Lực lượng Hải quân từ nhiệm vụ yểm trợ và tác chiến độc lập, đã hình thành lực lượng tác chiến mang tính chiến lược. Chiến lược hải quân thời bình và thời chiến phản ánh trung thành đường lối chính trị của quốc gia, dân tộc với mục tiêu phát triển và bảo vệ lợi ích biển, đại dương. Những yếu tố lịch sử của nghệ thuật quân sự Hải quân Những thành tố đầu tiên của nghệ thuật quân sự Hải quân được hình thành từ rất lâu, khi xuất hiện các hạm đội và hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, vũ khí trang bị và các mô hình tác chiến. Thời kỳ chiếm hữu nô lệ, ở các nhà nước Hy Lạp cổ đại, La mã cổ đại và các nước khác, hạm đội được hình thành từ những tàu có mái chèo do nô lệ chèo thuyền. Chiến lược chiến tranh của các nước cổ đại đã để lực lượng hải quân như là lực lượng hỗ trợ và các hoạt động tác chiến của hải quân chủ yếu là vùng bờ biển. Phương pháp tác chiến cổ điển vẫn là dùng mũi nhọn thân tầu để đâm và đổ bộ, đánh chiếm tàu đối phương. Chiến thuật duy nhất là các tàu chiến dàn hàng ngang và lao vào nhau, khả năng dành ưu thế ban đầu là kỹ năng điều khiển tàu của thuyền trưởng. Một sự cố gắng đầu tiên trong xây dựng nghệ thuật quân sự Hải quân là tác phẩm của Vegetius thế kỷ thứ 5, có tên "Bản tóm tắt những đề xuất về tác chiến”. Trong bản tóm tắt này cùng với những hoạt động tác chiến khác ông đã đưa ra những giới thiệu sơ lược về phương pháp chiến đấu trên biển. Trận hải chiến châu Âu thời phong kiến. Châu Âu vào thời kỳ tiền phong kiến (đến thế kỷ thứ 10) hạm đội và nghệ thuật tác chiến trên biển chưa có những phát triển đáng kể. Do sự phát triển mạnh mẽ về thương mại, trong thời kỳ chế độ phong kiến phát triển rực rỡ nhất ở châu Âu, kỹ thuật đóng tàu đã có những bước tiến mạnh mẽ. Thế kỷ thứ 10 và 11 xuất hiện các tàu buồm, đồng thời là các thiết bị dẫn đường trên biển (la bàn, kính lục phân - dụng cụ đo độ cao mặt trời, để xác định vị trí con tàu, bàn đồ biển) cho phép tàu có thể đi dài ngày trên biển rộng. Từ thế kỷ 14, trên các tàu buồm được trang bị pháo thần công. Từ thế kỷ 15 – 16 bắt đầu chuyển hướng từ tàu có mái chèo sang sử dụng các tàu buồm, quá trình này kết thúc vào giữa thế kỷ 17. Chiến lược quân sự hải quân hình thành vào thế kỷ 15 – 16, trong quân đội các nước thực dân như Italy, Bồ Đào Nha, sau đó là Anh, Pháp, và Hà Lan. Chiến lược xâm lược thuộc địa bằng hải quân đã nâng cao vị trí của hải quân trong chiến tranh, thay đổi tính chất sử dụng hải quân, đồng thời đặt lên vai của Hải quân nhiệm vụ độc lập như tiến công tàu hàng, chống cướp biến, cắt đứt các đường giao thông, liên lạc và vận tải đường biển, đồng thời bảo vệ các tuyến giao thông đường biển của quân mình. Tuy nhiên, nghệ thuật tác chiến chưa phát triển, vẫn gần giống với nghệ thuật tác chiến thời La mã cổ đại. Thiết giáp hạm - buồm. "Ngoại giao pháo hạm" thúc đẩy sự phát triển của hải quân Thế kỷ thứ 17, đánh dấu sự hình thành các hạm đội thường trực chiến đấu, trở thành công cụ quan trọng cho chính sách "ngoại giao pháo hạm" của các nước phát triển. Sự phát triển mạnh mẽ của pháo hạm, sử dụng hạm đội pháo hạm như một vũ khí quan trọng chính trong các cuộc chiến đấu trên biển trong chiến tranh Anh – Hà Lan thế kỷ 17, làm thay đổi căn bản tận gốc về biên chế lực lượng, cơ cấu tổ chức của hạm đội tàu buồm và nghệ thuật tác chiến của hải quân. Đòn tấn công chủ lực dành cho các thiết giáp hạm có trang bị pháo cỡ nòng lớn và số lượng nhiều, các tàu khu trục frigate nhỏ, các thuyền có mái chèo trang bị pháo nhỏ và các tầu hỏa công (fire – ship) đóng vai trò hỗ trợ trong các cuộc chiến đấu trên biển và phong tỏa trên biển. Cơ cấu tổ chức hạm đội đã phức tạp hơn, các tàu đã liên kết lại thành các liên đội tàu dưới sự chỉ huy thống nhất của một tàu chỉ huy (Flagship) liên đội. Đội hình tác chiến của liên đội trong hải chiến và của hạm đội là tuyến cơ động chiến đấu, cho phép các tầu có thể cơ động trong tuyến cơ động của liên đội. Phương án tác chiến này cho phép sử dụng hiệu quả hỏa lực của pháo hạm được bố trí nhiều hành bên sườn tàu. Đâm tàu vào nhau sử dụng ngày càng ít hơn, phương pháp đổ bộ lên tàu đối phương vẫn được áp dụng khi sử dụng tàu buồm, tác chiến theo phương pháp tuyến cơ động chiến đấu được sử dụng trong suốt thế kỷ 17 và 18. Một đóng góp quan trọng trong việc phát triển nghệ thuật quân sự Hải quân là nghệ thuật tác chiến của Hải quân Nga vào ¼ đầu thế kỷ 18 trong cuộc chiến tranh Bắc Âu, (Great Northern War năm 1700—1721) chống lại lực lượng Hải quân hùng mạnh của Thụy Điển. Thay vì cùng với lực lượng của các nước phương Tây đổ bộ lên bờ, đánh phá đường vận tải của đối phương và một cuộc chiến tổng lực của các hạm đội. Vua Peter I đã áp dụng chiến thuật kiên quyết và chắc chắn, kết hợp tác chiến chặt chẽ giữa hải quân và lục quân đánh chiếm căn cứ hải quân của đối phương, lợi dụng hướng gió cơ động nhanh, tấn công hạm đội đối phương từ phía bên sườn, chia cắt đội hình tàu địch, bao vây và đổ bộ chiếm tàu. Chiến thuật của vua Peter I đã được ghi vào "Điều lệnh tác chiến Hải quân năm 1720". Giữa thế kỷ 18, pháo hạm đã có sự phát triển vượt bậc (tầm bắn xa hơn, khả năng xuyên và nổ phá mạnh hơn của đạn pháo, khả năng bắn chính xác hơn) do đó, đã xuất hiện những mâu thuẫn đối kháng trong tác chiến bằng phương thức tuyến cơ động chiến đấu cổ điển. Vận động tác chiến của chiến hạm chống lại tuyến cơ động chiến đấu. Đô đốc G.A.Spiridov, đô đốc F.F.Usacov (Nga) là 2 đô đốc đầu tiền trong thực tế hải chiến đã từ bỏ phương án tác chiến tuyến cơ động chiến đấu và đặt những bước đầu tiên cho phương án tác chiến hạm đội mới, vận động tác chiến chiều sâu. Nghệ thuật hải chiến mới có đặc điểm khác hẳn so với phương án tác chiến trước đây là tính năng động cao trong tác chiến, quyết tâm đạt mục tiêu đã đặt trước, có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng trong liên đội và đã có những thành công trong các trận hải chiến ở Kênh Chios năm 1770, Tendra 1790, và Mũi Hảo vọng năm 1971. Những thử nghiệm đầu tiên của lý thuyết nghệ thuật quân sự Hải quân vận động tác chiến được phản ánh khá sâu sắc trong tác phẩm của người Anh J. Clerk "Kinh nghiệm hải chiến”, chương 1-4 xuất bản năm 1790 – 1797, được dịch ra tiếng Nga với tiêu đề " Hạm đội vận động chiến” năm 1803. Trong tác phẩm ông đã tổng kết những nguyên nhân dẫn đến những thất bại của Hạm đội Anh trong nhưng trận đánh giữa thế kỷ 18, đề xuất những kiến nghị thay đổi chiến thuật tuyến cơ động chiến đấu bằng những chiến thuật vận động chiến trong Hải chiến. Nhưng trong nghệ thuật tác chiến Hải quân của những cường quốc biển ( Anh, Pháp, Italy, Hà lan) chiến thuật tuyến vận động chiến đấu vẫn được áp dụng chủ đạo đến cuối thế kỷ 18. Chiến thuật vận động tác chiến và tác chiến độc lập của chiến hạm. Chiến thắng của đô đốc người Anh G. Nelson ở Aboukir năm 1798, Trafalgar năm 1805, đô đốc người Nga ở trận "Battle of Athos” với sự áp dụng chiến thuật vận động tác chiến linh hoạt đã khẳng định tính ưu việt của chiến thuật vận động tiến công. Chiến thuật này được xem xét cùng với quá trình vận động tiến cồng của liên đội hạm tàu để sử dụng triệt để hỏa lực pháo hạm và phá hủy khả năng điều khiển hải lực của hạm đội đối phương, đã phát huy tối đa khả năng độc lập tác chiến của chiến hạm. Chiến thuật vận động đã bổ xung thêm nội dung tác chiến độc lập của hải thuyền và xuất hiện những đòi hỏi rất cao đối với thuyền trưởng trong nghệ thuật điều khiển tàu và sử dụng hỏa lực pháo binh trong hải chiến. [BDV news] |
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 2)
Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011
>> Arab Saudi tăng cường sức mạnh hải quân
Arab Saudi đang đặc biệt quan tâm đến các tàu chiến của Mỹ.
Mục đích chính của sự quan tâm này là nhằm tăng cường sức mạnh hải quân để chống lại sự lớn mạnh không ngừng trong thời gian gần đây của Hải quân Iran. Các tàu chiến của Mỹ được Arab Saudi quan tâm là các tàu nổi, có khả năng chống lại “các mối đe doạ phi đối xứng” từ trên không và trên biển. “Tham vọng” sở hữu các tàu chiến của Mỹ là vấn đề trọng tâm trong chương trình tăng cường sức mạnh Hải quân Arab Saudi giai đoạn 2, dự kiến được thực hiện trong vòng 10 năm, với mức chi phí lên tới 23 tỷ USD. Dự án được khởi xướng từ khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng Vịnh vào năm 1990-1991. Khi đó, đơn đặt hàng đầu tiên của Arab Saudi chỉ hạn chế ở số lượng 10 chiến hạm. Arab Saudi có nhiều chương trình mua bán với Mỹ nhằm tăng cương sức mạnh quân sự. Ngày 8/4, Hải quân Mỹ thông báo, Bộ Quốc phòng và Không quân Arab Saudi đã gửi đề xuất đến Washington yêu cầu Mỹ cung cấp cho quốc gia Trung Đông các tàu chiến, hệ thống phòng không tích hợp, trực thăng và các cơ sở hạ tầng bờ biển như sở chỉ huy bảo vệ bến cảng và các trung tâm huấn luyện. Giá trị hợp đồng dự kiến sẽ được công bố trong tháng tới. Trong đề xuất của Riyadh không nhắc đến loại tàu cụ thể. Tuy nhiên, đã từ lâu Riyadh đã đặc biệt quan tâm đến các loại tàu bảo vệ bờ biển lớp LCS, có thể hoạt động trong điều kiện của các cuộc chiến tranh phi đối xứng. Tàu loại này có pháo Mk 110 57mm, bãi đáp cất hạ cánh cho 2 máy bay trực thăng SH-60 Seahawk. Tài có thể tăng tốc đến 47 hải lý/h. Al-Riyadh - chiến hạm chủ lực của Hải quân Arab Saudi Mặc dù, tàu chiến có lượng choán nước trung bình của Mỹ không thể trang bị hệ thống Aegis, nhưng trong tương lai không loại trừ khả năng Lockheed Martin sẽ đóng các biến thể LCS tích hợp được hệ thống này. Hiện nay, Aegis chỉ được trang bị cho các chiến hạm loại Nansen (Na Uy) và Bazan (Tây Ban Nha). Các chiến hạm này có lượng choán nước lần lượt là 5.200 tấn và 6.200 tấn, dùng để hoạt động tại các vùng nước sâu. Theo giới chức Lầu Năm Góc, ngoài các tàu LCS, Mỹ có thể cung cấp cho Arab Saudi các chiến hạm mới, có thể tích hợp được hệ thống Aegis. Hiện chưa rõ khoản tiền 67 tỷ USD chi cho việc mua vũ khí của Mỹ (hợp đồng ký năm 2010) có nằm trong ngân sách của chương trình giai đoạn 2 hay không? Các điều kiện trong hợp đồng quy định, việc chuyển giao vũ khí sẽ được thực hiện trong vòng 15-20 năm, bao gồm các loại vũ khí như máy bay tiêm kích Boeing F-15S, xe tăng M1A2 do General Dynamics Land Systems sản xuất. Hợp đồng này được đánh giá là hợp đồng “khủng” nhất trong lịch sử bán vũ khí Hải quân của Mỹ. Trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Iran, Arab Saudi đầu tư mạnh cho hải quân. Hiện nay, Hải quân Arab Saudi gồm 13.500 binh sỹ. Quốc gia này có 2 hạm đội: Hạm đội lớn đồn trú tại Jubail trên bờ biển Vịnh Ba Tư, hạm đội nhỏ đồn trú tại Biển Đỏ với trụ sở chính ở Jeddah. Nhiệm vụ chính của Hạm đội phía Tây (hạm đội lớn) là bảo đảm an ninh cho các phương tiện vận chuyển dầu đến bờ biển Vịnh Ba Tư, phía đông Arab Saudi. Ngoài ra, hạm đội này còn có nhiệm vụ phối hợp với các lực lượng hải quân các nước láng giềng bảo đảm lưu thông tự do cho các tàu ở vịnh Hormuz, cửa ngõ vào Vịnh Ba Tư. Nếu Iran đóng cửa ngõ này thì thế giới sẽ mất đi 1/5 nguồn cung cấp dầu. Trước đây, Arab Saudi tuyên bố dự định hiện đại hoá các đơn vị lính thuỷ đánh bộ và đặc nhiệm. Theo đó, Riyadh sở hữu 6-8 chiếc tàu ngầm trị giá từ 4-6 tỷ USD, nhưng kế hoạch này đã không được thực hiện. Tàu chủ lực của Hải quân Arab Saudi hiện nay là 3 chiến hạm Al-Riyadh do Pháp đóng, được trang bị tên lửa đối hạm MM-40 Exocet và 4 chiếm hạm tàng hình F3000 La Fayette (Madina) cũng do Pháp đóng.
[BDV news]
|
Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011
>> Chưa bao giờ quan hệ Việt-Mỹ tốt như hiện nay
Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua khi gặp Thống đốc bang Hawaii Neil Abercrombie
Đại sứ Việt Nam Lê Công Phụng nhấn mạnh, quan hệ Việt-Mỹ hiện đang ở giai đoạn tốt nhất trong vòng 15 năm qua. Về phần mình, Thống đốc bang Neil Abercrombie nhấn mạnh, với vị trí địa lý nằm ở khu vực Thái Bình Dương rất gần châu Á, bang Hawaii có rất nhiều điểm tương đồng và có thể hòa quyện nhuần nhuyễn với nền văn hóa châu Á. Hawaii là bang tốt nhất giúp hài hòa quan hệ của Mỹ với các nước trong khu vực châu Á. Hiện tại, Hawaii có khoảng 36.000 người Việt đang sinh sống tại đây, chiếm 3% dân số của bang. Thống đốc Abercrombie cho biết, ông rất hài lòng với những đóng góp của cộng đồng người Việt vào sự phát triển chung của bang. Thống đốc Bang Hawaii cho biết, cộng đồng người Việt hòa nhập với cuộc sống ở đây một cách mẫu mực. Cũng trong chuyến thăm này, đoàn công tác cũng gặp Phó Thống đốc bang Hawaii để khảo sát và tìm hiểu cơ sở hạ tầng, cùng các bước chuẩn bị của phía bạn cho Hội nghị APEC diễn ra vào tháng 11/2011. |
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
>> Pháp sắp hạ thủy siêu khinh hạm tàng hình mới
Tập đoàn đóng tàu DNCS của Pháp đang tiến hành tích hợp hệ thống và thử nghiệm khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới.
Khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới chuẩn bị hạ thủy. Vincent Martinot-Lagarde, giám đốc chương trình tàu khu trục đa năng FREMM cho biết: “Từ bây giờ, nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là tập trung chuẩn bị cho chuyến đi biển đầu tiên vào mùa xuân tới”. Radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles. Thiết kế tuyệt đối “tàng hình” Cấu hình khí động học của tàu được tối ưu hóa các góc cạnh, nâng cao khả năng tàng hình trước sự theo dõi, quan sát của radar của đối phương. Pháo chính Otobreda 76 mm của tàu, được thiết kế thấp hơn so với pháo hạm thông thường, hình dáng tháp pháo cũng được thiết kế nhằm giảm khả năng bị radar phát hiện. Toàn bộ hệ thống tên lửa chống tàu và tên lửa đối không đều được đưa vào bên trong boong tàu, để tránh bị phát hiện bởi radar hoặc các thiết bị theo dõi hồng ngoại. Khi tác chiến, hai cánh cửa hai bên mạn tàu sẽ mở ra để phóng tên lửa chống hạm, khi bình thường hai cánh cửa sẽ đóng lại để che chắn vũ khí. Thân tàu được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ Radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác cũng được bố trí bên trong các mái che để giảm khả năng bị phát hiện. Các hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại, radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles, phiên bản mới nhất của tập đoàn Thales, cung cấp khả năng giám sát tầm xa, phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không lẫn trên biển, tầm hoạt động 250km. Hệ thống còn tích hợp với hệ thống tên lửa đối không MBDA Aster-15/30. Ngoài ra, tàu được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 tầm bắn 180km. Tổ hợp 32 ống phóng thẳng đứng SYLVER A50 với tên lửa đối không MBDA Aster-30 tầm bắn tối đa tới 100km, tầm cao tối đa là 20km. Thậm chí, hệ thống này có khả năng tham gia phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm trung. Mô hình khinh hạm FREMM thế hệ mới. Đuôi tàu có nhà chứa và sàn đáp cho trực thăng chống ngầm NH-90, nhà chứa có khả năng chứa được 2 trực thăng NH-90 cùng một lúc. Dự kiến, Pháp sẽ trang bị cho hải quân 10 tàu kinh hạm FREMM, dự kiến chiếc đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2012, ngoài ra còn có một số tàu khác được đóng để xuất khẩu cho Moroco Thông số cơ bản: Dài 142m, rộng 20m, độ mớn nước 5m, tải trọng 6.000 tấn, tầm hoạt động 6.000 hải lý, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 108 người. |
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
>> Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Moskit-E
Hệ thống tên lửa hạm-đối-hạm Moskit-E dùng để tiêu diệt tàu nổi, tàu vận tải trong thành phần các cụm tàu xung kích, các binh đoàn đổ bộ, các đoàn tàu vận tải có hộ tống và các tàu đơn lẻ thông thường, cũng như các tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, có tốc độ hành trình đến 100 hải lý/h, trong điều kiện có đối kháng hoả lực và đối phó vô tuyến điện tử của đối phương.
Tên lửa chống hạm siêu âm 3M-80E Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa thực hiện cơ động tránh đạn phòng không kiểu "con rắn" theo hướng bay và ngừng cơ động khi cách mục tiêu 9 km. Hệ thống động cơ kiểu hỗn hợp, gồm động cơ phản lực không khí dòng thẳng với 1 động cơ khởi tốc tên lửa nhiên liệu rắn gắn liền với buồng đốt của động cơ phản lực không khí dòng thẳng. Hệ thống Moskit-E có thể xuất khẩu trong thành phần trang bị các tàu khu trục lớp Sovremenny Projekt 956E, tàu tên lửa Projekt 12421, cũng như để lắp lên các tàu của khách hàng có điều kiện để khai thác và sử dụng chiến đấu hệ thống. Tên lửa và hệ thống Moskit-E có tiềm năng lớn để hiện đại hoá và bố trí trên các loại phương tiện mang khác nhau (tàu, trên mặt đất, máy bay. Nước sản xuất chính: Nga Hãng phát triển: OAO GosMKB Raduga mang tên A.Ya. Bereznyak Tính năng kỹ-chiến thuật chính: Tầm bắn, km: - tối thiểu: 10 - tối đa: 120 (3М-80Е) và 100 (3М-80Е1) Tốc độ bay của tên lửa, km/h: 2800 Độ cao bay ở giai đoạn hành trình, m: 20 Phạm vi bắn so với mặt phẳng xuyên tâm của tàu, độ: 60 Thời gian phản ứng của hệ thống, s: - kể từ khi cấp nguồn cho các tên lửa đến khi phóng đi tên lửa đầu tiên: 50 - từ trạng thái sẵn sàng cao: 11 Nhịp phóng khi phóng loạt tên lửa, s: 5 Trọng lượng phóng của tên lửa, kg: - 3М-80Е: 4150 - 3М-80Е1: 3970 Phần chiến đấu: kiểu xuyên Trọng lượng phần chiến đấu, kg: 300 Kích thước, dài x đường kính thân x sải cánh, m: 9,385 x 0,8 x 2,1 Đường kính vòng tròn bao quanh tên lửa khi các công-xon cánh và cánh đuôi gập lại, m: 1,3.
(ktrv.ru news)
|
>> Chiến hạm tàng hình lớp Type 022 Houbei của Trung Quốc
Trước những ưu thế vượt trội của thế hệ tàu lớp Houbei (Type 022), từ 2007, hải quân Trung Quốc đặc biệt quan tâm tới chương trình phát triển loại tàu này, coi đây là một trong những mục tiêu hiện đại hóa hải quân đến năm 2020.
Tàu Type 022 (2211) (Sinodefence) Chiếc Type 022 đầu tiên với số hiệu 2208 (ghi trên thân tàu) được đóng và hạ thủy tại xưởng đóng tàu Quixin ở Thượng Hải, sau khi hoàn thành các hoạt động chạy thử, tàu này được đưa vào biên chế hải quân năm 2005. Các tàu tiếp theo được đóng gồm (2209, 2210 và 2211), nâng tổng số tàu Type 022 lên 4 chiếc vào năm 2005. Theo chương trình, các tàu này sẽ dần thay thế cho các tốc hạm tấn công tên lửa Type 021 (lớp Huangfeng). Type 022 (2208) (Sinodefence) Tàu Type 022 được trang bị một số loại tên lửa gồm: 8 tên lửa chống hạm C-801/802/803. C-801 (YJ-8) được coi là “Exocet của Trung Quốc” vì nó bắt chước thiết kế tên lửa MM38/MM39 Exocet của Pháp; C-802 (YJ-82) là một cải tiến đáng kể của thiết kế cơ bản, dài hơn và nặng hơn, sử dụng động cơ turbine phản lực nên tầm bắn xa hơn, đạt trên 120 km. Tính năng này đạt được là nhờ lắp thêm động cơ turbine siêu nhỏ TRI-60-2 Microturbo do Pháp chế tạo (sau này, động cơ này đã được chế tạo tại Trung Quốc). Tàu cũng được trang bị 2 bệ phóng với 8 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa Hongniao. Tên lửa này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân, sử dụng nhiên liệu lỏng và động cơ turbine quạt, tầm bắn 600-3000 km, tốc độ 0,7-0,8M và có trọng lượng từ 1,6-2,5 tấn. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các tên lửa hạm đối không FLS-1 với 12 tên lửa phòng không vác vai QW; 1 pháo hạm AO-18 30 mm, hệ thống vũ khí tầm gần AK-630 được đặt ở phía trước. Type 022 thực hành phóng tên lửa (Chinamil) Tàu được trang bị 1 hệ thống radar điều khiển hỏa lực tên lửa Type 362; hệ thống radar định hướng và thiết bị định hướng quang-điện tử HEOS 300. Trong giai đoạn 2006-2007, hải quân Trung Quốc đã tập trung nguồn lực và đầu tư một khoản tài chính khá lớn để phát triển dự án đóng các tàu này, nâng tổng số lên 40 chiếc vào cuối năm 2007, sau khi hải quân nước này nhận thấy khả năng tác chiến cao của 022. Tính đến nay, hải quân Trung Quốc đã sở hữu ít nhất 60 chiến hạm loại này. Theo kế hoạch đến năm 2020, hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư để nâng tổng số các tàu này lên khoảng 80 chiếc, nhằm đáp ứng cho tham vọng vươn xa hơn trên biển trong thế kỷ 21. Các tàu Type 022 triển khai đội hình chiến đấu trên biển (Chinamil) Type 022 là một trong những chương trình trọng điểm hiện đại hóa hải quân Trung Quốc nhằm trang bị các tàu Type 022 cho 3 hạm đội của Trung Quốc. Đặc biệt, Trung Quốc sẽ ưu tiên bố trí một số lượng lớn các tàu Type 022 cho hạm đội Nam Hải, khu vực được Trung Quốc coi là trọng tâm chiến lược trong thế kỷ 21.
)
|
Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011
>> Tìm hiểu 'lão làng' của Hải quân Trung Quốc
Type 037 là thế hệ tàu tuần tra chống ngầm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc, được phát triển từ những năm 1950 - 1960. Tàu ngầm lớp Type 037 (Hải Nam) trong biên chế Hải quân Trung Quốc. Sự phát triển của chương trình Type 037 là thành quả sự phát triển ngành công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc và thất bại thử nghiệm tác chiến của tàu tuần tra cỡ lớn lớp Kronstadt của Liên Xô. Trung Quốc đã nhập khẩu 6 trong số 20 chiếc tàu lớp Kronstadt đầu tiên có tải trọng 300 tấn từ Liên Xô vào năm 1956, lắp ráp hai chiếc từ các bộ phận do Nga chế tạo, và 12 chiếc sau đó được đóng tại các nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu vào năm 1957. Tàu chiến lớp Kronstadt của Liên Xô được chào đón trong những ngày đầu về đến Trung Quốc. Thời kỳ đó, Hải quân Trung Quốc cần đẩy nhanh tốc độ đóng tàu để phục vụ tác chiến duyên hải, đối phó với Đài Loan. Các tàu lớp Kronstadt của Liên Xô trước đây không đáp ứng yêu cầu của về tốc độ, hỏa lực tấn công, khả năng chống gió, độ tin cậy, và tầm hoạt động… Vì vậy, tàu tuần tra chống ngầm có tải trọng 300 tấn mới trở thành yêu cầu cấp bách. Trong năm 1959, Hải quân Trung Quốc (PLAN) nỗ lực thực hiện để thay thế các tàu lớp Kronstadt bằng loại tàu có kích cỡ và tải trọng tương đương. Tất cả công việc được giao cho Viện 701 của Học viện Hải quân dưới sự kiểm soát trực tiếp của Bộ Tư lệnh Hải quân. Phụ trách dự án là ông Xu Zhenqi, cố vấn của Viện 701, người được đánh giá như một huyền thoại của Hải quân Trung Quốc. Ông Xu tốt nghiệp Trường Không quân và Tàu ngầm ở Phúc Kiến, Hải quân Quốc Dân Đảng, và phụ trách giám sát chất lượng các chiến hạm Trung Quốc được mua từ nước ngoài. Năm 1952, ông Xu được bổ nhiệm làm Trưởng phòng thiết kế, Cục Xây dựng và Sửa chữa tàu Hải quân, sau đó được bổ nhiệm là chuyên viên thiết kế cao cấp. Ngoài công việc thiết kế Type 037, ông Xu còn phụ trách chương trình phát triển Type 062. Cho đến khi mất vào năm 1982, tất cả tàu chiến lớn của Hải quân Trung Quốc đều có dáng dấp thiết kế ban đầu của ông. Thông số kỹ thuật và trang bị vũ khí của Type 037 Ban đầu, thông số kỹ thuật mà các cố vấn Liên Xô đưa ra có đôi chút thay đổi so với lớp tàu Kronstadt (thiết kế của Hải quân Trung Quốc mang tên Type 6604), rút độ cao đường mớn nước và giảm chiều dài thân tàu xuống còn 52 mét. Tuy nhiên, khi tiến hành thử nghiệm trên mô hình mẫu đã phát hiện con tàu không đạt tốc độ tối đa theo yêu cầu là 28 hải lý/giờ. Sau nhiều cuộc thử nghiệm đã xây dựng và thông qua được bản tái thiết kế chuẩn là giảm chiều rộng và tăng chiều dài thân tàu lên 58,8 m; tàu có bốn động cơ diesel Type 40II với công suất 2.200 mã lực. Đồng thời, tốc độ tối đa của mẫu thiết kế mới đã tăng từ 24 lên đến 28 hải lý/giờ. Tàu Type 037 được trưng bày tại công viên. Thông số cơ bản của Type 037: Lượng giãn nước (tấn): chuẩn: 375; hết tải: 392; Kích thước (mét): dài: 58,8; rộng: 7,2; cao: 2,2. Việc không đủ không gian làm việc trong phòng máy là một trong những thiếu sót quan trọng hơn khi thiết kế tàu lớp Kronstadt. Để khắc phục sự cố kỹ thuật này, phòng động cơ của Type 037 đã được tăng lên bằng cách di chuyển phòng của thủy thủ đoàn về phía trước bốn mét, do đó quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo trì được thuận tiện hơn. Một số nhà phân tích dự đoán Type 037 là loại tàu tuần tra OS-1 của Liên Xô trước đây được cải tiến mở rộng, một cáo buộc mà các nhà thiết kế Trung Quốc kiên quyết phản bác vì Trung Quốc không bao giờ nhập khẩu bất kỳ chiếc tàu OS-1 nào. Thân tàu của Type 037 được đóng hoàn toàn bằng tấm kim loại cơ bản và có 2 tầng. Tầng 1 là kho chứa đạn dược, buồng nghỉ của thủy thủ đoàn và phòng máy. Trong khi tầng trên là phòng chỉ huy, định hướng, radar, chống ngầm. Về vũ khí, kho vũ khí chống ngầm của Type 037 bao gồm: - Bốn ống phóng 5 nòng RBU 1200 được gắn cố định với bệ ở sườn tàu. - Hai dàn vũ khí ngầm, mỗi dàn 4 ống BMB-2. Hệ thống định vị chống ngầm ban đầu VS-1 được thay thế bằng hệ thống SJD-3 bắt đầu hoạt động từ ngày 19/12/1976; tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thay đổi về mẫu thiết kế của Type 037. Pháo phòng không. Dàn rocket chống ngầm. Hải quân Trung Quốc muốn sử dụng pháo tự động nòng kép AK230 30 mm của Liên Xô là hệ thống vũ khí thứ hai trang bị cho Type 037. Tuy nhiên, do quá trình thiết kế và sản xuất của AK230 bị trì hoãn, nên Hải quân Trung Quốc đã sử dụng pháo 2 nòng Type 61 25mm/60 có tốc độ bắn 270 viên/phút và đạt tầm xa 3km để thay thế. |
>> Hợp tác hải quân Trung - Xô qua các thời kỳ (kỳ 2)
Đầu những năm 1990, quan hệ Trung - Xô được cải thiện, thời kỳ này quân đội Trung Quốc hiện đại hóa mạnh mẽ hải - lục - không quân với sự trợ giúp đặc lực từ Nga. |
>> Hợp tác hải quân Trung- Xô qua các thời kỳ (kỳ 1)
Với sự giúp đỡ của Liên Xô, từ con số 0, Trung Quốc đã xây dưng lực lượng hải quân hùng hậu. Năm 1954, Liên Xô và Trung Quốc ký thỏa thuận quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng, theo đó Liên Xô trợ giúp Trung Quốc xây dựng và phát triển hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (People Liberation Army Navy - PLAN). Ngay trong năm 1954-1955, hải quân Xô Viết chuyển giao cho Trung Quốc: 4 tàu khu trục lớp Gnevny; 4 tàu ngầm tấn công hạng trung lớp Srednyaya, 4 tàu ngầm cỡ nhỏ lớp Malyutka (seri XV); 8 tàu ngầm lớp Kronshtadt; 6 tàu quét mìn lớp T43 và nhiều tàu phóng lôi (khoảng 12 tàu lớp P6 và 90 tàu thuộc đề án 123K). Khu trục hạm Gnevny. Bên cạnh việc chuyển giao tàu do Liên Xô chế tạo, Trung Quốc còn nhận viện trợ một số tàu nước ngoài gồm: 2 tàu hộ tống của Nhật (chiến lợi phẩm sau thế chiến II) và 6 tàu quét mìn của Mỹ (các tàu thuộc chương trình cho Liên Xô vay vũ khí). Nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia Liên Xô, Hải quân Trung Quốc còn sữa chữa, trục vớt một số vũ khí như tuần dương hạm hạng nhẹ Chungkinh, sửa chữa và đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc năm 1960. Chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Quốc đã phát triển đội tàu chiến đa dạng, tổ chức huấn luyện hải quân quy mô lớn và bước đầu hình thành không quân của hải quân. Năm 1955, số lượng cố vấn và các chuyên gia Liên Xô làm việc ở Trung Quốc lên tới 2.500 người. Với sự hỗ trợ từ Liên Xô, Trung Quốc bắt đầu phát triển công nghiệp đóng tàu quân sự. Các cơ sở đóng tàu được xây dựng ở Giang Nam, Thượng Hải, Quảng Đông. Ngay sau khi hoàn thành xây dựng, nâng cấp nhà máy đóng tàu, Trung Quốc triển khai ngay việc sản xuất một số tàu chiến theo thiết kế Liên Xô. Chương trình đầu tiên là dự án đóng tàu ngầm diesel hạng trung lớp Whiskey (đề án 613). Tất cả bộ phận tàu ngầm được chuẩn bị ở nhà máy Krashoye Sormono (Liên Xô), tiếp đó được chuyển tới lắp ráp tại Thượng Hải. Các cuộc thử nghiệm được tiến hành ở cảng Lữ Thuận năm 1957. Sau đó, Trung Quốc tiếp nhận tài liệu kỹ thuật và Liên Xô cung cấp vật liệu thép, bộ phận điện tử, trang bị vũ khí cho nhà máy của Trung Quốc. Tới năm 1964, Trung Quốc đã chế tạo được tất cả 18 tàu ngầm lớp Whiskey. Trong khoảng thời gian đó, Trung Quốc cũng xúc tiến đóng mới các tàu chiến nổi, công việc được giao cho nhà máy ở Thượng Hải và Quảng Đông chế tạo 4 tàu hộ tống lớp Riga (Trung Quốc gọi là Type 01). Năm 1956-1965, Trung Quốc đóng tiếp 21 tàu quét mìn lớp T43 (Type 010) và sản xuất hàng loạt tàu phóng ngư lôi thuộc lớp P6. Năm 1959, Liên Xô trợ giúp Trung Quốc tiếp thu một số công nghệ hải quân mới mà đặc biệt là các kiểu tàu chiến và tàu ngầm trang bị tên lửa. Trong giai đoạn 1959-1961, Trung Quốc tiếp nhận nhiều tài liệu liên quan tới tàu ngầm diesel lớp Golf (đề án 629) trang bị hệ thống tên lửa D-1 kết hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11FM, tàu ngầm tấn công lớp Romeo, khu trục hạm lớp Kotlin và tàu tấn công tốc độ cao lớp Komar và Osa mang tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (SS-N-2 Styx). Tàu tên lửa Komar (đề án 183R). Tàu tên lửa lớp Osa (đề án 205). Hải quân Trung Quốc còn mua từ hạm đội Thái Bình Dương các tuần dương hạm lớp Kirov (đề án 26 bis), bốn khu trục hạm lớp Ognevoy và hộ tống hạm lớp Riga để tăng cường hơn nữa sức mạnh trên biển. Theo chỉ thị của Tổng bí thư ĐCS Liên Xô, Nikita Khrushchev, Liên Xô giúp Trung Quốc nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân và có thể xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân. Tuy nhiên, do những căng thẳng và xung đột giữa hai quốc gia trong những năm 1960 nên Liên Xô rút toàn bộ chuyên gia về nước đồng thời hủy bỏ chuyển giao tài liệu cho Trung Quốc, nên ý định phát triển tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc không thành hiện thực. Thành quả bước đầu Với sự giúp đỡ của Liên Xô và cố gắng của đội ngũ chuyên gia non trẻ, Trung Quốc đã xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh trên biển đủ các lớp tàu. Đầu những năm 1960, Trung Quốc cải tiến và tự sản xuất hàng loạt lớp tàu, nhưng nhìn chung vẫn mang đậm thiết kế gốc của Liên Xô. Trong giai đoạn từ 1960-1980, nhà máy ở Thượng Hải tổ chức sản xuất tàu ngầm tấn công Type 033 (dựa vào thiết kế lớp Romeo của Liên Xô). Theo một số nguồn tin khác nhau thì có 84-88 chiếc Romeo được sản xuất. Sau này, các tàu ngầm Type 033 được Trung Quốc xuất khẩu cho Triều Tiên và Ai Cập. Từ 1967 tới 1992, Trung Quốc đóng 17 khu trục hạm Type 051 lớp Luda. Đây là lớp tàu Trung Quốc đã sao chép và cải tiến từ đề án 56 (lớp tàu Kotlin) của Liên Xô. Khu trục hạm lớp Kotlin. Giữa những năm 1960, Trung Quốc cho ra phiên bản cải tiến tàu tấn công tốc độ cao Type 204 (lớp Hoku) và Type 021 (lớp Huangfeng) theo thiết kế tàu tên lửa lớp Komar và Osa. Trong lĩnh vực tên lửa, năm 1959 Liên Xô chuyển cho phía Trung Quốc các tài liệu cơ bản liên quan tới tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit.Trung Quốc nhanh chóng sao chép P-15 để chế tạo tên lửa diệt hạm SY-1/HY-1 (NATO đặt tên là CSS-N-1). Tên lửa hành trình đối hạm SY-1. Năm 1970, Trung Quốc tiếp tục đưa ra phiên bản SY-2 nới rộng tầm bắn lên 90 km. Giai đoạn 1980-1990, Trung Quốc phát triển tiếp tên lửa hành trình HY-4 (tầm bắn 150km). Ngoài vai trò trang bị trên tàu chiến, họ cũng tự chế tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển. Đầu những năm 1980, máy bay ném bom chiến lược H-6D (sao chép Tu-16 của Liên Xô) được cung cấp tên lửa không đối hạm YJ-6 (C-601). YJ-6 cũng là sản phẩm dựa trên P-15 Termit. |
Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011
>> Khu trục hạm Sovremenny, xương sống của Hải quân Trung Quốc
Mặc dù tự thiết kế được những chiến hạm hiện đại của riêng mình, nhưng khu trục hạm Sovremenny đặt mua của Nga vẫn là xương sống của hạm đội Đông Hải, Trung Quốc. |
Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011
>> Hải quân Thái Lan lạc hậu với tàu ngầm
Hải quân Thái Lan không có nhiều kinh nghiệm làm việc với tàu ngầm. Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN) muốn mua 2 tàu ngầm đã qua sử dụng với mức giá khoảng 6 – 7 tỉ baht. |
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011
>> Hải quân, không quân Việt Nam sẽ 'tiến thẳng lên hiện đại hóa'
Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, binh chủng hải quân, không quân, thông tin liên lạc… sẽ được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc. - Thưa Bộ trưởng, có ý kiến cho rằng, để quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, thay vì xây dựng quân đội theo hướng “từng bước tiến lên chính qui, hiện đại” thì một số binh chủng trong quân đội cần phải “tiến thẳng lên hiện đại”. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này? Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Nếu chỉ có trang bị hiện đại mà con người chưa hiện đại, trình độ không đáp ứng yêu cầu, không làm chủ, khai thác tối đa trang thiết bị hiện đại thì không đáp ứng yêu cầu. Việc xây dựng một số binh chủng, lực lượng trong quân đội tiến thẳng lên chính qui, hiện đại được xác định thế nào trong kế hoạch của Bộ Quốc Phòng thưa Bộ trưởng? Trong nghị quyết của Đảng bộ Quân đội đã xác định rõ, phải xây dựng lực lượng hải quân, phòng không không quân, trinh sát điện tử…đi thẳng lên hiện đại. Kèm theo đó là có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đầu tư về mặt trang bị, con người, đào tạo… và có lộ trình phù hợp với khả năng tài chính của đất nước. - Trả lời báo chí, một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, ngân sách quốc phòng của ta hiện chiếm khoảng 1,8% GDP. Theo Bộ trưởng, số tiền chi cho ngân sách quốc phòng như vậy có đáp ứng yêu cầu phát triển của quân đội trong tình hình mới? - Theo tôi như vậy đã là một sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước. Nếu vượt quá khả năng đó sẽ rất khó cho ngân sách. Chúng ta còn phải lo rất nhiều thứ như an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo… nên như vậy đã là sự cố gắng. - Bộ trưởng có bình luận gì về thông tin báo nước ngoài cho rằng, ngân sách quốc phòng của ta năm qua khoảng 2 tỷ USD? - Cái đó thì rõ rồi, ngân sách năm nay là 52.000 tỷ đồng, khoảng hơn 2 tỷ USD. - Xin cảm ơn Bộ trưởng! Thiếu tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô: |