Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bom được cho là vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất, và cuộc chiến này giống như một cuộc chạy đua của các loại bom.
Dưới đây là một số "vận động viên" trong cuộc đua đó: Tallboy và Grand Slam: bom mạnh nhất trong Thế chiến 2 Tallboy và Grand Slam là hai quả bom do kỹ sư thiết kế máy bay ném bom người Anh Barney Uellis chế tạo thành công vào năm 1942. Là một kỹ sư hàng không nhưng Barney Uellis ít được biết đến trong vai trò này và không để lại nhiều dấu ấn. Tuy nhiên, ông trở nên nổi tiếng khi trở thành tác giả của các loại bom mạnh nhất Thế chiến 2. Những kinh nghiệm và kiến thức về khí động học đã cho phép ông chế tạo thành công loại bom có sức công phá khủng khiếp Tallboy vào năm 1942. Bom Tallboy và Grand Slam của Anh. Nhờ việc thiết kế theo mô hình khí động học mới, quả bom Tallboy đã nhanh chóng đạt được tốc độ và thậm chí đã vượt qua cả những rào cản âm thanh. Được ném xuống từ độ cao hơn 4 km, Tallboy có thể xuyên thủng khối bê tông dày 3 m và khoan sâu vào lòng đất tới 35 m, sau vụ nổ Tallboy để lại trên mặt đất một hố sâu có đường kính lên tới 40m. Chính vì vậy, hai lần quân đồng minh đã sử dụng những quả bom Tallboy để tấn công vào các mục tiêu kiên cố của Đức. Loại bom này còn đánh hỏng thiết giáp hạm Tirpitz của Đức, khi đang hoạt động trong vịnh Na Uy. Theo thống kê, trong cuộc chiến này, phe đồng minh đã sử dụng hơn 854 quả bom Tallboy để tấn công các mục tiêu của quân đội Đức. Thành công này đã khiến nhà chế tạo Barney Uellisu trở nên nổi tiếng, từ đó, ông tiếp tục cho ra đời bom Grand Slam có sức công phá tương đương thậm chí còn mạnh hơn cả Tallboy, vào năm 1943. Grand Slam được phát triển dựa trên thiết kế của Tallboy, điểm khác biệt của loại bom này là có thể xuyên thủng và phá huỷ mục tiêu được che chắn bởi lớp bê tông dày 7m. Sau chiến tranh, bom Grand Slam tiếp tục được trang bị và phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh, tuy nhiên lực lượng này sử dụng Grand Slam ít dần vì chi phí chế tạo quá cao. Hiện, Không quân Hoàng gia chỉ còn lại những bản sao của Grand Slam như bom Halifax và Lancaster. Grand Slam có trọng lượng: 5,4 tấn; Khối lượng thuôc nổ: 2,4 tấn; Bom có chiều dài: 6,35 m; Đường kính lên tới 0,95 m Fritz-X: bom có điều khiển đầu tiên trên thế giới Vào năm 1943, trước sức tàn phá của máy bay ném bom của quân đồng minh, Đức đã ngay lập tức đáp trả bằng việc nghiên cứu và chế tạo thành công bom có điều khiển Fritz-X. Bom Fritz-X của Đức. Sở dĩ, Fritz-X được gọi là bom có điều khiển nhờ tích hợp hệ thống dẫn đường FuG 203/230. Thông qua hệ thống này, người điều khiển có thể tấn công chính xác mục tiêu của đối phương. Trong Thế chiến 2, song song với việc phe đồng minh nhanh chóng phát triển các loại vũ khí mới thì người Đức cũng đã đẩy mạnh việc sản xuất các loại bom thông minh hơn. Bom có trọng lượng: 1,362 tấn; Khối lượng thuốc nổ: 320kg; Fritz-X có chiều dài : 3,32m; Đường kính: 0,84m; Ngoài ra, phải kể tới bom chùm SD Schmetterling của người Đức, được chế tạo thành công vào năm 1939. Đây là loại bom có sức phá huỷ lớn và bán kính sát thương rộng. Bề ngoài của SD2 Schmetterling là một quả bom cỡ lớn, tuy nhiên bên trong là hàng trăm quả bom con cỡ nhỏ. Bom chùm đã được chứng minh khả năng phá huỷ hiệu quả tại chiến trường châu Âu và Bắc Phi những năm trước đó. Không quân Đức cũng đã sử dụng bom chùm cassette SD2, có chứa 108 quả bom nhỏ để phá huỷ các mục tiêu của quân đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2.
[BDV news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom Tallboy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bom Tallboy. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011
>> Các loại bom uy lực trong thế chiến 2
Nhãn:
Bom chùm SD Schmetterling,
Bom Tallboy,
Bom uy lực,
Bộ Quốc phòng Đức,
Châu Âu,
Không quân Hoàng gia Anh,
Quân đồng minh,
Thế chiến 2,
Thiết giáp hạm Tirpitz,
Vịnh Na Uy
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)