Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chiến tranh Trung Quốc - Hà Lan

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Trung Quốc - Hà Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chiến tranh Trung Quốc - Hà Lan. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Bài học từ cuộc chiến Trung Quốc - Hà Lan

Tháng 2/2012 đánh dấu 350 năm kể từ khi cuộc chiến đầu tiên và cũng là thắng lợi của Trung Quốc với một nước phương Tây. Cả 2 bên đã học được gì?

>> Bài học từ cuộc chiến Falklands



http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Tonio Andrade.

Giáo sư lịch sử Tonio Andrade, làm việc tại ĐH Emory, đang giảng dạy tại ĐH Emory, bang Georgia (Mỹ) đã viết cuốn “Thuộc địa đã mất: Câu chuyện chưa kể của chiến thắng vĩ đại của Trung Quốc trước phương Tây”.

Dưới đây là nội dung chính của tác phẩm này:

Dưới sự lãnh đạo của Tổng tư lệnh Trịnh Thành Công – người hùng giai đoạn cuối nhà Minh - đầu nhà Thanh, Quân đội Trung Quốc đã quét sạch toàn bộ Hà Lan khỏi Đài Loan vào tháng 2/1662. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử, Đài Loan đặt dưới sự cai trị của Trung Quốc.

Đây là sự kiện cực kỳ đặc biệt. Lúc đó, Hà Lan là thế lực thực dân mạnh mẽ nhất của châu Âu và Đài Loan là thuộc địa lớn nhất của nước này tại châu Á.

Cuộc chiến Hà Lan – Trung Quốc là một sự kiện hấp dẫn giới học giả về lịch sử - chính trị trên quy mô toàn cầu, đụng chạm tới cả cán cân quyền lực của thế giới cận đại. Theo các ghi chép về cuộc chiến, Hà Lan – vốn nổi tiếng khắp châu Âu về vũ khí, chiến lược, hậu cần khi đó, đã cảm thấy bị vuột mất đẳng cấp sau thất bại trước Trung Quốc.

Cuộc chiến này mang lại những bài học cho ngày hôm nay bởi lẽ, trong số các yếu tố cho phép người Trung Quốc giành chiến thắng với người phương Tây là truyền thống văn hóa, tư duy chiến lược và nghệ thuật quân sự của người Trung Hoa. Các nhà lãnh đạo quân đội Trung Quốc ngày nay vẫn thấm nhuần sâu sắc về văn hóa quân sự truyền thống và học hỏi nhiều điều từ đó.

http://nghiadx.blogspot.com
Trịnh Thành Công trở thành người hùng dân tộc với việc giành Đài Loan về cho Trung Quốc năm 1662

Bất ngờ với khả năng của người Trung Quốc

Từ trước đến nay, các nước phương Tây vẫn có xu hướng đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Thậm chí, với nhiều chuyên gia, Trung Quốc là nước yếu, thường xuyên bị các nước láng giềng như Hung Nô, Mông Cổ, Mãn Châu và Nhật Bản xâm lược. Trong Chiến tranh Thế giới lần 2, Mỹ và Anh thường xuyên tuyên truyền và củng cố hình ảnh này bằng cách mô tả Trung Quốc như là một nạn nhân không may mắn của một Nhật Bản hiện đại, quyết đoán và chiến lược quân sự hiệu quả. Thậm chí, nhiều người phương Tây còn tin rằng, Trung Quốc phát minh ra thuốc súng nhưng chỉ sử dụng cho các màn bắn pháo hoa.

Trên thực tế, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên phát triển những khẩu súng đầu tiên cũng như pháo, tên lửa, lựu đạn và mìn. Các kĩ sư Trung Quốc từng luôn háo hức nghiên cứu vũ khí nước ngoài, ví dụ như súng hỏa mai của Nhật Bản và đại bác của Anh.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên, trong cuộc chiến trên đảo Đài Loan, Hà Lan đã sững sờ trước hỏa lực của Trung Quốc. Bản thân người Hà Lan không hề lạc hậu. Đại bác và súng ngắn của Hà Lan đã nổi tiếng khắp châu Âu. Các ngành công nghiệp vũ khí của Hà Lan là một phần quan trọng của nền kinh tế đang bùng nổ đầu thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

Tuy nhiên, Hà Lan lại lép vế trước sự hiệu quả và chính xác của những tay súng Trung Quốc nhanh nhẹn và rèn luyện tốt. Một chỉ huy người Hà Lan đã từng viết trong sự thất vọng: “Người Trung Quốc khiến những người lính của tôi cảm thấy xấu hổ”.

Trong giai đoạn thế kỷ 16-17, là Trung Quốc đã vượt lên cao so với mô hình cổ xưa. Các vị tướng lĩnh Trung Quốc đã dạy quân lính cách tránh hỏa lực, tăng cường sức chịu đựng và sức mạnh, tìm kiếm vị trí chiến đấu tốt. Trong khi những người phương Tây lại có cách đào tạo để hiên ngang trước mũi tên hòn đạn.

Quân đội Hà Lan phải đối mặt với những người lính Trung Quốc được đào tạo tốt, thế nên trên chiến trường Đài Loan đó, họ giống như lính mới chứ còn là những người nổi tiếng về quân sự khắp phương Tây.

Người Hà Lan được biết đến khắp châu Âu như là các nhà phát minh khái niệm "tập trận quân sự hiện đại" và vai trò trong đổi mới, cách mạng hóa chiến tranh.

Những người lính ngự lâm của Hà Lan được đào tạo trong các cuộc duyệt binh chuẩn mực, tiến hành các cuộc hành quân phức tạp và hoạt động như một đơn vị phối hợp và độc lập.

Cách thức này đã lan tỏa ra toàn châu Âu, tạo thành “phong cách chiến tranh châu Âu”, biến họ thành lực lượng chiến đấu hiệu quả nhất thế giới. 

Tuy nhiên, lợi thế quan trọng nhất của Trung Quốc nằm trong nền văn hóa chiến lược và chiến thuật. Qua 2.000 năm lịch sử, các chỉ huy quân sự của Trung Quốc học được cách nghĩ cẩn trọng về chiến tranh.

Hầu hết những người phương Tây đều đã biết hay đọc qua về Binh pháp Tôn tử, từ những CEO ở Đức cho đến Mỹ, nhưng họ không biết rằng, đã có bao nhiêu nhà chiến lược, chiến thuật hay chuyên gia xuất sắc đã thừa kế tinh hoa của Tôn Tử.

Trong cuộc chiến đảo Đài Loan năm 1662, tướng Trịnh Thành Công đã áp dụng mưu kế mà người phương Tây vẫn gọi là “con ngựa thành Troy”. Họ đã liên tục đánh lừa người Hà Lan, thu hút họ vào bẫy hay lợi dụng địa hình, kết hợp sức mạnh hải quân và bộ binh theo những cách bất ngờ và hiệu quả.

Sau nhiều thất bại, người Hà Lan kết luận, không còn hy vọng chiến thắng trước lực lượng tinh nhuệ của Trung Quốc. Cuối cùng, họ từ bỏ và giao lại Đài Loan cho Trung Quốc.

Hiểu nền văn hóa Trung Quốc để thắng Trung Quốc

Trong 2 thế kỷ tiếp theo, không còn một cuộc chiến nào giữa Trung Quốc và phương Tây. Giai đoạn này đánh dấu cán cân quyền lực toàn cầu đã dịch chuyển sang châu Âu với quá trình công nghiệp hóa.

Ngày nay, Trung Quốc đang hiện đại hóa một cách kinh ngạc trong tình thế siêu cường Mỹ đang bị "ốm". Cán công công nghệ có thể vẫn ủng hộ phương Tây nhưng tình hình này sẽ thay đổi nhanh chóng.

Nhận thức về hiện trạng này khiến các chuyên gia phương Tây thúc giục Washington kiềm chế Trung Quốc. Tổng thống Barack Obama cũng đang chuyển động theo hướng này.

Tuy nhiên, ít người nghĩ tới những giải pháp hiệu quả và tiết kiệm hơn, đó là tìm hiểu thêm về truyền thống, nghệ thuật chiến tranh của Trung Quốc. Không có quốc gia nào thấm nhuần sâu xa với lịch sử của mình như người Trung Quốc. Các chỉ huy quân sự Trung Quốc hiểu rõ giá trị di sản từ những tư tưởng như Tôn Tử, Gia Cát Lượng, Trịnh Thành Công…

Thế nhưng, người Trung Quốc còn trích dẫn từ những tư tưởng quân sự phương Tây như Clausewitz, Mahan hay Petraeus. Trung Quốc hiểu rõ truyền thống riêng của mình và cả truyền thống phương Tây theo lời khuyên của Tôn Tử: "Biết mình, biết ta".

Nếu phương Tây không nghiên cứu truyền thống quân sự của Trung Quốc, họ sẽ gặp phải những bất lợi đáng kể. Chiến tranh Trung Quốc - Hà Lan, chiến tranh đầu tiên của châu Âu với Trung Quốc là một bài học tuyệt vời.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang