Sáng sớm ngày 4/7/1976, gần 200 lính đặc nhiệm của Israel bất ngờ tập kích vào sân bay Entebbe (Uganda), vô hiệu hóa không tặc, giải cứu toàn bộ con tin, Chiến dịch này đã thực hiện thành công một kế hoạch mạo hiểm, gây tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Lúc hơn 8 giờ ngày 27/6/1976, chiếc Airbus chuyến bay số 139 của hãng hàng không Pháp chở 245 hành khách cất cánh từ sân bay Almza (Hy Lạp) bị hai tên không tặc, 1 nam 1 nữ đe dọa bay về hướng Nam Phi, máy bay hạ cánh tiếp dầu tại sân bay Benghazi (Lybia). Sau đó nó tiếp tục cất cánh, và địa điểm phía trước của chiếc Airbus là: Sân bay Entebbe, Uganda. Trong lúc đó, ở dinh thủ tướng Israel, thủ tướng Yitzhak Rabin vừa bước vào văn phòng, Bộ trưởng Bộ Vận tải Jacobi đưa tận tay Thủ tướng Rabin một bức điện khẩn. Bức điện viết: “Lúc 8 giờ 50 phút sáng hôm nay, một chiếc Airbus của hãng hàng không Pháp chuyến bay số 139 bị bắt cóc khi bay từ sân bay Almaza (Hy Lạp) đến Paris, hiện chưa có thông tin cụ thể”. 3 giờ ngày 28/6/1976, chiếc máy bay chuyến 139 hạ cánh trong màn đêm xuống sân bay Entebbe tại thủ đô Kampala của Uganda, miền Trung Châu Phi. Vào lúc hơn 7 giờ sang cùng ngày, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Israel Simon Peres vừa từ sân bay quay về văn phòng nhận được tin tình báo chiếc máy bay bị bắt cóc đã hạ cánh xuống sân bay Entebbe tại Kampala của Uganda. Chiếc Airbus bị không tặc dừng ở Benghazi, sau đó bay thẳng đến Entebbe, Uganda Trong văn phòng rực sáng ánh đèn của bộ quốc phòng, bản đồ và các tấm ảnh chụp được trải rộng trước mặt tổng tham mưa trưởng Gor và các phụ tá, họ đang nghiên cứu kế hoạch sử dụng lính đặc nhiệm tấn công giải cứu con tin. Hàng loạt vấn đề hóc búa cần tìm lời giải, đường bay ngắn nhất cũng là 3.652km, nếu không có điểm đỗ máy bay chiến đấu không thể quay về, đường bay của máy bay phải qua đều là những nước thù địch, nhóm khủng bố lại được chính quyền sở tại hậu thuẫn,... Trong quá trình này, các kênh thông tin của Israel được phát huy tối đa, gồm kênh ngoại giao lẫn tình báo. Qua các kênh này, người Israel biết rằng sẽ không thể nào đàm phán với lực lượng khủng bố thả con tin, vì lập trường của họ là không nhân nhượng và những tên khủng bố cũng vậy. Dù vậy, Israel quyết định đàm phán để kéo dài thời gian, chuẩn bị cho một cuộc giải cứu có 1 không 2. Sân bay Entebbe ở Thủ đô Kampala, Uganda. Kịch bản giải cứu Các sĩ quan Israel tính toán, nếu sử dụng lực lượng không quân, các máy bay chiến đấu bắt buộc phải vòng tránh các nước Arab và các nước châu Phi, tránh tầm kiểm soát của hệ thống radar cảnh giới của Somali do Liên Xô chế tạo. Ngoài ra còn cần tính đến cự ly bay của máy bay chiến đấu, bắt buộc phải có căn cứ tiếp dầu. Phương án dự phòng là sử dụng trực thăng đổ bộ ban đêm hoặc cho lính dù đổ bộ đường không, nhưng phương án này bị loại trừ do tốc độ tác chiến chậm, thiếu tính bất ngờ. Cuối cùng giải pháp sử dụng máy bay vận tải C-130 bất ngờ hạ cánh tập kích đã được chọn. Để nâng cao khả năng thành công của chiến dịch, sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về sân bay Entebbe như tình trạng đường băng, radar cảnh giới, pháo phòng không, lực lượng bố phòng của quân Uganda tại sân bay, sơ đồ nơi giam giữ con tin…, đặc nhiệm Israel đã tiến hành diễn tập đổ bộ. Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, dự kiến thời gian tập kích kéo dài trong 55 phút, dự kiến trong tình huống xấu nhất số người thương vong, gồm cả con tin và lính đặc nhiệm khoảng 30-35 người. Thời gian tiến hành tập kích cần chọn đúng thời điểm không có máy bay chở khách nào cất hạ cánh tại Entebbe. Thông tin cho biết từ 12 giờ ngày thứ bảy đến 2h30 ngày hôm sau sẽ không có máy bay hạ cánh, và quyết định được đưa ra là lực lượng tham chiến sẽ rút khỏi sân bay trước 2h30. Phòng chờ sân bay Entebbe, nơi giam giữ các con tin Phân công tác chiến Tổng chỉ huy là tư lệnh không quân Pered đi trên chiếc Boeing-707 bay đến khu vực hồ Victoria gần ngoại ô thủ đô Kampala, từ vị trí này ông điều hành toàn bộ chiến dịch. Chuẩn tướng Danfi Melon đi trên chiếc C-130 số 1, chỉ huy lực lượng tập kích, trung tá Jonathan Nentayahu (anh trai thủ tướng Israel Benjamin Nentayahu) chỉ huy giải cứu con tin. Bốn chiếc C-130 đã nằm chờ lệnh trên đường băng. Các khí tài trang bị như xe jeep gắn súng máy, xe thiết giáp, tên lửa chống tăng……Tất cả đều được đưa lên máy bay. Tấm bản đồ sân bay Entebbe được trải rộng trước mắt các thành viên lực lượng đặc nhiệm, trung tá J. Nentayahu lấy tòa nhà của phòng đợi cũ của sân bay làm trung tâm trình bày kĩ về tình trạng sân bay. Tiếp đó lực lượng đặc nhiệm được cung cấp các bức ảnh chụp bọn khủng bố. Ông Nentayahu nhấn mạnh: “Thành công hay không sẽ được quyết định trong vài giây, phải cố gắng hết sức, khi tiếp cận vị trí con tin bị giam giữ, tiêu diệt bọn khủng bố, không để chúng có cơ hội bắn lại dù chỉ một phát súng”. Ông không biết rằng, trận đánh này sẽ là trận đánh vinh quang nhất cuộc đời ông, và cũng là trận đánh cuối cùng của người anh trai thủ tướng Israel sau này. Chiếc C-130 cất cánh trực chỉ hướng Entebbe Tổng cộng 4 chiếc C-130 tham chiến, 1 chiếc C-130 dự bị, 1 chiếc C-130 làm nhiệm vụ chuyển tiếp liên lạc giữa lực lượng tập kích và Tel Aviv, 1 máy bay tiếp dầu, 8 chiến đấu cơ F-4E bảo vệ, 2 chiếc Boeing-707 chỉ huy và cứu thương. Và các nhân vật chính, 280 lính đặc nhiệm chủ yếu lấy từ lữ đoàn Golan. Lúc 3h30 phút chiều ngày 3 tháng 7 năm 1976, những chiếc máy bay C-130 này đã cất cánh, nhằm thẳng hướng thủ đô Kampala, Uganda. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn C-130 Hercules. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn C-130 Hercules. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011
>> Đặc nhiệm Israel giải cứu con tin năm 1976 (kỳ 1)
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
>> Máy bay vận tải quân sự C-17
Sau chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ nhận ra những bất cập của máy bay vận tải hạng nặng và ngay sau đó đã đưa ra một số yêu cầu cho các phiên bản thiết kế mới.
C-17 là phiên bản được tích hợp các tính năng của C-5 và C-130 Hercules. C-17 cũng đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài bao gồm Anh, Australia, Canada, và Qatar...và các cơ quan quốc phòng thuộc khối NATO. Cuối năm 2010, Không quân Mỹ đã thực hiện hàng loạt các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III có sử dụng nhiên liệu sinh học mới. Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại căn cứ không quân Edwards của Mỹ. Dưới đây là một số hình ảnh về C-17 Globemaster III: Máy bay vận tải quân sự C-17 được quân đội Mỹ ưu ái phát triển và sử dụng. Sử dụng nhiên liệu sinh học cho C-17 là bước tiến đột phá của quân đội Mỹ. C-17 đã khẳng định khả năng vận chuyền của minh trong những cuộc chiến như ở khu vực Balkans, Afghanistan và Iraq. Máy bay có khả năng chuyên chở các trang thiết bị quân sự hạng nặng. Hiện tại quân đội Mỹ biên chế một số lượng lớn C-17. C-17 làm nhiệm vụ đáp hàng tiếp tế và chi viện. Chiều dài: 53,04 m; Sải cánh dài: 51,76 m; Chiều cao: 16,79 m; Trọng lượng rỗng:125.645 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 265.350 kg; Động cơ: 4 động cơ Pratt & Whitney PW2040; Tốc độ hành trình: 830 km/h; Tốc độ bay thả dù: 215-465 km/h; Trần bay thực tế: 13.715 m; C-17 được trang bị bốn động cơ cánh quạt phản lực. |
Nhãn:
AH-64,
Anh,
Australia,
C-130 Hercules,
C-17,
C-5,
Canada,
M2/M3 Bradley,
Mỹ,
Qatar,
UH-60 Blackhawk
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)