[BDV news] Chính quyền Libya cáo buộc Qatar cung cấp cho phe đối lập các tên lửa chống tăng MILAN do Công ty Euromissile của Pháp sản xuất.
Tuyên bố này được Thứ trưởng Ngoại giao Libya Khaled Khaim đưa ra ngày 13/4 trong cuộc họp báo tại Tripoli. Quan chức ngoại giao Libya cũng tuyên bố rằng, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới thành phố Benghazi, nơi tập trung lực lượng chính của phe nổi dậy. Trước đó, có thông tin rằng, Qatar dự định gửi các tên lửa chống tăng cho lực lượng nổi dậy tại Libya, tuy nhiên không công bố chính xác loại tên lửa nào. Tên lửa chống tăng Milan. Ảnh army-technology.com Lãnh đạo phe nổi dậy Abdel Fattah Younes một vài ngày trước cũng thông báo, Qatar đã gửi các cố vấn quân sự tới Benghazi để huấn luyện cho quân nổi dậy cách dùng tên lửa chống tăng và các loại vũ khí khác. MILAN (Missile d'Infanterie Leger Antichar) là tên lửa chống tăng vác vai do Công ty Euromissile (Pháp) sản xuất. Những biến thể khác nhau của MILAN đang được biên chế cho quân đội nhiều nước trên thế giới. Tên lửa MILAN cũng có trong trang bị của lực lượng trung thành với ông Gaddafi. Pháp và Libya đã ký thỏa thuận cung cấp loại tên lửa này vào năm 2007. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Qatar. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Qatar. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
>> Qatar cấp tên lửa cho quân nổi dậy Libya?
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Tên lửa phòng không cơ động và vác vai của Libya còn sống sót
[Vietnamdefence news] Một số phương tiện chiến đấu của phòng không Libya, trong đó có các hệ thống tên lửa phòng không cơ động SA-6 (Kvadrat) và SA-8 (Osa) đã tránh khỏi bị tiêu diệt sau cuộc tấn công đầu tiên chống các hệ thống phòng không tĩnh tại.
Tuy nhiên, nhìn chung, hệ thống phòng không và radar báo động sớm của Libya đã bị tiêu diệt, Phó đô đốc Mỹ Bill Gortney cho biết. Ông cũng cho biết, đang có sự “suy giảm hoạt động đáng kể của các radar phát hiện mục tiêu bay của Libya”. Kinh nghiệm các chiến dịch quân sự trước đó cho thấy, việc phát hiện và tiêu diệt một số hệ thống phòng không cơ động có thể mất nhiều thời gian. Mặc dù, các hệ thống này đang không hoạt động ở chế độ chiến đấu, việc sử dụng các máy bay tác chiến điện tử EA-18G sẽ giúp chế áp, ngăn chặn sử dụng các hệ thống đó nếu như Libya cố sử dụng chúng. Phạm vi sử dụng sức mạnh quân sự khắt khe có lẽ sẽ tạo ra những hạn chế trong sử dụng tên lửa chống radar nhằm vào các đài radar và trong trường hợp này nhiễu sẽ được sử dụng. Việc triệu hồi các tiêm kích-bom Tornado GR4 của Không quân Anh đang thực hiện một cuộc tập kích tầm xa cho thấy mức độ hạn chế trong sử dụng sức mạnh quân sự. Lý do hủy bỏ cuộc tấn công là việc phát hiện có dân cư trong khu vực mục tiêu. Ông Gortney cũng cho biết, Libya còn một số lượng lớn tên lửa phòng không vác vai SA-7 (Strela). Trong khi đó, Qatar đã thông báo việc 4 tiêm kích Mirage 2000 của họ tham gia thiết lập vùng cấm bay ở Libya |
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
>> Mỹ thực sự muốn các đồng minh Ả Rập dân chủ?
Nhìn vào làn sóng bạo loạn chống chính phủ ở Bắc Phi, Washington dường như luôn dao động về lập trường. Nhưng, rõ ràng hiện nay chính phủ Barack Obama đang thực hiện chính sách:
Biểu tình chống chính quyền vẫn đang diễn ra tại Lybia. Trong thời gian bạo loạn tại Ai Cập, ban đầu Washington ủng hộ Tổng thống Ai Cập, đồng minh lâu nay của Mỹ, Hosni Mubarak, nhưng sau đó lập trường dần dần thay đổi, và cuối cùng lại đứng về phía những người biểu tình, yêu cầu Mubarak từ chức. Các nước Ả rập từng kêu gọi Mỹ để cho Mubarak “ra đi có thể diện”, nhưng Obama không nghe, khiến họ rất tức giận. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng hoài nghi về cách làm của Nhà Trắng (quan hệ giữa quân Mỹ và Ai Cập rất chặt chẽ). Mubarak ra đi, các nước vùng Vịnh tức giận Một số người lo ngại, Mỹ ép Mubarak buộc phải từ chức một cách nhanh chóng như vậy sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ tại Cairo, ảnh hưởng đến sự ổn định của Bắc Phi. Lý do của Nhà Trắng là người biểu tình trên đường phố ở Ai Cập lên đến hàng trăm ngàn, Mỹ bất đắc dĩ phải thay đổi lập trường của họ. Trên thực tế, khi Nhà Trắng chuyển sang ủng hộ những người biểu tình, trong con mắt của tổ chức nhân quyền, là đã quá muộn, chứ không phải quá sớm, vì vậy đã bị chỉ trích. Sau sự đổi thay ở Ai Cập, các nước Ả Rập vẫn tiếp tục vận động Mỹ nghĩ đến sự ổn định của khu vực Ả Rập, không nên ủng hộ các phần tử chống chính phủ. Họ đặc biệt lo ngại, một khi vua Hamad của Bahrain cũng bị lật đổ, khu vực này sẽ là xuất hiện "hiệu ứng domino", rất nhiều nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi ngai vàng quyền lực. Người lao động nhập cư đang cố gắng tháo chạy khỏi Libya hỗn loạn càng sớm càng tốt, rất nhiều người chưa được di tản phải trú ẩn trong các khu trại tị nạn tạm thời. Họ cũng cảnh báo Mỹ, nếu mất đi đồng minh quan trọng này, đối phương có thể chuyển sang thân Iran. Trong khi đó, cộng đồng tình báo Mỹ lo ngại về một hậu quả khác: Saudi Arabia sẽ tấn công Bahrain, đàn áp các phiến quân người Shiite, khiến cho mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng bị đe dọa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ chính trị và kinh tế hai nước. Công tác vận động thay mặt cho Bahrain do Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh đi đầu. Nước thành viên của Ủy ban này ngoài Bahrain, còn có các nước như Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE. Kết quả, chính quyền Obama đã xác định chính sách đối với các nước Ả Rập, đó chính là ủng hộ các đồng minh trong khu vực (bao gồm Bahrain và Morocco) muốn thúc đẩy cải cách chính trị, chứ không hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ. Một quan chức Mỹ cho biết: "Bắt đầu từ Bahrain, (Mỹ) chính phủ đã có một số hành động, muốn nhấn mạnh đến tính ổn định của công tác cai quản. Mọi người đều hiểu là, Bahrain quá quan trọng, không thể sụp đổ được". Cai quản ổn định, trừ Libya Tuy nhiên, Libya là một ngoại lệ trong đối tượng thực hiện chính sách này. Libya vốn từ lâu đối đầu với Mỹ, nhưng do đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân nên đã cải thiện quan hệ một phần với Mỹ. Trước tình hình xảy ra biểu tình ở Libya, phản ứng đầu tiên của Obama là giữ im lặng, nhưng sau đó đã chỉ trích nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã có các hành động bạo lực đối với người dân nước này, kêu gọi Gaddafi từ chức. Nhưng có người chỉ trích Obama đã có phản ứng quá chậm, hiện nay buộc phải áp dụng các hành động quân sự. Có quan chức Nhà Trắng thẳng thắn thừa nhận, quyết định một tháng trước của chính phủ không thực sự hoàn hảo, đó là một quá trình rút kinh nghiệm của họ. Ông nói: “Chúng ta luôn nói, những nước này cần phải cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, nhưng chính sách mà người dân thực sự cần mỗi nước có khác nhau”. |
Nhãn:
iran,
Kuwait,
Lybia,
Mỹ,
Oman,
Qatar,
Saudi Arabia,
tổng thống Lybia Gadhafi,
UAE,
xung đột chính trị
Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011
>> Máy bay vận tải quân sự C-17
Sau chiến tranh Việt Nam, Không quân Mỹ nhận ra những bất cập của máy bay vận tải hạng nặng và ngay sau đó đã đưa ra một số yêu cầu cho các phiên bản thiết kế mới.
C-17 là phiên bản được tích hợp các tính năng của C-5 và C-130 Hercules. C-17 cũng đã thu hút được nhiều khách hàng nước ngoài bao gồm Anh, Australia, Canada, và Qatar...và các cơ quan quốc phòng thuộc khối NATO. Cuối năm 2010, Không quân Mỹ đã thực hiện hàng loạt các chuyến bay thử nghiệm máy bay vận tải quân sự C-17 Globemaster III có sử dụng nhiên liệu sinh học mới. Các cuộc thử nghiệm đã diễn ra tại căn cứ không quân Edwards của Mỹ. Dưới đây là một số hình ảnh về C-17 Globemaster III: Máy bay vận tải quân sự C-17 được quân đội Mỹ ưu ái phát triển và sử dụng. Sử dụng nhiên liệu sinh học cho C-17 là bước tiến đột phá của quân đội Mỹ. C-17 đã khẳng định khả năng vận chuyền của minh trong những cuộc chiến như ở khu vực Balkans, Afghanistan và Iraq. Máy bay có khả năng chuyên chở các trang thiết bị quân sự hạng nặng. Hiện tại quân đội Mỹ biên chế một số lượng lớn C-17. C-17 làm nhiệm vụ đáp hàng tiếp tế và chi viện. Chiều dài: 53,04 m; Sải cánh dài: 51,76 m; Chiều cao: 16,79 m; Trọng lượng rỗng:125.645 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 265.350 kg; Động cơ: 4 động cơ Pratt & Whitney PW2040; Tốc độ hành trình: 830 km/h; Tốc độ bay thả dù: 215-465 km/h; Trần bay thực tế: 13.715 m; C-17 được trang bị bốn động cơ cánh quạt phản lực. |
Nhãn:
AH-64,
Anh,
Australia,
C-130 Hercules,
C-17,
C-5,
Canada,
M2/M3 Bradley,
Mỹ,
Qatar,
UH-60 Blackhawk
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)