Trung Quốc cho rằng, căng thẳng trên biển Đông bắt nguồn từ Việt Nam, hàng ngàn cư dân mạng nước này đã đề xuất 2 phương án để đối phó với Việt Nam. Dù căng thẳng trên biển Đông bắt nguồn từ những hành động xâm phạm chủ quyền và gây hấn của Trung Quốc. Tuy nhiên đa phần người dân Trung Quốc lại hiểu sai bản chất vấn đề, họ cho rằng Việt Nam cùng với một số quốc gia khác trong ASEAN đang là những nước gây căng thẳng tình hình biển Đông. Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã tổ chức một cuộc thăm dò trực tuyến đối với 13.000 người tham gia, trong đó có 86% hiểu sai về Việt Nam và không hiểu rõ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển. Cuộc khảo sát này còn đưa ra các kiến nghị liên quan đến tình hình biển Đông, theo đó, dân mạng Trung Quốc cho rằng, tùy thuộc vào tình hình, cần sẵn sàng chuẩn bị cho 2 phương án: - Thương lượng với Việt Nam cho một giải pháp hòa bình trên biển Đông - Đáp trả các “khiêu khích” bằng các hành động chính trị, kinh tế, thậm chí là cả quân sự cho các tranh chấp trên biển Đông. Đa phần các ý kiến nghiêng về phương án hai, vấn đề còn lại và tùy thuộc vào thái độ của Việt Nam trên biển Đông. Dân mạng Trung Quốc rất tự tin vào sức mạnh hải quân của nước này. “Việt Nam đang có những hành động nguy hiểm trên biển Nam Trung Hoa (cách Trung Quốc gọi tên biển Đông), chiếm 29 đảo của Trung Quốc, đã đạt được một số lợi ích nhất định từ khí đốt và dầu mỏ tại biển Đông” là một trong hàng ngàn các ý kiến gởi về Thời Báo Hoàn Cầu. Họ còn cho rằng, "các hành động của Việt Nam đã đẩy tới giới hạn “lợi ích và phẩm giá” của người Trung Quốc". Thậm chí, dân mạng Trung Quốc coi hành động xâm phạm chủ quyền của các tàu, thuyền Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và phá hoại tàu thuyền Việt Nam là điều hoàn toàn đúng đắn, bất chấp thực tế, chính các tàu thuyền Trung Quốclà nhân tố gây hấn trên biển Đông chứ không phải là Việt Nam. Nếu truyền thống của Trung Quốc là “gác lại các tranh chấp, cùng nhau phát triển” vậy hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và phá hoại các hoạt động hợp pháp của Việt Nam nên hiểu như thế nào? Hay đây chỉ là một truyền thống khác của người Trung Quốc: “truyền thống bắt nạt và gây hấn”. Trung Quốc đã phát tín hiệu cứng rắn, theo đó, nước này sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để bảo vệ lợi ích của mình trên biển Đông. Các ý kiến trên mạng tiếng Trung lớn tiếng: "Cần phải hiểu rằng, nếu Trung Quốc quyết định tấn công, sẽ lấy lại tất cả các hòn đảo mà Việt Nam chiếm đóng trước đây. Nếu Việt Nam muốn bắt đầu một cuộc chiến với Trung Quốc, Bắc Kinh đã có đủ sự tự tin để tiêu diệt các tàu chiến Việt Nam, bất chấp sự phản đối có thể có từ cộng đồng quốc tế". Trên mạng Trung Quốc cũng cho đăng ý kiến của ông Zhuang Guotu, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á tại ĐH Hạ Môn nói với Thời báo Hoàn Cầu: “ Mấu chốt của vấn đề đang nằm trong tay Việt Nam và Trung Quốc, Trung Quốc cần phải kiềm chế, duy trì quan hệ tốt với láng giềng là lợi ích của Trung Quốc, tuy nhiên, Việt Nam cũng cần phải chủ động giảm bớt các căng thẳng, tôn trọng Tuyên bố ứng xử trên biển Đông đã ký giữa các bên liên quan”. Có thể ông Zhuang đã phát biểu điều này mà lờ đi tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Singapore, yêu cầu Bắc Kinh làm rõ tuyên bố chủ quyền của mình ở biển Đông. Hành động “mơ hồ” trong tuyên bố chủ quyền và lợi ích trên biển Đông khiến cộng đồng quốc tế, đặc biệt là ASEAN không thể không lo lắng. Nhưng không, ông Zhuang cũng nhắc tới Singapore trong một phát ngôn cho rằng, tuyên bố của Bộ Ngoại Giao Singapore đứng về phía Mỹ trong vấn đề tranh chấp biển Đông, lôi kéo lực lượng bên ngoài vào ASEAN, cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân mạng Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Dân mạng Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 22 tháng 6, 2011
>> 86% dân mạng Trung Quốc hiểu sai về Việt Nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)