Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Indonesia

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Indonesia. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc cung cấp radar cho Quân đội Indonesia

Trung Quốc dự định sẽ cung cấp cho Indonesia hệ thống ra đa quan trắc trên biển với giá trị không hề nhỏ, đổi lại Bắc Kinh mong muốn sẽ nhận được các số liệu tình báo tuyệt mật mà hệ thống này thu được về các hoạt động của quân đội Mỹ và một số nước khác tại khu vực này.



http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar hải quân IMSS được lắp đặt trên bờ biển Indonesia do Mỹ cung cấp
Tạp chí quốc phòng và an ninh Janes số gần đây đưa tin, Trung Quốc dự định sẽ cung cấp cho Indonesia hệ thống ra đa quan trắc trên biển với giá trị không hề nhỏ, đổi lại Bắc Kinh mong muốn sẽ nhận được các số liệu tình báo tuyệt mật mà hệ thống này thu được về các hoạt động của quân đội Mỹ và một số nước khác tại khu vực này.

Tống giá trị hệ thống ra đa quan trắc biển Bắc Kinh dự định cung cấp cho Jakarta lên tới 158 triệu USD, đề xuất này được đưa ra chỉ sau vài tháng từ lúc Mỹ bàn giao cho hải quân Philippines hệ thống quan trắc trên biển IMSS có trị giá 57 triệu USD.

Hệ thống quan trắc trên biển IMSS bao gồm các thiết bị cảm ứng gắn trên các chiến hạm và đặt tại căn cứ, hệ thống thông tin, mạng lưới máy tính có thể thu thập, truyền dẫn, phân tích và hiển thị một loạt các số liệu leien quan đến các hoạt động trên biển.

Tạp chí Janes cho biết hệ thống ra đa của Trung Quốc sẽ được bố trí tại đảo Lombok phía Tây Nam Indonesia, eo biển Sunda, phía Tây tỉnh Kalimantan và đảo Sulawesi.

Theo đó, Bắc Kinh đưa ra đề xuất này đối với Jakarta trong chuyến công du Trung Quốc của Tổng thống Indonesia trong tháng 3 vừa qua.

Những địa điểm mà Trung Quốc dự kiến đặt hệ thống ra đa tại Indonesia đều là những khu vực trọng yếu trên tuyến giao thông hàng hải huyết mạch từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương.

Giới phân tích quân sự cho rằng động thái này của phía Bắc Kinh chính là đòn phản công đối với hệ thống mạng lưới thông tin tình báo quân sự của Mỹ tại khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến hải quân Indonesia mang tên lửa chống hạm C-802 mua của Trung Quốc

Theo dõi sát sao những hoạt động giao lưu hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh với Jakarta trong những năm qua, Janes cho biết hợp tác quân sự Trung Quốc - Indonesia hiện rất rộng rãi.

Tháng 7/2005 hai bên kí kết ghi nhớ chung về hợp tác công nghệ quốc phòng, Indonesia mua của Trung Quốc gói tên lửa chống hạm C-802 trị giá 11 triệu USD, Trung Quốc cũng nhận đào tạo cho 23 sĩ quan quân đội Indonesia trong đợt này.

Tháng 1/2008 Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó, ông Tào Cương Xuyên khi thăm Jakarta hai bên nhất trí hợp tác cùng chế tạo máy bay vận tải quân dụng.

27/10 cùng năm, 4 phi công không quân Indonesia được cử tới Trung Quốc tham gia khóa huấn luyện. Ngoài ra tạp chí quân sự Kanwa xuất bản tại Canada cho biết, Bắc Kinh đã xuất khẩu sang Jakarta khá nhiều tên lửa phòng không vác vai.

Đánh giá về những thông tin này từ tạp chí Janse, ngày 16/5 Hoàn Cầu thời báo dẫn lời một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên cho hay, việc Bắc Kinh cung cấp cho Jakarta hệ thống ra đa chỉ là một hợp đồng quân sự bình thường, ít khả năng Trung Quốc có thể nhận được những thông tin tình báo về hoạt động của quân đội Mỹ.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Indonesia sẽ không có “Cuồng phong” Tornado

Nga đã từ chối tham gia đấu thầu cung cấp các hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS) cho Indonesia.

>> Chiến thuật phòng thủ bờ biển và hải đảo của Liên Bang Nga

Tổng Giám các công ty Rosoboronexport Nicholas Dimidyuk cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào thứ tư (02/5) trên trang vpk-news.ru rằng Nga đã từ chối tham gia đấu thầu cung cấp các hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS) cho Indonesia, với lý do là Nga đã không đáp ứng được một số điều kiện dự thầu.



http://nghiadx.blogspot.com
"Cuồng phong" Tornado

Được biết, Indonesia đã công bố gói thầu mua các hệ thóng rocket phóng loạt vào cuối tháng 2 năm nay.

"Trong thời gian gần đây chúng tôi đã quyết định không tham gia đấu thầu vì các MLRS Tornado của Nga không đáp ứng được một số chi tiết kỹ thuật trong điều kiện dự thầu. Bạn hiểu rằng không ai muốn để lãng phí thời gian và cũng không ai muốn đối tác của mình hiểu nhầm" - Dimidyuk cho biết .

Ông cho biết rằng Indonesia đã đề nghị Nga cung cấp biến thể MLRS Tornado 6 nòng nặng 22 tấn (biến thể gốc 12 nòng nặng 43 tấn). Dimidyuk cho biết Nga cũng đã được đề xuất thành lập một trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho MLRS Smerche ở Indonesia và chuyển giao công nghệ sản xuất đạn dược cho quốc gia Đông Nam Á này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerche và Grad.


Indonesia là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga trong khu vực Đông Nam Á. Trước đó, Nga đã cung cấp cho Indonesia 5 máy bay tiêm kích Su-30MK và 5 Su-27SKM, 10 trực thăng Mi-35 và 17 trực thăng Mi-17, 17 xe bọc thép xe chiến đấu bộ binh BMP-3F, 48 BTR-80A và 9000 AK-102.

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc của Rosoboronexport Victor Komardin nói với các phóng viên rằng Nga sẽ ký một hợp đồng cung cấp cho Indonesia 37 BMP-3F trị giá 100 triệu đôla.

http://nghiadx.blogspot.com
MLRS 9A52-4 Tornado có thể sử dụng tất cả các loại rocket trang bị trên Smerche

Hệ thống rocket phóng loạt “Cuồng phong” Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerche và Grad.

MLRS 9A52-4 Tornado (biến thể gốc 6 ống phóng rocket cỡ 300mm) có thể sử dụng tất cả các loại rocket trang bị trên Smerche, bao gồm loại nổ mảnh, đạn cháy, nhiệt áp hay rocket chứa nhiều mìn chống bộ binh hay chống tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được xây dựng trên cơ sở khung gầm xe tải KamAZ-63501

Một quả rocket thông thường dài 7,6m và nặng 800kg, tầm bắn tối đa với đạn thông thường là 70km. Một loạt bắn của “Cuồng phong” bao trùm diện tích 320.000 mét vuông.

Tornado được xây dựng trên cơ sở khung gầm xe tải KamAZ-63501 8 bánh, sử dụng động cơ diesel tăng áp giúp tăng công suất lên 360 mã lực. Kíp lái 2 người.

Đạn rocket được điều khiển bắn từ bên trong xe lẫn bên ngoài, bắn phát một, bắn loạt hay bắn tất cả các ống phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được đánh giá là một trong những rocket phóng loạt hàng đầu thế giới

MLRS mà Indo muốn có được từ Nga đó là biến thể 12 nòng 9A53. Biến thể 9A53 Tornado trên khung xe MZKT-7930 8x8 sử dụng tới hai thùng phóng mang 12 quả rocket loại 220mm hay 300mm.

Nó cũng đã được lên kế hoạch để thay thế cho loại pháo phản lực BM-27 Uragan vốn đã ngừng sản xuất và BM-30 Smerche.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

>> Quốc phòng Indonesia mạnh nhất khu vực ?


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng và theo các nhà phân tích quân sự, nó có thể thay đổi sự cân bằng chiến lược khu vực.

Sau nhiều năm thiếu vốn, Bộ Quốc phòng Indonesia đã bắt đầu mua sắm trang thiết bị quân sự và liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất vũ khí, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, tướng Hartind Asrin cho biết.

"Bây giờ chúng tôi có tiền để mua thêm vũ khí" Asrin nói. “Năng lực quân sự của chúng tôi đủ sức để có thể thực hiện được các mục tiêu này, và chúng tôi đã bỏ xa các nước khác trong khu vực."

Trong hơn 30 năm cai trị của Tổng thống Suharto (1967 đến 1998), quân đội Indonesia đã từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Sau khi Suharto từ chức vào năm 1998, Indonesia đã tiến hành cải cách quân sự, nhưng những nỗ lực để hiện đại hóa lại bị ràng buộc bởi nguồn ngân sách quân sự hạn hẹp do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998.

Hiện tại tăng trưởng kinh tế của Indonesia hơn 6% mỗi năm. Trong giai đoạn 2011-2014, Chính phủ có kế hoạch chi 156 nghìn tỷ rupiah (17 tỉ đôla) cho việc mua các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu, tàu ngầm và xe tăng. Năm nay, Bộ quốc phòng sẽ được cấp 74 tỷ rupiah cho việc này.

"Chiến lược lớn của chúng tôi đi kèm với việc mua các thiết bị quân sự để chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất," Asrin nói.

Trong những năm gần đây, Indonesia đã ký kết nhiều hợp đồng mua vũ khí với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức, Hàn…để phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa Quân đội nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Mua 100 tăng chủ lực Leopard 2A6

Đầu năm nay, Indonesia đã xem xét khả năng mua xe tăng chủ lực Leopard 2A6 từ biên chế của quân đội Hà Lan, Jane’s Defence Weekly dẫn lời đại diện Cục Mua sắm, Bộ Quốc phòng Indonesia cho hay.

Hợp đồng có thể này dự định mua đến 100 xe tăng chủ lực mà quân đội Hà Lan loại bỏ vào tháng 5.2011 theo kế hoạch cắt giảm trang bị được chính phủ Hà Lan thông qua tháng 4.2011.

Trước đó, Indonesia đã xem xét mua lại tăng Leopard 2 của quân đội Đức hoặc mua xe tăng mới của hãng Krauss-Maffei Wegmann. Indonesia coi mua tăng chủ lực là một trong những ưu tiên chính hiện đại hóa quân đội nước này.

Mua thêm 6 máy bay Su-30MK2 của Nga

Đầu tháng 01 năm 2012, hãng Rosoboronexport Nga và Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký một hợp đồng trị giá 470 triệu đôla về việc mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2.

Đây được cho là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Indonesia. Hiện không quân Indonesia có 10 máy bay chiến đấu Su, gồm 5 chiếc Su-27SKM và 5 chiếc Su-30MK2.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-30MK2


Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsuddin cho biết rằng thương vụ mua vũ khí này nhằm mục đích tăng cường số lượng máy bay Sukhoi đang hoạt động của Indonesia lên thành một phi đội.

Ký với Mỹ hợp đồng cung cấp 24 tiêm kích F-16

Bộ Quốc phòng Indonesia đã yêu cầu Mỹ phục hồi, nâng cấp và chuyển giao cho Không quân Indonesia 24 máy bay F-16 C/D Block 25 và 28 động cơ F100-PW-200 hoặc động cơ F100-PW-200E.

Việc nâng cấp sẽ bao gồm những thành phần và hệ thống quan trọng của máy bay như: Máy phóng tên lửa LAU-129A/A, radar thu nhận cảnh báo ALR-69, máy vô tuyến ARC-164/186, nâng cấp hệ thống điều khiển bắn, các modun máy tính xử lý, hệ thống quản lý chiến trường điện tử ALQ-213, hệ thống đối phó điện tử ALE-47...

Đây được xem là thương vụ chuyển giao công nghệ quân sự lớn nhất trong lịch sử quan hệ Mỹ-Indonesia.

Mua 16 máy bay huấn luyện Golden Eagle

Tháng 5 năm 2011, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng mua 16 máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle với công ty Korea Aerosapce Industries (KAI) của Hàn Quốc. Tổng trị giá của hợp đồng nêu trên đạt 400 triệu đôla. Dự kiến, việc chuyển giao các máy bay T-50 mới cho phía Indonesia sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Trong biên chế không quân Indonesia, T-50 sẽ thay thế cho các đơn vị máy bay huấn luyện BAE Hawk Mk.53 cũ. Ngoài ra, không quân quốc gia Đông Nam Á này còn dự kiến sử dụng T-50 với vai trò chiến đấu cơ hạng nhẹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện Golden Eagle


Hợp đồng mua 3 tàu ngầm diesel của Hàn Quốc trị giá 1,1 tỉ đôla

Công ty đóng tàu Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) đã nhận hợp đồng đóng mới 3 tàu ngầm diesel-điện mới cho Indonesia từ Bộ Quốc phòng nước này.

Theo hãng thông tấn Yonhap, tổng giá trị của hợp đồng nói trên đạt 1,3 tỉ won (1,1 tỉ đôla) và việc chuyển giao các tàu ngầm mới cho phía Indonesia sẽ được thực hiện từ giữa năm 2018.

Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Mohammad Hidayat cho biết rằng trong tương lai chính phủ sẽ chi 30% ngân sách cho việc mua sắm vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước.

"Công nghiệp quốc phòng có thể thu hút hơn 1.000.000 nhân lực," ông nói. "Tôi hy vọng rằng ngành công nghiệp quân sự có thể trở nên mạnh mẽ trong vòng ba năm tới."

"Tôi không nghĩ rằng đây là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực", nhà phân tích quân sự Salim Said nhận định.

"Trong nhiều năm, quân đội Indonesia dường như đã bị thế giới “lãng quên”, bởi vì chúng tôi không có tiền, và bay giờ chúng tôi đang cố gắng để bắt kịp với xu thế trong khu vực và trên thế giới", ông nói.

“Indonesia cần nguồn thiết bị quân sự từ nhiều nước khác nhau, vì thế mà chúng tôi không muốn “trông cậy” vào một quốc gia nào như đã từng trải qua kinh nghiệm "cay đắng" của lệnh cấm vận của Hoa Kỳ về mua bán vũ khí.", Salim cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng


Năm 1999, cuộc xung đột do các toán dân quân thân Jakarta với sự hỗ trợ của quân đội Indonesia làm 1.400 người chết, và phá hủy gần 80% hạ tầng cơ sở của Đông Timor đã khiến cho những kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này tan vỡ.

Mỹ và nhiều nước châu Âu đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự và áp đặt lệnh cấm vận đối với nước này. Lệnh cấm vận đã làm hạn chế khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia.

Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho nước này.

Nhờ vậy, quân đội Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc. Nhiều bản hợp đồng quân sự với nước ngoài đã được thực hiện. Indonesia đã tăng cường sức mạnh cho Quân đội nước này thông qua các bản hợp đồng cung cấp các chiến đấu cơ, máy bay trực thăng hạng nặng, chiến hạm, xe tăng… từ các cường quốc trên thế giới.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia, tướng Hartind Asrin nói rằng Indonesia với tiềm lực quân sự hùng hậu và dân số 240 triệu người sẽ không bao giờ đe dọa các quốc gia khác.

"Chúng tôi là một nước lớn, nhưng chúng tôi sẽ là bạn với tất cả," ông nói. "Láng giềng của chúng tôi sẽ cảm thấy rất hạnh phúc nếu Indonesia mạnh lên vì Indonesia luôn được xem là người lãnh đạo của khu vực Đông Nam Á."

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

>> Chuyên gia Indonesia: 'Trung Quốc sẽ là quái vật'



Một chuyên gia an ninh Indonesia cảnh báo Trung Quốc có kế hoạch trở thành sức mạnh bá quyền năm 2050.



Giáo sư Widjajanto phát biểu.


Giáo sư Andi Widjajanto, Viện Nghiên cứu Quan hệ Quốc tế, ĐH Indonesia có trụ sở tại Depok cho hay Trung Quốc sẽ trở thành một con quái vật tàn nhẫn và sẽ gây ra các xung đột trong nội bộ các nước Asean.

"Trung Quốc sẽ thống trị trong khu vực và thế giới. Những cố gắng kháng cự bằng quân sự của các nước Đông Nam Á sẽ bị bẻ gãy bằng sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc", ông Widjajanto trả lời các phóng viên tham dự một khóa tập huấn do Đức tài trợ ở ĐH Indonesia.

Giáo sư Widjajanto đưa ra phỏng đoán Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia quyền lực nhất thế giới năm 2050. Theo đó, "Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa. Đất nước này sẽ trở thành một con quái vật chứ không chỉ là một gã khổng lồ", ông Widjajanto nói.

Theo ông Widjajanto, Trung Quốc bắt đầu tiến hành kiểm soát khu vực sau khi nước này khiển khai hạm đội tàu chiến vào tháng 5/2008 ở biển Đông.

"Tất cả những sự kiện gần đây trong khu vực Đông Nam Á đều nằm trong kịch bản "chiến tranh giả" của Trung Quốc. Nếu chúng ta không thể giải quyết vấn đề một cách khôn khéo, chúng ta có thể sẽ phải bước vào một giai đoạn mới của cuộc khủng hoảng khu vực", ông Widjajanto nói.

Ông Widjajanto cho biết cuộc "chiến tranh giả" của Trung Quốc sẽ tạo ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực Đông Nam Á và cuộc chạy đua này sẽ không ngừng lại trước năm 2050. Giáo sư của ĐH Indonesia cũng dẫn bằng chứng Indonesia là một trong những nước Asean phải tăng ngân sách quốc phòng dưới sức ép từ bên ngoài.

Ông Widjajanto cho biết, Indonesia đang lên kế hoạch mua 10 tàu ngầm và 4 tàu khu trục cũng như lên kế hoạch hiện đại hóa quân đội từ năm 2014 đến năm 2024. Ông này cũng bình luận về việc 3 nước Singapore, Malaysia và Việt Nam đang xây dựng lực lượng quân đội với sự đầu tư chủ yếu vào hải quân.




Tổng thư ký Asean, ông Surin Pitsuwan cho biết, Asean không tham dự vào tranh chấp giữa Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc những sẽ cung cấp diễn đàn để các bên thảo luận một cách công khai và thẳng thắn. Diễn đàn khu vực Asean sẽ được tổ chức ở Bali cuối tháng 7/2011.

[BDV news]


Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

>> Hải quân Indonesia: Xứng với xứ “Vạn đảo”



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.

Tự hào nội lực

Sự đầu tư cho công nghiệp quốc phòng cho hải quân của Indonesia đã “đơm hoa, kết trái” với nhiều thành tựu đáng kể.

Tháng 4/2011 đánh dấu nhiều mốc quan trọng với nền quốc phòng Indonesia khi hải quân nước này liên tiếp thông báo những tin vui. Đầu tiên, cuộc phóng thử tên lửa chống hạm siêu âm Yakhont từ tàu KRI Oswald Siahaan (số hiệu 354) đã tiêu diệt mục tiêu là 1 tàu cũ ở cự ly 250km.

Chuẩn đô đốc Iskandar Sitompul nói: “Vũ khí thử nghiệm thành công và hải quân chúng tôi thu được kinh nghiệm thực tế quý giá”.

Thế nhưng có một thành công mà ngài Chuẩn đô đốc không nhắc đến là Hải quân Indonesia đã cải tiến các tàu chiến mua của Hà Lan, trong đó có việc đảm bảo đáy tàu chịu được phản lực của tên lửa Yakhont trong mỗi lần phóng.



Nắp ống phóng thẳng đứng của tên lửa chống hạm Yakhont đặt trên tàu chiến Indonesia.

Cũng vào cuối tháng 4/2011, Hải quân Indonesia hạ thủy chiến hạm nội địa KRI Clurit trong một buổi lễ có sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro tại cảng hàng hóa Ampar Batu, Batam, tỉnh Riau Islands (>> chi tiết). Đây là chiến hạm cao tốc mang tên lửa, do Tập đoàn PT Palindo Marine thiết kế và chế tạo.

Đặc biệt, tàu sử dụng nhiều trang, thiết bị nội địa và quá trình phát triển KRI Clurit có sự tham gia của các sinh viên tốt nghiệp từ Viện Công nghệ Surabaya, có trụ sở ở “thủ đô đóng tàu” của Indonesia. “Hiện nay, chúng ta đã có điều để tự hào vì nguồn nhân lực của Indonesia có khả năng đóng được tàu chiến.

Với chiến hạm KRI-Clurit, Indonesia sẽ bảo vệ vùng biển của mình bằng tàu hải quân được đóng trong nước. Chúng ta sẽ không cần nhận viện trợ tàu hải quân từ nước ngoài”, Bộ trưởng Yusgiantoro phát biểu.

Cội nguồn của thành công

Thành công kể trên có nguồn gốc từ nền công nghiệp quốc phòng đã phát triển hơn 70 năm của Indonesia, đặc biệt từ giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ giữa những năm 1970, khi nước này tập trung đầu tư cho ngành đóng tàu quân sự và các công nghệ cao khác.

Năm 1974, Indonesia đặt nền móng cho công nghệ hàng hải quân sự bằng việc đầu tư máy móc cho công ty đóng tàu PAL Indonesia, chuyên đóng, sửa chữa và bảo trì các chiến hạm. Hoạt động của công ty đã tạo xương sống cho quân đội và nhà nước với 9 cơ sở sản xuất các loại tàu cỡ nhỏ và vừa, lớn nhất là xưởng đóng tàu ở Surabaya (do Hà Lan xây dựng từ 1899) với đội nhân sự hùng hậu (8.000 thợ lành nghề và 3.000 kỹ sư).

Ban đầu, trên cơ sở thiết bị còn lại sau khi giành lại độc lập vào năm 1945, xưởng này làm nhiệm vụ sửa chữa là chủ yếu. Đến cuối thế kỷ 20 đã tiến bộ vượt bậc, chế tạo được 60% trang thiết bị tàu.



Chiến hạm KRI Clurit, niềm tự hào của Hải quân Indonesia trong lễ ra mắt.

Bên cạnh việc tự đóng tàu, Indonesia chủ trương đa phương hóa các nguồn vũ khí mua từ nước ngoài. Điển hình là các hợp đồng đóng chiến hạm lớp Vanspejk với Hà Lan, máy bay tuần tra trên biển tầm trung CN-235-100, tàu ngầm lớp Type 209/1200 Cakrra, tàu hộ tống Parchim, tàu quét mình, đổ bộ từ Đức, Nga, Mỹ...

Phương châm vừa tự đóng vừa đóng theo chuyển giao công nghệ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành tựu mới cho Hải quân Indonesia. Theo Tư lệnh Hải quân Indonesia, thời gian tới, ông sẽ hội đàm với lãnh đạo Bộ Quốc phòng để xác định loại tàu ngầm disel có trị giá 700 triệu USD. Trong đó, hai ứng viên nặng ký là Kilo thuộc Project 636 của Nga và Type-208 của Hàn Quốc. Dự kiến, việc lắp ráp chiếc tàu thứ hai sẽ được thực hiện tại các xưởng đóng tàu của công ty PT Pal tại Indonesia.

Qua mấy chục năm phát triển, nay nhìn lại, thấy từng bước đi của ngành công nghiệp quốc phòng Indonesia là đúng hướng, thiết thực, hiệu quả. Thật không thừa khi nhấn mạnh rằng nhiều các thành tựu tuy phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn gần đây nhưng sự phôi thai đã có từ rất lâu, do người Indonesia ý thức được hiện trạng của quốc gia – hải đảo và thiên nhiên rất đa dạng.

Sức mạnh và các hợp đồng quốc phòng đầy tham vọng

Ngày nay, Hải quân Indonesia được Chính phủ đầu tư phát triển thành một lực lượng khá mạnh trong khu vực. Toàn bộ Hải quân Indonesia có 74.000 quân nhân phục vụ, được trang bị hơn 130 tàu các loại gồm cả tàu ngầm tấn công trang bị tên lửa diệt hạm. Lực lượng tàu chiến chủ lực của Indonesia hiện tại gồm 6 tàu khu trục lớp Van Speijk do Hà Lan chế tạo được mua từ những năm 1980, 16 tàu hộ tống lớp Parchim và một vài chiến hạm khác mua từ những năm 1990.

Để tăng cường sức mạnh hải quân tương xứng với quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo, Hải quân Indonesia liên tiếp mua mới nhiều tàu hiện đại. Tháng 3/2009 Indonesia tiếp nhận chiếc thứ tư trong hợp đồng mua bốn 4 hộ tống Sigma 9113 do Hà Lan chế tạo. Tàu Sigma 9113 có lượng choán nước khoảng 1.700 tấn, dài 90,7m và trang bị tên lửa chống hạm MM40 Exocet, tên lửa phòng không MBDA Mistral Tetral.


Tên lửa chống hạm Yakhont phóng đi từ chiến hạm KRI Oswald Siahaan.

Ngày 16/8/2010, Bộ Quốc phòng Indonesia tiếp tục hợp tác với Hà Lan qua đồng giữa PT PAL Indonesia và Damen Schelde chế tạo khu trục hạm Sigma 10514. Đây là lớp tàu cải tiến có lượng choán nước tới 2.400 tấn, dài 105m. Chiến hạm này sử dụng vũ khí đối hải tương tự tàu lớp Sigma 9113 nhưng có thêm pháo hạm 100mm, hệ thống phòng không sử dụng ống phóng thẳng đứng, pháo phòng cao tốc không tầm cực gần Phalanx, rocket chống ngầm SR375A cùng nhiều thiết bị điện tử tiên tiến. Dự kiến, năm 2014 chiếc đầu tiên sẽ hoàn thiện và chuyển giao cho Indonesia. Đây sẽ là những “quả đấm thép” của Hải quân xứ “Vạn đảo”.

Thế nhưng tham vọng nhất phải kể tới các kế hoạch đóng những chiến hạm cỡ lớn. Tháng 12/2004, Indonesia ký hợp đồng với Hàn Quốc trị giá 150 triệu USD mua 2 tàu đổ bộ có boong đỗ máy bay lớp Makassar (chở được 218 lính, 2 tàu đổ bộ đệm khí và 5 trực thăng, lượng giãn nước 7.300 tấn), cùng công nghệ sẽ được chuyển giao. Dựa vào đó, PT PAL sẽ đóng mới 2 tàu Makassar. Ngoài ra, cũng có một số nguồn tin cho rằng Indonesia còn có tham vọng chế tạo tàu chở trực thăng dài 190m, lượng giãn nước 35.000 tấn.

Trong tương lai, những dự án quốc phòng của Indonesia còn “khủng” hơn thế với các kế hoạch sở hữu 180 tiêm kích Sukhoi (trong vòng 20 năm nữa), mua 1.000 tên lửa tầm bắn 15km và đóng đủ 39 tàu ngầm. Theo lời Tư lệnh phó Hải quân Indonesia, Phó đô đốc Marset, có đủ 39 tàu ngầm mới đảm bảo việc tuần tra lãnh hải và bảo vệ chủ quyền của Indonesia.

Theo đánh giá của Janes, ngân sách quốc phòng của Indonesia trong những năm 2013-2014 sẽ tăng thêm 80%. Cụ thể, từ mức 4,8 tỷ USD năm 2010 sẽ lên tới con số 8,8 tỷ USD trong tài khóa 2014.


[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Indonesia mua 16 T-50 Đại bàng Vàng



Trong lễ ký ở Jakarta, công ty Korea Aerospace Industry (KAI) đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Indonesia cung cấp 16 máy bay huấn luyện phản lực T-50 Golden Eagle, tổng trị giá ước 400 triệu USD.

Tháng 4.2011, KAI đã được chọn làm nhà thầu ưu tiên trong cuộc đấu thầu bán máy bay huấn luyện phản lực mới cho Không quân Indonesia. Trong quá trình đàm phán sau đó, hai bên đã thảo luận các điều kiện và thời hạn giao hàng, trang thiết bị mặt đất, việc bảo dưỡng kỹ thuật và cung cấp phụ tùng.

Theo Korea Herald, hợp đồng vừa ký sẽ có hiệu lực ngay sau khi Bộ Tài chính Indonesia và Ngân hàng Xuất-nhập khẩu Hàn Quốc hoàn tất đàm phán khía cạnh tài chính của hợp đồng. Nếu tất cả các thủ tục được hoàn tất thuận lợi thì hợp đồng này là thương vụ xuất khẩu đầu tiên máy bay T-50.


Hiện nay, T-50 chỉ dùng để huấn luyện phi công tiêm kích của Không quân Hàn Quốc. Trước đó, T-50 đã thua máy bay M-346 Master của Italia trong các cuộc đấu thầu mua máy bay huấn luyện phản lực của không quân UAE và Singapore.

Những chiếc T-50 đầu tiên sẽ được bàn giao cho Indonesia vào năm 2013. T-50 sẽ thay thế các máy bay huấn luyện-chiến đấu vũ Hawk Mk.53 của Không quân Indonesia vốn dự kiến bị loại bỏ trong năm 2011.

Tham dự cuộc thầu, ngoài KAI, còn có Embraer (Brazil), Alenia Aermacchi Italia), Aero Vodochody (Czech) và Rosoboronoexport với các máy bay lần lượt là EMB-314 Super Tucano, M-346 Master, L-159B ALCA và Yak-130. Trong một thời gian dài, 2 loại máy bay Yak-130 của Nga và L-159B của Czech được Indonesia xem như phương án thay thế có thể cho Hawk. Năm 2010, Indonesia đã 2 lần công bố Embraer thắng thầu. Vì thế, việc lựa chọn T-50 là một bất ngờ lớn.

T-50 đã được đưa vào tham gia tranh thầu cùng với sự củng cố quan hệ quốc phòng Hàn Quốc-Indonesia. Hai bên đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X thế hệ 4.5.

Trước đó, KAI tuyên bố, T-50 được chọn trong điều kiện cạnh tranh ác liệt với các máy bay khác và công ty hy vọng thương vụ với Indonesia sẽ có hiệu ứng tích cực khi đàm phán bán T-50 cho Israel, Ba Lan, Mỹ và Ấn Độ.

Quân đội Indonesia cùng từng tuyên bố không loại trừ khả năng mua máy bay huấn luyện của một hãng dự thầu khác sau khi ký hợp đồng với hãng thắng thầu.

T-50 do KAI hợp tác với Lockheed Martin (Mỹ) phát triển trong một dự án 13 năm, trị giá khoảng 2.000 tỷ won (1,8 tỷ USD). Theo KAI, việc sử dụng Golden Eagle cho phép giảm 20% giờ bay và 30% thời gian huấn luyện.

T-50 Golden Eagle 2 chỗ ngồi, có khả năng đạt tốc độ đến 1.700 km/h, tầm bay đến 1.900 km. Thiết bị avionics, các hệ thống điều khiển bay và cánh của T-50 do Lockheed Martin sản xuất. T-50 được trang bị động cơ F404 của General Electric (Mỹ).

Ngoài nhiệm vụ huấn luyện, Không quân Indonesia còn dự định sử dụng T-50 làm tiêm kích hạng nhẹ.
[VietnamDefence news]


Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Indonesia hạ thủy chiến hạm tên lửa nội địa



Quân đội Indonesia vừa hạ thủy chiến hạm mang tên lửa nội địa KRI Clurit, nhằm tăng cường khả tuần tra bảo vệ trên biển của nước này.



Theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro đã trực tiếp ra lệnh hạ thủy chiến hạm chế tạo trong nước, KRI Clurit, tại cảng hàng hóa Ampar Batu, Batam, tỉnh Riau Islands, Indonesia.

Chiến hạm KRI Clurit, dài 40m, là chiến hạm mang tên lửa cao tốc, do PT Palindo Marine thiết kế và chế tạo nhằm trợ giúp đảm bảo an ninh vùng biển khu vực phía Tây của Indonesia, hãng thông tấn Antara News cho hay.



Mô hình chiến hạm KRI Clurit.


“Với chiến hạm KRI-Clurit, Indonesia sẽ bảo vệ vùng biển của mình bằng tàu hải quân được đóng trong nước. Chúng ta sẽ không cần nhận viện trợ tàu hải quân từ nước ngoài nữa”, Bộ trưởng Yusgiantoro phát biểu.

Ngoài ra, Bộ trưởng Yusgiantoro cho biết thêm, tàu ngầm và tàu khu trục nội địa cũng sẽ sớm được bổ sung biên chế cho Hải quân Indonesia.

Theo Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Indonesia (TNI), Đô đốc Agus Suhartono, Hải quân Indonesia đã đặt đơn mua hai tàu tên lửa KCR-40 và có thể được biên chế hoạt động ở vùng biển phía Tây.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang