Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống phóng loạt

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống phóng loạt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống phóng loạt. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Indonesia sẽ không có “Cuồng phong” Tornado

Nga đã từ chối tham gia đấu thầu cung cấp các hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS) cho Indonesia.

>> Chiến thuật phòng thủ bờ biển và hải đảo của Liên Bang Nga

Tổng Giám các công ty Rosoboronexport Nicholas Dimidyuk cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào thứ tư (02/5) trên trang vpk-news.ru rằng Nga đã từ chối tham gia đấu thầu cung cấp các hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS) cho Indonesia, với lý do là Nga đã không đáp ứng được một số điều kiện dự thầu.



http://nghiadx.blogspot.com
"Cuồng phong" Tornado

Được biết, Indonesia đã công bố gói thầu mua các hệ thóng rocket phóng loạt vào cuối tháng 2 năm nay.

"Trong thời gian gần đây chúng tôi đã quyết định không tham gia đấu thầu vì các MLRS Tornado của Nga không đáp ứng được một số chi tiết kỹ thuật trong điều kiện dự thầu. Bạn hiểu rằng không ai muốn để lãng phí thời gian và cũng không ai muốn đối tác của mình hiểu nhầm" - Dimidyuk cho biết .

Ông cho biết rằng Indonesia đã đề nghị Nga cung cấp biến thể MLRS Tornado 6 nòng nặng 22 tấn (biến thể gốc 12 nòng nặng 43 tấn). Dimidyuk cho biết Nga cũng đã được đề xuất thành lập một trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho MLRS Smerche ở Indonesia và chuyển giao công nghệ sản xuất đạn dược cho quốc gia Đông Nam Á này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerche và Grad.


Indonesia là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga trong khu vực Đông Nam Á. Trước đó, Nga đã cung cấp cho Indonesia 5 máy bay tiêm kích Su-30MK và 5 Su-27SKM, 10 trực thăng Mi-35 và 17 trực thăng Mi-17, 17 xe bọc thép xe chiến đấu bộ binh BMP-3F, 48 BTR-80A và 9000 AK-102.

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc của Rosoboronexport Victor Komardin nói với các phóng viên rằng Nga sẽ ký một hợp đồng cung cấp cho Indonesia 37 BMP-3F trị giá 100 triệu đôla.

http://nghiadx.blogspot.com
MLRS 9A52-4 Tornado có thể sử dụng tất cả các loại rocket trang bị trên Smerche

Hệ thống rocket phóng loạt “Cuồng phong” Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerche và Grad.

MLRS 9A52-4 Tornado (biến thể gốc 6 ống phóng rocket cỡ 300mm) có thể sử dụng tất cả các loại rocket trang bị trên Smerche, bao gồm loại nổ mảnh, đạn cháy, nhiệt áp hay rocket chứa nhiều mìn chống bộ binh hay chống tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được xây dựng trên cơ sở khung gầm xe tải KamAZ-63501

Một quả rocket thông thường dài 7,6m và nặng 800kg, tầm bắn tối đa với đạn thông thường là 70km. Một loạt bắn của “Cuồng phong” bao trùm diện tích 320.000 mét vuông.

Tornado được xây dựng trên cơ sở khung gầm xe tải KamAZ-63501 8 bánh, sử dụng động cơ diesel tăng áp giúp tăng công suất lên 360 mã lực. Kíp lái 2 người.

Đạn rocket được điều khiển bắn từ bên trong xe lẫn bên ngoài, bắn phát một, bắn loạt hay bắn tất cả các ống phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được đánh giá là một trong những rocket phóng loạt hàng đầu thế giới

MLRS mà Indo muốn có được từ Nga đó là biến thể 12 nòng 9A53. Biến thể 9A53 Tornado trên khung xe MZKT-7930 8x8 sử dụng tới hai thùng phóng mang 12 quả rocket loại 220mm hay 300mm.

Nó cũng đã được lên kế hoạch để thay thế cho loại pháo phản lực BM-27 Uragan vốn đã ngừng sản xuất và BM-30 Smerche.

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

>> Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt “khủng” nhất thế giới



“Vũ khí Nga” đã bình chọn Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới, trong đó có hai hệ thống MLRS của Nga



Việc bình chọn ra Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt MLRS (Multiple Lauch Rocket System) “khủng” nhất thế giới được “Vũ khí Nga” đánh giá thông qua một ma trận gồm các điểm: tầm bắn, tầm hoạt động, tốc độ, diện tích bao trùm của một loạt bắn, thời gian thực hiện một loạt bắn, thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo, trọng lượng sẵn sàng chiến đấu, khả năng cơ động trên chiến trường,…

Sau đây là Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới theo bình chọn của “Vũ khí Nga”

1. MLRS Tornado (Nga)

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt “Cuồng phong” Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerch và Grad.

Tornado có các biến thể G/U/S, được trang bị hệ thống phóng dùng cho đạn các cỡ lần lượt là 122 mm (Grad), 220 mm (Uragan) và 300 mm (Smerch).


http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng (hay còn gọi là thiết bị dẫn hướng): 40

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 840.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 650 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 180 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

2. MLRS 9K51 Grad (Nga)

Tổ hợp Pháo phản lực 9K51 Grad ( BM-21 nâng cấp), được thiết kế để tiêu diệt binh lực địch (cả trong lẫn ngoài công sự, xe tăng, xe bọc thép, các khẩu đội pháo, cối, máy bay và trực thăng trú đậu trên bãi đáp, trạm chỉ huy và các mục tiêu khác.

9K51 Grad sử dụng khung gầm xe tải quân sự Ural-4320 và Ural-375. BM-21 đã tham gia vào các cuộc xung đột quân sự từ năm 1964 và có trong biên chế của nhiều nước là đồng minh thân cận của Liên Xô trong đó có Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng: 40

Tầm bắn: 21 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 40.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 20 giây

Tầm hoạt động: 1.400 km

Tốc độ: 85 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

3. MLRS HIMARS (Mỹ)

HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) do Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất là một phiên bản thu nhỏ hệ thống pháo hỏa tiễn MLRS, từng được mệnh danh là "Mưa thép" ở Chiến tranh vùng Vịnh 1991.

HIMARS ra đời để đáp ứng yêu cầu về một hệ thống gọn nhẹ, cơ động hơn, vì nó có thể được chuyên chở bởi máy bay vận tải C-130. Nó có thể chở theo 6 tên lửa GMLRS hoặc 1 ATACMS.

Tất nhiên, HIMARS cũng có thể sử dụng tên lửa của bất kỳ hệ thống pháo phản lực phóng loạt nào của Hoa Kỳ.

Dàn phóng này đã được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 227 mm

Số lượng ống phóng: 6

Tầm bắn: 85 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 67.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 600 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

4. MLRS WS-1B (Trung Quốc)

Hệ thống WS-1B được thiết kế để vô hiệu các mục tiêu trọng yếu, có thể là căn cứ quân sự, khu vực phóng tên lửa, sân bay, khu công nghiệp và các trung tâm hành chính.

MLRS WeiShi-1B được nâng cấp từ hệ thống pháo phóng loạt WS-1. WeiShi-1B được công ty CPMIEC của Trung Quốc chào bán trên thị trường vũ khí thế giới, được nhiều quốc gia quan tâm. Trung Quốc từng chuyển giao công nghệ sản xuất MLRS WS-1A cho Quân đội hoàng gia Thái Lan và MLRS WS-1 B cho Thổ Nhĩ Kỳ với tên gọi T 300 Kasirga trên khung gầm xe tải MAN- CHLB Đức.

http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 320 mm

Số lượng ống phóng: 4

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 45.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 15 giây

Tầm hoạt động: 900 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 1200 giây

Kíp chiến đấu: 6 người

Trọng lượng: 5 tấn

5. MLRS Pinaka (Ấn Độ)

Chương trình chế tạo hệ thống tên lửa phóng loạt của Ấn Độ đã được thực hiện từ năm 1981 và các cuộc thử nghiệm mô hình thử nghiệm diễn ra từ năm 1995. Trung đoàn đầu tiên trang bị hệ thống Pinaka đã được thành lập vào năm 2000.

Hệ thống Pinaka được chế tạo dựa trên ô tô chở hàng 8 trục Tatra và có 12 thiết bị dẫn hướng. Loạt bắn tất cả các tên lửa có thể diễn ra trong vòng 44 giây. Tầm xa tối đa tiêu diệt mục tiêu là 40km

Tính đến tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã kí hợp đồng với các công ty Tata Power và Larsen and Tubro mua 80 hệ thống pháo phản lực phóng loạt này.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 214 mm

Số lượng ống phóng: 12

Tầm bắn: 40 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 130.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 44 giây

Tầm hoạt động: 850 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 900 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 6 tấn

Ngoài Top 5 MLRS kể trên, trong bảng xếp hạng của “Vũ khí Nga” còn có các hệ thống pháo phản lực phóng loạt: Teruel-3 của Tây Ban Nha, LAROM – Israel, LAR-160 – Israel, BM-21A Belgrade – Belarus, Type 90 – Trung Quốc, Lars-2 – Đức, WM-80 – Trung Quốc, WR-40 Langusta – Ba Lan, RM-70 – Séc, T-122 Roketsan – Thổ Nhĩ Kỳ, Type 82 – Trung Quốc, MLRS – Hoa Kỳ, BM 9A52-4 Smerch – Nga, Type 89 – Trung Quốc, Smerch – Nga, BM-21U Grad-M – Ucraina, 9К57 Uragan – Nga, Bataleur – Nam Phi, 9A52-2T Tornado – Nga, A-100 – Nga

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang