Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Anh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

>> Anh phóng thành công hệ thống tên lửa Sea Viper



Tàu khu trục phòng không Type-45 của Hải quân Hoàng gia Anh vừa hoàn thành bài tập thử nghiệm với hệ thống phòng không Sea Viper.


Tàu khu trục HMS Daring đã hoàn thành thử nghiệm phóng tên lửa Sea Viper và hoàn thành xuất sắc việc tiêu diệt mục tiêu giả định.

Theo đánh giá của Hải quân Hoàng gia Anh, Sea Viper là một trong những hệ thống phòng không cho tàu chiến tối tân nhất hiện nay.

Kết hợp với khả năng tuyệt vời của tàu khu trục Type-45, hệ thống tạo nên năng lực tác chiến đối không hoàn toàn mới trên biển.


Hệ thống Sea Viper thử nghiệm thành công đánh trúng mục tiêu giã định.


Sea Viper là hệ thống tên lửa đối không dành cho tàu chiến, được sản xuất bởi EuroPaams, một liên doanh giữa Eurosam, MBDA và Ukams.

Hệ thống điện tử của Sea Viper chạy trên môi trường Windowns 2000 dành cho tàu chiến và nó tương thích với các giao tiếp điện tử của tàu khu trục Type-45.

Hiện tại, Sea Viper được thử nghiệm duy nhất trên tàu Type-45 của Hải quân Hoàng gia Anh, sử dụng tên lửa đối không Aster -30, hệ thống có khả năng phóng 8 tên lửa trong vòng 10 giây.

Tên lửa đối không đa năng Aster-30 có khả tham chiến đối không chống máy bay, tên lửa diệt hạm và tên lửa đạn đạo. Tên lửa có tốc độ lên đến Mach-4,5 (5.040km/h), tầm bắn hiệu quả từ 3-120km. Tên lửa được dẫn đường kết hợp, đường truyền dữ liệu và radar chủ động ở giai đoạn cuối.

Hệ thống Sea Viper được thiết kế để đối phó trước một cuộc tấn công bằng tên lửa chống hạm siêu âm như BrahMos, P-800 Yakhont hay P-270 Moskit.



HMS Daring là tàu khu trục phòng không hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia.

Bộ trưởng Bộ thiết bị hỗ trợ quốc phòng và công nghệ Peter Luff cho biết: “Sea Viper là một trong những hệ thống vũ khí tiên tiến nhất thế giới. Kết hợp với tàu khu trục đa chức năng Type-45 sẽ cung cấp cho Hải quân Hoàng gia một khả năng chưa từng có trong tác chiến chống lại các cuộc không kích đáng sợ nhất”.

Giới chức quân sự Anh rất tự hào về khả năng của Sea Viper. Theo đó, hệ thống có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa từ mọi góc độ, và bất kể tốc độ, cận âm hay siêu âm. Cùng với tàu Type-45, "bộ đôi" này đại diện cho một bước nhảy vọt lớn trong năng lực tác chiến của Hải quân Hoàng gia Anh.

Đại úy Guy Robinson, sỹ quan chỉ huy của tàu khu trục HMS Daring cho biết “Việc phóng thành công Sea Viper là cột mốc quan trọng trong việc kết hợp các mảnh ghép cuối cùng cho việc triển khai hoạt động. Tôi rất hài lòng với thử nghiệm này, đội tác chiến đối không của chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm với các thủ tục phức tạp nhất”.

Sự thành công của hệ thống tên lửa đối không Sea Viper là động lực quan trọng để các nhà chế tạo vũ khí Anh tiếp tục hoàn thiện khả năng của Sea Viper trong các tàu khu trục Type-45 sắp được đưa vào sử dụng là HMS Diamond, và HMS Dragon.
[BDV news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Anh đội giá gấp đôi



Chi phí chế tạo hai hàng không mẫu hạm của Anh đã tăng gần gấp đôi, tính từ thời điểm ký hợp đồng vào tháng 7/2008.



Anh đã quyết định thay đổi thiết kế 2 hàng không mẫu hạm mới để phù hợp với khả năng mang máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin.

Từ đó đến nay, chi phí chế tạo hai tàu sân bay mới bị “đội lên” đáng kể, từ 1,7 tới 3 tỷ USD.

Đây là một con số được coi là “khiêm tốn” vì Chính phủ Anh đã quyết định sử dụng hệ thống hãm, đẩy phù hợp với biến thể F-35 dành cho hải quân thay vì dùng hệ thống cất-hạ cánh theo phương thẳng đứng đắt tiền.




Hai tàu sân bay mới sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của hải quân hoàng gia Anh.


Theo người phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh, việc trang bị những hệ thống cất/hạ cánh mới cho tàu sân bay sẽ tăng cường khả năng phối hợp cùng các đồng minh NATO và giảm thiểu chi phí vận hành.

Một liên minh bao gồm BAE Systems, Babcock International và Thales chịu trách nhiệm chế tạo hai hàng không mẫu hạm mới cho Hải quân Anh.

Ước tính, Anh sẽ phải chi tới 11,7 tỷ USD cho thương vụ này. Đây là một con số khổng lồ nếu so sánh với dự toán 6,5 tỷ USD vào thời điểm hợp đồng được ký vào tháng 7/2008.

Năm 2010, Anh đã buộc phải điều chỉnh chi phí lên 8,7 tỷ USD.


[BDV news]


Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2011

>> Góc nhìn về vấn đề Libya từ châu Phi



Libya sẽ đi đâu về đâu? Lối thoát nào cho cuộc khủng hoảng chính trị quân sự tại đây? Đó là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.

Ngày 19/3/2011, Pháp, Anh, Mỹ mở màn cuộc không kích chống lại quân đội của Tổng thống Gaddafi theo Nghị quyết 1973 của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia trên thế giới tin rằng, hành động can thiệp quân sự với mục đích bảo vệ dân thường khỏi các cuộc tấn công của quân đội chính phủ, cải thiện tình hình nhân đạo tại đây, sẽ cho kết quả ngược lại.

Động cơ nào của hành động quân sự?

Một số nhà phân tích cho rằng, phương Tây có mục đích khác đằng sau việc thực thi vùng cấm bay để bảo vệ thường dân theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc.

Abdullatif Haj Hussein, một nhà phân tích chính trị người Sudan nói với Tân Hoa Xã rằng, thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.

“Chúng ta đã nhận thấy bài học từ Iraq và Afghanistan, can thiệp quân sự vào các quốc gia này có liên quan mật thiết với lợi ích kinh tế và chính trị. Lượng dầu mỏ của Libya chiếm 2/3 nhu cầu của các quốc gia đang tiến hành can thiệp quân sự vào Libya, các quốc gia này đang tìm kiếm một giải pháp nhằm đảm bảo lợi ích về dầu mỏ của họ tại Libya”, Ông Hussien đã nói.

Ông cũng lưu ý thêm rằng: “Tham vọng to lớn của các cường quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi đường đi của các cuộc biểu tình tại Libya và các quốc gia khác. Các nước lớn đang tìm cách vẽ một bản đồ mới tại Bắc Phi và Địa Trung Hải và Nghị quyết số 1973 là cơ hội lớn để thực hiện điều này”.



Vùng cấm bay chỉ là cái cớ cho hành động can thiệp quân sự vào Libya.


Abdul-Rahim al-Sunny một nhà phân tích trị người Sudan khác cho biết: “Mục tiêu đằng sau sự can thiệp quân sự tại Libya là chia nước này thành hai miền phía Đông và phía Tây và đưa đất nước này trở lại thời kỳ đã tồn tại dưới sự cai trị của vua Al –Sanousi”

Ông Abdul-Rahim al-Sunny cho biết thêm: “Một khía cạnh nữa giải thích cho động cơ can thiệp quân sự vào Libya là để bán vũ khí, thúc đẩy chính phủ các nước trên tiếp tục rót vốn cho các chương trình phát triển vũ khí. Đó là lợi ích cốt lõi của phương Tây, họ sẽ kéo dài cuộc chiến tại Libya càng lâu càng tốt, và dường như họ không quan tâm đến việc lật đổ ông Gaddafi. Tôi tin rằng, các nước phương Tây lọ ngại người Hồi Giáo sẽ kiểm soát Libya nếu ông Gaddafi bị lật đổ”

Các chuyên gia cho rằng, tầm quan trọng của dầu mỏ tại Libya không nằm ở số lượng mà ở chất lượng của dầu mỏ tại đây. Hiện tại, Libya đang sản xuất 2 triệu thùng dầu thô mỗi ngày và đang có kế hoạch tăng sản lượng lên đến 3 triệu thùng mỗi ngày trong những năm tới. Năm 2010, các công ty dầu mỏ tại Libya phát hiện ra hơn 24 mỏ dầu mới.

Liên minh châu Phi và nhiều quốc gia trên thế giới phản đối sự can thiệp quân sự để giải quyết tình hình tại Libya. Can thiệp quân sự làm chiến sự trở nên phức tạp hơn, kéo dài và đó sẽ tạo ra một cuộc khủng khoảng nhân đạo nghiêm trọng hơn bao giờ hết.

Nghị quyết 1973 ra đời nhằm bảo vệ thường dân trước các cuộc tấn công của quân đội chính phủ ông Gaddafi. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy chiều hướng ngược lại, vùng cấm bay được lập ra để bảo vệ thường dân tại các khu vực do lực lượng nỗi dậy kiểm soát, nhưng lại gây hại cho thường dân tại các khu vực do quân đội chính phủ kiểm soát.

Với lực lượng nỗi dậy, thiếu vũ khí hạng nặng, binh sĩ không có kinh nghiệm chiến đấu. Rõ ràng, họ không thể dành chiến thắng nếu không có sự can thiệp quân sự từ bên ngoài.

Anh, Pháp, Italy đã điều động cố vấn quân sự đến Libya hỗ trợ cho lực lượng nỗi dậy. Điều đó càng khẳng định họ đang muốn chia Libya thành hai miền, phía Tây do Tổng thống Gaddafi quản lý và phía Đông do Hội đồng chuyển tiếp quốc gia TNC đại diện cho lực lượng nỗi dậy kiểm soát.

Cần lưu ý rằng, phía Đông là khu vực giàu dầu mỏ nhất của Libya.

Liên minh châu Phi AU tin rằng, một giải pháp chính trị là chìa khóa cho cuộc xung đột tại Libya. Chủ tịch AU cho biết: “Ngay từ đầu, chúng tôi tin rằng, tình hình tại Libya chỉ có thể giải quyết bằng một giải pháp chính trị”. Tuy vậy, Bruce Jones, Giám đốc của Trung tâm hợp tác quốc tế ĐH New York cho biết, vẫn chưa thấy các hoạt động xúc tiến cho một thỏa thuận ngừng bắn giữa đôi bên.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị tin rằng, bất kỳ giải pháp chính trị nào cần phải được kiểm soát bởi chính người dân Libya. Họ chứ không phải ai khác mới chính là những người có quyền quyết định về vận mệnh của đất nước mình. Thực tế cho thấy rằng, phương Tây đã không thành công trong việc tái thiết Iraq và Afghanistan sau chiến tranh.


[BDV news]


Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

>> Cận cảnh "cỗ máy chiến tranh" NATO chống Libya



Sứ mệnh bảo vệ dân thường Libya bằng "mọi biện pháp cần thiết" của liên quân hiện đã được 4 tuần song sức mạnh của sứ mệnh này đang dần yếu đi.

Anh và Pháp hiện dẫn đầu sứ mệnh sau khi Mỹ chuyển giao quyền lãnh đạo vào 31/3. Tuy nhiên, liên quân NATO dường như đang tan rã khi cố gắng tiếp tục chặn bước tiến của lãnh đạo Libya - đại tá Gaddafi. Trong khi đó, lực lượng của Gaddafi vẫn đang bao vây Misurata và thực thi những chiến thuật khiến họ tránh được việc trở thành mục tiêu của không lực phương Tây.



Chiến đấu cơ Mirage 2000 của Pháp đang đậu ở căn cứ không quân Solenzara tại đảo Corsica hôm 5/4.



Lính thủy đánh bộ Hoàng gia Anh giúp thực thi lệnh phong tỏa hải quân Libya hôm 11/4.



Máy bay chiến đấu Mirage 2000 của Pháp từ căn cứ không quân Istres xếp hàng chờ tới lượt tiếp nhiên liệu trên biển Địa Trung Hải hôm 30/3



Máy bay chiến đấu F-15E Strike Eagle của Mỹ chuẩn bị bay tới Libya từ căn cứ quân sự Lakenheath ở Anh hôm 19/3.



Máy bay AWACS của không lực Mỹ cất cánh từ tàu sân bay Charles de Gaulle ở biển Địa Trung Hải hôm 24/3



Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle của Pháp rời Toulon để tới Libya hôm 20/3.



Chiến đấu cơ JAS 39 Gripen của không lực Thụy Điển cất cánh khỏi Kallinge, Thụy Điển.



Phi công Pháp leo lên khoang của chiếc chiến đấu cơ Rafael tại căn cứ không quân Solenzara trên đảo Corsica




[VITINFO news]


Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

>> Công nghệ gen – vũ khí “huỷ diệt” của tương lai (P.I)



Gen là chiếc chìa khoá để giải mã sinh mệnh con người. Những thành tựu thu được từ những công trình nghiên cứu về gen sẽ giúp cho con người có thể tự nắm giữ và quyết định sinh mệnh của mình.

Sự ra đời của chú cừu Dony bằng phương pháp nhân bản vô tính và sự thành công trong việc lập ra biểu đồ giải mã gen đã làm chấn động thế giới. Đây có thể coi là "thành tựu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người", "cái mốc về khoa học nghiên cứu sinh mệnh con người" nguồn tư liệu sinh động nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay". Thành công của những phát kiến mới trong lĩnh vực gen di truyền được sánh ngang với việc chế tạo thành công bom nguyên tử đầu tiên và việc con người lần đầu tiên đổ bộ lên mặt trăng.





Tương tự như những phát minh khoa học quan trọng khác, lĩnh vực ứng dụng đầu tiên của công nghệ gen chính là quân sự. Sự phát triển như vũ bão của các công trình gen đã tạo ra lĩnh vực mới để phục vụ cho việc tìm hiểu, nghiên cứu nhằm chế tạo một loại vũ khí sinh học mới, có tính sát thương lớn với những tính năng đặc biệt.

Các chuyên gia quân sự nhận định rằng, trong thế kỉ 21, con người có khả năng phải đối mặt với cuộc chiến tranh còn đáng sợ hơn cả chiến tranh hạt nhân đó chính là "chiến tranh gen". Nhưng về bản chất vũ khí gen là loại vũ khí sinh học thế hệ mới - vũ khí sinh học thế hệ thứ 3.

Đặc điểm của vũ khí gen
- Uy lực sát thương cực lớn, giá thành sản xuất cực rẻ

Theo Tuần báo Thames số chủ nhật (1-10-1995), các nhà khoa học Nga đã thành công trong nghiên cứu tách ADN của một loại siêu vi trùng rồi kết hợp với ADN của siêu vi trùng khác để tạo nên chất cựu độc có tên là "Nhiệt độc tố". Chỉ cần dùng đầu kim gẩy một lượng rất nhỏ độc tố này thì cũng đủ để giết chết 500.000 người, với một lượng khoảng 20g thì cũng đủ giết chết 6 tỉ người trên thế giới trong giây lát. Loại “vũ khí này” hiện vẫn chưa có thuốc giải .

Các nhà khoa học tiến hành so sánh vũ khí gen với vũ khí hạt nhân uy lực mạnh. Theo tính toán, nếu bỏ ra 50 triệu đôla Mỹ để xây dựng một kho vũ khí gen thì khả năng sát thương còn lớn hơn rất nhiều so với đầu tư 5 tỉ đô la để xây dựng một kho vũ khí hạt nhân. Phạm vi sát thương (không có vật che chắn) của một quả bom hạt nhân 1kt (tương đương với 1 triệu tấn thuốc nổ TNT) là 300 km2. Trong khi phạm vi sát thương của 10 tấn chất chiến đấu sinh học thông thường là 100.000 km2, còn đối với vũ khí gen phạm vi sát thương có thể gấp hàng chục lần thậm chí trên trăm lần chất chiến đấu sinh học thông thường.


Vũ khí nguyên tử liệu đã lạc hậu?


- "Không có thuốc chữa"
Vũ khí gen đã vận dụng những thành tựu mới nhất của những công trình nghiên cứu về di truyền. Thông qua tổ hợp gen chính, người ta đã thay đổi một số gen di truyền của vi sinh vật gây bệnh để tạo ra chất chiến đấu sinh học nguy hại rất lớn. Do phải thay đổi "mật mã gen" của siêu vi trùng, vi khuẩn trong quá trình biến đổi gen (giống như quá trình pha chế thuốc theo đơn), nên chỉ có người chế tạo mới nắm bắt được những bí quyết của quá trình đó. Do đó, trong một thời gian ngắn sẽ rất khó phá giải, cũng như phòng vệ và trị liệu. Vì thế, nó trở thành vũ khí "vô phương cứu chữa nên sẽ gây tâm lý hoang mang, sợ hãi cực độ cho đối phương.

- Vũ khí giết người không cần đổ máu

Khác với những vũ khí hiện đại khác, vũ khí gen thuộc loại vũ khí phi sát thương. Người ta sẽ chẳng thấy những tập đoàn quân với những trang bị hạng nặng, hạng nhẹ ầm ầm rung chuyển cả đất trời; sẽ chẳng có cảnh nhà tan, cửa nát, khói lửa mịt mùng nhưng hậu quả của nó thật khó lường.

Chiến tranh sẽ không phải huy động nhiều người mà chỉ cần đưa những vi khuẩn gây bệnh gen xâm nhập vào lãnh thổ nước khác bằng nhiều con đường và phương pháp khác nhau. Sau đó để chúng tự khuếch tán trong tự nhiên và sinh sôi nảy nở. Nó sẽ làm cho người, súc vật trong thời gian ngắn mắc phải những "căn bệnh kì lạ" vô phương cứu chữa. Nhẹ nhất thì cũng vô cùng khó điều trị, lặng lẽ tiêu hao và tan rã khả năng kháng cự của đối phương.

Chúng ta có thể hình dung ra viễn cảnh rằng, nếu đưa "vi khuẩn sốt xuất huyết cấp tính" xâm nhập vào nguồn nước của đối phương, sẽ làm cho đa số cư dân đang sử dụng nguồn nước đó mắc bệnh, làm tiêu hao phần lớn sức lực của họ, thậm chí dẫn đến tử vong. Điều đó cho thấy khả năng sát thương của vũ khí gen có thể cao hơn vũ khí hạt nhân hàng chục lần.

Người ta có thể thay đổi gen di truyền của vi sinh vật không gây bệnh, để tạo ra những vi khuẩn gây bệnh loại mới có tính kháng thuốc cao. Ngoài ra, có thể lợi dụng sự khác biệt về đặc trưng cấu trúc sinh lí của các chủng tộc người để tạo ra những vi khuẩn chỉ gây bệnh cho một nhóm người có đặc điểm di truyền riêng biệt, nhằm sát thương có trọng điểm sinh lực địch.

Theo tuần báo Thames số chủ nhật (15-11-1998), các nhà khoa học Israel đã gây và nuôi dưỡng những gen di truyền đặc biệt của siêu vi trùng, vi khuẩn của các chủng tộc người khác nhau nhằm mục đích nghiên cứu chế tạo ra vũ khí gen chỉ tác hại đối với người Ả Rập, không nguy hại đối với người Do Thái. Tuần báo Defence của Anh còn tiết lộ rằng, các nhà khoa học Israrel đã lợi dụng một số thành quả nghiên cứu của Nam Phi để tạo ra "vũ khí nhiễm sắc thể" có tác hại tới bộ gen cấu thành của người Ả Rập đặc biệt là của người Irắc. Phía Ixaren thì một mực bác bỏ nguồn tin này và tuyên bố rằng những nghiên cứu sinh học của họ chỉ mang tính phòng vệ đơn thuần.

Hiện trạng phát triển
Do vũ khí gen có thể chế ngự hoàn toàn đối phương trong các cuộc chiến phi sát thương. Bởi vậy, trong những năm gần đây, các nước phát triển và cường quốc quân sự trên thế giới đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu vũ khí gen, trong đó Mỹ và Nga là hai cường quốc đi đầu trong lĩnh vực này.


"Vũ khí" gen đang được các cường quốc đặc biệt quan tâm


Trong kế hoạch nghiên cứu vũ khí sinh học của Bộ Quốc phòng Mỹ, có 11 đề tài nghiên cứu do quân đội trực tiếp đảm nhiệm, 32 đề tài do các cơ quan ngoài quân đội tiến hành. Tất cả các đề tài đều do Bộ Quốc phòng Mỹ bảo hộ về kỹ thuật và tài chính. Từ năm 1983 đến nay, các nhà nghiên cứu của Mỹ đã bắt đầu áp dụng những kỹ thuật hiện đại để giải mật mã gen của khuẩn lị a-míp, độc tố của khuẩn bạch hầu, khuẩn dịch tả, khuẩn bệnh than. Ngoài ra, họ còn thử đưa những gen đặc biệt cấy vào những vi khuẩn vốn không gây bệnh để biến thành những vi khuẩn gây bệnh. Cục nghiên cứu y học quân sự của Mỹ đặt tại Maryland kì thực là trung tâm chuyên nghiên cứu về vũ khí gen.

Mỹ đã lưu ý đến mối đe doạ của vũ khí sinh học đối với an toàn quốc gia và đã có sự dự trữ vác xin phòng chiến tranh sinh hoá và vác xin chống độc tố sinh học để kịp thời ứng phó với vũ khí sinh học có thể tạo ra, đặc biệt là vũ khí gen.

Đầu năm 2000, Bộ Quốc phòng Mỹ điều chỉnh chiến lược phòng chống đối với vũ khí hạt nhân và vũ khí sinh hoá như: đề xuất việc xây dựng kế hoạch liên hợp quân binh chủng trong việc phòng chống vũ khí sát thương lớn, đề cao khả năng tác chiến phi truyền thống; điều chỉnh việc bố trí nhân lực và kinh phí dành cho mua sắm, nghiên cứu chế tạo và phát triển trang bị phòng hộ. Từ năm 1999 đến năm 2003, Mỹ đã đầu tư 4 tỷ 600 triệu đô la cho phòng chống vũ khí sinh hoá.

Dưới thời của Tổng thống G. Bush, quân đội Mỹ đã lên kế hoạch tăng thêm chi phí cho việc nghiên cứu để sản xuất ra loại vũ khí mới trong đó có vũ khí gen. Trước năm 2003, tất cả số quân hiện đang tại ngũ và số quân dự bị đều phải tiêm vác xin phòng sinh học.

Nga cũng rất coi trọng nghiên cứu về vũ khí gen. Cuối những năm 80 của thế kỉ 20 Trung tâm nghiên cứu Siberia của Nga đã nghiên cứu đưa gen của vi khuẩn bệnh sốt cấp tính xâm nhập vào men rượu thông thường để truyền bệnh sốt cấp tính ở mức độ nặng nhất, nghiên cứu vũ khí sinh học gây bệnh tiêu chảy. Cơ quan tình báo phương Tây cho rằng loại vũ khí gen này có thể làm mất tác dụng của các thiết bị phòng hoá mà NATO đang sử dụng và loại vũ khí này đã được tiến hành thử nghiệm trong một số trung tâm bí mật của Nga. Đặc biệt "Nhiệt độc tố" là một "kiệt tác" của các nhà khoa học Nga.

Hiện nay, Nga có 4 phòng thí nghiệm chuyên nghiên cứu về vũ khí sinh học có liên quan đến gen. Họ đã sớm bắt tay nghiên cứu gen của độc tố có trong nọc rắn, kết hợp với gen của vi khuẩn gây bệnh cúm để tạo ra một siêu vi trùng cúm mới mang trong nó cả độc tố của loài rắn. Sau khi siêu vi trùng này được phát tán, người nhiễm bệnh vừa có triệu chứng của bệnh cúm lại vừa có triệu chứng giống như bị rắn độc cắn, khiến người bệnh tê liệt và dẫn đến tử vong.

Ngoài Mỹ và Nga, các nước Anh, Đức, Ixraen…vv cũng không cam chịu “đi sau” trong lĩnh vực nghiên cứu vũ khí gen. Các trung tâm phòng dịch sinh, hóa học do chính phủ Anh quản lý đang bí mật vận dụng những kĩ thuật gen để tập trung nghiên cứu nhằm biến đổi gen của các siêu vi trùng cấp tính. Bộ quốc phòng Đức đang tiến hành nghiên cứu để biến đổi gen của những vi khuẩn gây bệnh dịch hạch, dịch tả và khuẩn đại tràng.
[QDND news]



Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Anh từng muốn ám sát Lenin?



[BBC vietnamese news] Gần một thế kỷ trước Anh quốc bị cáo buộc đứng đằng sau vụ mưu sát hụt Lênin và lật đổ chế độ Bolshevik. Chính phủ Anh bác bỏ, nói rằng đây chỉ là sự tuyên truyền của Liên Xô. Nhưng chứng cứ mới cho thấy chuyện này có thể có thực, như Mike Thomson, người dẫn chương trình BBC ''Document'' trên Radio 4, tìm hiểu.



Lênin trước Quảng trường Đỏ năm 1918


Trong nhiều chục năm, những gì quanh cái gọi là "Âm mưu Lockhart" được cất giữ trong thư khố của Liên Xô, được dạy trong trường, thậm chí đem ra làm phim.

Đầu năm 1918 vào những năm cuối của Thế chiến I, tân chính phủ Bolshevik ở Nga thương thuyết với Đức và rút quân đã kiệt sức của họ về.

Điều đó không làm cho London hài lòng vì làm vậy sẽ giúp Berlin dưỡng quân sau khi phải đánh trên cả hai mặt trận.

Quyết tâm kéo người Nga về lại với đồng minh, chính phủ Anh phái một nhân viên trẻ chưa ngoài 30 sang làm đại diện ở Moscow.

Tên của ông ta là Robert Bruce Lockhart.

'Chống Bolshevik'
Lockhart, người Scotland, là một nhân vật đầy sắc thái. Yêu thích rượu chát, phụ nữ và chơi thể thao, ông tự hào với khả năng đọc 5 cuốn sách cùng một lúc.

Đầu tiên Lockhart có vẻ làm được một số việc trong chuyện này, nhưng tháng Ba năm đó, Liên Xô ký hiệp ước Brest-Litovsk với Đức, chấm dứt hy vọng kéo người Nga quay lại với phe đồng minh.

Lockhart dường như không muốn bỏ cuộc.

Thay vào đó ông chuyển sang tìm hiểu cách lật đổ chế độ Bolshevik, thay bằng một chính phủ sẵn sàng đánh Đức.


Robert Bruce Lockhart năm 1955


Hồ sơ lưu trữ cho thấy, vào tháng Sáu, Lockhart yêu cầu London gởi tiền để giúp các nhóm chống Bolshevik ở Moscow.

Trong lá thư "khẩn" gửi từ Bộ Ngoại giao cho Bộ Tài chính, người ta thấy quan điểm của Bộ đối với yêu cầu của đại diện ở Moscow:

"Ý kiến của ông Balfour là đã đến lúc để có hành động cần thiết này, và tôi yêu cầu ngài sang Ủy ban Quý tộc để duyệt cho ngân khoản mà ông Lockhart có thể nhận được cho mục đích đó."

Phản cách mạng
Vào cuối tháng Năm, người Anh quyết định gởi một đạo quân nhỏ tới Archangel, miền bắc nước Nga.

Chính thức thì nhiệm vụ của số binh sĩ đó là bảo vệ hàng ngàn tấn khí cụ cung cấp cho người Nga, đừng để rơi vào tay người Đức.

Các hồ sơ từ ngày đó cho thấy có kế hoạch để cho 5.000 lính Anh vận động 20.000 lính Latvia, vốn có nhiệm vụ canh gác Kremlin, thuyết phục họ quay lại chống những người Bolshevik.

Mùa Hè năm 1918, Lockhart gởi một điện tín về London theo sau một cuộc họp với một nhân vật đối lập gọi là Savinkov:

"Đề nghị của Savinkov là làm sao, với sự can thiệp của đồng minh, các quan chức Bolshevik gộc sẽ bị ám sát và chế độ độc tài quân nhân được thành lập."

Bên dưới bức điện có ghi chú và chữ ký nháy của Lord Curzon, một thành viên của Nội các Thời chiến của Anh hồi đó.

Nội dung đoạn ghi chú như sau: "Phương pháp của Savinkoff mạnh quá, tuy nếu thành công có lẽ sẽ hiệu quả, nhưng chúng ta không thể nói gì hay làm gì cho tới khi hành động can thiệp đã được quyết định.''

'Gián điệp hàng đầu'
Lúc này Lockhart bắt tay một nhân vật cũng đầy sắc thái ở Moscow.

Đó là Sidney Reilly, một người Nga từng đổi tên thành Rosenbloom. Ông là một thương gia hào nhoáng mới tham gia làm gián điệp cho Anh.

Ông được gọi là ''Gián điệp hàng đầu'', nổi tiếng với sự mạo hiểm, thậm chí còn được cho là người đã đem lại ý tưởng cho nhà văn Ian Fleming tạo ra nhân vật James Bond, điệp viên 007.

Nhưng điều bất ngờ đang chờ đón hai người.

Cuối mùa Hè năm 1918, Lenin bị ám sát hụt ở Moscow. Ông bị bắn hai phát đạn ở cự ly gần - hung thủ là một phụ nữ trẻ người Nga.

Cơ quan mật vụ Bolshevik tức Cheka đã bắt Bruce Lockhart vài giờ sau đó và đưa về Kremlin để thẩm vấn.

Reilly trốn thoát mẻ lưới của mật vụ, nhưng bị bắn chết vài năm sau đó khi bị dụ quay trở về Nga.

Theo hồ sơ của Cheka, Lockhart thú nhận ông có dự phần trong vụ mưu sát do London đưa ra để giết Lênin và lật đổ chính quyền cách mạng.

Nhưng đến đầu tháng Mười năm 1918 ông được thả sau khi được đổi mạng với người đại diện của Nga tại London.


Hình hộ chiếu của Sidney Reilly năm 1918


'Sự thật nửa vời'
Trong cuốn sách bán rất chạy của ông, Hồi ký của một điệp viên Anh xuất bản trong thập niên 1930, Lockhart quả quyết ông không có vai trò gì trong âm mưu ám sát Lênin cũng như kế hoạch lật đổ chính quyền.

Ông nói điệp viên non tay Sidney Reilly mới là người đứng đằng sau âm mưu đảo chính.

Lockhart viết thêm ông không liên quan gì nhiều đến Reilly, người bị một số người cho là ''vô kỷ luật''.

Tuy nhiên người ta tìm thấy một lá thư của con trai Lockhart trong thư khố ở Hoa Kỳ. Theo Robin Lockhart thì cha mình không nói hết sự thật:

"Nếu như quan hệ giữa cha tôi với Reilly vẫn làm cho ai đó trong Bộ Ngoại giao bận tâm, thì rõ ràng theo như trong sách Hồi ký của một điệp viên Anh, một khi việc can thiệp vào Nga đã được quyết định năm 1918, ông đã năng động ủng hộ cho phong trào trào chống lại cách mạng, và dĩ nhiên Reilly lúc đó đang hoạt động rất năng nổ.''

"Chính cha tôi đã nói rõ với tôi là ông làm việc rất gần với Reilly, hơn là những gì ông nhìn nhận công khai..."

Người tìm ra lá thư đó là giáo sư Robert Service, người tin rằng muốn biết hết sự thật chỉ còn cách đọc lại hết nhưng hồ sơ trong giai đoạn đó.

Nhưng hơn 90 năm sau, chính phủ Anh vẫn giữ kín nhiều hồ sơ, mà theo giáo sư Service là để bảo lưu rằng London không bao giờ làm chuyện như vậy.

"Nước Anh ngày nay có chính sách cho hoạt động tình báo là công khai chống lại việc lật đổ chính quyền ngoại quốc hay ám sát các lãnh đạo chính trị ở nước ngoài,'' ông nói.

"Tôi đoán rằng ở Whitehall người ta muốn luôn luôn giả vờ như thế. Rằng người Anh bao giờ cũng trong sạch.

"Người Anh không phải lúc nào cũng trong sạch. Họ đã từng xấu xa như bất kỳ người nào khác."



Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011

>> Bắn nhau trên tàu ngầm Anh



[BDV news] Cảnh sát Anh vừa bắt một thủy thủ trên tàu ngầm nguyên tử HMS Astute đang đỗ ở cảng Southampton sau khi anh này bắn chết một đồng nghiệp và làm một người khác bị thương nặng.

Giới truyền thông Anh cho hay, vụ nổ súng xảy ra khoảng 12h12 ngày 8/4 (giờ địa phương). Nghi phạm sử dụng súng trường SA80 để “nã” hai đồng nghiệp trước khi bị khống chế và bắt giữ.

Một nhân chứng kể lại rằng, anh nghe thấy 6 loạt đạn. Sau đó một đồng nghiệp bị trúng đạn chạy vọt qua người anh.

Theo một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Anh, một nạn nhân thiệt mạng ngay tại hiện trường, trong khi một người khác bị thương khá nặng. Bộ quốc phòng Anh thông báo là sẽ không công bố tên của hai nạn nhân cho tới khi gia đình họ được thông báo.

Người phát ngôn này cũng cho biết, nghi phạm là một thủy thủ làm nhiệm vụ canh gác tàu ngầm. Anh này vừa nhận súng từ kho vũ khí của tàu khi tới làm nhiệm vụ canh gác và dự kiến nhận ca trực thì xảy ra tranh cãi với một đồng nghiệp về việc sử dụng phòng vệ sinh. Ngay sau đó, sẵn có súng trên tay, anh khai hỏa về phía các đồng nghiệp.



Vụ nổ súng khiến một người thiệt mạng và một người khác bị thương.


Tàu ngầm HMS Astute hoạt động tại Scotland nhưng đang có chuyến "thăm" kéo dài 5 ngày tới Southampton. Con tàu có giá một tỷ bảng Anh này là một trong 11 tàu ngầm hạt nhân của Anh. Nó được trang bị ngư lôi Spearfish và tên lửa hành trình.

Tuy nhiên, con tàu gặp phải không ít biến cố trong sự nghiệp ngắn ngủi. Theo dự kiến, HMS Astute được đưa vào sử dụng năm 2005 nhưng thời hạn này bị lùi đến năm 2010, với khoản ngân sách vượt hàng triệu USD. Đến tháng 10/2010, HMS Astute lại đâm phải đá và bị mắc kẹt gần đảo Skye ngoài khơi bờ biển phía Tây của Scotland.




>> Pháp 'tung hoành' ở châu Phi



[BDV news] Trong các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ hiện nay, Mỹ đang có một đối thủ “tương tầm”: đồng minh thân cận Pháp đang tích cực tham gia hai chiến dịch nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở châu Phi.

Thứ nhất, dưới sự hỗ trợ Anh và các nước thuộc khối NATO, Pháp là “kẻ đứng mũi chịu sào”có trách nhiệm không kích vào các căn cứ của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gaddafi tại Libya.

Thứ hai, quân đội Pháp tích cực tham gia vào các hoạt động tại Cote d’Ivoire theo sự uỷ quyền của Liên Hiệp Quốc. Trực thăng yểm trợ của Pháp tấn công vào các kho vũ khí hạng nặng và thiết bị kỹ thuật bọc thép của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo.

Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau khi được Liên Hiệp Quốc uỷ quyền, Pháp không kích không chỉ sân bay quốc tế ở Abidjan, mà còn một số khu vực tại thành phố được cho là thành trì của ông Gbagbo.



Máy bay của không quân Pháp chuẩn bị không kích Libya.


Thực tế, hiện nay Pháp là người đứng đầu phương Tây, tham gia vào cả hai cuộc xung đột. Trước thời điểm này, Pháp muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nội bộ của Cote d’Ivoire khi mâu thuẫn giữa phe đối lập và chế độ Gbagbo xảy ra.

Đồng thời, dù trên danh nghĩa chỉ huy tấn công Libya nhưng thực tế trong giai đoạn đầu chiến dịch tấn công Libya, Mỹ mới chính là chỉ huy chiến dịch.

Nhưng vào thứ hai vừa qua, Paris chính thức tiếp quản trách nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự tại cả hai quốc gia châu Phi. Quân đội Pháp tại Cote d’Ivoire đập tan các ưu thế chiến lược quan trọng của chế độ Gbagbo trong cuộc xung đột chống lại lực lượng nổi dậy Ouattara, còn các máy bay của không quân Pháp tại Libya đã gánh gác trọng trách tiến hành các hoạt động tác chiến.

Tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, quân đội của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã sẵn sàng mở các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội của chế độ cầm quyền.

Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Cote d’Ivoire. Không quân Pháp đã yểm trợ trên không cho quân đội của ông Alassane Ouattara vào thời điểm quan trọng, khi tất cả sẵn sàng tấn công đòn quyết định vào căn cứ của quân đội chính phủ tại Abidjan.

Ý định thực của Pháp được thể hiện rõ trong cuộc điện đàm hôm 4/4/2011 giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và người đứng đầu phe đối lập Cote d’Ivoire, ông Ouattara.


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Typhoon chuyển từ giám sát sang tấn công



[BDV news] Anh đã quyết định chuyển 4 chiếc máy bay chiến đấu Typhoon sang vai trò tấn công mặt đất thay vì chỉ giám sát vùng cấm bay như trước đây.

Phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh nói: “Được sự đồng thuận với NATO, Anh quyết định thay đổi nhiệm vụ của 4 chiếc Typhoon của Không lực Hoàng gia tham gia nhiệm vụ tấn công mục tiêu mặt đất thay vì vao trò phòng không và thi hành vùng cấm bay. Đây là động thái nhằm củng cố khả năng tấn công mặt đất của liên quân NATO”.

Trước đó, những chiếc Typhoon đậu tại Căn cứ ở Gioi del Colle, phía Nam Italy được giao nhiệm vụ cảnh giới vùng cấm bay, trong khi những đồng nghiệp, chiến đấu cơ Tornado tham gia tấn công lực lượng quân đội của chính quyền Gaddafi.



Không quân Hoàng gia Anh sẽ chuyển nhiệm vụ chiến đấu cơ Typhoon từ giám sát vùng cấm bay sang tấn công mặt đất.


Động thái của Anh nhằm phản ứng trước việc, thủ lĩnh của quân nổi dậy tại Libya, Abdelfatah Yunis cáo buộc những máy bay của NATO không làm gì trước hành động tấn công của quân đội Libya vào thường dân tại thành phố Misrata.

Yunis nhấn mạnh trước báo giới rằng, NATO để người dân Misrata thiệt mạng hàng ngày. Trong khi đó, phát ngôn của NATO, ông Carmen Romero khăng khăng, Misrata là “ưu tiên số 1 của liên quân”.

Ngày 4/4, trong chuyến thăm căn cứ quân sự ở Gioia del Colle, thủ tướng Anh, David Camero cũng cam kết gửi thêm 4 chiếc máy bay chiến đấu Tornado tham gia chiến dịch.

Cho tới nay, Anh đã cam kết đưa 20 máy bay chiến đấu tham gia vào chiến dịch của Liên Hợp Quốc với mục tiêu bảo vệ người dân Libya trước lực lượng của Gaddafi.




Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Trực thăng Anh trang bị tên lửa đa năng



[BDV news] Anh vừa công bố hợp đồng trang bị tên lửa hạng nhẹ đa chức năng (LMM) cho các trực thăng Lynx Wildcat của Hải quân nước này.

Công ty Thales UK đã nhận được đơn đặt hàng 1.000 đơn vị tên lửa hạng nhẹ đa chức năng, chưa đầy 3 năm sau khi bắt tay vào phát triển thiết kế.

Trong cuộc họp báo ngày 5/4 vừa qua, công ty cho biết bản hợp đồng “mang tính đột phá” này là kết quả của thỏa thuận giữa công ty với Bộ Quốc phòng Anh.

Việc phát triển hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt phiên bản dẫn đường bằng laser của loại tên lửa này sẽ bắt đầu được thực hiện để trang bị cho trực thăng AgustaWestland Lynx Wildcat của Hải quân Anh.



Phiên bản tên lửa cho máy bay không người lái. Mỗi tên lửa LMM có trọng lượng khi phóng là 13kg, tầm bắn 8km.


Công ty Thales UK cũng đang thiết kế một phiên bản khác với đầu nổ mảnh và đầu đạn lõm dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và hạng trung. Những biến thể khác sẽ đáp ứng được các yêu cầu tấn công từ trên không khác nhau.

“Thiết kế của tên lửa cho phép cải tiến và lắp đặt các kiểu đầu đạn và hệ thống dẫn đường khác trong tương lai. Trong đó, có một phiên bản sử dụng công nghệ laser bán tự động dùng cho vai trò tấn công chính xác trên mặt nước", người phát ngôn Thales UK cho biết.

Theo các nhà phát triển, tên lửa có độ chính xác cao đối với các mục tiêu cố định và di động trong khi gây ra tổn thất phụ rất nhỏ.

Tên lửa LMM cũng có thể được trang bị cho các máy bay không người lái.


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Hệ thống phòng thủ xe tăng (kỳ 1)



[BDV news]  Xe tăng là mũi nhọn tấn công chính của lục quân trên chiến trường, do đó, người ta luôn phát triển các loại vũ khí từ thô sơ đến hiện đại nhất để chống lại nó. Để có khả năng tồn tại, hệ thống bảo vệ của xe tăng cũng phải phát triển theo với một tốc độ không kém.

Với khả năng chống chịu hỏa lực đặc biệt trên chiến trường, xe tăng vẫn là phương tiện lý tưởng để thực hiện nhiệm vụ đột kích trên chiến trường. Để đảm bảo được vị trí này, hệ thống bảo vệ của xe tăng đã trải qua quãng đường phát triển rất dài.

Giáp dày và dày hơn nữa
Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến thuật chiến hào còn chiếm ưu thế, các loại pháo trên chiến trường còn kém chính xác, vũ khí chính trên chiến trường chủ yếu là các loại súng liên thanh, súng trường, lựu đạn cùng phương tiện đột kích chính là kỵ binh, ưu thế tuyệt đối thường thuộc về những quân đội phòng thủ. Yếu tố quyết định sự thành bại trên chiến trường thường không phụ thuộc vào những trận đánh lớn mà chủ yếu phụ thuộc vào tiềm năng kinh tế và sức chịu đựng của xã hội nước tham chiến.

Trong thời điểm này, sự xuất hiện của xe tăng đã làm thay đổi tất cả. Hai loại xe tăng trên chiến trường đầu tiên, Little Willie và Big Willie do Anh phát triển và sản xuất đã thực sự trở thành nỗi sợ hãi của các đơn vị phòng thủ của quân đội Đức lúc đó.

Trong trận chiến sông Somme, mặc dù chỉ có 18 chiếc xe tăng Anh tham gia tấn công (31 trong tổng số 49 chiếc được chuẩn bị đã gặp phải nhiều vấn đề trục trặc kỹ thuật khác nhau và không thể ra trận) đã tiến được 5 km trong một ngày với số thương vong giảm 20 lần.

Những chiếc Willie của Anh, mặc dù chỉ được trang bị vỏ giáp trước dày 10 mm, giáp sườn dày từ 6-8 mm (còn thua xa cả loại xe trinh sát bọc thép hạng nhẹ BRDM-1/2 sau này), nhưng loại xe tăng này đã gần như “miễn dịch” hoàn toàn với các loại vũ khí bộ binh hạng nhẹ được sử dụng chủ yếu khi đó.



Xe tăng đầu tiên của thế giới - Little Willie - do Anh chế tạo với lớp giáp làm bằng thép cán và ghép với nhau bằng đinh tán


Không chỉ mỏng, kỹ thuật gia công giáp xe tăng thời kỳ này còn rất thô sơ. Những tấm giáp này được làm đơn thuần bằng thép cán (RHA - Rolled homogeneous armor) và cũng vì độ dày hạn chế, chúng được ghép với nhau bằng đinh tán.

Đến trước chiến tranh thế giới thứ hai, để chế áp xe tăng, vũ khí thường được dùng là các loại pháo bắn đạn xuyên, làm bằng các loại hợp kim thép cứng, có sơ tốc đầu đạn cao.

Do hạn chế về chất lượng thuốc phóng do công nghệ hiện thời, pháo chống tăng trước thế chiến thứ hai thường có cỡ nòng nhỏ hơn 50 mm như Pak-36 của Đức, M3 của Hoa Kỳ, M-1930 của Liên Xô (cỡ nòng 37 mm); Hotchkiss của Pháp (cỡ nòng 25 mm) hay Ordnance QF-2 pounder của Anh (cỡ nòng 40 mm). Để đối phó với những loại đạn chống tăng này, các nhà sản xuất chỉ cần cần gia tăng độ dày của giáp.


Với lớp giáp mỏng, vũ khí chống tăng chuyên dụng đầu tiên chỉ là súng trường cỡ nòng lớn. Trong ảnh là khẩu M1918 T-Gewehr cỡ nòng 13 mm được quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến thứ nhất


Trong suốt thời kỳ lịch sử này, cuộc đua chỉ diễn ra giữa độ dày giáp thép xe tăng và cỡ nòng của súng chống tăng. Tuy nhiên, cho đến khi độ dày giáp thép đã chạm đến ngưỡng không thể tăng thêm do ảnh hưởng đến kích cỡ, khối lượng và không gian vận hành của tổ lái, nhà sản xuất buộc phải nghĩ đến một giải pháp thay thế khác.

Xoay nghiêng lớp giáp
Chiến tranh thế giới thứ hai là thời điểm nhảy vọt, phát triển vượt bậc của các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn. Kể từ khi người Đức phát minh ra súng chống tăng Pak-38 với cỡ nòng 50 mm; các loại xe tăng giáp đứng như T-28 của Liên Xô, M2, M3 Stuart của Hoa Kỳ hay A9 (cruiser tank mk-1) của Anh ... đã gần như vô dụng trên chiến trường. Ngay cả loại tăng hạng nặng giáp đứng như T-35 của Liên Xô cũng nhanh chóng bị loại bỏ.


Pháo Flak-88 mm, tử thần của các loại xe tăng đồng minh trong Thế chiến hai


Điều này buộc các nhà sản xuất xe tăng nghĩ đến một phương pháp hiệu quả hơn, không ảnh hưởng đến khối lượng, tính cơ động của xe tăng nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho xe trên chiến trường. Chính vì vậy, giáp kiểu nghiêng ra đời.


Xe tăng giáp đứng sớm vô dụng trên chiến trường, ngay cả loại hạng nặng như T-35 của Liên Xô



Lớp giáp thép dày tới 102 mm của xe tăng Tiger (Đức) vẫn bị đạn pháo chống tăng hạ gục.


Giáp nghiêng mang rất nhiều ưu điểm so với giáp thẳng đứng. Trước hết, giáp nghiêng làm giảm khối lượng thép cần thiết mà vẫn đảm bảo độ dày (tính trên khối lượng) của giáp xe tăng, giúp xe chống lại các loại súng chống tăng cỡ nòng lớn.


Trong hình mô tả vectơ động năng của đạn đã bị phân tán khi gặp giáp nghiêng


Không chỉ thế, giáp thép nghiêng còn có tác dụng đặc biệt chống lại các loại đạn thanh xuyên, vốn được dùng chủ yếu trong Thế chiến 2.

Những loại đạn thanh xuyên có khối lượng riêng không đủ lớn, tốc độ không đủ cao hay đơn thuần bắn từ khoảng cách quá xa có thể bị trượt, nảy hoặc gẫy khi bắn vào giáp nghiêng của xe tăng.


Các hiệu ứng tác động của giáp nghiêng đối với đạn chống tăng dạng thanh xuyên: a - bật lại tức thời, b - trượt đi, c - bật lại khi đã xuyên một phần, d - bật ngược trở lại và e - bẻ gãy thanh xuyên.


Trong Thế chiến thứ hai, xe tăng T-34 của Liên Xô là loại xe tăng chủ lực đầu tiên khai thác thành công ưu điểm của giáp nghiêng và trở thành loại xe tăng cực kỳ hiệu quả trên chiến trường.

Đây cũng là chiếc xe tăng được chương trình Discovery bình chọn là loại xe tăng hiệu quả nhất mọi thời đại, tính đến thời điểm hiện nay.


Xe tăng T-34 là xe tăng đầu tiên khai thác hiệu quả năng lực của giáp nghiêng trên chiến trường.


Trong điều kiện chiến trường, góc chạm của đạn không phải lúc nào cũng theo phương ngang, do đó để tối ưu hóa hiệu quả của giáp nghiêng, nhiều loại xe tăng đã chọn cách thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu (vỏ trứng), sớm nhất là IS-3 của Liên Xô, sau đó là một số loại của phương Tây như M60 Patton của Mỹ; Leopard 1A1 của Đức hay Type-74 của Nhật Bản. Sau này, mẫu tháp pháo chỏm cầu trở thành tiêu chuẩn cho hầu hết các thiết kế xe tăng Liên Xô và Nga.


Xe tăng Type-74 Nana-yon của Nhật Bản với thiết kế tháp pháo hình chỏm cầu.



Thiết kế chỏm cầu vẫn được áp dụng với loại xe tăng hiện đại nhất hiện nay của quân đội Nga - T80-UM2 Black Eagle.


Cuối chiến tranh thế giới thứ hai, việc phát minh ra đạn chống tăng đầu nổ lõm, có hiệu quả xuyên giáp không phụ thuộc vào tốc độ bay và góc chạm với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại rocket chống tăng cá nhân như Bazooka (Mỹ), Panzerschreck, Panzerfaust (Đức), các nhà thiết kế giáp bảo vệ xe tăng đã nhận ra rằng nếu chỉ có một lớp giáp thép dày, kể cả giáp nghiêng vẫn là chưa đủ, và họ cần phải sáng chế ra phương tiện bảo vệ khác hiệu quả hơn. Điều này khiến lịch sử thiết kế xe tăng bước sang trang tiếp theo.


Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 3)



Nếu bom chìm, súng cối, rocket chống ngầm có tính chất phòng vệ thụ động thì máy bay, tên lửa tầm xa săn ngầm là những vũ khí tấn công tầu ngầm có tính chủ động.

>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 1)
>> Vũ khí diệt tầu ngầm qua các thời kỳ (kỳ 2)





Ống phóng tên lửa chống ngầm RPK-6 trên khu trục hạm Neutrasimiy của Nga.
Tên lửa tầm xa chống ngầm
Các phiên bản ngư lôi chống ngầm trang bị đầu dò tự dẫn hạng nhẹ thường được dùng làm đầu đạn trên các tên lửa đối hạm để đối phó với tầu ngầm ở khoảng cách xa.

Điển hình của dòng vũ khí này có thể kể đến tên lửa chống ngầm RUM-139 VL-ASROC phóng từ tầu nổi, UUM-44 SUBROC phóng từ tầu ngầm của Mỹ và các dòng RPK của Nga như RPK-6 Vodopad, RPK-9 Medvedka phóng từ tầu nổi; RPK-2 Viyuga, RPK-7 Vorobei phóng từ tầu ngầm.

Những loại tên lửa này có thể phóng đi từ những ống phóng chuyên dụng hoặc các loại ống phóng ngư lôi 533 mm hay 650 mm; có tầm bay vượt trội so với rocket chống ngầm (UUM-44 SUBROC có tầm bay tới 55km hay tên lửa nhiên liệu rắn của hệ thống RPK-6/7 có tầm bay tới 100 km). 



 Tên lửa VL-ASROC đang được bắn thử nghiệm.

Đầu đạn sau khi phóng đến vị trí phát hiện tầu ngầm sẽ tự tách ra và được thả bằng dù xuống biển và tự tìm mục tiêu bằng thiết bị định vị âm thanh gắn kèm.

Máy bay săn ngầm
Sự phát triển của không quân trong thời kỳ hiện đại đã mang đến một giải pháp chống ngầm hữu hiệu, đó là các máy bay chống ngầm. Nhiệm vụ chủ động săn tìm và tiêu diệt tầu ngầm thường được giao cho các loại máy bay cánh cố định, có tốc độ bay vừa phải và thời gian bay lớn.

Điển hình cho loại máy bay này là máy bay săn ngầm P3C - Orion của Mỹ và Ilyushin IL-38 của Nga. P3C Orion có tốc độ bay hành trình khi làm nhiệm vụ là 610 km mỗi giờ và có thể bay liên tiếp 14 tiếng liên tục, còn thông số này đối với IL-38 là 645 km mỗi giờ trong 12 tiếng hành trình.

Các loại máy bay săn ngầm này thường có tải trọng lớn, vì bên trong chứa các thiết bị phát hiện và theo dõi tầu ngầm hiện đại như các loại sonar; radar tìm và diệt mục tiêu, cảm biến địa từ trường.



Máy bay săn ngầm P3C-Orion của Hải quân Mỹ.




Máy bay săn ngầm IL-38 của Nga đang phục vụ cho không quân Ấn Độ.

Ngoài ra, chúng cũng được trang bị các loại vũ khí như ngư lôi tự dẫn chống ngầm, bom chìm, tên lửa chống hạm (AGM-86 Harpoon trên P3C) và thậm chí là tên lửa không đối không để tự vệ như AA-11 Archer trên IL-38).

Năng lực hoạt động của những chiếc máy bay săn ngầm này rất lớn; những chiếc IL-38SD mới của Hải quân Nga có khả năng phát hiện và tấn công tầu ngầm ở khoảng cách lên đến 150 km. Nhiệm vụ của các tầu săn ngầm hay tự vệ trước tầu ngầm của những tầu chiến thông thường khác cũng được san sẻ cho những chiếc trực thăng chống ngầm trang bị đi theo tầu. Những chiếc trực thăng đảm nhận nhiệm vụ này có thể kể đến như SH-60B Seahawk của Hoa Kỳ, AW101 Merlin của Anh hay Ka-27 Helix của Nga.



Trực thăng chống ngầm AW-101 Merlin của Anh với các thiết bị điện tử chứa trong khoang bụng có hình dáng đặc trưng.




Trực thăng chống ngầm SH-60B Seahawk của Mỹ đang bắn một quả ngư lôi MK-46.




Phi đội săn ngầm tiêu chuẩn của Ka-27.

Chúng cũng được trang bị các loại radar, cảm biến điện từ trường, sonar ... để phát hiện tầu ngầm và các loại vũ khí chống ngầm như ngư lôi, bom chìm hay tên lửa chống hạm.

Phát triển kỹ thuật phát hiện và theo dõi tầu ngầm.
Phát triển song song cùng vũ khí tiêu diệt là các loại thiết bị do thám, giúp phát hiện chính xác sự hoạt động của tầu ngầm. Với mục tiêu chủ động phát hiện, theo dõi và tiêu diệt các tầu ngầm đối phương, những hệ thống phao thủy âm (sonar) đơn giản như ASDIC không còn đáp ứng được yêu cầu chiến tranh hiện đại.

Dù ngày nay kỹ thuật sử dụng sonar chủ động và bị động đều có những tiến bộ vượt bậc nhưng các tầu ngầm hiện đại đều được trang bị những thiết bị khử âm hiệu quả.

Những tầu ngầm tấn công như loại Akula của Nga có lớp phủ cách âm dày đến 100 mm, gồm nhiều loại vật liệu khác nhau có thể ngăn chặn âm thanh ở tất cả các tần số, giúp tiếng động nó phát ra giảm đến 100 lần. Do đó, việc sử dụng những kỹ thuật khác để phát hiện tầu ngầm là điều tất yếu.



Các phương pháp theo dõi và phát hiện tầu ngầm phổ biến hiện nay

Radar: Các tầu ngầm hoạt động bằng động cơ diesel thường có thời gian lặn liên tục kéo dài từ vài ngày đến một tuần, sau đó chúng phải nổi lên để vận hành động cơ diesel, sạc lại các bộ pin trong tầu.

Tại thời điểm này, chúng dễ bị phát hiện bởi radar gắn trên các loại máy bay săn ngầm. Dù chỉ phát hiện tầu ngầm khi chúng nổi lên trên mặt nước, nhưng radar có thể giúp phát hiện được các tầu ngầm ở khoảng cách cực kỳ xa để khoanh vùng và sử dụng các biện pháp đối phó bổ sung.

Hiện nay, một số hệ thống radar hiệu quả đang được Hải quân Mỹ sử dụng phải kể đến AN/APS-115 trên máy bay P3C Orion và AN/APS - 124 gắn trên trực thăng SH-60B Seahawk.

Cảm biến địa từ trường (MAD - Magnetic Anomaly Detector): Về nguyên tắc cơ bản, cảm biến MAD hoạt động tương tự như những thiết bị dò kim loại: Một vật làm bằng kim loại có kích cỡ lớn như tầu ngầm sẽ tạo ra một khu vực địa từ trường khác thường xung quanh nó.

Các cảm biến MAD sẽ tính toán dựa trên cường độ của điểm thay đổi địa từ trường này các thông số như kích cỡ, chất liệu vật cản để xác định đó có phải là tầu ngầm hay không.

Trước sự phát triển mãnh liệt của tầu ngầm Liên Xô, và sau này là của Nga, Trung Quốc, Mỹ đã kịp "chạy theo" những bước dài và phát triển công nghệ cảm biến điện từ trường gồm các hệ thống AN/ASQ-81 sử dụng trên máy bay săn ngầm S3B Viking và hệ thống AN/ASQ-208 trên máy bay P3C Orion.

Cảm biến điện từ: Các thiết bị cảm biến điện từ sẽ kiểm tra và phát hiện các tần số “lạ” của sóng radio phát ra khi tầu ngầm đối phương liên lạc với căn cứ. Loại cảm biến này không những gắn được trên các tầu nổi và máy bay, mà chúng thậm chí có thể gắn trên cả những tầu ngầm tấn công để phát hiện và tiêu diệt tầu ngầm đối phương.

Cảm biến hồng ngoại (IR-Infra Red sensor): Các cảm biến hồng ngoại (FLIR hay IRDS) có thể phát hiện được những vùng nước ấm tạo ra do động cơ tầu ngầm phát nhiệt khi vận hành. Đặc biệt là về đêm khi các hệ thống khác hoạt động kém hiệu quả.

Không những thế, các cảm biến hồng ngoại gắn trên máy bay săn ngầm còn có thể sử dụng để theo dõi các phương tiện hoạt động trên biển khác như tầu nổi, người nhái...

Thiết bị quan sát quang điện: Được dùng để cải thiện tầm nhìn của mắt thường, giúp dễ dàng phát hiện ra các tầu ngầm hoặc kính tiềm vọng của chúng nổi trên mặt nước.


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Hệ thống quan sát 3D cho phi công trực thăng Anh



[VietnamDefence news]  Phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật quốc phòng DSTL của Anh cùng với một số hãng quốc phòng đã bắt đầu phát triển hệ thống quan sát mới, cho phép các phi công trực thăng làm nhiệm vụ trong điều kiện tầm nhìn kém.
Bản chất của công nghệ này là đưa thông tin 3 chiều về tình hình hình xung quanh lên các màn hiển thị trên mũ bay của phi công.

Khí tài này có tên DNVG24T. Đây là một hệ thống tính toán và một bộ các sensor dùng để xác định vị trí của đầu phi công.





Các sensor bên ngoài không được sử dụng.

Để đưa ra chỉ thị cho phi công, hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu địa hình điện tử và thiết bị đo cao chính xác cao. Bản đồ 3 chiều được hiển thị trên màn hình mũ bay, khi vị trí đầu phi công thay đổi, hệ thống tính toán điều chỉnh hình ảnh cho phù hợp. Ngoài ra, DNVG24T còn được trang bị hệ thống quan sát ban ngày và nhìn đêm ...

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Mỹ bất ngờ đưa 4.000 quân cấp tốc đến Libya



[Vietnamdefence news] Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.

Tình hình Libya tiếp tục diễn biến theo kịch bản khó lường. Trong khi đó, các nước đồng minh chống Libya chưa quyết định được ai sẽ tiếp nhận quyền chỉ huy chiến dịch chống Libya từ tay Mỹ, và những mục tiêu cuối cùng và thời hạn chiến dịch.

Điều bí ẩn đối với họ vẫn là các kế hoạch của ông Gaddafi và giới thân cận của ông, cũng như những hành động tiếp theo của quân nổi loạn.




Trong bối cảnh bất định đó, Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.

Theo cổng thông tin DVIDS chuyên về tin tức quân sự, hôm 23.3, Mỹ đã điều động hơn 4.000 thủy binh và lính thủy đánh bộ tới khu vực Địa Trung Hải để chi viện cho chiến dịch Odyssay Dawn.

Số quân này lấy từ biên chế Nhóm đổ bộ Bataan (Bataan Amphibious Ready Group) và Đơn vị viễn chinh (Marine Expeditionary Unit) số 22 của Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí.



Đại tá hải quân Steven J. Yoder, chỉ huy nhóm đổ bộ cho biết, “các tàu đổ bộ đệm khí là tối ưu để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, từ trợ giúp nhân đạo đến các chiến dịch quân sự trên bộ và trên biển”.

Số thủy binh và lính thủy đánh bộ này đã trải qua khóa huấn luyện tăng cường trong 1 năm và nay có khả năng “hoàn thành mọi nhiệm vụ” đặt ra.

Hiện nay, chiến dịch chống Libya có sự tham gia ở mức độ khác nhau của 13 nước, nhưng trực tiếp cho máy bay chiến đấu xuất kích và tấn công chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp. Từ khi bắt đầu ngày 19.3.2011, chiến dịch do Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ chỉ huy, song Mỹ dự kiến trao trả lại quyền chỉ huy cho đồng minh.



Các nước NATO đang thảo luận việc chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch ở Libya cho ai, song chưa đạt kết quả. Hiện có 2 phương án là giao cho NATO hoặc cho một số nước NATO nào đó như Anh-Pháp, song NATO chưa quyết định được việc chọn phương án nào.


>> Vì sao F-22 vô dụng ở Libya?



[Vietnamdefence news] Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Liya vì không có khả năng tác chiến đối đất và không thể phối hợp tác chiến với máy bay khác.

Các tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 Raptor của Mỹ không tham gia chiến dịch chống Libya mà nguyên nhân chính là khả năng hạn chế của F-22 về trao đổi dữ liệu với các máy bay khác và tấn công mục tiêu mặt đất, theo các chuyên gia Mỹ. Ông Loren Thompson, chuyên gia phân tích của Viện Lexington ở Arlington, Virginia, cho biết, Không quân Mỹ (USAF) đã quyết định không cho F-22 tham chiến vì máy bay này không dùng để tấn công mục tiêu mặt đất và không thể trao đổi thông tin với các tiêm kích tham gia chiến dịch do F-22 được phát triển để hoạt động chủ yếu trong điều kiện im lặng vô tuyến. Khi phát triển F-22, các kỹ sư đã phải lựa chọn giữa khả năng tàng hình của máy bay và khả năng trao đổi thông tin của nó.





F-22 Raptor (af.mil)

Người ta đã chọn ưu tiên khả năng tàng hình. Vì thế, máy bay chỉ được lắp đặt hệ thống liên lạc cho phép trao đổi thông tin trong khi bay với các máy bay F-22 khác. F-22 cũng được lắp hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16, nhưng nó chỉ hoạt động ở chế độ thu. Nhờ hệ thống này, F-22 có thể thu nhận thông tin từ các máy bay và trực thăng khác, song tự nó lại không thể truyền dữ liệu cho các máy bay, trực thăng đó.

Ông Loren Thompson nói rằng, “Các nhà thiết kế F-22 đã phải giải quyết vấn đề nan giải: trang bị cho tiêm kích này các hệ thống liên lạc để bảo đảm tính vạn năng trong sử dụng, hay là duy trì chế độ im lặng vô tuyến để tăng tính bí mật sử dụng máy bay. Kết quả là họ nghiêng về giải pháp sử dụng tổ hợp các hệ thống truyền dữ liệu hạn chế”.

Theo ông Thompson, “F-22 có thể liên lạc với các F-22 khác qua các hệ thống truyền dữ liệu trong khi bay. Qua hệ thống liên lạc tiêu chuẩn Link-16 được lắp trên đa số máy bay của các đồng minh của Mỹ, nó chỉ có thể nhận chứ không truyền dữ liệu” và “bức xạ vô tuyến từ các hệ thống truyền dữ liệu khác nhau về tiềm năng có thể làm lộ vị trí máy bay”.

Nhà phân tích này kết luận, “cùng với việc F-22 là máy bay “tàng hình” nhất trong số các máy bay chiến đấu của Mỹ, nó thiếu phần lớn các hệ thống truyền dữ liệu vốn đang sử dụng trên các máy bay chiến đấu khác”.

Máy bay cũng bị hạn chế về khả năng tấn công mục tiêu mặt đất. Hiện nay, F-22 có thể được trang bị 2 bom JDAM cỡ 1.000 bảng (458 kg) điều khiển bằng GPS , song bom này chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu tĩnh, không thể chống mục tiêu động.chống các mục tiêu tĩnh. Máy bay hiện chưa thể mang các bom đường kính nhỏ SDB cỡ 250 bảng (115 kg). Trong khi, 1 tiêm kích F-15E Strike Eagle có thể mang 24.000 bảng (gần 11 tấn) bom đạn.

Trước đó, người ta đã dự định bổ sung cho F-22 các bom SDB cỡ 113 kg có khả năng tiêu diệt cả mục tiêu động, song chương trình này chưa được thực hiện. F-22 cũng không thể lập bản đồ địa hình giống như khả năng của các radar khẩu độ tổng hợp ở một số máy bay khác, vì thế F-22 không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất.

Hiện nay, USF dự định hiện đại hóa F-22 theo chương trình Increment 3.1 vốn trù tính hoàn thiện thiết bị trên khoang, thiết bị avionics và phần mềm. Nhờ chương trình này, F-22 sẽ có khả năng lập bản đồ địa hình, lựa chọn mục tiêu mặt đất và sử dụng bom mới SDB.

Tuy vậy, sau khi hiện đại hóa, máy bay vẫn sẽ chỉ có khả năng lưaj chọn không quá 2 mục tiêu để dẫn cho 8 quả bom SDB.

Trước đó, người ta đã xem xét cả khả năng hiện đại hóa theo chương trình Increment 3.2 để mở rộng khả năng liên lạc của máy bay, song năm 2010, USAF đã từ chối cấp kinh phí cho chương trình này.

Trang airforcetimes.com cho biết, theo học thuyết sử dụng nhóm tác chiến tấn công toàn cầu của Mỹ, các máy bay F-22 được giao vai trò hộ tống các máy bay ném bom В-2 khi chúng xuyên phá hệ thống phòng không đối phương.

Tuy nhiên, Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ, cơ quan đang chỉ huy chiến dịch Odyssey Dawn đã xác nhận F-22 đã không được sử dụng trong các cuộc tập kích đường không chống Libya.

“Tôi không thấy các dấu hiệu cho thấy F-22 đã được sử dụng làm nhiệm vụ hộ tống các máy bay ném bom B-2 và không thấy các dấu hiệu F-22 sẽ được sử dụng trong các phi vụ tương lai chống Libya”, - đại diện AFRICOM, thiếu tá không quân Eric Hilliard nói.

Trước đó, trước khi chiến dịch chống Libya bắt đầu, Tướng Norton Schwartz, Tham mưu trưởng USAF, khi phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân sách Thượng viện Mỹ, đã nói rằng, trong giai đoạn đầu không kích nhằm vào các radar phòng không Libya, các tiêm kích F-22 sẽ được sử dụng.

Trong khi đó, nhiều chuyên gia đã lên tiếng “bênh vực” F-22. Họ cho rằng, một trong những nguyên nhân F-22 không được dùng đến trong các cuộc không kích là “đơn giản không cần đến máy bay này để chế áp hệ thống phòng không tương đối thô sơ và cổ lỗ của Libya”.

Chiến dịch quân sự của phương Tây ở Libya có mật danh Odyssey Dawn mở màn ngày 19.3.2011. Tham gia chiến dịch, từ phía liên quân có các tiêm kích F-15 Eagle, F-16 Fighting Falcon, Rafale và Tornado của không quân Mỹ, Anh, Pháp, Canada và Italia.

Nhiệm vụ chế áp điện tử chống các radar và hệ thống phòng không của quân đội Libya do các máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ đảm nhiệm.


>> Thổ Nhĩ Kỳ muốn điều chiến hạm tới Libya



Thổ Nhĩ Kỳ đã đề xuất triển khai các chiến hạm để giúp NATO thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya, báo chí thế giới dẫn nguồn tin từ NATO ngày 23/3 cho hay.

Trước đó, hôm 17/3 Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt lệnh thiết lập vùng cấm bay đối với Libya và cho phép sử dụng “mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường tránh các cuộc tấn công của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi vào các thành phố do lực lượng nổi dậy kiểm soát.

Theo báo chí quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất sẽ triển khai 5 chiến hạm, bao gồm 4 khinh hạm và một tàu phục vụ, cùng với một tàu ngầm để giúp thực thi lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hợp Quốc đối với Libya.




Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ điều chiến hạm tới tham gia phong tỏa Libya.


Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ kịch liệt phản đối sự can thiệp quân sự tại Libya. Hiện vẫn chưa có sự xác nhận chính thức của các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ về đề xuất triển khai số tàu chiến này.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo của Mỹ, Anh và Pháp đã đạt được thoả thuận rằng NATO cần phải giữ vai trò chính trong chiến dịch quân sự tại Libya.

Vào ngày 22/3, Cao ủy Liên minh châu Âu ông Catherine Ashton phụ trách Chính sách Ngoại giao và An ninh đã xác nhận rằng cuộc thảo luận về vấn đề này vẫn đang tiến hành.

Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, NATO đã hoàn thành kế hoạch về vùng cấm bay và việc thực thi lệnh cấm vận vũ khí tại Libya. Đồng thời tất cả các thành viên của liên minh quân sự NATO đã “cam kết thực hiện trách nhiệm của mình theo nghị quyết của Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt tình trạng bạo lực không thể chấp nhận được đối với thường dân Libya.”

Mỹ đã đơn phương áp đặt các lệnh trừng phạt đối với 14 công ty Libya thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya, mà Mỹ cho là “trung tâm của hệ thống dầu khí quốc gia Libya” và là “nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho chế độ Gaddafi.”

Mới đây, đài truyền hình quốc gia Libya đưa tin có ít nhất 60 thường dân thiệt mạng và hơn 150 người khác bị trọng thương trong các cuộc không kích liên tiếp của lực lượng Liên quân NATO.


Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

>> Cấu hình vũ khí chiến đấu cơ không kích Libya



[Defense Update] Bộ Quốc phòng Anh và Pháp đã công bố các bức ảnh về cấu hình vũ khí tiêu chuẩn cho các chiến đấu cơ của họ đang tham chiến tại chiến trường Libya.

Sau đây là chùm ảnh chiến đấu cơ cùng vũ khí sử dụng oanh tạc Libya:


Tornado GR4 cất cánh từ căn cứ không quân Marham trên đường tiến tới Libya thực hiện nhiệm vụ.


Chiếc máy bay này được trang bị tiêu chuẩn cho nhiệm vụ tấn công mặt đất gồm: 3 tên lửa chống tăng Brimstone, 2 bom dẫn đường bằng GPS và Laze, tên lửa không đối không ASRAAM và hệ thống nhắm mục tiêu Litening.

Đây cũng là một chiếc Tornado GR4 với cấu hình vũ khí tương tự như chiếc ở trên. Các hệ vũ khí mang theo thích hợp cho vai trò hỗ trợ trên không. Như tên lửa chống tăng Brimstone được dùng để tiêu diệt các loại xe tăng, xe bọc thép, hệ thống phòng không của Libya.


Brimstone sử dụng hệ thống chỉ thị mục tiêu LGB bằng laser với độ chính xác cao, được hỗ trợ bởi hệ thống nhắm mục tiêu Litening. Ngoài ra, còn có hai tên lửa không đối không để phòng thân trước tiêm kích đối phương có thể xuất hiện đánh chặn.

Một chiếc Tornado GR4 khác giống các loại trên nhưng trang bị thêm thiết bị đối phó điện tử Cerberus ở hai bên cánh.



Chiến đấu cơ Rafale đang làm nhiệm vụ trên không phận Libya. Rafale trang bị 4 tên lửa dẫn hướng không đối đất AASM, các tên lửa này đều là phiên bản có khả năng dẫn đường kết hợp với GPS để nâng cao độ chính xác. Ở hai đầu mút cánh lắp tên lửa không đối không hồng ngoại MICA-IR.



Phiên bản Rafale hai chỗ ngồi tham chiến tại Libya. Cấu hình vũ khí gồm 4 tên lửa không đối không dẫn hướng GPS AASM, 2 tên lửa không đối không dẫn đường hồng ngoại MICA-IR.



Máy bay Mirage 2000-5 cất cánh làm nhiệm vụ tuần tra không phận Libya. Mirage 2000 mang theo 4 tên lửa không đối không tầm trung MICA-RF dẫn đường bằng radar chủ động và 2 tên lửa không đối không MICA-IR.



Chiến binh EF-2000 Typhoon cất cánh từ căn cứ Coningsby thực hiện nhiệm vụ bay tuần tra không phận Libya. Cấu hình vũ khí tiêu chuẩn gồm 4 tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 và 2 tên lửa đối không tầm ngắn ASRAAM.


Việc phòng không Libya im hơi lặng tiếng khiến hai chiến đấu cơ Rafale (Pháp) và EF-2000 (Anh) lần đầu tiên tham gia vai trò tấn công chính không phát huy được năng lực của mình và các nhà quân sự Anh - Pháp rất khó để đánh giá được ưu nhược điểm của hai loại này trong thực chiến.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang