông Catherine Ashton phụ trách Chính sách Ngoại giao và An ninh đã xác nhận rằng cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn đang tiến hành.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, NATO đã hoàn thành kế hoạch về vùng cấm bay và việc thực thi lệnh cấm vận vũ khí tại Libya. Đồng thời tất cả các thành viên của liên minh quân sự NATO đã “cam kết thực hiện trách nhiệm của mình theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực không thể chấp nhận được đối với thường dân Libya.”

Mỹ đã đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 14 công ty Libya thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, mà Mỹ cho là “trung tâm của hệ thống dầu khí quốc gia Libya” và là “nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho chế độ Gaddafi.”

Mới đây, đài truyền hình quốc gia Libya đưa tin có ít nhất 60 thường dân thiệt mạng và hơn 150 người khác bị trọng thương trong các cuộc không kích liên tiếp của lực lượng Liên quân NATO.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang