Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa. >> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1) >> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á Bệ phóng tên lửa PAC-3. Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác (hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser) ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài tầm khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối. Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên. Tháng 3.2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía tây của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, cùng lúc quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn ở Châu Âu trong thập kỷ tới. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) Tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ nhiều vị trí khác nhau, như từ hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Tên lửa được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000m), tầm cận trung (1.000 - 3.000 km), tầm trung (3.000 - 5.500km); tên lửa đạn đạo liên lục địa, hoặc ICBM (hơn 5.500km). Hành trình của tên lửa đạn đạo được phân chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa đẩy; giai đoạn giữa- giai đoạn dài nhất- từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy một phút thì phát nổ. Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên của tên lửa, quân đội Mỹ đã hình thành bốn chức năng cơ bản để đối phó với một tên lửa đạn đạo thông qua hệ thống phòng thủ. Bốn chức năng cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa là: Phát hiện; phân biệt (phân biệt giữa mục tiêu là tên lửa với các mục tiêu khác); điều khiển hỏa lực (xác định chính xác điểm đánh chặn); tiêu diệt (tấn công mục tiêu bằng một số loại tên lửa đánh chặn). Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế. Các hệ thống phòng thủ tên lửa chính Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đang phát triển một số hệ thống có khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này không được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2002 đến nay, MDA đã chi khoảng 90 tỉ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa và có kế hoạch sẽ chi cho hệ thống này khoảng 8 tỉ USD/năm đến năm 2017 - tương đương khoảng 2% ngân sách quốc phòng. Mô hình phân chia giai đoạn tên lửa. Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, cho đến nay, hầu hết công nghệ BMD vẫn chưa được minh chứng, thường chậm tiến độ, có chi phí quá lớn, khả năng tác chiến thực sự có thể còn hạn chế khi xảy ra tình huống thực tế. Trong năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD, trong đó, ngoài việc nêu rõ các mối đe dọa và chiến lược phát triển, thì Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn phải tìm cách cải thiện các chương trình thử nghiệm, giám sát và hiệu quả chi phí đối với BMD. Chính quyền của Tổng thống Obama cũng hủy bỏ ba chương trình BMD, gồm: Phương tiện tiêu diệt đa năng (tháng 4.2009); tên lửa đánh chặn năng lượng Kinetic (tháng 5.2009) và tên lửa laser đường không (tháng 2.2012). Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương trình BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3). Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD) GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất. Cấu trúc hệ thống GMD. Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska và căn cứ Vandenberg, bang California. Đồng thời, Mỹ có kế hoạch tăng con số này lên 44 tên lửa đánh chặn vào năm 2017. MDA thông báo, cho đến nay, có 7 trong tổng số 14 lần thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn loại này. Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis Hệ thống Aegis được coi là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống Aegis thường được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung sau khi được phóng hoặc ngay trước khi tấn công mục tiêu. Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis. Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ có 24 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis triển khai trên các tàu chiến của lực lượng hải quân, với phần lớn biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai lên đến 38 tàu lớp Aegis vào năm 2015. Tính đến tháng 2.2013, Lầu Năm góc thông báo có 24 lần thử nghiệm thành công trong tổng số 30. Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD) THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Theo báo cáo thử nghiệm và đánh giá tác chiến năm 2008, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ có ý định triển khai hệ thống THAAD “để bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn thế giới”. Xe phóng hệ thống THAAD với 8 ống phóng tên lửa. Vào tháng 4.2013, Lầu Năm góc công bố kế hoạch triển khai một trong ba khẩu đội tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ các lực lượng Mỹ đóng trên lãnh thổ đảo Thái Bình Dương. Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3) PAC-3 là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh chóng trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (thấp hơn so với các hệ thống THAAD). PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ... |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ
Chủ Nhật, 19 tháng 5, 2013
>> Khám phá sức mạnh tên lửa hàng đầu thế giới của Nhật
Hiện nay với khoa học kĩ thuật phát triển, ở châu Á Nhật Bản đang là nước sở hữu những hệ thống tên lửa hàng đầu thế giới. >> Nhật khiến TQ 'rụng rời tay chân', Châu Á lo ngại >> Tìm hiểu kho vũ khí khủng của Quân đội Nhật Bản Phần mềm hiện đại của tổ hợp bảo đảm cho tổ hợp tăng cường khả năng bắn, cho phép dự đoán vị trí của mục tiêu, bao gồm cả những thông tin đo vẽ địa hình sơ bộ về địa hình chiến trường và dẫn tên lửa đến điểm chạm dự tính. Tổ hợp được trang bị thiết bị kết nối liên lạc với các máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm, cũng như các tàu có trang bị hệ thống vũ khí đa năng Aegis. |
Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013
>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước
Đa năng, mạnh mẽ, độc đáo và thiên biến vạn hóa, Club-M và Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế >> Việt Nam sẽ mua hệ thống tên lửa Club-K >> Xem tên lửa Club-M khai hỏa >> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander Một hệ thống tên lửa bờ biển cơ động siêu hiện đại nữa của Nga là Kalibr-M (ký hiệu xuất khẩu là Club-M). Hệ thống dùng để phòng thủ chống hạm và tăng cường bảo vệ các mục tiêu ven biển, tiêu diệt các loại mục tiêu tĩnh và ít cơ động trên mặt đất bất kể ngày đêm và thời tiết. Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M mang 4-6 ống phóng chứa tên lửa Club-M (Xe bệ phóng Kalibr-M / Club-M) Kalibr-M (Club-M) được hãng Morinformsystema-Agat chế tạo trên cơ sở hệ thống tên lửa Kalibr (Club) do Công ty OKB Novator phát triển vào đầu thập niên 1990. Ngoài các biến thể đầu tiên là Kalibr-NKE (Club-N) trang bị cho tàu nổi và Kalibr-PLE (Club-S) trang bị cho tàu ngầm các loại và Kalibr-A (Club-A) trang bị cho máy bay, Morinformsystema-Agat tiếp tục phát triển thêm các biến thể Club-U (thiết kế module) dành cho tàu nổi, Club-K bố trí trong container triển khai trên trận địa bờ biển, tàu hỏa, xe tải hay tàu biển. Mới đây, các công ty Morinformsystema-Agat, NPP radar-MMS và Ilyushin đã ký hợp đồng chế tạo biến thể Club lắp trên máy bay vận tải Il-76, có thể phóng các tên lửa của Club-K và dự kiến phóng thử lần đầu vào cuối năm 2011-năm 2012. Hệ thống tên lửa bờ biển đa năng Kalibr-M/Club-M bao gồm: 1 xe bệ phóng; 3 xe tiếp đạn; các tên lửa hành trình 3M-54E, 3M-54E1 và 3M-14 trong các ống phóng; 1 xe bảo đảm kỹ thuật; 1 xe thông tin và điều khiển; các thiết bị bảo đảm và cất giữ tên lửa. Được trang bị tên lửa chống hạm siêu âm, bay bám mặt biển 3M-54E, tầm bắn 220 km, tên lửa chống hạm dưới âm, bay bám mặt biển 3M-54E1, tầm bắn 300 km (có khả năng làm tê liệt, thậm chí đánh chìm tàu sân bay) và tên lửa hành trình dưới âm, tấn công mặt đất chính xác cao 3M-14E, tầm bắn 275 km; với 1 hệ thống điều khiển duy nhất nên Kalibr-M (Club-M) có tính linh hoạt, hiệu quả cực kỳ cao và tính vạn năng trong sử dụng, kể cả ở chiến trường hoàn toàn trên bộ. Vì thế, Kalibr-M (Club-M) cho phép xây dựng hệ thống phòng thủ vạn năng, đồng thời có thể sử dụng như hệ thống tấn công mặt đất ở chiến trường trên bộ thuần tuý. Các tên lửa hành trình chống hạm siêu âm 3M-54E (trên) và 3M-54E1 Club (okb-novator.ru) 3M-54E (SS-N-27 Sizzler) mang phần chiến đấu 200 kg, dùng để tiêu diệt tàu nổi các loại (tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ, vận tải, tàu tên lửa cỡ nhỏ…) đơn lẻ hay trong đội hình tốp. Phần lớn đường bay, tên lửa bay với tốc độ dưới âm, khi cách mục tiêu 20 km, tên lửa đột ngột tăng tốc lên tốc độ khủng khiếp 2,9M khiến phòng không tàu địch cực kỳ khó chặn đánh. Biến thể 3М54E1 có phần chiến đấu nặng gấp đôi (400 kg) và tầm bắn xa hơn (300 km). Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E (army-news) Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E bay bám địa hình, sử dụng hệ dẫn vệ tinh GLONASS hay GPS chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động, dùng để tiêu diệt các mục tiêu quân sự, hành chính, kinh tế cố định như hạ tầng công nghiệp, trung tâm phát thanh-truyền hình, các sở chỉ huy, sân bay... trên lãnh thổ đối phương. Vũ khí chiến lược rẻ tiền Club-K Một bước phát triển có tính cách mạng trong lĩnh vực tên lửa đối hạm và của họ tên lửa Club là hệ thống tên lửa Club-K với các tên lửa được bố trí trong một container tiêu chuẩn và cơ chế tự hoạt phóng tên lửa. Điều đó làm thay đổi tận gốc chiến thuật và chiến lược sử dụng tên lửa. Club-K ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên tàu chở container (army-news) Club-K do Tập đoàn Morinformsystema-Agat phát triển, là hệ thống tên lửa lắp trong containter tàu biển và dùng để tiêu diệt nhiều loại mục tiêu mặt nước và mặt đất. Club-K có thể bố trí trên bờ, tàu biển, tàu hỏa và ô tô tải. Club-K bề ngoài trông giống như một container chở hàng tàu biển tiêu chuẩn loại 20 ft (6 m) hay 40 ft (12 m). Nhờ cách ngụy trang đó, nên hầu như không thể phát hiện Club-K cho đến khi nó được kích hoạt. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất và đặc sắc của Club-K. Club-K gồm một bệ phóng nâng với 4 tên lửa hành trình chống hạm Kh-35UE (hoặc các tên lửa Club là 3M-54KE, 3M-54KE1 và 3М-14KE) giấu kín trong container chở hàng tiêu chuẩn với kíp chiến đấu 2 người điều khiển hệ thống làm nhiệm vụ liên lạc vệ tinh và dẫn tên lửa vào mục tiêu. Tùy chủng loại, tên lửa có tầm bắn từ 12,5-300 km, độ cao bay tiếp cận mục tiêu từ 5-10 m, trọng lượng phần chiến đấu 200-450 kg. Hệ thống Club-K bao gồm: module phóng vạn năng USM, module điều khiển chiến đấu MBU và module cấp nguồn và bảo đảm sinh hoạt MEZh. Mỗi module được bố trí gọn trong một container tàu biển tiêu chuẩn. Module USM chứa 4 tên lửa hành trình, trước khi phóng tên lửa được dựng thẳng đứng. Club-K có thể phối hợp hoạt động với hệ thống định vị vệ tinh GPS và GLONASS, sau này có thể tương thích với hệ thống Beidou-2 của Trung Quốc và Galileo của châu Âu. Module chỉ huy chiến đấu MBU của Club-K (army-news) Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news) Club-K là vũ khí dùng để trang bị cho các tàu dân sự được động viên trong thời kỳ nguy cơ. Khi xảy ra xâm lược, quốc gia duyên hải có thể nhanh chóng có được một hạm đội nhỏ để chiến đấu chống lực lượng tấn công đường biển của kẻ thù tiềm tàng. Các container này được bố trí trên bờ biển và bảo vệ bờ biển chống các tàu đổ bộ đang lại gần, có nghĩa đây là vũ khí phòng thủ rất hiệu quả, hơn nữa giá lại rất rẻ - chỉ gần 15 triệu USD cho một hệ thống cơ bản (3 container, 4 tên lửa). Số tiền đó nhỏ hơn hàng chục lần giá một khinh hạm hay corvette thường dùng để phòng thủ đường bờ biển. Vì thế, các nhà thiết kế Nga gọi Club-K là “vũ khí chiến lược rẻ tiền”. Club-K có khả năng thay thế cả các tàu chiến lẫn máy bay hải quân. Đối với những nước không giàu có với đường bờ biển dài thì đây là giải pháp lý tưởng thay thế cho việc mua sắm các vũ khí đắt tiền. Ác mộng ám ảnh Sự phổ biến của các tên lửa chống hạm Club, Yakhont, BrahMos, DF-21 và ngư lôi Shkval làm cho Mỹ và phương Tây rất đau đầu nghĩ kế đối phó. Theo các chuyên gia Mỹ, tên lửa Club, Yakhont, BrahMos đang làm thay đổi tư duy trong lĩnh vực phòng thủ tên lửa cho hạm tàu. Các tên lửa chống hạm SS-N-27 Sizzler (Club) khiến họ sợ hãi bởi vũ khí khủng khiếp này có tầm bắn xa, tốc độ siêu âm, thủ đoạn cơ động và tấn công tinh quái. Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria hiện đã có tên lửa Club, còn Việt Nam, Syria, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Iran cũng đã mua hoặc muốn mua các tên lửa này. Các chuyên gia quân sự Mỹ không tin chắc các tàu chiến Mỹ có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm Club. Phó đô đốc Hải quân Mỹ Tim Keating từng tuyên bố, Mỹ không có khả năng đối phó với các tên lửa như vậy. Vì vậy, trong nhiều năm nay, hạm đội Mỹ ráo riết chuẩn bị đối phó với tên lửa Club. Mỹ đã phát triển và mua sắm bia bay siêu âm, bay bám mặt biển GQM-163A Coyote SSST để kiểm tra khả năng chống tên lửa siêu âm Club của các hệ thống phòng không hạm tàu Mỹ. Club-K trà trộn trong hàng ngàn container tàu biển Hệ thống tên lửa trong container Club-K cũng khiến giới quân sự phương Tây thực sự kinh hoàng. Họ cho rằng, Club-K có thể thay đổi hoàn toàn các nguyên tắc tiến hành chiến tranh hiện đại và làm rung chuyển các nền tảng của thương mại quốc tế. Họ đặt biệt danh cho Club-K là “chiếc hộp Pandora”, “sát thủ tàu sân bay” vì mối nguy hiểm chết người trong vẻ ngoài vô hại của nó. Đặc điểm chủ yếu và đặc sắc nhất ở đây là toàn hệ thống có dạng 3 container tàu biển tiêu chuẩn 20 hay 40 ft, có thể bố trí trên mặt đất, xe tải, toa xe hỏa, các tàu biển, được ngụy trang tuyệt vời, có thể bất thần tấn công mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế, các tàu chiến đối phương chỉ còn biết trông cậy vào hệ thống phòng không của bản thân. Bất cứ hệ thống trinh sát đường không và trinh sát kỹ thuật dù tinh vi đến đâu cũng bó tay, không thể phát hiện ra Cub-K trong hàng trăm, hàng ngàn, hàng trăm ngàn container rải khắp các hải cảng, nhà ga hay chuyên chở trên vô số tàu biển, tàu hỏa, xe tải chở container. Tên lửa đối hạm Kh35E (trên, ktrv)và Kh-35UE tại triển lãm MMVS-2011 (army-news) Đối phương sẽ phải trinh sát kỹ càng hơn khi lên kế hoạch tấn công. Theo quy luật, khi tấn công, đối phương trước hết chế áp các phương tiện phòng không, sau đó mới đánh tan tành hệ thống phòng thủ bờ biển. Nhưng ở đây bên tấn công chẳng thể làm gì được khi hàng trăm, thậm chí hàng ngàn và thậm chí hàng chục ngàn mục tiêu giả (các container bình thường vốn được coi là “hồng cầu của thương mại thế giới”). Điều đó sẽ buộc các tàu sân bay phải giữ mình xa bờ hơn, nên hạn chế được tầm hoạt động của máy bay từ tàu sân bay, hoặc khi chiến dịch đổ bộ xảy ra thì một phần các container có thể mở nắp và tiễn đưa các tàu đổ bộ xuống đáy biển cùng với binh lính cùng vũ khí trang bị, tổn thất sẽ vô cùng lớn. Ba là nó cho phép giữ ở gần bờ hơn các phương tiện sát thương quan trọng nhất và lực lượng dự bị. Bởi lẽ các tàu sân bay đã đuổi ra xa thì khả năng tác động đối với bờ biển sẽ giảm mạnh. Club-K tại triển lãm MMVS-2011 (army-news) Thậm chí có ý kiến khẳng định rằng, nếu như vào năm 2003, Iraq có các Club-K thì Mỹ không thể tiến vào vịnh Persique được vì bất kỳ tàu hàng dân sự nào trong vùng vịnh cũng tiềm ẩn mối đe dọa đối với các tàu quân sự và hàng hóa. Chính vì vậy, “sát thủ giấu mặt” Club-K có thể tạo ra tiềm lực nguy hiểm cho hải quân các quốc gia đối địch với phương Tây và cơ hội phổ biến tên lửa hành trình chưa từng có. Các chuyên gia Lầu Năm góc rất lo sợ khi Nga công khai chào bán hệ thống Club-K cho tất cả các nước đang có nguy cơ bị Mỹ tấn công. Họ cho rằng, Club-K có thể gây mất ổn định tình hình trên thế giới nếu được trang bị cho Venezuela và Iran. Sự phổ biến của các vũ khí như Club-K cũng có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột quân sự bất ngờ trên các vùng biển tranh chấp. Một vài hình ảnh trong Clip giới thiệu về hệ thống tên lửa Club của Nga : Club-K thiên biến vạn hóa |
Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013
>> Tên lửa S-200 : Rồng lửa canh trời của Triều Tiên
Không quân Mỹ - Hàn có lý do phải e sợ trước “rồng sát thủ” – hệ thống tên lửa đối không tầm xa chiến lược S-200 của Triều Tiên. >> Uy lực hệ thống tên lửa Pechora-2M Việt Nam mới nâng cấp >> Lưới lửa phòng không của Nga Nếu một cuộc xung đột lớn xảy ra trên bán đảo Triều Tiên, lực lượng Mỹ - Hàn có thể sử dụng ưu thế của mình với sức mạnh không quân hiện đại mở cuộc không kích ồ ạt vào Triều Tiên. Nhưng họ sẽ không dễ dàng gì đột phá được mạng lưới phòng không đa tầng dày đặc của Triều Tiên. Đặc biệt nhất, không quân ném bom chiến lược mà Mỹ thường xuyên sử dụng trong các cuộc chiến tranh có lý do lo ngại trước S-200 – “át chủ bài” của phòng không Triều Tiên. Đây là loại tên lửa có khả năng bắn hạ máy bay ở tầm xa tới vài trăm km, độ cao hàng chục km. "Rồng sát thủ" S-200 rời bệ phóng. Năm 1987, Triều Tiên đã nhận từ Liên Xô khoảng 4 tiểu đoàn S-200 (NATO định danh là SA-5). S-200 được chính quyền Triều Tiên bố trí gần khu phi quân sự (DMZ) và mở rộng về phía Bắc bao bọc thủ đô Bình Nhưỡng. Hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-200 do Liên Xô phát triển từ những năm 1960 được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu chiến lược khỏi máy bay ném bom của Mỹ và Phương Tây. S-200 thường được biên chế theo cấp tiểu đoàn, trong đó có: 6 bệ phóng tên lửa, đài radar điều khiển hỏa lực cùng nhiều thành phần hỗ trợ khác. Trên trận địa, đài radar điều khiển hỏa lực 5N62 có tầm hoạt động 270km sẽ được đặt ở giữa. Xung quanh bố trí 6 bệ phóng 5P27, mỗi bệ được hỗ trợ một đường ray 5Yu24 để kéo đạn lên bệ phóng. Hình ảnh minh họa trận địa tên lửa S-200. Hệ thống S-200 được trang bị đạn tên lửa 5V21 có kích cỡ rất lớn, nặng tới 7,1 tấn, dài 10,8m. Quả đạn được thiết kế với 4 động cơ rocket nhiên liệu rắn gắn ở phần đuôi và động cơ chính 5D67 nhiên liệu lỏng. Khi bắn, 4 động cơ rocket phụ sẽ khởi động trước đưa tên lửa rời khỏi bệ phóng, cháy hết nhiên liệu (từ 3-5,1 giây) nó sẽ tự động tách khỏi thân tên lửa. Sau đó, động cơ chính được kích hoạt đưa tên lửa bay tới mục tiêu (thời gian cháy 51-150 giây). Tên lửa sử dụng hệ chiếu vô tuyến pha giữa để hiệu chỉnh đường bay. Ở pha cuối dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động tấn công mục tiêu. Mỗi quả đạn lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 217kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) cho bán kính sát thương rất lớn. Thậm chí, biến thể phục vụ trong quân đội Liên Xô còn trang bị đầu đạn hạt nhân 25 kiloton. Ở các biến thể đời đầu, đạn tên lửa S-200 chỉ đạt tầm bắn 160km, biến thể sau này thì tầm bắn được tăng 250-300km. Tương tự, độ cao tiêu diệt mục tiêu ban đầu chỉ là 20km, sau tăng lên 29-40km. Hiện không rõ phòng không Triều Tiên sở hữu biến thể nào của hệ thống S-200. Đạn tên lửa S-200 trong một cuộc duyệt binh của Quân đội Triều Tiên. Theo một số đánh giá, S-200 tồn tại điểm yếu đó là chỉ có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối thiểu 60km. Nghĩa là nếu mục tiêu lọt vào tầm nhỏ hơn 60km thì S-200 không có khả năng đánh chặn. Ngoài ra, tuy có tầm bắn lớn nhưng S-200 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu không có tính cơ động cao (như máy bay ném bom chiến lược). Hệ thống radar điều khiển của S-200 được thiết kế từ những năm 1960 nên có khả năng kháng nhiễu điện tử thấp. Tuy nhiên, trong chiến tranh thì không thể nói trước được điều gì. Trong chiến đấu, ngoài yếu tố vũ khí, thì con người mới là quyết định. Nếu Triều Tiên có một chiến thuật, cách đánh phù hợp họ hoàn toàn có thể dùng S-200 bắn hạ máy bay ném bom tối tân nhất của Mỹ. Ngoài hệ thống S-200 kể trên còn phải nhắc tới những hệ thống tên lửa khác đang được biên chế trong quân đội Triều Tiên, có khả năng bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ như hệ thống tên lửa S-75 Dvina, S-125 Pechora, và 2K11 Krug. Dưới đây xin giới thiệu 1 vài hình ảnh của những hệ thống tên lửa kể trên: Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung – cao 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4) Tên lửa phòng không S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) Tên lửa S-125 Pechora (NATO định danh SA-3) Mạng lưới phòng không Triều Tiên được bố trí dày đặc, từ tầm thấp tới tầm cao, từ tầm ngắn tới tầm xa. Trang bị chủ yếu các loại tên lửa, pháo đều do Liên Xô cung cấp từ trước những năm 1990. Và một phần nhỏ nước này tự chế tạo sau này. Trong đó, lớp phòng không tầm cao trang bị: 240 bệ phóng tên lửa S-75 Dvina (tầm bắn 45km), 2K11 Krug (tầm bắn 55km), 24-40 bệ phóng S-200. Lớp phòng không tầm trung gồm: 128 bệ phóng tên lửa S-125 Pechora (tầm bắn 35km), 2K12 Kub (tầm bắn 24km). Lớp phòng không tầm thấp gồm: hệ thống tên lửa tầm thấp tự hành 9K35 Strela-10; hệ thống tên lửa vác vai đối không (9K32 Strela 2; 9K34 Strela 3; 9K38 Igla) và khoảng 11.000 pháo – súng máy phòng không đủ các loại cỡ nòng (từ cỡ 14,5mm, 23mm tới cỡ 100/130mm). |
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013
>> Patriot của Mỹ có thể bị tiêu diệt trong nháy mắt
Khả năng cơ động cao, độ chính xác cải thiện, tốc độ tấn công lớn, Tochka thực sự là mối đe dọa hàng đầu của hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ đang được triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ. >> Pháo đài' Syria (kỳ 1) >> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander Cùng thời điểm Nhà Trắng tuyên bố, các tổ hợp tên lửa Patriot PAC-3 của họ đang được chính các binh sĩ Mỹ bắt đầu triển khai ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria để chống lại mối đe dọa tên lửa tiềm năng từ phía Damascus. Các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật được cho là có khả năng “tiêu diệt Patriot trong nháy mắt” đã được Syria triển khai làm nhiều người thực sự bất ngờ. Xuất hiện bất ngờ Các bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K79 Tochka đã bị phát hiện trong một đoạn video từ Syria, làm tăng thêm các mối lo ngại cho phương Tây khi các tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 của họ đang được triển khai trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria. Trong một video xuất hiện trên Youtube, cho thấy các hệ thống tên lửa giống như Scud và chắc chắn có thêm loại tên lửa đạn đạo chiến thuật 9K79 Tochka, người Nga còn gọi là OTR-21 Tochka (viết tắt của Tactical-operational missile complex – Tổ hợp tên lửa hoạt động chiến thuật), hoặc tên gọi NATO là SS-21 Scarab. Hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Tochka (Dấu chấm hết) do Liên Xô (Nga) sản xuất, có tầm bắn cực đại 70 km và đạt độ chính xác (CEP) 150 m. Một biến thể nâng cấp của hệ thống tên lửa này được gọi là 9K79-1 Tochka-U (Scarab-B) được giới thiệu từ năm 1989, có tầm bắn cược đại 120 km và CEP 92 m. Đạn tên lửa của hệ thống Tochka-U khai hỏa. Tên lửa có thể tấn công các mục tiêu chiến thuật của đối phương, chẳng hạn như các cơ sở hậu cần, cầu, cảng, kho bãi tập kết, sân bay… Đầu đạn phân mảnh có thể được thay thế bằng đầu đạn hạt nhân, hóa học hoặc sinh học. Động cơ nhiên liệu rắn giúp tên lửa dễ dàng bảo dưỡng và triển khai. Syria được cho là đang sử dụng cả hai biến thể của loại tên lửa đạn đạo chiến thuật này. Họ nhận được hệ thống 9K79 (Scarab-A) từ Liên Xô vào năm 1983, sau đó, họ bị nghi ngờ là đã cung cấp tên lửa này cho Triều Tiên để đảo ngược thiết kế và sử dụng cho chương trình phát triển tên lửa trong nước. 9K79/9K79-1 là một hệ thống tên lửa cơ động, bao gồm các tên lửa nhiên liệu rắn 9M79 và xe mang bệ phóng tên lửa (TEL) 9P129 6x6. Nhiều loại đầu đạn khác nhau có thể được lắp đặt lên tên lửa 9M79, bao gồm đầu đạn phân mảnh HE, đầu đạn hạt nhân, hóa hoặc và vũ khí sinh học. Một đầu dò radar thụ động cũng được tích hợp lên đầu đạn tên lửa để có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu. Tổ hợp tên lửa Tochka-U trên đường phố Nga. Syria được biết là có các tên lửa 9M79F (9M79-1F, 9K79-1) với đầu đạn phân mảnh 120 kg 9N123F và cũng có thể có tên lửa 9M79K (9M79-1K , 9K79-1). Trong đó tên lửa 9N123K có mang được lên tới 60 đầu đạn phụ phân mảnh 9N24. Phương tiện mang bệ phóng tên lửa 9P129 hoặc một vài biến thể sau này, được thiết kế dựa trên phương tiện vận tải 6x6 Object 5921, cũng đã được sử dụng làm xe mang tên lửa TEL 9A33 cho hệ thống tên lửa đất – đối – không 9K33 Osa (NATO gọi là SA-8 Gecko). 9P1290 đạt tốc độ di chuyển trên đường nhựa lên tới 60 km/h, có khả năng hoạt động như một phương tiện lưỡng cư, vượt sông suốt hoặc vận chuyển bằng máy bay vận tải và khả năng bảo vệ trước vũ khí sinh hóa (NBC). Một kíp vận hành hệ thống có thể triển khai và sẵn sàng phóng tên lửa trong khoảng thời gian 15 – 20 phút sau khi cơ động từ một vị trí này sang vị trí khác. Hệ thống 9K79-1 đã từng được quân đội Nga sử dụng trong cuộc chiến tranh Checnya và xung đột Gruzia – Ossetia. Tiêu diệt Patriot trong nháy mắt Trong bối cảnh các binh sĩ Mỹ đang bắt đầu triển khai các tổ hợp tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria để chống lại các mối đe dọa tên lửa từ phía Damacus. Sự hiện diện của các hệ thống tên lửa Tochka là một sự phát triển đầy “thú vị”. Bởi chắc chắn nó chính xác hơn rất nhiều so với các tổ hợp rocket 9K52 Luna-M (Frog-7) và tên lửa đạn đạo R-17/R-17M (Scub-B/Scub-C) mà Syria đang sở hữu. Tochka xuất hiện đúng thời điểm các binh sĩ Mỹ bắt đầu triển khai tên lửa Patriot ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tốc độ bay của đạn tên lửa của hệ thống Tochka vào khoảng 1,8 km/s. Tức là sẽ vẫn có thể bị tên lửa Patriot đánh chặn thành công, nhưng với một số lượng lớn tên lửa của hệ thống được phóng lên cùng lúc, sẽ không mất quá nhiều thời gian để nó có thể phá hủy hoàn toàn các tổ hợp tên lửa đánh chặn của đối phương. Ngoài ra, với khả năng mang đầu đạn sinh, hóa học, một tên lửa khi nổ trên bầu trời cũng sẽ không bị mất tác dụng, bởi hơi, khí độc… sẽ lắng xuống mặt đất và gây cho đối phương những thiệt hại nhất định. Ít ra, Tochka cũng có độ chính xác hơn rất nhiều so với tên lửa Scub và mang tới cho Syria một lựa chọn tấn công các tổ hợp Patriot ở bên kia biên giới trong trường hợp cần thiết. Các đơn vị OTR-21 thường được tổ chức thành lữ đoạn. Mỗi lữ đoàn có 18 xe phóng; mỗi xe phóng mang 2 tới 3 tên lửa. Với khả năng cơ động trên mọi loại địa hình, các tổ hợp tên lửa Tochka sẽ là lực lượng "thoắt ẩn thoắt hiện" để tấn công các tổ hợp tên lửa Patriot PAC-3 của Mỹ, Đức và Hà Lan triển khai trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Một vài hình ảnh về tổ hợp tên lửa Tochka :: |
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
>> Huyền thoại họ tên lửa SCUD (Kỳ 1)
Trước khi nổi tiếng thế giới, Scud phải trải qua thời gian dài hoàn thiện. Đã có nhiều mẫu nghiên cứu của họ tên lửa này ít biết đến trong thời gian hơn 30 năm phát triển. >> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam Tên lửa đạn đạo đầu tiên do Liên Xô sản xuất, R-1 (Mỹ định danh là SS-1A) Trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo thế giới, Scud là cái tên không thể bỏ qua. Đây là là loại tên lửa đạn đạo được dùng trong chiến tranh nhiều hơn bất kỳ loại tên lửa nào khác. Đồng thời, Scud cũng là “bệ phóng” chương trình tên lửa của nhiều quốc gia trên thế giới. Lưu ý, Scud thực ra là cái tên do NATO đặt định danh tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-11 và R-17 do Liên Xô sản xuất. Dù vậy, cái tên Scud dường như được dùng rộng rãi hơn nhiều so với cái tên “khai sinh” của loại tên lửa này. Thế hệ đầu 'im hơi lặng tiếng' Trong tài liệu phương Tây, Scud là thiết kế bắt nguồn từ tên lửa đạn đạo của người Đức, V-2. Ý kiến này không hẳn sai, vì chương trình tên lửa Liên Xô và Mỹ đều bắt nguồn từ V-2. Nguồn gốc từ V-2 Sau khi đánh bại phát xít Đức, trong năm 1945, Liên Xô gửi một đội chuyên gia tới thu thập công nghệ tiên tiến của Đức, gồm tên lửa V-2. Khi đó, đây là một loại vũ khí có độ chính xác kém nhưng chính khả năng vươn xa cùng với sức công phá mạnh đã “hút hồn” cả Mỹ và Liên Xô. Tại Đức, các chuyên gia Liên Xô chỉ thu nhặt được một số chuyên viên kỹ thuật trong chương trình tên lửa V-2. Hầu hết những người cốt cán, như “cha đẻ” V-2 Von Braun được Mỹ "rước" đi từ trước. Các nhân viên người Đức được vào làm việc tại Viện nghiên cứu tên lửa NII-88 (OKB-1) dưới sự lãnh đạo của Đại tá Sergei Korolev - người sau này đã đặt nền móng quan trọng cho công cuộc chinh phục không gian vũ trụ của Liên Xô. Với những tài liệu được phục hồi cùng bộ phận rời tên lửa V-2, nhóm nghiên cứu Xô – Đức đã tái tạo các mẫu tên lửa V-2, đặt tên mới R-1 (tầm bắn 270km, lắp đầu đạn nặng 785kg). Trong 11 lần bắn thử nghiệm năm 1947-1948, tên lửa R-1 đánh trúng mục tiêu 5 lần, tỉ lệ này được cho có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, R-1 không bao giờ được đón nhận từ tướng lĩnh Quân đội Liên Xô do gặp vấn đề nhiên liệu động cơ (khó sản xuất, khó bảo quản) và độ chính xác kém (đây cũng là vấn đề đeo bám nhiều thế hệ Scud cho tới khi ngừng sản xuất). Điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học Liên Xô phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo dùng nhiên liệu mới có độ tin cậy tốt hơn. Một Scud ít tiếng tăm Tháng 12/1951, Phòng thiết kế OKB-1 Korolev khởi động chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật mới sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng (phòng thiết kế OKB-2 Isayev sản xuất). Ngày 18/4/1953, tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-11 (Mỹ định danh là SS-1B, NATO gọi là Scud A) được phóng thành công lần đầu tại trường bắn Kasputin Yar. R-11 có chiều dài 10,7m, đường kính thân 0,88m, khối lượng phóng 4,4 tấn. R-11 trang bị động cơ nhiên liệu lỏng S2.253 (thành phần nhiên liệu gồm axit nitric AK-20F chọn làm chất oxy hóa, nhiên liệu là dầu hỏa T-1, thành phần phóng là TG-02 Tonka – chất này tự bốc cháy khi tiếp xúc với axit nitric). R-11 có tầm bắn tối đa 180km, tải trọng 950kg. R-11 thiết kế 4 cánh lái Graphite ở loa phụt động cơ điều chỉnh hướng bay. Do hạn chế công nghệ thời kỳ này, R-11 vẫn dùng hệ dẫn đường quán tính lạc hậu, thiếu chính xác, bán kính lệch mục tiêu (CEP) tới 3.000m. Đạn tên lửa R-11 đặt trên khung bệ xe mang phóng 8U227 thiết kế trên khung gầm cơ sở xe bánh xích AT-T. Nhìn chung, R-11 vẫn bị coi là thiếu tin cậy, hết vấn đề nhiên liệu phóng lại tới độ chính xác tồi tệ. Đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng gần 1 tấn của tên lửa chưa “bù đắp” được độ kém chính xác. Tháng 8/1954, OKB-1 tiếp tục triển khai phát triển biến thể mang đầu đạn hạt nhân R-11M. Với đầu đạn hạt nhân, chỉ số CEP lớn có thể được bù đắp phần nào. Sở dĩ, từ thiết kế R-1 và R-11, Liên Xô không sử dụng đầu đạn hạt nhân vì chúng quá to và nặng với phương tiện mang phóng. Từ giữa những năm 1950, vũ khí hạt nhân ở mức hoàn thiện cao hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn nhưng sức công phá mạnh hơn. Vì vậy, việc mang nó vũ khí hạt nhân trên phương tiện mang phóng khả thi hơn. Tên lửa đạn đạo R-11M trên xe phóng bánh xích 8U28. Công việc thiết kế nhanh chóng hoàn thành và sản xuất các mẫu thử tại nhà máy No. 385 Zlatmst. Từ tháng 12/1955 tới đầu 1958, Liên Xô tiến hành 27 cuộc thử R-11M chia làm 3 giai đoạn, trong đó có một lần thử với đầu đạn hạt nhân. R-11M đạt tầm bắn tối đa 270km với đầu đạn thuốc nổ thông thường hoặc 150km với đầu đạn hạt nhân 50 kiloton. Đạn tên lửa R-11M đặt trên xe phóng 8U218 thiết kế trên khung gầm cơ sở xe pháo tự hành ISU-152. Ngày 1/4/1958, R-11M chính thức được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trước đó, tháng 11/1957, R-11M vinh dự xuất hiện trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường đỏ. Thời kỳ đầu, R-11/11M chủ yếu biên chế trong Lữ đoàn nằm dưới sự điều hành của Bộ Tổng Tham mưu và không bao giờ được xuất khẩu. Có thể nói, trong gần 30 năm phát triển, thế hệ R-11/11M chỉ là cái bóng, không đóng vai trò gì. Mọi vinh quang của dòng tên lửa này dồn cho thế hệ sau này là R-17. Tuy nhiên, với Quân đội Liên Xô, R-11/11M đã đem nền tảng vũ khí trên biển, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Nền tảng tên lửa phóng từ tàu ngầm Tham vọng chế tạo tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm của Liên Xô bắt đầu từ năm 1947 với dự định phát triển biến thể V-2 phóng từ tàu ngầm nhưng dự án không bao giờ được thực hiện. Tháng 1/1954, OKB-1 Korolev tái khởi động project Volna phát triển loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Thay vì nghiên cứu nền tảng mới, OKB-1 lựa chọn R-11M để cải tiến vì kích cỡ của nó phù hợp với không gian chật hẹp trên tàu ngầm. Một vấn đề khó khăn thực hiện project Volna, đó là phương thức phóng tên lửa từ tàu ngầm. Lý tưởng nhất, R-11M được phóng khi tàu ngầm dưới còn ở dưới mặt nước, như vậy nó đảm bảo tàu không lộ diện trước thiết bị trinh sát trên mặt biển. Nhưng điều này đặt ra thách thức lớn về công nghệ. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định hết được sự tương tác giữa tên lửa với môi trường nước sẽ như thế nào? Liệu tên lửa có bị áp lực nước nghiền nát? Động cơ tên lửa có thể đánh lửa dưới nước, nước có tràn vào trong động cơ?…. Hình họa mô phỏng phóng tên lửa đạn đạo R-11FM phóng từ tàu ngầm project 611AV lớp Zulu V. Cuối cùng, các nhà khoa học Liên Xô chọn giải phóng an toàn hơn, tên lửa đạn đạo được phóng khi tàu nổi. Cục thiết kế TsKB-34 phụ trách phát triển hệ thống phóng SM-49 để bắn tên lửa đạn đạo R-11FM (biến thể R-11M). Về nền tảng bệ phóng, TsKB-16 lựa chọn cải tiến tàu ngầm tấn công điện – diesel project 611 lớp Zulu mang hệ thống SM-49. Ngày 16/9/1955, trên biển Trắng, tàu ngầm project 611 bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11FM. Tiếp đó, 8 cuộc phóng khác lần lượt được thực hiện. Dù các cuộc phóng thành công đầy hứa hẹn nhưng nhìn chung R-11FM mắc nhiều khiếm khuyết. Ví dụ, nhiên liệu động cơ thuộc là loại lỏng, chỉ được bảo quản trong vòng 3 tháng. Đồng thời, nhiên liệu lỏng không đáng tin cậy, dễ cháy nổ. Bên cạnh đó, biến thể đất liền R-11M vốn dĩ có độ chính xác rất kém, R-11FM lại càng tồi tệ, bán kính lệch mục tiêu CEP tăng hơn gấp đôi, tới 7.000m. Cuối cùng, việc triển khai phóng R-11FM mất rất nhiều thời gian. Hải quân Liên Xô hoàn toàn không muốn chấp nhận một loại vũ khí thiếu tin cậy, kém chính xác trong biên chế. Nhưng, lãnh đạo Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Quốc phòng quyết tâm ủng hộ Project Volna. Cuối cùng, Hải quân phải chấp nhận đưa vào R-11FM trang bị. Có tất cả 7 tàu ngầm project 611AV Zulu V được trang bị tên lửa R-11FM biên chế vào Hạm đội biển Bắc và Thái Bình Dương. Trong thời gian triển khai, có 77 tên lửa đạn đạo R-11FM được phóng trên biển, tỉ lệ thành công đạt 86%. Dù không được đánh giá cao nhưng, R-11FM đã đặt nền móng cho quá trình phát triển tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm sau này của Hải quân Liên Xô và Nga ngày nay. Tên gọi các loại vũ khí của Liên Xô luôn làm đau đầu người đọc, ngoài định danh do nhà sản xuất đặt, nó còn có tên định danh của Mỹ và NATO. Điều đó, làm cho các loại vũ khí của Liên Xô có quá nhiều tên gọi, tên lửa đạn đạo này là một trong những loại vũ khí như thế. Đối với R-11, người Nga định danh cho nó là R-11 Zemlya, Mỹ gọi riêng với tên SS-1B (SS-1A dành để chỉ R-1 và R-2) còn NATO gọi là Scud-A. Tương tự, thế hệ sau R-17 là cách người Nga gọi, Mỹ gọi riêng là SS-1C và NATO gọi là Scud-B. Dù có cái tên chính thức, nhưng có lẽ ngoài Nga thì nhiều quốc gia trên thế giới hầu hết quen gọi loại tên lửa này là Scud – một cách đơn giản nhất. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)