Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến hạm Hamilton

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Hamilton. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến hạm Hamilton. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

>> Gregorio del Pilar - chiến hạm hiện đại nhất Hải quân Philippines



Ngày 23/8, Hải quân Philippines đã chính thức tiếp nhận chiến hạm lớn nhất BRP Gregorio del Pilar (PF-15) mua lại của Hải quân Mỹ.

Trước khi chuyển cho Philippines, Gregorio del Pilar là tàu tuần tra USCGC Hamilton của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.

Lịch sử trước khi “sang tên, đổi chủ”

USCGC Hamilton được đóng tại nhà máy Avondale (thành phố New Orleans, bang Louisiana), hạ thủy ngày 18/12/1965, trang bị sẵn sàng đi vào hoạt động ngày 18/3/1967.

Trong giai đoạn 1969-1970, tàu Hamilton được điều động tới vùng biển Việt Nam tham chiến. Tại đây nó đã bắn khoảng 4.600 phát đạn hỗ trợ quân Mỹ ở miền nam Việt Nam.

Sau thời gian ở Việt Nam, tàu Hamilton tới hoạt động trên vùng biển Đại Tây Dương làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu hải dương học và thường xuyên tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Hamilton khi còn trong biên chế lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ.


Năm 1994, Hamilton đã nhận bằng khen vì chiến công cứu hộ thành công 135 người Haiti sau khi tàu chở họ gặp nạn trên biển.

Năm 1996, Hamilton tiến vào kênh đào Panama và thực hiện một loạt hoạt động nhằm ngăn chặn dòng ma túy vận chuyển vào nước Mỹ. Thủy thủ đoàn đã trực tiếp chặn đứng 14 tàu buôn lậu chở hơn 115 tấn hàng trị giá 200 triệu USD.

Năm 1999, Hamilton tiếp tục ngăn chặn được bọn buôn lậu ma túy vận chuyển 2,7 tấn cocain vào nước Mỹ.

Năm 2007, Hamilton đã chặn được một tàu đánh cá treo cờ Panama chở 20 tấn cocain trị giá 600 triệu USD. Đây là một trong những vụ bắt ma túy trên biển lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Ngoài các chiến dịch ngăn chặn bọn buôn lậu, vận chuyển ma túy. Tàu Hamilton còn thường xuyên tham gia tuần tra biển bảo vệ vùng “đặc quyền kinh tế” trên biển của nước Mỹ.

Trong quá trình hoạt động, năm 1988 Hamilton trải qua chương trình hiện đại hóa và tân trang, được cung cấp hệ thống điện tử và vũ khí hiện đại. Tất cả không gian và máy móc đều được đại tu sửa chữa lại.

“Sang tay” Hải quân Philippines

Tháng 3/2011, Lực lượng tuần duyên bờ biển Mỹ chính thức cho tàu Hamilton nghỉ hưu, họ tiến hành gỡ bỏ radar tìm kiếm trên không/biển, hệ thống vũ khí phòng thủ tầm cực gần (Phalanx CIWS) và 2 pháo cỡ 25mm trên tàu.

Sau đó, phía Mỹ bắt đầu lắp đặt hệ thống định vị, radar và thiết bị điện tử khác theo yêu cầu hợp đồng ký kết với Philippines.

Ngày 13/5/2011, chiến hạm Hamilton được chuyển giao cho Hải quân Philippines trong một buổi lễ trang trọng tổ chức ở Cost Guard Island. Con tàu được đổi tên thành BRP Gregorio del Pilar (PF-15). Và vị thuyền thưởng đầu tiên của PF-15 là ông Alberto A.Cruz.

Sau ngày 30/6, BRP Gregorio del Pilar tiếp tục trải qua các sửa đổi khác. Đầu tháng 7, con tàu đã tiến hành chạy 4 ngày trên biển để thử nghiệm đánh giá khả năng làm việc của thủy thủ đoàn.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 18/7, Gregorio del Pilar rời Cost Guard Island bắt đầu cuộc hành trình về Philippines.


Ngày 17/8, tàu về tới lãnh hải Philippines sau 1 tháng hành trình. Ngày 21/8, con tàu cập cảng Manila. Ngày 23/8, một buổi lễ tiếp nhận đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều quan chức cao cấp chính phủ Philippine trong đó có cả Tổng thống Benigno Aquino III.

Tuy nhiên, BRP Gregorio del Pilar (PF-15) không đi vào hoạt động ngay mà sẽ được sơn đổi màu xám giống với màu các tàu chiến khác của Philippines. Ngoài ra, Hải quân Philippines sẽ thực hiện một vài sửa chữa nhỏ, bổ sung thêm vài trang thiết bị.

Giá trị chuyển giao con tàu vào khoảng 13,18 triệu USD (năm 2011).

Tàu Hải quân Philippines đầu tiên sử dụng động cơ tuốc bin

BRP Gregorio del Pilar có lượng choán nước 3.250 tấn, kích thước 115x13x2,67m. Tàu được thiết kế với không gian thoải mái, tiện nghi bao gồm cả điều hòa nhiệt độ.

Hệ thống điện tử của tàu gồm radar tìm kiếm trên biển và định vị, hệ thống kiểm soát hỏa lực Mk92 mod.1 cùng các thiết bị liên lạc.

Mục đích khi thiết kế tàu của Hải quân Mỹ là dành cho nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Mỹ, bảo vệ đặc quyền kinh tế (EEZ), chống buôn lậu, tìm kiếm cứu nạn nên sức mạnh hỏa lực của tàu tương đối “nhẹ”.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm lớn nhất Hải quân Philippines BRP Gregorio del Pilar với hỏa lực mạnh nhất là pháo hạm cỡ 76,2mm (vòng tròn màu đỏ).


Hiện tại, sau khi trải qua đại tu nâng cấp, BRP Gregorio del Pilar trang bị một pháo hạm Oto Melara 76mm, có tốc độ bắn khá nhanh khoảng 85 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 925m/s, tầm bắn 20km. Loại pháo này chỉ thích hợp cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu cỡ nhỏ, tầm gần trên biển hoặc pháo kích bờ biển hỗ trợ tác chiến đổ bộ.

Đuôi tàu có boong đáp dành cho trực thăng cùng nhà chứa máy bay.

Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ tuốc bin phí do Pratt và Whitney sản xuất và 2 động cơ diesel do Fairbanks – Morse chế tạo.

BRP Gregorio del Pilar là tàu chiến đầu tiên của Hải quân Philippines sử dụng động cơ tuốc bin khí, nếu chạy loại này tàu đạt tốc độ 28 hải lý/h. Trong khi nếu dùng động cơ diesel tàu đạt tốc độ 17 hải lý/h, tầm hoạt động của tàu lên tới 26.700km không cần tiếp liệu.

Dự kiến, nó sẽ được triển khai để bảo vệ hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ ở vùng biển phía Tây và phía Nam Philippines.

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

>> Hải quân Philippines: Rục rịch tái cơ cấu



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Philippines đang có những bước đi cụ thể nhằm tái cơ cấu lực lượng hải quân. Lực lượng thiện chiến nhất của hải quân nước này là các đơn vị tác chiến thủy – bộ, có kinh nghiệm phối hợp với không quân, cảnh sát biển đối phó các nhóm khủng bố ở miền Nam, quanh đảo Mindanao.

“Chạy đà” hàng thập kỷ

Là quốc đảo, Philippines đã rất chú trọng phát triển hải quân, bao gồm lực lượng tàu mặt nước, không quân hải quân, hải quân đánh bộ… từ khá sớm. Ngày 9/5/1955, lực lượng tàu tấn công mặt nước ra đời. Đến năm 1988, bộ phận này trở thành lực lượng tác chiến biển gần. Lực lượng sẵn sàng tác chiến của hải quân xuất hiện muộn hơn (16/11/1964), ra đời để kiểm soát hoạt động trên biển, phối hợp với các đơn vị khác.

Từ năm 1947, Không quân hải quân Philippines được trang bị 2 máy bay vận tải nhưng phải đến ngày 16/9/1975, binh chủng này mới chính thức được thành lập. Về lực lượng Hải quân đánh bộ, ban đầu Philippines chỉ có 1 đại đội, nay đã phát triển thành một binh chủng mạnh.

Được xây dựng, trang bị khá hoàn chỉnh nhưng phải sau năm 1975, Philippines mới nhận thức vai trò của mình một cách độc lập hơn để đưa đất nước, trong đó có quân đội và hải quân vào chặng đường mới.

Hiện đại hóa với nhiều tỷ USD

Một trong những động thái cụ thể là việc Philippines thành lập và phát triển 4 công ty quốc phòng then chốt: Công ty các hệ thống chính xác Creser, chuyên về công nghệ và đạn dược; Công ty phát triển hàng không vũ trụ PAD giúp hải quân lắp ráp máy bay lên thẳng, bảo dưỡng và sữa chữa động cơ; Công ty GKN Defence sửa chữa các xe bọc thép tác chiến thủy-bộ; Công ty Hàng không (thành lập năm 1989) giúp hải quân nước này các loại pháo, cấu kiện composit của máy bay…

Thế nhưng, sự đầu tư rõ ràng nhất là ở các chương trình mua sắm vũ khí. Trong giai đoạn 1991-2000. Năm 1994, nước này ký hợp đồng mua các tàu tên lửa tốc độ cao của Pháp, mua các tàu pháo cao tốc của Mỹ, hợp tác với Đức đóng và sửa chữa tàu. Nhân đà này Không quân Hải quân Philippines mua máy bay trinh sát OV-10, trực thăng vũ trang MD-500, UH-1H, MG-520…


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Hamilton sắp được Philippines mua.

Gần đây, ngày 7/3/2011, Hải quân Philippines cho biết đã mua một chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton lớn của Mỹ, nhằm tăng cường khả năng tuần tra biển của Hải quân Philippines.. Được trang bị một nhà chứa máy bay có thể thu lại, một sàn bay cho trực thăng và trang bị 2 động cơ hoặc các tua bin khí, Hamilton được đánh giá là một chiếc tàu có khả năng hoạt động cao với các hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần.Nhân dịp này, ông Trung tướng Eduardo Oban phát biểu, “Chúng ta phải duy trì những nỗ lực để tiến hành hiện đại hóa lực lượng vũ trang của chúng ta”.

Trước đó, ngày 3/1/2011, Philippines thông báo dự định mua 7 tàu chiến vào năm 2011 để cải thiện và nâng cao khả năng tác chiến của hải quân. “Chúng tôi muốn nâng cao khả năng tác chiến của lực lượng hải quân. Việc mua sắm 7 tàu hải quân mới sẽ giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ này”, Đại úy Giovanni Bacordo, phát ngôn viên Hải quân Philippines tiết lộ với hãng thông tấn Philstar: các tàu tấn công đa năng sẽ được sử dụng để triển khai quân trong quá trình chiến đấu, có giá 7,2 triệu USD mỗi chiếc. Còn tàu đổ bộ có giá 14,3 triệu USD/chiếc được sử dụng để vận chuyển binh sĩ và đảm bảo hậu cần. Trong khi đó, các tàu tuần tra sẽ được sử dụng để tiến hành tuần tra tại mỏ khí.

Theo kế hoạch, đến năm 2015, Hải quân Philippines sẽ có nhiều tỷ USD trong chương trình hiện đại hóa quân đội để mua tàu tuần tiễu cao tốc, máy bay hải quân, thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, phương tiện cứu hộ, nâng cấp căn cứ, xây dựng cơ sở huấn luyện.. Song song với quá trình đó, Philippines tiến hành loại bỏ các tàu chiến, phương tiện cũ.

Hiện trong biên chế của Hải quân Philippines có lẽ, sự phục vụ của chiến hạm BRP Rajah Humabon “3 nhất” hình ảnh sinh động cho những chặng đường phát triển của lực lượng này. BRP Rajah Humabon là khu trục hạm mạnh nhất, lớn nhất của Hải quân Philippines, đồng thời cũng là một trong những chiến hạm “cổ” nhất ở Đông Nam Á, có thời gian phục vụ lên tới 67 năm.

Được đưa vào hoạt động từ năm 1943, BRP Rajah Humabon được chính thức biên chế trong Hải quân Philippines vào năm 1978. Hoạt động được 1 năm, chiến hạm này được nâng cấp và phục vụ tới năm 1993. Tưởng đã được “nghỉ hưu”, vậy mà đến năm 1995, Humabon “tái xuất” trong vai trò tàu hộ tống, tuần tra đến ngày nay.


http://nghiadx.blogspot.com
BRP Rajah Humabon, chiến hạm tiêu biểu của Philippines.

Từng có khả năng săn tàu ngầm nhưng vì lạc hậu, hệ thống định vị thủy âm đặt trên thân tàu EDO SQS-17B, bom phá tàu ngầm, hệ thống súng cối chống ngầm Hedgehog Mk 10, ngư lôi chống ngầm Mk 38..., lần lượt bị gỡ bỏ. Đến nay, vũ khí chống hạm mạnh nhất của tàu gồm 3 pháo 76,2mm Mk 22 có tầm bắn 13,4km, dùng để tấn công mục tiêu ven biển, tàu chiến hoặc chống máy bay. Ngoài ra, hỏa lực phòng không gồm 3 pháo cỡ 40mm Bofor, 6 pháo Mk 4 20mm Oerlikon, 4 súng máy 12,7mm. Nhìn chung, hệ vũ khí trên Humabon đều quá cũ, thao tác thủ công, tốc độ bắn chậm, chỉ thích hợp với nhiệm vụ tuần tra.

Chưa đến đích trên con đường cơ cấu lực lượng, Hải quân Philippines dựa nhiều vào yếu tố con người để thực hiện các nhiệm vụ. Trong số các binh chủng của Hải quân Philippines, lực lượng tác chiến đặc biệt là đơn vị tinh nhuệ nhất, hoạt động trên biển, trên bộ và trên không, thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, cận chiến, hoạt động tác chiến dưới mặt nước. Đơn vị này đã lập được một số thành tích trong các chiến dịch truy quét phiến quân ở miền nam nước này.

Hải quân Philippines có số quân nhân lên tới 24.000 người, bảo vệ bờ biển 3.500 người. Dưới Bộ tư lệnh Hải quân có 1 Bộ tư lệnh Hạm đội, 6 vùng hải quân, Bộ Tư lệnh Hải quân đánh bộ (3 lữ hải quân đánh bộ, 1 lữ dự bị, 1 lữ phục vụ và yểm trợ chiến đấu…)

Hải quân Philippines trang bị: 63 tàu chiến đấu, 1 tàu hộ tống Rajah Humabon, 13 tàu tuần tiễu, 49 tàu tuần tiễu ven bờ; 7 tàu đổ bộ (có thể chở 16-32 xe tăng, 150-200 người, 39 phương tiện đổ bộ…; 11 tàu phục vụ (tàu dầu, tàu nước, tàu sửa chữa, tàu nghiên cứu biển)… Trong đó, Không quân hải quân có 13 chiếc BN-2A, BO-105 và Cessna-117; Hải quân đánh bộ với 8.000 người, có 110 xe thiết giáp gồm 25 chiếc LAV-300 và 85 chiếc LVTP-5, LVTP-7, 150 khẩu pháo 105mm; Lực lượng ven bờ (cảnh sát biển) được trang bị 60 tàu, xuồng tốc độ cao cùng một số máy bay trực thăng tuần thám;


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang