Nạn đói lại tái diễn ở đất nước khốn khổ Somalia. Liệu những gì từng diễn ra năm 1993 có quay lại với nước Mỹ.
Hình ảnh binh sĩ Mỹ bị kéo lê trên đường phố Somalia là nỗi ám ảnh kinh hoàng với công chúng Mỹ Bài viết dưới đây cũng lý giải việc phương Tây lo sợ Libya trở thành một Somalia thứ 2. Kể từ khi nạn đói càn quét qua các vùng đất bị chiến tranh tàn phá hồi tháng 7, đã có hàng chục nghìn người chết đói, càng ngày càng có nhiều người di cư với mong muốn tìm được một nơi cư ngụ tốt hơn, có thêm khả năng sống sót. Ngày 8/8, chính phủ Mỹ đã tuyên bố viện trợ thêm 105 triệu USD, nâng tổng số tiền ủng hộ của Mỹ cho cuộc khủng khoảng lương thực lên đến hơn 500 triệu USD. Hành động này khiến người ta liên tưởng đến “Black Hawk Down”, gợi lại một dấu ấn khủng khiếp trong công chúng Mỹ. Bên cạnh những nỗ lực giải quyết nạn đói ở Somalia, cộng đồng thế giới chắc chắn không thể quên được những bài học xảy ra trong quá khứ tại quốc gia này, đặc biệt là nước Mỹ. 20 năm trước, chế độ Mohamed Siah Barre sụp đổ, Somalia rơi vào vòng xoáy chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các phe phái, nông nghiệp bị tàn phá, nạn đói hoành hành nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, quân đội Mỹ được điều đến nhằm bảo vệ việc phân phát hàng cứu trợ và nỗ lực giảm bớt nạn đói. Nhưng chắc chắn không ai đoán được kết cục kinh hoàng: Máy bay trực thăng Black Hawk bị súng phóng lựu bắn rơi trên bầu trời Mogadisu, 103 binh lính chết và bị thương, một người bị bắt sống, thi thể 1 lính thủy đánh bộ bị kéo lê trên đường phố. Somalia – mảnh đất “quỷ ám” Tình hình ở Somalia đã trở nên xấu đi kể từ giữa những năm 1980, nhưng vấn đề thực sự bắt đầu vào tháng 1/1991, khi liên minh các bộ tộc đã lật đổ Tổng thống Mohammed Siad Barre. Khi chính phủ sụp đổ, một cuộc chiến đã nổ ra giữa các phe phái mà dẫn đầu là Mohamed Farrah Aidid lãnh đạo Đại Hội Somali Thống Nhất, Ali Mahdi Mohamed - tổng thống tạm quyền, ông Barre – tổng thống đã bị phế bỏ. Giao tranh nổ ra khiến dân chúng phải tháo chạy khỏi “tam giác chết chóc” ở Kismayo, Bardera, và Baidoa. Trồng trọt, chăn nuôi đình trệ. Hơn nửa triệu người dân Somalia phải tị nạn ở nước láng giềng Kenya, khoảng 500.000 người khác phải rời nhà cửa. Chỉ trong các trại tị nạn ở ngoại ô, người dân mới có hy vọng sống sót. Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải can dự mạnh mẽ, gửi đến 50 quan sát viên và 500 binh sĩ Pakistan trong lực lượng gìn giữ hòa bình. Ngoài ra Mỹ được cho phép không vận hàng hóa khẩn cấp từ Mombasa, Kenya vào Somalia. Giữa năm 1992, Mỹ cũng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới đất nước đang khủng hoảng này. Đó cũng là lúc Chiến dịch phục hồi Hy vọng bắt đầu. Dưới sự dẫn dắt của Đại sứ Robert Oakley và Trung tướng Robert Johnston, dấu hiệu chấm dứt khủng hoảng đã le lói. Người Mỹ đã thuyết phục các lãnh chúa mở các tuyến đường vận chuyển hàng nhân đạo. Các chính quyền cấp địa phương được thiết lập nhằm ổn định tình hình. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Mỹ cũng đã cam kết sẽ không dùng đến vũ lực ngoại trừ trường hợp tự vệ. Hội nghị hòa giải quốc gia cũng đã được triệu tập tại Addis Ababa, Ethiopia. Thế nhưng xung đột đã xảy ra ngay trong khi đang đẩy mạnh nỗ lực giải quyết nạn đói. Châm ngòi cho xung đột là việc 43 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc bị phe ông Aidid sát hại. Kết thúc cho mâu thuẫn này là sự kiện “Black Hawk Down” với 18 lính thuỷ đánh bộ và hàng trăm người Somalia thiệt mạng. 18 tháng sau đó, lực lượng của Liên Hợp Quốc rút khỏi mảnh đất “quỷ ám” này, Somalia lại chìm vào cơn ác mộng tưởng chừng không bao giờ dứt. "Vừa đánh vừa đàm" và bài học cay đắng Không thể phủ nhận những thành công mà Chiến dịch phục hồi Hy vọng đã đem lại. Cho dù những tổn thất của quân đội Mỹ là không nhỏ nhưng trước đó Mỹ đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực giảm nạn đói ở Somalia. Chìa khóa của chiến lược chính là nhờ hai biện pháp: triển khai quân sự và thuyết phục các lãnh chúa địa phương. Với sự hiện diện của quân đội Mỹ, chính quyền ông Aidid ít nhiều phải kiêng dè. Nhiều cuộc gặp gỡ giữa ông Aidid và Đại sứ Oakley đã diễn ra tạo điều kiện cho đoàn chuyên chở thực phẩm đến được các khu vực chịu nạn đói nặng nề. Quân đội Mỹ cũng đã thành lập các Trung tâm Hoạt động Quân dân, tạo điều kiện cho các tổ chức viện trợ nhân đạo phát huy tác dụng. Aidid và Ali Mahdi quan tâm đến lợi ích phe cánh và cũng đã giành được quyền lực. Nhưng ở Somalia bây giờ, phe al-Shabab được coi như một một Al-Qaeda ở vùng vịnh Eden lại chống phương Tây một cách cực đoan. Tuy nhiên việc áp dụng 2 hướng tiến công: quân sự - đối thoại là có thể nghĩ đến. Việc al – Shabab rút quân khỏi thủ đô Mogadishu hôm 6/8 là một cơ hội cho Liên đoàn châu Phi và chính phủ Somalia cơ hội khôi phục trật tự, kiểm soát các sân bay, bến cảng, các con đường viện trợ nhân đạo. Những hoạt động đó đều cần nhận được sự hỗ trợ. Đạo luật chống khủng bố mang tên Ái quốc (Patriot) của Mỹ đã thiết lập hình phạt cho hành vi hỗ trợ phiến quân al-Shabab. Nhưng những tuyên bố gần đây của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Susan Rice và các quan chức chính phủ cho thấy Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không trừng phạt các lực lượng cứu trợ nếu họ phải làm việc với những nhóm khủng bố này miễn là họ cam kết chống lại việc al-Shabab tịch thu hàng viện trợ và thu thuế vận chuyển. Ngoài ra cung cấp tài chính cho Chương trình Lương thực thế giới, Liên hợp quốc, các tổ chức không trực thuộc chính phủ Mỹ, tổ chức Cứu trợ Hồi giáo cũng là một cách thiết thực để giảm bớt nạn đói ở Somalia. Bên cạnh đó, một giải pháp quan trọng khác là tiếp cận với tổ chức al-Shabab, kể cả trực tiếp hay gián tiếp thông qua Tổ chức Hội nghị Hồi giáo – một hiệp hội của quốc tế của các quốc gia Hồi giáo. Hoạt động này nhằm tìm kiếm sự an toàn cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo, ngăn chặn hay ít nhất cũng giảm thiểu việc chiếm giữ thực phẩm của phiến quân. Chiến dịch phục hồi Hy vọng không phải là liều thuốc trị bách bệnh, nhưng nó đã chứng minh khả năng các lực lượng bên ngoài có thể giúp đỡ Somalia cải thiện tình hình khủng hoảng. Tuy nhiên bài học rút ra từ “Black Hawk Down” là: mọi can thiệp vào những nơi hỗn loạn, bất kể là mục đích tốt hay xấu, đều mang tính rủi ro hơn là có lợi. Hôm nay, khi phải đối mặt với nạn đói ở vùng Sừng châu Phi, bài học ấy lại càng hữu ích, sự giúp đỡ nào cũng cần cân nhắc cẩn trọng. Can thiệp quân sự không phải là một giải pháp, nạn đói là một vấn đề chính trị và cần những biện pháp khéo léo, bền vững dựa trên phục hồi và phát triển kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi người Somalia, tương lai người dân Somalia nằm trong bàn tay của chính họ. Cộng đồng quốc tế chỉ có thể trợ giúp bằng cách tách cuộc chiến chống khủng bố ra khỏi nội chiến ở Somalia, tạo điều kiện hòa giải dân tộc đồng thời thuyết phục các quốc gia láng giềng Ethiopia, Eritrea không can thiệp vào cuộc xung đột, định hướng cho Liên minh châu Phi và chính phủ Somalia không để vấn đề trở nên ngày càng trầm trọng. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Black Hawk Down. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Black Hawk Down. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011
>> Bài học từ ‘Black Hawk Down’
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)