Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hạm đội Anh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hạm đội Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 2)





Lực lượng Hải quân từ nhiệm vụ yểm trợ và tác chiến độc lập, đã hình thành lực lượng tác chiến mang tính chiến lược.

Chiến lược hải quân thời bình và thời chiến phản ánh trung thành đường lối chính trị của quốc gia, dân tộc với mục tiêu phát triển và bảo vệ lợi ích biển, đại dương.

Những yếu tố lịch sử của nghệ thuật quân sự Hải quân

Những thành tố đầu tiên của nghệ thuật quân sự Hải quân được hình thành từ rất lâu, khi xuất hiện các hạm đội và hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, vũ khí trang bị và các mô hình tác chiến.

Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, ở các nhà nước Hy Lạp cổ đại, La mã cổ đại và các nước khác, hạm đội được hình thành từ những tàu có mái chèo do nô lệ chèo thuyền. Chiến lược chiến tranh của các nước cổ đại đã để lực lượng hải quân như là lực lượng hỗ trợ và các hoạt động tác chiến của hải quân chủ yếu là vùng bờ biển.

Phương pháp tác chiến cổ điển vẫn là dùng mũi nhọn thân tầu để đâm và đổ bộ, đánh chiếm tàu đối phương. Chiến thuật duy nhất là các tàu chiến dàn hàng ngang và lao vào nhau, khả năng dành ưu thế ban đầu là kỹ năng điều khiển tàu của thuyền trưởng.

Một sự cố gắng đầu tiên trong xây dựng nghệ thuật quân sự Hải quân là tác phẩm của Vegetius thế kỷ thứ 5, có tên "Bản tóm tắt những đề xuất về tác chiến”. Trong bản tóm tắt này cùng với những hoạt động tác chiến khác ông đã đưa ra những giới thiệu sơ lược về phương pháp chiến đấu trên biển.



Trận hải chiến châu Âu thời phong kiến.


Châu Âu vào thời kỳ tiền phong kiến (đến thế kỷ thứ 10) hạm đội và nghệ thuật tác chiến trên biển chưa có những phát triển đáng kể.

Do sự phát triển mạnh mẽ về thương mại, trong thời kỳ chế độ phong kiến phát triển rực rỡ nhất ở châu Âu, kỹ thuật đóng tàu đã có những bước tiến mạnh mẽ.

Thế kỷ thứ 10 và 11 xuất hiện các tàu buồm, đồng thời là các thiết bị dẫn đường trên biển (la bàn, kính lục phân - dụng cụ đo độ cao mặt trời, để xác định vị trí con tàu, bàn đồ biển) cho phép tàu có thể đi dài ngày trên biển rộng. Từ thế kỷ 14, trên các tàu buồm được trang bị pháo thần công. Từ thế kỷ 15 – 16 bắt đầu chuyển hướng từ tàu có mái chèo sang sử dụng các tàu buồm, quá trình này kết thúc vào giữa thế kỷ 17.

Chiến lược quân sự hải quân hình thành vào thế kỷ 15 – 16, trong quân đội các nước thực dân như Italy, Bồ Đào Nha, sau đó là Anh, Pháp, và Hà Lan. Chiến lược xâm lược thuộc địa bằng hải quân đã nâng cao vị trí của hải quân trong chiến tranh, thay đổi tính chất sử dụng hải quân, đồng thời đặt lên vai của Hải quân nhiệm vụ độc lập như tiến công tàu hàng, chống cướp biến, cắt đứt các đường giao thông, liên lạc và vận tải đường biển, đồng thời bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của quân mình. Tuy nhiên, nghệ thuật tác chiến chưa phát triển, vẫn gần giống với nghệ thuật tác chiến thời La mã cổ đại.



Thiết giáp hạm - buồm.


"Ngoại giao pháo hạm" thúc đẩy sự phát triển của hải quân

Thế kỷ thứ 17, đánh dấu sự hình thành các hạm đội thường trực chiến đấu, trở thành công cụ quan trọng cho chính sách "ngoại giao pháo hạm" của các nước phát triển.

Sự phát triển mạnh mẽ của pháo hạm, sử dụng hạm đội pháo hạm như một vũ khí quan trọng chính trong các cuộc chiến đấu trên biển trong chiến tranh Anh – Hà Lan thế kỷ 17, làm thay đổi căn bản tận gốc về biên chế lực lượng, cơ cấu tổ chức của hạm đội tàu buồm và nghệ thuật tác chiến của hải quân.

Đòn tấn công chủ lực dành cho các thiết giáp hạm có trang bị pháo cỡ nòng lớn và số lượng nhiều, các tàu khu trục frigate nhỏ, các thuyền có mái chèo trang bị pháo nhỏ và các tầu hỏa công (fire – ship) đóng vai trò hỗ trợ trong các cuộc chiến đấu trên biển và phong tỏa trên biển.

Cơ cấu tổ chức hạm đội đã phức tạp hơn, các tàu đã liên kết lại thành các liên đội tàu dưới sự chỉ huy thống nhất của một tàu chỉ huy (Flagship) liên đội. Đội hình tác chiến của liên đội trong hải chiến và của hạm đội là tuyến cơ động chiến đấu, cho phép các tầu có thể cơ động trong tuyến cơ động của liên đội.

Phương án tác chiến này cho phép sử dụng hiệu quả hỏa lực của pháo hạm được bố trí nhiều hành bên sườn tàu. Đâm tàu vào nhau sử dụng ngày càng ít hơn, phương pháp đổ bộ lên tàu đối phương vẫn được áp dụng khi sử dụng tàu buồm, tác chiến theo phương pháp tuyến cơ động chiến đấu được sử dụng trong suốt thế kỷ 17 và 18.

Một đóng góp quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật quân sự Hải quân là nghệ thuật tác chiến của Hải quân Nga vào ¼ đầu thế kỷ 18 trong cuộc chiến tranh Bắc Âu, (Great Northern War năm 1700—1721) chống lại lực lượng Hải quân hùng mạnh của Thụy Điển.

Thay vì cùng với lực lượng của các nước phương Tây đổ bộ lên bờ, đánh phá đường vận tải của đối phương và một cuộc chiến tổng lực của các hạm đội. Vua Peter I đã áp dụng chiến thuật kiên quyết và chắc chắn, kết hợp tác chiến chặt chẽ giữa hải quân và lục quân đánh chiếm căn cứ hải quân của đối phương, lợi dụng hướng gió cơ động nhanh, tấn công hạm đội đối phương từ phía bên sườn, chia cắt đội hình tàu địch, bao vây và đổ bộ chiếm tàu.

Chiến thuật của vua Peter I đã được ghi vào "Điều lệnh tác chiến Hải quân năm 1720".

Giữa thế kỷ 18, pháo hạm đã có sự phát triển vượt bậc (tầm bắn xa hơn, khả năng xuyên và nổ phá mạnh hơn của đạn pháo, khả năng bắn chính xác hơn) do đó, đã xuất hiện những mâu thuẫn đối kháng trong tác chiến bằng phương thức tuyến cơ động chiến đấu cổ điển.



Vận động tác chiến của chiến hạm chống lại tuyến cơ động chiến đấu.


Đô đốc G.A.Spiridov, đô đốc F.F.Usacov (Nga) là 2 đô đốc đầu tiền trong thực tế hải chiến đã từ bỏ phương án tác chiến tuyến cơ động chiến đấu và đặt những bước đầu tiên cho phương án tác chiến hạm đội mới, vận động tác chiến chiều sâu.

Nghệ thuật hải chiến mới có đặc điểm khác hẳn so với phương án tác chiến trước đây là tính năng động cao trong tác chiến, quyết tâm đạt mục tiêu đã đặt trước, có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong liên đội và đã có những thành công trong các trận hải chiến ở Kênh Chios năm 1770, Tendra 1790, và Mũi Hảo vọng năm 1971.

Những thử nghiệm đầu tiên của lý thuyết nghệ thuật quân sự Hải quân vận động tác chiến được phản ánh khá sâu sắc trong tác phẩm của người Anh J. Clerk "Kinh nghiệm hải chiến”, chương 1-4 xuất bản năm 1790 – 1797, được dịch ra tiếng Nga với tiêu đề " Hạm đội vận động chiến” năm 1803.

Trong tác phẩm ông đã tổng kết những nguyên nhân dẫn đến những thất bại của Hạm đội Anh trong nhưng trận đánh giữa thế kỷ 18, đề xuất những kiến nghị thay đổi chiến thuật tuyến cơ động chiến đấu bằng những chiến thuật vận động chiến trong Hải chiến.

Nhưng trong nghệ thuật tác chiến Hải quân của những cường quốc biển ( Anh, Pháp, Italy, Hà lan) chiến thuật tuyến vận động chiến đấu vẫn được áp dụng chủ đạo đến cuối thế kỷ 18.



Chiến thuật vận động tác chiến và tác chiến độc lập của chiến hạm.



Chiến thắng của đô đốc người Anh G. Nelson ở Aboukir năm 1798, Trafalgar năm 1805, đô đốc người Nga ở trận "Battle of Athos” với sự áp dụng chiến thuật vận động tác chiến linh hoạt đã khẳng định tính ưu việt của chiến thuật vận động tiến công.

Chiến thuật này được xem xét cùng với quá trình vận động tiến cồng của liên đội hạm tàu để sử dụng triệt để hỏa lực pháo hạm và phá hủy khả năng điều khiển hải lực của hạm đội đối phương, đã phát huy tối đa khả năng độc lập tác chiến của chiến hạm.

Chiến thuật vận động đã bổ xung thêm nội dung tác chiến độc lập của hải thuyền và xuất hiện những đòi hỏi rất cao đối với thuyền trưởng trong nghệ thuật điều khiển tàu và sử dụng hỏa lực pháo binh trong hải chiến.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang