Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Châu Âu

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Âu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Âu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

>> Xe tăng sẽ sớm biến mất khỏi lục quân Tây Âu?



Châu Âu, nơi khởi nguồn xe tăng và phát triển đưa nó tới sự hoàn thiện về mọi mặt trong thế kỷ 20 đang nhanh chóng cho cỗ máy chiến tranh này “về hưu” .

Gần một thế kỷ tung hoành, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 xe tăng bắt đầu mất dần vị trí trong thành phần vũ trang Quân đội các nước Châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Anh đã quyết định không phát triển xe tăng dù họ là nước đầu tiên chế tạo ra cỗ máy sắt thép này.


Hai thập kỷ trước, trên toàn châu Âu có 80.000 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được sản xuất và phục vụ. Nhưng tới cuối thập kỷ này, khoảng 80% trong số đó bị loại bỏ hoàn toàn. Xe tăng đang được thay thế bằng các dòng xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc xe thiết giáp chiến đấu bánh hơi như Stryker của Mỹ.

Thực tế, các quốc gia châu Âu đang nhìn về tương lai không còn trận đấu tăng lớn như trong thế chiến 2. Tuy nhiên, họ vẫn cần xe thiết giáp trong các hoạt động giữ gìn hòa bình. Và MRAP hay Stryker là những lựa chọn tối ưu

Trong vòng 10 năm, 80% xe tăng trong đội quân đông đảo 50.000 chiếc của Quân đội Liên Xô đã “ra quân”. Chừng 10.000 chiếc tăng tại các quốc gia thành viên Liên bang Xô Viết thành đống phế liệu. Gần đây “người khai sinh ra xe tăng” – nước Anh đã quyết định không sản xuất thêm xe tăng.

Trong khi, kỷ nguyên xe tăng ở Châu Âu chuẩn bị kết thúc thì ở Châu Á nó vẫn đang phát triển mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ đang tính cực mở rộng lực lượng xe tăng. Điều này khiến các chuyên gia quân sự ở trang Strategy Page nhận định, tương lai, nếu những trận đấu tăng lớn còn có thể diễn ra thì chắc chỉ nó chỉ ở khu vực Châu Á.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

>> Pháp thiếu phương tiện cho cuộc chiến Libya



Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị do triển khai quân đội trên nhiều mặt trận trong điều kiện kinh tế khó khăn.


Pháp triển khai quân đội trên nhiều mật trận từ Afghanistan, Côte d’Ivoire đến Libya trong khi kinh tế trong nước đang hết sức khó khăn. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya đang bị sa lầy và tiêu tốn nhiều tiền của quốc gia.

Các báo Pháp hôm nay có nhiều bài viết phân tích vấn đề này, nhưng đáng chú ý nhất là bài chạy tít trên trang nhất của tờ Le Monde: "Pháp không còn đủ phương tiện quân sự để phục vụ cho tham vọng chính trị".

Theo Le Monde, các tướng lĩnh quân đội Pháp cảnh báo đang gặp nhiều khó khăn. Tổng tham mưu trưởng hải quân Pháp, đô đốc Pierre-Francois Forissier, nhận định, quân đội đang hoạt động quá mức bình thường, và không còn đủ khả năng để vừa tác chiến vừa có thể phục hồi tiềm lực quân sự.

Khi không quân Pháp tham chiến tại Libya, công tác đào tạo phi công mới phải dừng lại. Nếu trận chiến kéo dài đến cuối năm 2011, thì phải đến năm 2012, hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle mới về được để có thể thay thiết bị. Như vậy, trên tổng thể, hậu phương thiếu phương tiện cho công tác huấn luyện. Khả năng sẳn sàng tác chiến rất thấp, dưới 50% đối với máy bay. Tinh thần thì sa sút.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.



Tàu sân bay Charles de Gaulle.


Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.

Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Từ những năm 1960, quân đội Pháp đối mặt với ba vấn đề : tái cấu trúc, tham gia chiến dịch ở nước ngoài và bị hạn chế tài chính. Thế nhưng, theo tham mưu trưởng quân đội Pháp, đô đốc Edouard Guillaud, chưa bao giờ ba vấn đề này nổi cộm như hiện tại, quân đội đang trong tình trạng yếu ớt và khó khăn. Nhất là những bó buộc tài chính có thể làm nguy hại khả năng tác chiến.

Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tại Libya ngốn nhiều tiền của : 1,2 triệu euro mỗi ngày, tức nước Pháp đã chi đến 100 triệu euro cho cuộc chiến này, chỉ sau 3 tháng. Với đà này, mức chi cho các chiến dịch ở nước ngoài đến cuối năm 2011 chắc chắn vượt 1 tỷ euro, trong khi ngân sách được thông qua dành cho năm nay chỉ ở mức 640 triệu.

Cũng giống như các cường quốc Châu Âu khác, Pháp đang đối mặt với thách thức to lớn, đó là sở hữu một quân đội « đúng giá ». Cụ thể là : chuyên nghiệp và thu gọn, hiện đại và hiệu quả, được dân ủng hộ và sẵn sàng tác chiến khi giới lãnh đạo chính trị cần đến. Thế nhưng, ngân sách quốc phòng của các nước Châu Âu không ngừng bị cắt bớt để phục vụ cho mục tiêu xã hội và kinh tế.

Liên quan đến vấn đề này, Le Monde phỏng vấn ông Bastien Irondelle, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (CERI-Pháp). Ông này cũng nhấn mạnh khoảng cách giữa tham vọng chính trị và phương tiện hiện hữu của Pháp.

Ông nhắc lại, năm 1996, tổng thống Jacques Chirac đã tiến hành cải tổ quân đội với mục tiêu rất rõ ràng : chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa. Nhiều chương trình đã được đưa ra như trực thăng Tigre, xe tăng Leclerc, máy bay chiến đấu Rafale, hàng không mẫu hạm. Thế nhưng, sau đó khó khăn về ngân sách đã xuất hiện.

Theo sách trắng năm 2008, cần phải chọn mục tiêu khi tiến hành chiến dịch ở nước ngoài. Thế mà, tổng thống Sarkozy lại liên tiếp tham chiến ở Afghanistan, Côte d’Ivoire, rồi đến Libya. Ngân sách thì không đủ, người đóng thuế lo lắng về kết quả của các cuộc chiến, như cuộc chiến tại Libya chẳng hạn.

Để tóm tắt thực trạng thiếu thốn của quân đội Pháp, ta có thể mượn câu nói của chuyên gia này: "Nước Pháp muốn đấu quyền Anh vượt hạng cân".

[BDV news]


Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

>> Máy bay trong suốt của Airbus




Hãng sản xuất máy bay Airbus của châu Âu đã đề xuất ý tưởng về một máy bay chở khách vô cùng hiện đại với thân máy bay hoàn toàn trong suốt.


Với chiếc may bay mới này, hành khách trong khoang máy bay có thể nhìn ra ngoài bầu trời và ngắm nhìn được toàn bộ quang cảnh mặt đất ngay dưới chân họ.

Theo Hãng sản xuất máy bay Airbus của châu Âu, đây là một trong những ý tưởng độc đáo nhất được đưa ra với mục đích chế tạo những mẫu máy bay mới và hiện đại cho tương lai.

Tuy nhiên, ý tưởng đổi mới này của hãng Airbus còn độc đáo ở chỗ thiết kế ghế ngồi của hành khách dựa trên những vật liệu thân thiện với môi trường, có khả năng tự làm sạch bụi bẩn.

Ngoài ra, hãng Airbus còn đưa ra đề xuất làm cho ghế có thể xoay trên trục, hoặc ngả về phía sau theo ý muốn của hành khách, để hành khách có thể có được phạm vi quan sát nhiều nhất và cảm giác thoải mái nhất.

Với những chiếc máy bay thông thường, hành khách chỉ có thể quan sát được quang cảnh qua ô của sổ máy bay, với ý tưởng đột phá về máy bay trong suốt, hành khách có thể quan sát được với góc nhìn 360 độ.

Theo nhận định, nếu sản phẩm dộc đáo này ra đời, Airbus có thể thu hút được các nhà đầu tư mua máy bay dân dụng và thu hút được nhiều hành khách lựa chọn sử dụng loại máy bay này.

Lớp vỏ ngoài của thân máy bay được bao bọc bởi chất liệu gốm trong suốt có độ đàn hồi và chịu lực cao. Sau khi cơ trưởng nhấn nút, một xung điện sẽ chạy khắp lớp vỏ khiến thân máy bay trở nên trong suốt.

Ngoài ra, máy bay có thể hoàn toàn tránh được những đám mây có tích điện trường cao hoặc có sét và có khả năng cách điện rất tốt. Hơn nữa, thiết kế nội thất hiện đại và tiện nghi cho hành khách.

Độ trong suốt của kính có cấu tạo rất đặc biệt là có khả năng thay đổi tùy theo hoàn cảnh. Vì vậy, nó có thể giảm ánh sáng lóa của mặt trời, hoặc hành khách có thể chiêm ngưỡng những đám mây đẹp lúc hoàng hôn hay bầu trời sao vào ban đêm.

Ngoài ra, phía trước của ghế hành khách sẽ được tích hợp màn hình không gian ba chiều, do đó hành khách có thể theo dõi được các tin tức hoặc chơi các trò chơi, và đàm thoại Email…

Các mặt của máy bay sẽ thay đổi màu sắc tùy theo điều kiện ánh sáng. Hơn thế, trên chiếc máy bay hiện đại này, còn có một hệ thống giải trí, chơi game và thu hình ảnh bằng cảm ứng nhiệt của con người và kết nối internet. Trong máy bay còn có cả sân golf.

Khung của máy bay được thiết kế theo cấu trúc sinh học giống hình xương chim, bao bọc bởi một lớp kính đặc biệt. Với thiết kế này, người ta vừa ứng dụng được sức bay vừa giúp hành khách có thể nhìn ngắm bầu trời khi đang bay.

Theo giám đốc nghiên cứu và công nghệ của Airbus Krein Axel, dự kiến nguyên mẫu đầu tiên xẽ được công bố vào năm 2020 và máy bay có thể cất cánh vào năm 2050.

Ông Krein Axel còn cho biết, có khả năng hãng hàng không Airbus sẽ thiết kế cho mỗi hành khách hoặc nhóm hành khách với cabin của cá nhân và không gian riêng khi bay trên những chuyễn bay hiện đại này của Airbus.

Dưới đây là một số hình ảnh mô phỏng chiếc máy bay tương lai của Airbus.



Phó Giám đốc Kỹ thuật của hãng Airbus Charles Champion mới thuyết trình giới thiệu về loại máy bay mới trong suốt.




Lớp vỏ máy bay trong suốt được thiết kế tinh vi hơn so với lớp vỏ truyền thống. Nó làm giảm khối lượng phi cơ, giảm chi phí nhiên liệu đồng thời cho phép hành khách ngắm nhìn bầu trời theo góc 360 độ.




Chiếc máy bay thương mại mới của Airbus sử dụng nhiên liệu hydrogen và động cơ khí động học và được gắn vào thân may bay thay vì gắn vào cánh như hiện nay nhằm giảm tiếng ồn.




Đi trên chiếc máy bay trong suốt của Airbus sẽ khiến hành khách có cảm giác như đang bay giữa bầu trời, nhìn thấy rõ mọi thứ trên không trung, không có sự ngăn cách.




Trong máy bay còn có cả sân golf.


[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 2)





Lực lượng Hải quân từ nhiệm vụ yểm trợ và tác chiến độc lập, đã hình thành lực lượng tác chiến mang tính chiến lược.

Chiến lược hải quân thời bình và thời chiến phản ánh trung thành đường lối chính trị của quốc gia, dân tộc với mục tiêu phát triển và bảo vệ lợi ích biển, đại dương.

Những yếu tố lịch sử của nghệ thuật quân sự Hải quân

Những thành tố đầu tiên của nghệ thuật quân sự Hải quân được hình thành từ rất lâu, khi xuất hiện các hạm đội và hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, vũ khí trang bị và các mô hình tác chiến.

Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, ở các nhà nước Hy Lạp cổ đại, La mã cổ đại và các nước khác, hạm đội được hình thành từ những tàu có mái chèo do nô lệ chèo thuyền. Chiến lược chiến tranh của các nước cổ đại đã để lực lượng hải quân như là lực lượng hỗ trợ và các hoạt động tác chiến của hải quân chủ yếu là vùng bờ biển.

Phương pháp tác chiến cổ điển vẫn là dùng mũi nhọn thân tầu để đâm và đổ bộ, đánh chiếm tàu đối phương. Chiến thuật duy nhất là các tàu chiến dàn hàng ngang và lao vào nhau, khả năng dành ưu thế ban đầu là kỹ năng điều khiển tàu của thuyền trưởng.

Một sự cố gắng đầu tiên trong xây dựng nghệ thuật quân sự Hải quân là tác phẩm của Vegetius thế kỷ thứ 5, có tên "Bản tóm tắt những đề xuất về tác chiến”. Trong bản tóm tắt này cùng với những hoạt động tác chiến khác ông đã đưa ra những giới thiệu sơ lược về phương pháp chiến đấu trên biển.



Trận hải chiến châu Âu thời phong kiến.


Châu Âu vào thời kỳ tiền phong kiến (đến thế kỷ thứ 10) hạm đội và nghệ thuật tác chiến trên biển chưa có những phát triển đáng kể.

Do sự phát triển mạnh mẽ về thương mại, trong thời kỳ chế độ phong kiến phát triển rực rỡ nhất ở châu Âu, kỹ thuật đóng tàu đã có những bước tiến mạnh mẽ.

Thế kỷ thứ 10 và 11 xuất hiện các tàu buồm, đồng thời là các thiết bị dẫn đường trên biển (la bàn, kính lục phân - dụng cụ đo độ cao mặt trời, để xác định vị trí con tàu, bàn đồ biển) cho phép tàu có thể đi dài ngày trên biển rộng. Từ thế kỷ 14, trên các tàu buồm được trang bị pháo thần công. Từ thế kỷ 15 – 16 bắt đầu chuyển hướng từ tàu có mái chèo sang sử dụng các tàu buồm, quá trình này kết thúc vào giữa thế kỷ 17.

Chiến lược quân sự hải quân hình thành vào thế kỷ 15 – 16, trong quân đội các nước thực dân như Italy, Bồ Đào Nha, sau đó là Anh, Pháp, và Hà Lan. Chiến lược xâm lược thuộc địa bằng hải quân đã nâng cao vị trí của hải quân trong chiến tranh, thay đổi tính chất sử dụng hải quân, đồng thời đặt lên vai của Hải quân nhiệm vụ độc lập như tiến công tàu hàng, chống cướp biến, cắt đứt các đường giao thông, liên lạc và vận tải đường biển, đồng thời bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của quân mình. Tuy nhiên, nghệ thuật tác chiến chưa phát triển, vẫn gần giống với nghệ thuật tác chiến thời La mã cổ đại.



Thiết giáp hạm - buồm.


"Ngoại giao pháo hạm" thúc đẩy sự phát triển của hải quân

Thế kỷ thứ 17, đánh dấu sự hình thành các hạm đội thường trực chiến đấu, trở thành công cụ quan trọng cho chính sách "ngoại giao pháo hạm" của các nước phát triển.

Sự phát triển mạnh mẽ của pháo hạm, sử dụng hạm đội pháo hạm như một vũ khí quan trọng chính trong các cuộc chiến đấu trên biển trong chiến tranh Anh – Hà Lan thế kỷ 17, làm thay đổi căn bản tận gốc về biên chế lực lượng, cơ cấu tổ chức của hạm đội tàu buồm và nghệ thuật tác chiến của hải quân.

Đòn tấn công chủ lực dành cho các thiết giáp hạm có trang bị pháo cỡ nòng lớn và số lượng nhiều, các tàu khu trục frigate nhỏ, các thuyền có mái chèo trang bị pháo nhỏ và các tầu hỏa công (fire – ship) đóng vai trò hỗ trợ trong các cuộc chiến đấu trên biển và phong tỏa trên biển.

Cơ cấu tổ chức hạm đội đã phức tạp hơn, các tàu đã liên kết lại thành các liên đội tàu dưới sự chỉ huy thống nhất của một tàu chỉ huy (Flagship) liên đội. Đội hình tác chiến của liên đội trong hải chiến và của hạm đội là tuyến cơ động chiến đấu, cho phép các tầu có thể cơ động trong tuyến cơ động của liên đội.

Phương án tác chiến này cho phép sử dụng hiệu quả hỏa lực của pháo hạm được bố trí nhiều hành bên sườn tàu. Đâm tàu vào nhau sử dụng ngày càng ít hơn, phương pháp đổ bộ lên tàu đối phương vẫn được áp dụng khi sử dụng tàu buồm, tác chiến theo phương pháp tuyến cơ động chiến đấu được sử dụng trong suốt thế kỷ 17 và 18.

Một đóng góp quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật quân sự Hải quân là nghệ thuật tác chiến của Hải quân Nga vào ¼ đầu thế kỷ 18 trong cuộc chiến tranh Bắc Âu, (Great Northern War năm 1700—1721) chống lại lực lượng Hải quân hùng mạnh của Thụy Điển.

Thay vì cùng với lực lượng của các nước phương Tây đổ bộ lên bờ, đánh phá đường vận tải của đối phương và một cuộc chiến tổng lực của các hạm đội. Vua Peter I đã áp dụng chiến thuật kiên quyết và chắc chắn, kết hợp tác chiến chặt chẽ giữa hải quân và lục quân đánh chiếm căn cứ hải quân của đối phương, lợi dụng hướng gió cơ động nhanh, tấn công hạm đội đối phương từ phía bên sườn, chia cắt đội hình tàu địch, bao vây và đổ bộ chiếm tàu.

Chiến thuật của vua Peter I đã được ghi vào "Điều lệnh tác chiến Hải quân năm 1720".

Giữa thế kỷ 18, pháo hạm đã có sự phát triển vượt bậc (tầm bắn xa hơn, khả năng xuyên và nổ phá mạnh hơn của đạn pháo, khả năng bắn chính xác hơn) do đó, đã xuất hiện những mâu thuẫn đối kháng trong tác chiến bằng phương thức tuyến cơ động chiến đấu cổ điển.



Vận động tác chiến của chiến hạm chống lại tuyến cơ động chiến đấu.


Đô đốc G.A.Spiridov, đô đốc F.F.Usacov (Nga) là 2 đô đốc đầu tiền trong thực tế hải chiến đã từ bỏ phương án tác chiến tuyến cơ động chiến đấu và đặt những bước đầu tiên cho phương án tác chiến hạm đội mới, vận động tác chiến chiều sâu.

Nghệ thuật hải chiến mới có đặc điểm khác hẳn so với phương án tác chiến trước đây là tính năng động cao trong tác chiến, quyết tâm đạt mục tiêu đã đặt trước, có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong liên đội và đã có những thành công trong các trận hải chiến ở Kênh Chios năm 1770, Tendra 1790, và Mũi Hảo vọng năm 1971.

Những thử nghiệm đầu tiên của lý thuyết nghệ thuật quân sự Hải quân vận động tác chiến được phản ánh khá sâu sắc trong tác phẩm của người Anh J. Clerk "Kinh nghiệm hải chiến”, chương 1-4 xuất bản năm 1790 – 1797, được dịch ra tiếng Nga với tiêu đề " Hạm đội vận động chiến” năm 1803.

Trong tác phẩm ông đã tổng kết những nguyên nhân dẫn đến những thất bại của Hạm đội Anh trong nhưng trận đánh giữa thế kỷ 18, đề xuất những kiến nghị thay đổi chiến thuật tuyến cơ động chiến đấu bằng những chiến thuật vận động chiến trong Hải chiến.

Nhưng trong nghệ thuật tác chiến Hải quân của những cường quốc biển ( Anh, Pháp, Italy, Hà lan) chiến thuật tuyến vận động chiến đấu vẫn được áp dụng chủ đạo đến cuối thế kỷ 18.



Chiến thuật vận động tác chiến và tác chiến độc lập của chiến hạm.



Chiến thắng của đô đốc người Anh G. Nelson ở Aboukir năm 1798, Trafalgar năm 1805, đô đốc người Nga ở trận "Battle of Athos” với sự áp dụng chiến thuật vận động tác chiến linh hoạt đã khẳng định tính ưu việt của chiến thuật vận động tiến công.

Chiến thuật này được xem xét cùng với quá trình vận động tiến cồng của liên đội hạm tàu để sử dụng triệt để hỏa lực pháo hạm và phá hủy khả năng điều khiển hải lực của hạm đội đối phương, đã phát huy tối đa khả năng độc lập tác chiến của chiến hạm.

Chiến thuật vận động đã bổ xung thêm nội dung tác chiến độc lập của hải thuyền và xuất hiện những đòi hỏi rất cao đối với thuyền trưởng trong nghệ thuật điều khiển tàu và sử dụng hỏa lực pháo binh trong hải chiến.

[BDV news]


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>> 'NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga'



NATO tiếp tục 'hứa miệng' với Nga về việc không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhắm vào nước này.

Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen trả lời hãng tin Interfax của Nga ngày 7/6 cho biết NATO coi Nga là đối tác hơn là đối thủ. Tuy nhiên, các yêu cầu của Nga về việc NATO cam kết không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhằm vào Nga vẫn chỉ đang thảo luận trong nội bộ khối này.

“Điều quan trọng nhất là chúng ta hướng tới việc tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn bằng cách tăng cường thảo luận và trao đổi, thay vì tìm một công thức pháp lý rồi thuyết phục 29 quốc gia đồng ý và phê chuẩn”, ông Anders Fogh Rasmussen cho biết.


Ông Anders Fogh Rasmussen trả lời phỏng vấn của Interfax


Tổng thư ký NATO cũng đưa lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO".

Trả lời hãng Interfax về viễn cảnh hợp tác phòng thủ giữa Nga và NATO, ông Rasmussen cho biết NATO không muốn Nga và NATO có chung hệ thống phòng thủ tên lửa.

Bởi, "NATO không thể chia sẻ hệ thống phòng thủ của liên minh với một nước không nằm trong liên minh", ông Rasmussen phát biểu, "Tuy nhiên chúng tôi ủng hộ việc Nga và NATO phát triển 2 hệ thống phòng thủ riêng biệt nhưng có sự liên kết để chia sẻ thông tin và cảnh báo tốt hơn về những mối đe dọa".

Trong diễn biến khác, hãng thông tấn Actmedia của Romania ngày 7/6 cho biết tuần dương hạm Monterey của Mỹ vừa cập cảng Constanta nhằm triển khai dự án lá chắn tên lửa của NATO ở nước này.

Đại sứ quán Mỹ tại Romani cho biết chuyến thăm của tàu Monterey đến nước này là 1 phần trong các động thái tăng cường quan hệ đối tác với Hải quân Romani cũng như tăng cường các khả năng hợp tác ở khu vực Biển Đen.

Không những thế, tàu Monterey còn cung cấp hệ thống phòng không AEGIS, cơ sở vật chất ban đầu cho hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được lắp đặt ở Romani trong các giai đoạn tiếp theo.


Tuần dương hạm Monterey của Mỹ cung cấp hệ thống phòng không AEGIS cho Romani. Ảnh: Rian


Romania là một trong những nước nằm gần biên giới với Nga cho phép NATO đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình.

Từ lâu, Nga đã phản đối việc các thành viên NATO triển khai các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này. Moscow cho rằng việc này là một mối đe dọa an ninh với Nga và phá vỡ sự cân bằng chiến lược của các lực lượng ở châu Âu.

Nga và NATO đã đồng ý hợp tác về lá chắn tên lửa trong hội nghị thượng đỉnh Nga - NATO tổ chức ở Lisbon vào tháng 11/2010. NATO khẳng định rằng nên có hai hệ thống độc lập trao đổi thông tin, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống với khả năng tương tác toàn diện.
[BDV news]




Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Mỹ dùng vũ khí hạt nhân chia rẽ châu Âu



Washington đã bí mật giúp đỡ Pháp đạt được sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân vào những năm 1970.


Thỏa thuận hợp tác hạt nhân giữa Pháp và Mỹ được chính thức ký kết vào năm 1996, song các hoạt động hỗ trợ bí mật đã được thực hiện từ rất lâu trước đó.

Các tài liệu mật được công bố bởi AFP cho thấy, trong những năm 1970, chính quyền của Tổng thống Mỹ Nixon đã bật đèn xanh cho việc bí mật giúp đở Pháp phát triển vũ khí hạt nhân nhằm gây chia rẽ châu Âu.

Việc giải mã các tài liệu mật cho thấy, ông Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ lúc đó tiết lộ, ông muốn làm cho người Pháp nghĩ rằng họ có thể cạnh tranh với Anh và làm suy yếu những nỗ lực thống nhất châu Âu.

Pháp đã thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên vào năm 1960, trở thành quốc gia thứ tư sau Mỹ, Liên Xô và Anh sở hữu vũ khí hạt nhân như một nỗ lực của Tổng thống Charles de Gaulle nhằm đưa nước Pháp trỏ thành một cường quốc.

Trước đó, 3 đời Tổng thống Mỹ đã từ chối hợp tác về vũ khí hạt nhân với Pháp vì lo ngại những chính sách ngoại giao của Tổng thống De Gaulle tạo ra một cuộc chay đua vũ trang dẫn đến việc nước Đức sở hữu vũ khí hạt nhân.


Sự tiến bộ trong công nghệ hạt nhân của Pháp có bàn tay của Washington.

Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Nixon nhận thấy chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Pháp là không thể dừng lại được, thay vào đó nên giúp đỡ Pháp và tạo ra đòn bẩy chiến lược.

Tại thời điểm đó, luật pháp Mỹ ngăn cản các hỗ trợ nước ngoài trực tiếp phát triển công nghệ hạt nhân. Do đó chính quyền Nixon đã gián tiếp cung cấp các tài liệu cho phía Pháp.

Robert Galley, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp dưới thời Tổng thống Georges Pompidou yêu cầu Mỹ hướng dẫn việc phát triển đầu đạn hạt nhân.

Trong một báo cáo gửi cho Tổng thống Nixon, ông Henry Kissinger nói rằng, Mỹ sẽ cung cấp thông tin cho phía Pháp một cách từ từ. Theo đó, Mỹ sẽ làm một điều gì đó cho nước Pháp hiểu biết thêm về công nghệ hạt nhân. Nhưng không phải tất cả được cung cấp một lúc, báo cáo nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Kissinger còn kết luận trong một tài liệu: “Chúng ta muốn giữ cho châu Âu sự phát triển đoàn kết của họ như là một khối đối với chúng ta. Nếu chúng ta giúp người Pháp mục tiêu của chúng ta sẽ được thực hiện”. Thông tin trên được lấy ra từ các tài liệu tìm thấy tại kho lưu trữ ĐH Quốc gia George Washington và Trung tâm lịch sử dự án phổ biến hạt nhân quốc tế.

Klaus Larres, một giáo sư tại ĐH Ulster cho biết, hành động của chính quyền Nixon là một bất thường đối với Mỹ.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Trực thăng cao tốc X3 đạt tốc độ bay 430 km/h



Công ty Eurocopter của châu Âu đã bước vào giai đoạn 2 thử nghiệm trực thăng cao tốc X3.

Thử nghiệm thuận lợi

Mục tiêu đặt ra của giai đoạn này là đạt tốc độ bay 220 hải lý/h (407 km/h), nhưng mốc này đã bị phá khi bay thử nghiệm hôm 12/5/2011. Theo đó, X3 đã đạt tốc độ 232 hải lý/h (430 km/h). Tốc độ này được duy trì trong vài phút.

Kết quả này đạt được trong chuyến bay thứ ba, sau khi cải tiến hộp số, cho phép động cơ hoạt động hết công suất.

Mục tiêu của chương trình phát triển là chế tạo máy bay có khả năng cất/hạ cánh thẳng đứng và có tốc độ bay hành trình hơn 220 hải lý/h (410 km/h).

Eurocopter bắt đầu bay thử X3 vào tháng 9/2010. Ở giai đoạn thử nghiệm đầu tiên, tháng 11/2010, X3 đã đạt tốc độ 180 hải lý/h khi công suất động cơ được cố ý giảm đi.



Trực thăng cao tốc X3.

Sau khi mẫu chế thử X3 được xác nhận có khả năng bay, các chuyên gia của Eurocopter đã thay thế hệ thống truyền động, cải tiến hộp số nhờ đó động cơ có khả năng hoạt động hết công suất. Theo các phi công thử nghiệm, tất cả các hệ thống của X3 đã hoạt động ổn định ở tốc độ cao, kể cả khi tắt máy lái tự động.

Máy bay phát sinh rung động nhỏ, không phải sử dụng các hệ thống giảm rung thụ động và chủ động.

X3 đang bay thử tại căn cứ trung tâm thử nghiệm bay thuộc Tổng cục Trang bị (DGA) của Bộ Quốc phòng Pháp. Việc thử nghiệm sẽ tiếp tục trong năm 2011, nhằm nghiên cứu hành vi của X3 ở các chế độ bay khác nhau.

Cấu tạo, tính năng trực thăng cao tốc X3

X3 có sơ đồ thiết kế cánh quạt hỗn hợp với 1 rotor nâng và 2 cánh quạt đẩy lắp trên 2 mút cánh. Mẫu chế thử X3 sử dụng thân vỏ của trực thăng Dauphin và được trang bị 2 động cơ turbine trục dẫn động rotor nâng 5 lá cánh và 2 cánh quạt bổ trợ trên đầu mút 2 cánh ngắn 2 bên thân. Kết cấu như vậy cho phép X3 đạt tốc độ cao.

Máy bay này có điểm khác với sơ đồ máy bay cánh quạt hỗn hợp ở chỗ có đuôi ngang lớn. Nhờ giải pháp kỹ thuật này mà trực thăng kết hợp được các phẩm chất của máy bay và trực thăng (cất/hạ cánh thẳng đứng).

Dự kiến, X3 được chế tạo theo nhiều biến thể và thực hiện nhiều nhiệm vụ như tìm cứu tầm xa, tuần tra biên giới, vùng biển gần bờ, chuyên chở hàng hóa, chở quân, chở người, tải thương, tìm cứu...

Nhờ có tốc độ hành trình cao và khả năng hạ cánh khi không có đường băng, máy bay có thể dùng cho nhiệm vụ đặc biệt, kể cả chuyên chở và bốc rút các toán trinh sát, hoạt động tìm cứu trong chiến đấu, tải thương.

Trực thăng tương lai này sẽ đạt tốc độ cao hơn 50% so với các mẫu hiện có ở mức chi phí khai thác tương đương.
[BDV news]


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không tối tân của Nga



Chuyên gia của Trung tâm phân tích Air Power Australia (APA), Tiến sĩ Carlo Kopp - nhà phân tích quốc phòng của Australia, người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ trong lĩnh vực kỹ thuật radio định vị đã khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf của Nga thực sự là “có một không hai trên thế giới”.

Trung tâm phân tích APA của Australia từ lâu đã thực hiện các công trình nghiên cứu hiệu quả các hệ thống phòng không và là nguồn tin có uy tín trong lĩnh vực quân sự.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf (khối NATO gọi là SA-21 Growler) là phiên bản mới nhất phát triển từ hệ thống tên lửa S-300, được quân đội Nga công bố từ tháng 1/1999. Tổ hợp S-400 được tích hợp nhiều tính năng kỹ, chiến thuật vượt trội so với các phiên bản trước đó cũng như một số loại tên lửa của phương Tây.




Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf được đưa vào trang bị ngày 28/4/2007 theo nghị quyết của Chính phủ Nga. Năm 2007, trung đoàn tên lửa phòng không cận vệ từng được tăng huân chương Cờ đỏ trong Lực lượng Không quân Nga thuộc Lực lượng Vũ trang đã được tái trang bị tổ hợp tên lửa phòng không này. Cơ sở vật chất kỹ thuật tương ứng đã được thiết lập và việc đào tạo sĩ quan cho trung đoàn này đang được tiến hành. Ngày 06/8/2007, tại ngoại ô Moscow tiểu đoàn và trung tâm chỉ huy S-400 đầu tiên đã bắt đầu trực chiến.





Cần khẳng định rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không di động S-400 của Nga sở hữu những đặc điểm kỹ - chiến thuật cao hơn so với những tổ hợp tương tự như vậy của nước ngoài. Chúng có thể được triển khai linh hoạt trong hệ thống phòng không phi chiến lược của cộng đồng châu Âu.





Tổ hợp tên lửa S-400 được thiết kế để làm nhiệm vụ phòng không và bảo vệ những mục tiêu quan trọng nhất khỏi các cuộc tấn công tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn chiến thuật và chiến thuật linh hoạt cũng như chống máy bay của hàng không chiến thuật và chiến lược. S-400 Triumf có thể tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.





Hệ thống S-400 vượt trội tổ hợp tên lửa Patriot của Mỹ về nhiều chỉ số. S-400 Triumf được thiết kế để phóng tên lửa theo chiều thẳng đứng nên nó có thể đáp trả các đòn tấn công tập kích đường không của địch từ bất kỳ hướng nào mà không cần phải mở máy phóng. Còn tổ hợp tên lửa Patriot vì phóng theo chiều nghiêng trong trận chiến cơ động nên buộc phải mở máy phóng, vì thế dẫn đến việc giảm khả năng của hỏa lực là điều bất biến. Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng đó là thời gian triển khai S-400. Nếu thời gian triển khai tổ hợp S-400 của Nga vào thế trận ít hơn 5 phút thì tổ hợp của Mỹ phải cần tới 30 phút để thực hiện điều này.




S-400 có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu trên không ở cự ly 400km. Đáng chú ý, tên lửa S-400 Triumf có thể tiêu diệt các loại tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500km và bắn được cả các loại tên lửa của hệ thống S-300 như 48H6E, 48H6E2.



Hệ thống S-400 đảm bảo tiêu diệt tên lửa đường đạn phi chiến lược ở cự ly khoảng 60km; xác suất cao tiêu diệt tất cả các loại mục tiêu; tính miễn nhiễm tiếng ồn cao; giải quyết tự động những nhiệm vụ chiến đấu; có khả năng tích hợp vào nhóm hệ thống phòng không.
[BDV news]


Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

>> NATO méo mặt vì xài sang



NATO đang điều chỉnh để hạn chế hiện tượng sử dụng các loại vũ khí đắt tiền để tiêu diệt các mục tiêu rẻ tiền.

"Hố đen" của nền kinh tế các nước NATO

Đơn giá thấp nhất cho một quả bom dẫn đường bằng laser được NATO dùng để không kích Libya là 25.000 USD. Đơn giá này có thể thay đổi tùy thuộc vào số lượng đặt hàng, chi phí có thể cao hơn nhiều với các loại bom dẫn hướng phức tạp và linh hoạt hơn.

Còn đơn giá ban đầu cho bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM là 40.000 USD. Do số lượng đặt hàng tăng lên nên đơn giá giảm xuống còn 25.000 USD. Còn bộ dẫn hướng laser cho bom Paveway II có đơn giá tới 12.000 USD cách đây 10 năm, hiện tại đơn giá này đã tăng gấp 3-4 lần.

Để sản xuất một quả bom Paveway III với đầy đủ bộ dẫn hướng và các thiết bị điện tử liên quan có đơn giá dao động từ 40.000-70.000 USD/quả. Nếu trang bị thêm bộ dẫn hướng GPS đơn giá còn cao hơn nữa. Ngay như biến thể EGBU-16 sản xuất tại châu Âu cũng có đơn giá tới 40.000 USD mỗi quả.




Các binh sĩ đang lắp bộ dẫn hướng cho bom thông minh JDAM.

Trong vòng một thập kỷ qua, chỉ tính riêng việc bán bom dẫn hướng laser đã mang về cho Tập đoàn Raytheon 2 tỷ USD lợi nhuận. Hiện tại, dây chuyền sản xuất bom điều khiển bằng laser đang hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu của các quốc gia NATO.

Với bom thông minh JDAM của Boeing, dù có sự sụt giảm về giá từ 40.000 xuống còn 25.000 USD. Song do số lượng bán ra tăng chóng mặt, Boeing cũng đã bỏ túi hơn 2 tỷ USD trong thập kỷ qua.

Ngoài Mỹ, không quân một số nước châu Âu cũng đang tính đến giải pháp sử dụng bom dẫn hướng siêu chính xác SPICE của Israel có đơn giá cỡ “khủng”, khoảng 480.000 USD.

Các cuộc xung đột tại Trung Đông và Trung Á làm tăng gấp đôi nhu cầu bom thông minh JDAM. Boeing đang tung ra một loại bom JDAM đường kính nhỏ có đơn giá khoảng 40.000 USD.

Chi phí không đi kèm với hiệu quả

Thực tế cho thấy rằng, dù sử dụng rất nhiều vũ khí công nghệ cao có đơn giá hàng chục thậm chí hàng trăm nghìn USD nhưng những vũ khí công nghệ cao đắt đỏ chỉ tiêu diệt được các mục tiêu vài ngàn thậm chí là vài trăm USD, như những chiếc xe bán tải gắn súng phòng không 12,7mm.




NATO sử dụng vũ khí công nghệ cao để tiêu diệt các mục tiêu không mấy giá trị.

Chắc chắn giá trị hiện tại của những chiếc xe này không quá 10.000 USD, để tấn công những chiếc xe liên tục di chuyển này không phải là chuyện đơn giản. Để tiêu diệt nó, cần đến ít nhất 1 một quả bom dẫn đường laser, nếu không thì phải 2-3 quả. (Đơn giá cho mỗi quả bom dẫn đường laser thấp nhất cũng 40.000 USD như đã nói ở trên). Cũng có trường hợp quả bom được ném xuống nhưng chẳng trúng mục tiêu nào.

Nếu xét ở góc độ chiến lược, tiêu diệt một chiếc xe như vậy hầu như không ảnh hưởng đến khả năng tác chiến của Quân đội Libya.

Dù NATO từng tuyên bố tiêu diệt được 50% hệ thống vũ khí của quân đội chính phủ. Tuy nhiên, chỉ là báo cáo đơn phương từ phía NATO. Trên thực tế, Quân đội Libya đang tấn công dồn dập vào thành phố Misrata.

Với tình hình hiện tại, nếu cuộc chiến kéo dài thêm, NATO sẽ không còn vũ khí công nghệ cao để tấn công nữa. Chính phủ các nước tham chiến cũng đang “méo mặt” vì vũ khí công nghệ cao làm cho chi phí cuộc chiến đang đè nặng lên ngân sách vốn đang gặp nhiều khó khăn vì khủng hoảng.

Giải pháp tình thế

Đối mặt với tình trạng sử dụng vũ khí công nghệ cao làm gia tăng chi phí cho cuộc chiến, nhưng hiệu quả tác chiến mang lại không như mong muốn. Trong khi đó nếu sử dụng các loại vũ khí thông thường sẽ làm tăng nguy cơ thương vong cho thường dân.

Hiện tại, NATO ngưng sử dụng các loại tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk, Storm Shaddow do quá tốn kém. Một giải pháp nữa đang được áp dụng là giảm số lần tấn công các mục tiêu, các mục tiêu giá trị thấp bị loại bỏ, chỉ tấn công các mục tiêu có giá trị cao như các trạm radar hay bệ phóng tên lửa.

Đồng thời, khối quân sự này đang chọn giải pháp tình thế là gắn bộ dẫn đường lên các loại bom "ngu" đường với một vài sửa đổi để giảm chi phí.



Pháp đang tính thay thế bom dẫn đường laser bằng loại tên lửa AASM.


Riêng Không quân Pháp đang xem xét một giải pháp khác, sử dụng một loại vũ khí dẫn đường chính xác được sản xuất trong nước là loại tên lửa AASM. Đây là loại tên lửa không đối đất được dẫn hướng kết hợp quán tính và GPS với chỉ số CEP là 10m.

Circular Error Probability: Sai số vòng tròn xác suất (50% số điểm chạm có thể nằm trong hoặc ngoài đường tròn khi ném bom, bắn tên lửa hoặc pháo kích); xác suất sai số tuần hoàn của tổ hợp vũ khí

Không quân Pháp tin rằng, sử dụng vũ khí mới sẽ giảm chi phí, bởi khả năng tấn công cực kỳ chính xác nên không phải sử dụng nhiều quả để tấn công một mục tiêu. Tuy nhiên hiện tại đơn giá của nó vẫn ở “trên trời” khoảng 300.000 USD.
[BDV news]


Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

>> Các loại bom uy lực trong thế chiến 2



Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bom được cho là vũ khí chiến đấu hiệu quả nhất, và cuộc chiến này giống như một cuộc chạy đua của các loại bom.



Dưới đây là một số "vận động viên" trong cuộc đua đó:

Tallboy và Grand Slam: bom mạnh nhất trong Thế chiến 2
Tallboy và Grand Slam là hai quả bom do kỹ sư thiết kế máy bay ném bom người Anh Barney Uellis chế tạo thành công vào năm 1942.

Là một kỹ sư hàng không nhưng Barney Uellis ít được biết đến trong vai trò này và không để lại nhiều dấu ấn. Tuy nhiên, ông trở nên nổi tiếng khi trở thành tác giả của các loại bom mạnh nhất Thế chiến 2.

Những kinh nghiệm và kiến thức về khí động học đã cho phép ông chế tạo thành công loại bom có sức công phá khủng khiếp Tallboy vào năm 1942.



Bom Tallboy và Grand Slam của Anh.


Nhờ việc thiết kế theo mô hình khí động học mới, quả bom Tallboy đã nhanh chóng đạt được tốc độ và thậm chí đã vượt qua cả những rào cản âm thanh. Được ném xuống từ độ cao hơn 4 km, Tallboy có thể xuyên thủng khối bê tông dày 3 m và khoan sâu vào lòng đất tới 35 m, sau vụ nổ Tallboy để lại trên mặt đất một hố sâu có đường kính lên tới 40m.

Chính vì vậy, hai lần quân đồng minh đã sử dụng những quả bom Tallboy để tấn công vào các mục tiêu kiên cố của Đức. Loại bom này còn đánh hỏng thiết giáp hạm Tirpitz của Đức, khi đang hoạt động trong vịnh Na Uy. Theo thống kê, trong cuộc chiến này, phe đồng minh đã sử dụng hơn 854 quả bom Tallboy để tấn công các mục tiêu của quân đội Đức.

Thành công này đã khiến nhà chế tạo Barney Uellisu trở nên nổi tiếng, từ đó, ông tiếp tục cho ra đời bom Grand Slam có sức công phá tương đương thậm chí còn mạnh hơn cả Tallboy, vào năm 1943. Grand Slam được phát triển dựa trên thiết kế của Tallboy, điểm khác biệt của loại bom này là có thể xuyên thủng và phá huỷ mục tiêu được che chắn bởi lớp bê tông dày 7m.

Sau chiến tranh, bom Grand Slam tiếp tục được trang bị và phục vụ trong Không quân Hoàng gia Anh, tuy nhiên lực lượng này sử dụng Grand Slam ít dần vì chi phí chế tạo quá cao.

Hiện, Không quân Hoàng gia chỉ còn lại những bản sao của Grand Slam như bom Halifax và Lancaster.

Grand Slam có trọng lượng: 5,4 tấn; Khối lượng thuôc nổ: 2,4 tấn; Bom có chiều dài: 6,35 m; Đường kính lên tới 0,95 m

Fritz-X: bom có điều khiển đầu tiên trên thế giới
Vào năm 1943, trước sức tàn phá của máy bay ném bom của quân đồng minh, Đức đã ngay lập tức đáp trả bằng việc nghiên cứu và chế tạo thành công bom có điều khiển Fritz-X.


Bom Fritz-X của Đức.


Sở dĩ, Fritz-X được gọi là bom có điều khiển nhờ tích hợp hệ thống dẫn đường FuG 203/230. Thông qua hệ thống này, người điều khiển có thể tấn công chính xác mục tiêu của đối phương.

Trong Thế chiến 2, song song với việc phe đồng minh nhanh chóng phát triển các loại vũ khí mới thì người Đức cũng đã đẩy mạnh việc sản xuất các loại bom thông minh hơn.

Bom có trọng lượng: 1,362 tấn; Khối lượng thuốc nổ: 320kg; Fritz-X có chiều dài : 3,32m; Đường kính: 0,84m;

Ngoài ra, phải kể tới bom chùm SD Schmetterling của người Đức, được chế tạo thành công vào năm 1939. Đây là loại bom có sức phá huỷ lớn và bán kính sát thương rộng. Bề ngoài của SD2 Schmetterling là một quả bom cỡ lớn, tuy nhiên bên trong là hàng trăm quả bom con cỡ nhỏ.

Bom chùm đã được chứng minh khả năng phá huỷ hiệu quả tại chiến trường châu Âu và Bắc Phi những năm trước đó. Không quân Đức cũng đã sử dụng bom chùm cassette SD2, có chứa 108 quả bom nhỏ để phá huỷ các mục tiêu của quân đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ 2.

[BDV news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> 'Lá chắn' tên lửa của châu Âu kiểu Nga



Trung tướng Oleg Ostapenko đã trình bày đề nghị mới của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu trong tương lai.



Nga và NATO đã đồng ý hợp tác trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào tháng 12/2010.

Tuy nhiên, NATO muốn thiết lập hai hệ thống riêng rẽ trong khi mong muốn của Nga là xây dựng một hệ thống liên hợp với khả năng phối hợp tác chiến toàn diện.

“Chúng tôi đã sẵn sàng cùng với các chuyên gia NATO phát thảo ra “kiến trúc cơ bản” của hệ thống này. Thiết kế sẽ là tập hợp của các ý tưởng và sự chọn lựa kỹ càng những vị trí bố trí radar, tên lửa đánh chặn và trung tâm điều khiển, xử lý dữ liệu”, ông Ostapenko nói trong cuộc họp báo với tờ Nhật Báo Izvestia.



Hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong vài năm trở lại đây.


Theo ông Ostapenko, việc xây dựng hệ thống chung bao gồm nhiều bộ phận nhỏ cấu thành sẽ hợp lý và kinh tế hơn cả. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ chịu trách nhiệm đánh chặn và phá hủy tên lửa trong những khu vực được giao.

Nga sẵn sàng xây dựng “lá chắn tên lửa” tại khu vực Đông Âu, biển Đen, biển Barents và Baltic. Thêm nữa, Nga muốn mọi hoạt động triển khai tên lửa đều phải được phối hợp bởi một trung tâm chỉ huy và hệ thống sự lý dữ liệu duy nhất.

“Để đảm bảo sự tin cậy và trao đổi thông tin minh bạch, Việc xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu hoạt động song song với trung tâm chỉ huy hoạt động phóng tên lửa là vô cùng cần thiết”, tướng Ostapenko cho biết.

Ngoài ra, một điều kiện của phía Nga đề ra là các chuyên gia của nước này phải được tham gia vào công tác điều hành hai trung tâm đầu nãocủa hệ thống. Nhiệm kỳ điều hành sẽ được luân phiên giữa các quốc gia thành viên.

[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> Tuần dương hạm Pháp cập cảng Hải Phòng



Chiến hạm Le Vendémiaire hôm qua tới Hải Phòng, bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày từ 25 đến 30/4. Khi nhổ neo tàu sẽ mang theo một thuỷ thủ Việt Nam tham gia thực tập trên chiến hạm này.



Đây là lần thứ ba tàu Le Vendémiaire đến thăm Việt Nam và lần thứ hai tới Hải Phòng kể từ lần đầu tiên năm 2001. Năm 2005 tàu này từng ghé thăm cảng miền trung Đà Nẵng. Ngoài ra các chiến hạm Pháp cũng liên tiếp có những chuyến thăm Việt Nam trong 3 năm gần đây.





Tuần dương hạm Le Vendémiaire tại cảng Hải Phòng. Ảnh: Đình Nguyễn


Thuyền trưởng Le Vendémiaire là Stanislas de Chargeres cho biết, khi tàu nhổ neo rời Hải Phòng sẽ có một thủy thủ của Việt Nam đi theo tham gia chương trình thực tập trên hải trình từ Hải Phòng tới Sihanoukville (Campuchia). Theo ông, cùng với các chuyến thăm của tàu chiến Pháp, việc một thuỷ thủ Việt Nam thực tập trên tàu Le Vendémiare cho thấy những tiến triển lớn trong quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước.

Trong 5 ngày thăm Hải Phòng, chỉ huy và thuỷ thủ tàu Le Vendémiaire đến chào xã giao lãnh đạo thành phố Hải Phòng, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh quân khu III. Thuỷ thủ trên tuần dương hạm cũng thi đấu giao hữu bóng chuyền với thủy thủ quân đội nhân dân Việt Nam. Đại diện quân đội Việt Nam và sinh viên Đại học Hàng hải Hải Phòng cũng sẽ lên thăm tàu Pháp.


Tháp pháo 100 mm tại phần mũi tuần dương hạm Le Vendémiaire.



Trung tá Stanislas de Chargeres, thuyền trưởng tàu Le Vendémiaire.



Nội thất ấm cúng trong phòng khách trên tàu.



Trực thăng trên bãi đáp phía sau tuần dương hạm.



Hệ thống radar dẫn đường và xác định mục tiêu.



Một nữ thuỷ thủ đứng gác bên chiếc trực thăng trên tàu.



Tuần dương hạm Le Vendémiaire neo lại Hải Phòng trong 5 ngày.


Tuần dương hạm Le Vendémiaire nằm trong lô gồm 5 chiếc tương tự của hải quân Pháp được đóng năm 1993, có chức năng đảm bảo chủ quyền của nước này trên các vùng biển khác nhau. Tàu có chiều dài 93 mét, rộng 14 mét và độ mớn nước là 4,5 mét, với thủy thủ đoàn gồm 93 người.

Trên tàu trang bị một máy bay trực thăng, một tháp pháo 100 mm, hai tên lửa hạm đối hạm, hai súng máy F2 20 mm và 4 súng máy 12,7 mm. Le Vendémiaire đóng căn cứ tại New Caledonia (Tân Đảo), cho thấy Pháp là nước châu Âu duy nhất có vùng lãnh thổ và lực lượng hải quân thường trực tại vùng Thái Bình Dương.


[Vnexpress news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> Bên lề chiến sự Libya: Mỹ và EU có "đồng sàng dị mộng"?



Xuất phát từ một phong trào xã hội mang tính nội sinh, nhưng sau khi quân đội nước ngoài tiến vào, chính biến tại Bắc Phi đã rất nhanh chóng trở thành trò chơi chiến lược giữa các nước lớn. Sự triển khai của tiến trình “ghi điểm tính công” đang đánh dấu việc Mỹ và châu Âu trở thành nhân vật chính trong cuộc chơi này.

Quan hệ Mỹ và châu Âu xưa nay vốn đã phức tạp, cùng với thay đổi của tình hình “ghi điểm”, mối quan hệ này sẽ phát triển theo hướng nào? Dưới đây là bài phân tích của GS. Vương Hồng Cương, Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại của Trung Quốc.

Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp có lợi ích chung rộng rãi trên nhiều lĩnh vực như kiểm soát tài nguyên Bắc Phi, thúc đẩy dân chủ tại khu vực, bảo vệ quyền uy phương Tây… Dự trữ dầu khí tại Libya trong bản đồ năng lượng thế giới có vai trò rất quan trọng, giá trị kinh tế và chiến lược của nguồn tài nguyên này là rất rõ ràng; làn sóng dân chủ khu vực kết thúc trong các cuộc tấn công mạnh mẽ của Gaddafi đối với phe đối lập, Mỹ và châu Âu cũng không thể ngồi yên; hơn nữa, trong tình hình thế giới đều cho rằng chỉnh thể thế giới phương Tây đang suy yếu, tổ chức các quốc gia không thuộc phương Tây đang trỗi dậy, Mỹ và châu Âu cũng vì thế mà cảm thấy vui vẻ gì.

Những lợi ích và suy tính chung này là động lực chính để Mỹ và châu Âu bắt tay “ghi điểm”.




Biếm họa: Mỹ và EU cùng nhau "kiếm ăn" từ cuộc chiến Libya (Ảnh: VOD)


Tuy nhiên, những lợi ích chung này không thể che đậy những bất đồng sâu sắc của hai bên về vấn đề địa chính trị. Bất luận là trong chiến lược địa chính trị của Mỹ hay là của châu Âu, Bắc Phi đều là một mắt xích vô cùng quan trọng; mà lợi ích cơ bản của hai bên tại khu vực này lại là lợi ích mang tính cạnh tranh. Do đó, “mặt trận thống nhất” của hai bên không ổn định.

Trên bản đồ địa chính trị của Mỹ, Bắc Phi là cửa ngõ quan trọng trong việc can thiệp chiến lược vào môi trường phát triển của châu Âu, cũng như quyết định việc tiến vào châu Phi của các nước này. Với tư cách là “lãnh đạo của thế giới”, Mỹ cần cảnh giác với những thách thức tiềm ẩn đến từ tất cả các nước lớn khác đối với vị trí của mình. Tạo dựng môi trường phát triển xung quanh của các nước lớn này là phương án ứng phó địa duyên rất quan trọng.

Vì cảnh giác với việc Nga dựa vào môi trường xung quanh trỗi dậy trở lại, sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã trấn áp phạm vi chiến lược xung quanh nước Nga thông qua các biện pháp như mở rộng NATO về phía đông, can thiệp kinh tế, chính trị…

Mỹ lấy chống khủng bố làm lý do đưa quân vào Afghanistan và Pakistan, trên khách quan cũng chia Nam Á thành “Nam Á của Mỹ” và “Nam Á của Ấn Độ”, để Ấn Độ làm “ông lớn” tại Nam Á.

Để ngăn chặn Trung Quốc, Nhật Bản làm suy yếu vị trí thống trị của Mỹ thông qua hợp tác láng giềng và thúc đẩy nhất thể hóa khu vực, Mỹ đã áp dụng hàng loạt các biện pháp chiến lược để sắp đặt bàn cờ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việc Mỹ kiểm soát toàn diện lâu dài đối với Châu Mỹ Latin vô hình trung cũng phần nào tạo dựng môi trường phát triển xung quanh cho sự trỗi dậy của Brazil.

Đối với cục diện lâu dài tại Trung Đông, Mỹ đã gây áp lực đến ảnh hưởng của các nước khác tại khu vực này.



Đồng thời, tuy là đồng minh của Mỹ, nhưng một châu Âu đang ngày một nhất thể hóa, hơn nữa không ngừng mở rộng ra xung quanh cũng là đối tượng Mỹ phải cảnh giác, thậm chí là đối tượng Mỹ phải cảnh giác hơn cả. Các nước Bắc Phi như Libya, Tunisia, Ai Cập,… vừa hay là con đường các nước châu Âu “nam hạ” xuống Châu Phi, ý nghĩa của những nước Bắc Phi này đối với chiến lược địa duyên của Mỹ thì không cần nói cũng đã rõ.

Nhìn từ phía châu Âu, từ sau Chiến tranh thế giới thứ 2, các cường quốc công nghiệp hùng mạnh một thời nhưng đã thất thế như Anh, Pháp, Đức,… cũng đang nỗ lực tìm kiếm con đường trỗi dậy. Sự kiện thành lập EU đã thể hiện mục đích chiến lược trong ý đồ liên kết để lấy lại uy thế của các quốc gia này.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của châu Âu cũng cần dựa vào môi trường xung quanh thuận lợi. Tại phía đông, nhờ dựa vào sức Mỹ thành công, thuận lợi “đông tiến” trong quá trình hợp lực ứng phó với Nga. Tại phía nam, lại thông qua "tiến trình Barcelona" thúc đẩy Chính sách Địa Trung Hải mới, đẩy mạnh toàn diện quan hệ với các nước láng giềng Bắc Phi trong quá trình “nam hạ”. Với châu Âu mà nói, xâm nhập và can thiệp vào Bắc Phi có thể là điểm tựa chiến lược vững chắc để tiến hành trỗi dậy toàn diện. Châu Phi là mảnh đất chưa được khai phá hết, xây dựng Bắc Phi thành “sân sau” của châu Âu có ý nghĩa chiến lược đối với việc khẳng định vị trí của lục địa già trong thế giới đa cực hóa và phục hồi toàn diện về kinh tế - chính trị.

Do đó, dựa vào lợi ích chung hiện nay đối với việc thay đổi chính quyền Libya, Mỹ và châu Âu còn có thể “cùng hội cùng thuyền”; nhưng trong tương lai, một khi tình hình thay đổi, mâu thuẫn giữa 2 bên nhất định gia tăng. Chúng ta có thể mạnh dạn nghĩ rằng, nếu Mỹ quyết định xây dựng Bộ Tư lệnh châu Phi tại Libya thì cục diện địa duyên tại khu vực này sẽ có thay đổi to lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ giữa Mỹ và châu Âu.

Đương nhiên, cạnh tranh tại Libya chỉ là một phần trong quan hệ Mỹ và châu Âu; trong vấn đề ngăn chặn “bên thứ 3” đặt chân vào châu Phi, Mỹ và châu Âu có sự đồng thuận chiến lược sâu sắc hơn. Ngoài ra, nhìn vào mức liên quan lợi ích của các bên ở phạm vi quốc tế và mối tương hỗ ràng buộc truyền thống giữa hai bên, tình trạng dễ xảy ra nhất đối với mối quan hệ 2 bên tại Bắc Phi nhiều khả năng sẽ là cạnh tranh nhưng không xung đột.


[Xinhua news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Boeing phát triển hệ thống SM-3 IIB



Boeing tiếp tục nhận được sự tin tưởng của Bộ Quốc phòng Mỹ, giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến SM-3 IIB.

Boeing đã giành được hợp đồng phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa Standard Missile-3 Block IIB (SM-3 IIB). Dự án thuộc quyền chỉ đạo của cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) với giá trị lên tới 41,2 triệu USD.

SM-3 IIB là một bộ phận chủ chốt trong chương trình phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu của Bộ Quốc phòng Mỹ. Theo dự kiến, mục đích của dự án là cung cấp khả năng phòng bị trước các tên lửa hành trình tầm xa.

MDA là cơ quan kiểm soát, phát triển, đặt ra kế hoạch từng phần cho dự án SM-3 IIB. Theo dự kiến, thời gian triển khai SM-3 IIB là vào năm 2020.



SM-3 IIB sẽ là "hòn đá tảng" trong hệ thống phòng thủ của Mỹ trong tương lai.


“Nhóm thực hiện dự án SM-3 IIB của Boeing sẽ cộng tác chặt chẽ cùng MDA và Hải quân Mỹ để phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến này. Chúng tôi cam kết sẽ tận dụng mọi nguồn lực tốt nhất của Boeing cho dự án quan trọng này. Vì đây sẽ là bộ phận quan trọng trong hệ thống phòng thủ của quốc gia trong tương lai”, Greg Hyslop – phó giám đốc Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing phát biểu.

Cùng làm việc với Bộ phận Phòng thủ tên lửa chiến thuật của Boeing còn có Phantom Works. Theo các chuyên gia, nguồn lực đầy kinh nghiệm của Boeing cùng công nghệ tiên tiến của Phantom Works sẽ tạo nên bước đột phá cho dự án SM-3 IIB.

“Trong vài năm trở lại đây, những nhóm nghiên cứu công nghệ đánh chặn tên lửa tiên tiến của Boeing đã tham gia sáng tạo công nghệ dành cho thế hệ tên lửa tiếp theo. Vì vậy, chúng tôi sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến mới này vào SM-3 IIB nhằm giúp hoàn thành mục tiêu đầy tham vọng của dự án quan trọng này”, Alex Lopez – phó giám đốc của bộ phận Phantom Works trực thuộc Boeing cho biết.

[Vietnamnet news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Vũ khí Nga phủ đầy khu vực Mỹ Latinh



Danh sách các đối tác trong khu vực Mỹ Latinh của những nhà cung cấp vũ khí Nga ngày càng mở rộng hơn. Ngay cả quốc gia như Brazil trước đây vốn thích vũ khí Mỹ cũng thể hiện sự quan tâm đến trang thiết bị quân sự của Nga.

Những tổ hợp tên lửa phòng không S-300V của Nga dự kiến sẽ được cung cấp cho Venezuela trong một vài năm tới, Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax hôm 14/4 tại triển lãm vũ khí LAAD-2011 ở Brazil từ ngày 12-15/4 vừa qua.

Theo ông, Venezuela là khách hàng mua vũ khí và trang thiết bị quân sự nhiều nhất của Nga tại Mỹ Latinh. “Một phần các thỏa thuận ký với Venezuela đã được thực hiện, còn các hợp đồng khác đang nằm trong giai đoạn thực hiện”, ông Sergei Ladygin tuyên bố với hãng tin Interfax.




Ông Ladygin bổ sung thêm rằng, trong 5 năm trở lại đây “các hợp đồng cung cấp trang thiết bị quân sự trị giá 11 tỷ USD đã được ký kết”, vì thế, Venezulea là một trong những quốc gia nhập khẩu chính vũ khí Nga tại Mỹ Latinh.

“Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Venezulea mua nhiều vũ khí đến như vậy. Vâng, là bởi vì Venezuela đã bắt đầu hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang và đây là một quá trình khách quan, không liên quan đến bất kỳ điều gì khác”, ông giải thích.

Nói đến tương lai ký các hợp đồng mới, theo ông Ladygin, điều đó sẽ phụ thuộc vào lãnh đạo chính trị - quân sự của Venezuela. “Chỉ có lãnh đạo mới có quyền thông qua quyết định mua hay không. Ít nhất, chúng ta vẫn luôn có khả năng sửa chữa và nâng cấp vũ khí đã cung cấp trước đây cũng như tiến hành đào tạo các chuyên gia quân sự để vận hành và sửa chữa trang thiết bị đã mua theo mong muốn của Venezuela”, ông Ladygin chia sẻ.

Ngoài Venezuela, các nước lớn khác thuộc Mỹ Latinh cũng bày tỏ sự quan tâm với trang thiết bị quân sự Nga. Phó Tổng giám đốc công ty Sukhoi Boris Bregman trước đây đã thông báo, công ty Sukhoi cùng với Rosoboronexport hy vọng có thể quay lại tham gia đấu thầu nếu vụ đấu thầu chiến đấu cơ được khôi phục tại Brazil.

Brazil cũng bày tỏ quan tâm đến việc tổ chức sản xuất trên lãnh thổ của mình xe bọc thép Tiger của Nga. Ngoài Brazil, Uruguay, Venezuela và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác đều quan tâm đến xe bọc thép mới của Nga.

Tại triển lãm LAAD-2011, công ty Trực thăng Nga đã ký các thỏa thuận thành lập trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật đối với trực thăng Mi-171A1 và Ka-32A11VS. Thỏa thuận đã được ký với Аtlas Taxi Aereo (công ty vận hàng trực thăng Mi-171A1) và Helipark Taxi Aereo (công ty vận hành Ka-32A11VS), phóng viên của Interfax – AVN cho hay.

Những máy bay không người lái (UAV) như Irkut – 3 và Irkut – 10 trưng bày tại triển lãm LAAD-2011 cũng đã gây được sự sự chú ý và quan tâm lớn của các nhà quân sự cũng như các chuyên gia dân sự khu vực Mỹ Latinh. Tập đoàn Irkut lần đầu tiên giới thiệu tại Brazil UAV Irkut-3 và Irkut-10 của mình.

Giám đốc marketing phụ trách khu vực các nước Bắc và Nam Mỹ của tập đoàn Irkut cho biết, trong quá trình diễn ra triển lãm, các cuộc gặp gỡ và hội đàm - với đại diện lãnh đạo quân sự cũng như tổ chức dân sự của Brazil, Chile, Ecuador, Peru và hàng loạt quốc gia Mỹ Latinh khác có quan tâm thực sự đến những hệ thống không người lái của Nga - đã được tổ chức.

Cục trưởng Cục khu vực của Cơ quan Xuất khẩu vũ khí quốc phòng Nga Sergei Ladygin cho rằng, Nga coi các nước Mỹ Latinh như một đối tác tiềm năng và gia tăng hợp tác kỹ thuật quân sự với những quốc tại khu vực này. Trước đó, ông tiết lộ: “Trong năm 2010, Nga đã nhận được hơn 1 tỷ USD từ việc cung cấp trang thiết bị cho khu vực Mỹ Latinh”.

Theo đánh giá của ông, vài năm trở lại đây, quan hệ hợp tác kỹ thuật quân sự với Venezuela phát triển ổn định; quan hệ Nga với Peru, Ecuador, Mexico, Colombia, Uruguay, Bolivia, Paragoay đạt được bước tiến mới về chất; các nước khác như Brazil và Argentina – những quốc gia có truyền thống mua vũ khí Mỹ và châu Âu – đã bắt đầu mua vũ khí của Nga.

Theo ông, tất cả điều đó chứng minh rằng các nước Mỹ Latinh không chỉ đánh giá cao vũ khí và trang thiết bị chiến đấu của Nga mà còn thấy nước Nga là một đối tác đáng tin cậy đối với họ.


[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> 'Của hiếm' trong không quân các cường quốc



Dù "lỗi mốt", nhưng máy bay cánh quạt vẫn có mặt trong biên chế nhiều cường quốc quân sự và trở thành "của hiếm" trong lực lượng không quân các nước này.

Trong hai cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918) và lần thứ hai (1939 – 1945), hàng nghìn máy bay chiến đấu, ném bom động cơ cánh quạt đã tung hoành trên khắp thế giới.



Đội bay P-51 Mustang tung hoành trên khắp bầu trời Châu Âu trong thế chiến lần thứ hai.


Tuy nhiên, kể từ sau đại chiến lần hai, máy bay phản lực đã xuất hiện soán ngôi của máy bay cánh quạt. Dần dần, những máy bay chiến đấu sử dụng động cơ cánh quạt bị loại ra khỏi thành phần trang bị các quốc gia trên thế giới.

Đến ngày nay, việc tìm ra kiểu máy bay cánh quạt chiến đấu thực sự gần như “mò kim đáy bể”. Tuy nhiên, còn một số loại máy bay chiến đấu cánh quạt còn hoạt động đến tận ngày nay. Thực sự bất ngờ khi nó lại được tìm ra trong thành phần trang bị của các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như: Mĩ, Nga và Brazil.

Sau đây là ba loại máy bay chiến đấu cánh quạt hiện đại:

Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B (Mĩ)
Máy bay chiến đấu cánh quạt AT – 6B do hãng Hawker Beechcraft (Mĩ) phát triển dựa trên máy bay huấn luyện T – 6


Máy bay tấn công hạng nhẹ AT-6B..


AT – 6B được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ như: hỗ trợ tấn công tầm ngắn, tìm kiếm và cứu nạn trong chiến đấu, trinh thám và huấn luyện chiến đấu.

Dù là máy bay cánh quạt nhưng các thiết bị điện tử trang bị trên AT – 6B không hề thua kém so với máy bay chiến đấu phản lực hiện đại trên thế giới. Buồng lái được bọc giáp bảo vệ, phi công được lắp đặt màn hình hiển thị ngang tầm mắt (HUD); Ba màn hình tinh thể lỏng đa năng (MFD) hiển thị các thông số kĩ thuật bay trợ giúp phi công; Hệ thống cảnh báo cho phi công về tình trạng máy bay (liên quan tới động cơ, cánh máy bay, cánh quạt…) và đặc biệt là hệ thống đối phó trả đũa điện tử thường thấy trên các chiến đấu cơ phản lực hiện đại.


AT-6B có thể coi là máy bay đa nhiệm vụ được trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại.


Vũ khí của AT – 6B mang trên 6 giá treo ở cánh máy bay bao gồm: súng máy, tên lửa không đối không AIM – 9, tên lửa không đối đất AGM – 65, bom dẫn đường Pageway, bom đường kính nhỏ và rocket.

Máy bay trang bị động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A – 68 cho phép nó đạt tầm bay hơn 1.600km.

Máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu – 95 (Nga) Tu – 95 là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa sử dụng động cơ cánh quạt duy nhất còn hoạt động trên thế giới.

Ra đời từ những năm 1950, Tu – 95 có hơn 50 năm hoạt động liên tục trong đơn vị máy bay ném bom chiến lược của không quân Liên Xô và ngày nay là không quân Liên bang Nga.


Tu-95 do phòng thiết kế Tupolev nghiên cứu phát triển từ những năm 1950.


Kíp lái của Tu-95 gồm 7 thành viên. Máy bay được trang bị các thiết bị điện tử như ra đa thời tiết, ra đa điều khiển hỏa lực pháo (ở đuôi Tu – 95 được bố trí tháp pháo hai nòng cỡ 23mm), ra đa định vị và ném bom Obzor, ra đa ống kính đồng bộ và hệ thống cảnh báo sớm chống tên lửa Mak – UT IR.

Máy bay chiến lược tầm xa Tu – 95MS (phiên bản sử dụng rộng rãi) có khả năng mang 15 tấn vũ khí bao gồm: 6 tên lửa hành trình tầm xa mang đầu đạn hạt nhân Kh – 55 (tầm bắn 3.000 km) hoặc lựa chọn mang 14 tên lửa không đối hạm Kh – SD (tầm bắn 600 km) hoặc tám tên lửa hành trình chứa trong ống phóng Kh – 101 (tầm bắn 3.000 km).

Tất cả các tên lửa cũng tương tự như Tu – 160 đều lắp trên các máy phóng quay chứa trong khoang bom.


Tu-95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe đưa cả chiếc máy bay lên bầu trời cùng 15 tấn vũ khí.



Máy bay tiếp dầu IL-78 chuẩn bị tiếp liệu cho Tu-95.


Tu – 95 trang bị bốn động cơ tuốc bin cánh quạt cực khỏe Samara Kuznetsov NK – 12MP cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 650 km/giờ, trần bay 13.000 mét, bán kính chiến đấu 6.400 km hoặc 8.200 km nếu được tiếp nhiên liệu trên không.

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 (Brazil)

Máy bay chiến đấu cánh quạt hạng nhẹ EMB – 314 được hãng Embrear (Brazil) phát triển và chế tạo.

EMB – 314 là phiên bản nâng cấp từ máy bay huấn luyện EMB – 312 với khả năng đạt tốc độ lớn hơn và trần bay cao hơn.


Máy bay chiến đấu cánh quạt Embrear EMB-314.


EMB – 314 là máy bay chiến đấu hai chỗ ngồi, buồng lái được bọc giáp. Máy bay trang bị hệ thống điện tử do hãng Elbit System (Israel) cung cấp, gồm: màn hình HUD, hai màn hình màu tinh thể lỏng (MFD), máy tính đa nhiệm tiên tiến, hệ thống định vị GPS, hệ thống tấn công và định vị quán tính la de.

Ngoài khả năng thực hiện nhiệm vụ ban ngày, EMB – 314 cũng có khả năng tác chiến ban đêm nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị kính ngắm ảnh nhiệt.


EMB-314 vũ trang tên lửa và bom hoặc súng máy.


Vũ khí của EMB – 314 mang trên năm giá treo trên cánh và thân (tổng trọng lượng vũ khí khoảng 1.500 kg), bao gồm: hai súng máy 12,7mm (tốc độ bắn 1.100 viên/phút); tên lửa không đối không tầm ngắn AIM – 9 hoặc MAA – 1; tên lửa không đối đất; bom không điều khiển và rocket.

Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A – 68A cho phép EMB – 314 đạt tốc độ tối đa 560 km/giờ, trần bay 10.000 mét và tầm bay 1.500 km/giờ.

[BDV news]


Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

>> Indonesia và Hàn Quốc cam kết phát triển KF-X



[BDV news] Chương trình hợp tác phát triển chung máy bay tiêm kích thế hệ mới KF-X giữa Indonesia và Hàn Quốc sẽ được ký kết trong tháng 4/2011.

Hàn Quốc và Indonesia đã ký một bản dự thảo xác định danh mục các chương trình mà hai quốc gia sẽ thực hiện trong vòng 10 năm để phát triển tiêm kích KF-X.

Bản dự thảo này được ký vào ngày 13/3/2011 trong chuyến thăm Indonesia của đoàn đại biểu cấp cao quân đội Hàn Quốc.

Đây là kết quả của biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển một máy bay tiêm kích chung giữa Hàn Quốc và Indonesia vào tháng 7/2010.

Hợp đồng chính thức cho chương trình phát triển tiêm kích chung này sẽ được ký kết trong tháng 4/2011 với các điều khoản chi tiết cho việc hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.



Hình mẫu khí động học của tiêm kích KF-X.


Theo một báo cáo cho biết, Indonesia đã đồng ý tài trợ 20% kinh phí cho chương trình. Phía Hàn Quốc sẽ tài trợ 60% kinh phí, hai chính phủ đang hy vọng rằng phần kinh phí còn lại sẽ được tài trợ bởi các nhà thầu trong và ngoài nước quan tâm đến dự án.

Tổng kinh phí cho chương trình phát triển bản thiết kế khí động học, đánh giá tính năng cùng với sản xuất nguyên mẫu thử nghiệm là 4,1 tỷ USD. Tổng kinh phí cho toàn bộ chương trình phát triển vào khoảng 8 tỷ USD.

Hàn Quốc đã theo đuổi chương trình phát triển tiêm kích KF-X từ năm 2001, nhằm phát triển một máy bay tiêm kích hiện đại. Máy bay mới được kỳ vọng sẽ có được các đặc tính hiện đại như Rafale của Pháp, hay EF-2000 Typhoon của Châu Âu, thậm chí là có thể so sánh với F-35 Lighting II của Mỹ.


KF-X sẽ có khả năng mang vũ khí bên trong khoang để tăng khả năng tàng hình, bên cạnh đó còn có thể mang các vũ khí ở ngoài thân.


Dự kiến nguyên mẫu KF-X sẽ được trình làng vào năm 2020, tổng số lượng đặt hàng cho cả hai bên Hàn Quốc và Indonesia vào khoảng 120 chiếc, và có thể nhiều hơn tùy thuộc vào năng lực của máy bay.

Thông tin chi tiết về thỏa thuận không được tiết lộ, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, công ty hàng không vũ trụ Dirgantara Indonesia sẽ là nhà thầu chính phía Indonesia cho chương trình phát triển này. Nhiều khả năng đây cũng sẽ là cơ sở thiết kế và sản xuất chính cho chương trình tiêm kích KF-X.

Phía Hàn Quốc nhiều khả năng sẽ có sự tham gia chính của Cơ quan mua sắm quốc phòng Hàn Quốc DAPA. Một số nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Thỗ Nhĩ Kỳ đang xem xét tham gia vào chương trình KF-X.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang