Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

>> Tên lửa hành trình siêu âm chiến lược 'Koala'



Giai đoạn đầu của những năm 1970, Liên Xô đã có ý tưởng phát triển một loại tên lửa hành hành trình đặc biệt có khả năng tốc độ vượt âm và tích hợp đầu đạn hạt nhân.


KH-90 là một loại tên lửa hành trình phóng từ trên không của Nga, được thiết kế bởi hãng tên lửa Raduga, có tầm bắn lên đến 3.000 km và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Nó được dành cho các máy bay ném bom.

"Tên lửa chưa từng có"

Điển hình cho ý tưởng đó là tên lửa hành trình KH-90, có lịch sử phát triển bắt đầu từ năm 1971. Khi đó, các nghiên cứu tên lửa của Liên Xô đã đề xuất lên Hội đồng Bộ trưởng ý tưởng chế tạo tên lửa hành trình siêu âm chiến lược, có khả năng hoạt động ở độ cao thấp khác nhau của từng địa hình và tích hợp đầu đạn hạt nhân.

Tuy nhiên, ngay lúc đó, đề xuất này đã không nhận được phản hồi từ phía lãnh đạo chính quyền. Mãi tới năm 1975, khi Mỹ có ý tưởng tương tự, các nhà khoa học Liên Xô mới nhận được lệnh nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa hành trình chiến lược mới.


Tên lửa hành trình siêu âm chiến lược KH-90 Koala.


Chính quyền Liên Xô đặt ra yêu cầu cho các nhà nghiên cứu phải hoàn thành dự án vào giữa năm 1982. Đến ngày 31/12/1983, nguyên mẫu tên lửa hành trình mới đầu tiên đã được thông qua có tên KH-90 Koala.

Qua quá trình thử nghiệm, tên lửa hành trình KH-90 mới đã đáp ứng về yêu cầu tốc độ của một tên lửa siêu âm chiến lược, đánh dấu bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển tên lửa hành trình cấp chiến lược.

Trong một loạt các cuộc thử nghiệm vào cuối những năm 1970, tên lửa KH-90 đạt được tốc độ siêu âm từ Mach 2,5 tới Mach 3. Khi đó các nhà nghiên cứu cho rằng, một tên lửa tầm chiến lược cần phải có tốc độ siêu âm lớn hơn, nên họ bắt tay vào việc nâng cấp tên lửa KH-90. Sang đầu những năm 1980, tên lửa hành trình KH-90 được cải tiến, nâng tốc độ siêu âm lên tới Mach 4.



Máy bay được trang bị tên lửa hành trình KH-90 Koala là máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-160M.


Tại Triển lãm hàng không quốc tế MAKS-1997, trong gian trưng bày các loại tên lửa của Nga, khách thăm quan đã được chiêm ngưỡng một biến thể tên lửa siêu âm chiến lược mới KH-90 của Nga. Tên lửa được tích hợp hai đầu đạn có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách 100 km ở giai đoạn phân tách từ độ cao 7-20km trên máy bay ném bom Tu-160M . Sau khi tách từ máy bay ở độ cao thích hợp, tên lửa lập tức mở cánh và bay theo quỹ đạo được lập trình sẵn, cánh của tên lửa có chiều dài khoảng 7m.

Theo các chuyên gia nghiên cứu về tên lửa của Nga, vào thời điểm đó các tên lửa thông thường có chiều dài khoảng 8-9 m, nhưng Tên lửa hành trình KH-90 có chiều dài lên tới 12 m, và vào thời điểm đó, không một quốc gia nào trên thế giới có một tên lửa hành trình siêu âm tiên tiến như của Nga.

Đại diện của Bộ quốc phòng Nga, Đại tá Yuri Baluyevsky cho biết, tên lửa KH-90 có thể vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực với các trang bị các đầu đạn hạt nhân, tên lửa này có khả năng thay đổi đường bay tuỳ thuộc vào địa hình hoặc lãnh thổ của đối phương.

Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Tu-160 được chia cho các nước cộng hòa thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG. Hiện nay, Nga chỉ có 14 chiếc máy bay ném bom tầm xa Tu-160.

Chiến tranh Lạnh kết thúc, các hiệp ước cấm triển khai vũ khí hạt nhân đã hạn chế việc triển khai các tên lửa hạt nhân tầm xa, Nga đã thực hiện các nỗ lực để phát triển các biến thể của KH-90 với các đầu đạn thông thường.

Tên lửa được trang bị một động cơ turbofan R95-300, với các cánh bật ra khi bay ở vận tốc hành trình. Nó có thể được phóng từ trên độ cao lớn và thấp, và bay ở tốc độ siêu âm ở độ cao thấp.

Sau khi phóng, tên lửa triển khai động cơ, đuôi và cánh gấp. Tên lửa được điều khiển qua một hệ thống dẫn đường kết hợp với hệ thống dẫn đường tham chiếu địa hình sử dụng radar và hình ảnh lưu trữ trong bộ nhớ để tìm đến mục tiêu, với sai số khoảng 15 m.

NATO gọi KH-90 là AS-19 Koala, là loại tên lửa hành trình siêu âm chiến lược mang 2 đầu đạn hạt nhân, có tốc độ siêu âm Mach 4-5.
Đây được cho là tên lửa hành trình siêu âm hiện đại nhất trong giai đoạn đầu nghiên cứu và phát triển tên lửa hành trình chiến lược của Quân đội Nga.

[BDV news]


Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

>> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 1)




Những khái niệm của chiến thuật tàu ngầm đã có những thay đổi khá lâu, bằng một vũ khí bí mật.

Vào cuối những năm 1970, lực lượng tàu ngầm Hải quân Xô viết được trang bị loại vũ khí, mà nếu so sánh nghệ thuật tác chiến của nó với các loại ngư lôi thông thường với kỹ thuật tác chiến thông thường khấp khiễng như so sánh cung tên thời Robin Hood với súng trường tự động lắp ống kính quang học loại Reminton.

Nhưng điều được nhớ lại về vũ khí bí mật (ngư lôi - tên lửa) được báo chí gây lên một vụ scandan khá ồn ào xung quanh vụ gián điệp công nghệ quân sự. Công dân Mỹ Edmund Pop gia nhập Hải quân Mỹ năm 1969. Sau 25 năm phục vụ, ông này nghỉ hưu với quân hàm đại úy. Sau đó ông trở thành cố vấn bộ phận khoa học của trường An ninh thuộc bộ Hải Quân Mỹ.

Năm 2000, ông bị bắt tại thành phố Niznovgrog (Nga) vì cố gắng lấy cắp bản thiết kế công nghệ sản xuất siêu tên lửa - ngư lôi "Gió giật/Shkval". Cùng năm E.Pop bị xét xử tại Moscow và bị kết án 20 năm tù. Sau này Tổng thống Putin đã ký lệnh ân xá cho Pop.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngư lôi Shkval VA-111 không phải là loại vũ khí siêu bí mật, Trung Quốc có tới 40 đầu đạn được mua từ Kazakhstan (thực tế là mua lại của Ucraina), Iran cũng công bố thử nghiệm thành ngư lôi loại này.

Và loại tên lửa ngư lôi này đã được trưng bầy nhiều lần tại các triển lãm quân sự Abu Dhabi và Nga sẵn sàng bán loại vũ khí siêu bí mật một thời.



"Cuối cùng, tên lửa đã xuống dưới nước"

Shkval không phải là vũ khí loại mới. Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 1960.

Thời gian này, mọi sự quan tâm đều được đặt vào tên lửa, dường như tên lửa sẽ bảo vệ vững chắc Liên Xô. Mọi loại vũ khí đều giảm bớt, nhưng tên lửa thì phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Tên lửa được phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi không gian chiến trường, các đơn vị tên lửa được xây dựng trên sa mạc, trong rừng taiga, trên những vùng đất băng giá, trên không trung và vũ trụ. Nhưng tên lửa chưa có ở dưới nước và Liên Xô quyết định phải có tên lửa dưới biển.

Nghị quyết số 111-463 ngày 13/10/1960 của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đặt nhiệm vụ cho các nhà khoa học phải chế tạo tên lửa dưới nước. Tên lửa có tính năng đa dụng, là ngư lôi để tiêu diệt các tàu ngầm và tàu nổi, hoặc là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân đến bờ biển của đối phương.

Các loại vũ khí hạt nhân thời điểm có sức công phá khủng khiếp và tên lửa ngầm chính là phương tiện rất khó để phát hiện, đối phó. Học thuyết "Chiến tranh giữa các vì sao" và các phương tiện phòng không chống tên lửa của Tổng thống Mỹ Ronal Regan không có giá trị với loại tên lửa này.



Thiết kế tên lửa ngư lôi được phê chuẩn vào năm 1963. Loại tên lửa ngư lôi này có một tốc độ không thể tưởng tượng nổi 100m/giây và tất cả các ngư lôi khác chậm hơn nó đến 3 lần.

Tháng 5/1966 mô hình tên lửa - ngư lôi đã được đưa lên tàu ngầm Diezel S-65 và tiến hành phóng thử nghiệm tại khu vực Pheodosia (gần bán đảo Crym-Ukraina).

Mẫu thử nghiệm tên lửa - ngư lôi có mã hiệu M-4. Do mẫu M-4 tồn tại 1 số nhược điểm nên chương trình bị dừng lại đến năm 1972. Nhưng ngay sau đó mô hình M-5 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của M-4 và có nhiều tính năng vượt trội.

Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm " Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111.

Giải pháp "túi bọt khí"

Bản thiết kế ra tên lửa - ngư lôi " Gió giật/Shkval" không chỉ là vấn đề tìm ra lý thuyết có một không hai về giải pháp chuyển động trong túi khí bao quanh. Mà còn là việc tạo ra động cơ tên lửa hiệu suất cao sử dụng năng lượng an toàn.

Thành quả được tạo ra bởi nhóm viện sĩ nghiêm cứu chuyên sâu dưới sự lãnh đạo của các viện sĩ Hàn lâm khoa học Liên Xô Nicholas Silin, Vladimir Eugene Shahidzhanov và Ivashkov.

Trọng lượng hỗn hợp của tên lửa - ngư lôi khiến nó chuyển động không hề dễ dàng trong nước với tốc độ từ trước tới nay trên thế giới chưa từng có 200 hải lý/giờ.

Hơn thế nữa tên lửa - ngư lôi phải thắng tải thủy năng phát sinh trên thân vỏ như các lực xoáy, ma sát nước... . Giám đốc thiết kế ED Rakov đã nghiên cứu các yếu tố, phương pháp trên đề án thiết kế kết hợp với tính toán các yếu tố thực tế.

Cuối cùng thì kết quả nghiêm cứu dựa trên các cơ sở khoa học và thực nghiệm cho phép tạo ra 1 loại tên lửa - ngư lôi chuyển động trong nước được bao bởi túi bọt khí khổng lồ, trượt theo tên lửa như lớp da cá.

Chương trình phát triển tổ hợp chống ngầm "Gió giật/Shkval" nhận được sự hậu thuẫn của những người uy tín trong Hải quân LX và Viện hàn lâm Khoa học như Đô đốc - Tư lệnh Hải quân Liên Xô S.G Gorshkov, viện sĩ A.P Alexandrov, viện sĩ V.N Trapeznikov và phó đô đốc B.D Kostygov.

Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm trên bãi thử nghiệm hồ Issyk-Kul, năm sau, mẫu tên lửa – ngư lôi Shkval được thử nghiệm trên tàu ngầm diezen ở Pheodosia. Những tàu ngầm đầu tiên được trang bị loại ngư lôi này là 945 Barrakuda, 671RTM Shouka, 885Yashen.

[BDV news]


Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

>> A-55 và A-57 - Siêu thủy phi cơ bí mật của Liên Xô



Thời kỳ hoàng kim, giới hàng không Liên Xô đã cho ra đời hàng chục ý tưởng siêu việt, nhưng đaphần vẫn chỉ là các dự án nằm trên giấy.


Năm 1952, nhà toán học Robert Lyudvigovich Bartini thuộc Viện nghiên cứu hàng không Siberia đã cho ra đời bản thiết kế dự án thủy phi cơ mang mật danh T-203.

Là một nhà toán học thiên tài, ông Bartini đã cho ra đời một bản thiết kế với hình dáng khí động học "có một không hai".

Năm 1955, ông nộp bản vẽ thiết kế của mình cho các quan chức quân đội, bản thiết kế thủy phi cơ ném bom chiến lược siêu âm tầm trung mang tên A-55.

Theo thiết kế, thủy phi cơ A-55 có thể được tiếp nhiên liệu trên biển từ các tàu ngầm gần bờ biển của đối phương.

Thủy phi cơ A-55 có cấu hình khí động học rất đặc biệt, toàn bộ máy bay trông như một mũi tên. Cánh của thủy phi cơ xuôi rất sát về phía sau, cánh đuôi ổn định nằm ngay trên cánh chính.



Bản vẽ thiết kế ban đầu của A-55/57, bản vẽ này thể hiện một quan điểm thiết kế hoàn toàn mới.

A-55 dự định sử dụng 4 động cơ phản lực nằm giữa khoảng trống của hai cánh đuôi ổn định, cửa hút gió được bố trí phía trên để phù hợp với điều kiện hoạt động trên biển.

Được đầu tư nhiều tâm huyết, nhưng A-55 không được giới lãnh đạo quốc phòng Liên Xô chấp nhận. Năm 1957, nhóm thiết kế của Bartini tiếp tục sửa đổi A-55 thành đề án A-57.

Ở đó, cánh chính được thiết kế dài và xuôi hơn, rìa cánh được kéo dài về phía trước nhiều hơn, thân máy bay được mở rộng hơn. A-57 có các cánh đuôi ổn định thấp hơn và xuôi về phía sau nhiều hơn.



Bản vẽ sửa đổi của A-57 vào năm 1957, thân máy bay được mở rộng hơn.


Điểm khác với A-55, A-57 được bổ sung cũng có thể cất cánh từ đường băng thông thường bằng cách thêm các bánh xe rời. Khi máy bay đạt tốc độ cần thiết để cất cánh, các bánh xe sẽ được tách ra.

A-57 được thiết kế với tốc độ tối đa là 2.500km/giờ, trần bay khoảng từ 18-23km, phạm vi hoạt động khoảng 15.000km. Thủy phi cơ A-57 có trọng lượng cất cánh khoảng 250 tấn.

Phi hành đoàn của A-57 có 3 người, khoang máy bay được thiết kế với phòng ngủ và nhà vệ sinh, đảm bảo các yêu cầu cho nhiệm vụ tầm xa.

Thủy phi cơ A-57 được thiết kế là loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa, phần phía trên động cơ có các giá treo gắn tên lửa hành trình. Khoang bom của máy bay được thiết kế đặc biệt với hệ thống ổn định nhiệt độ để có thể mang theo bom nhiệt hạch trọng lượng 3.000kg.

Nếu xảy ra một cuộc chiến với Mỹ, A-57 có thể được sử dụng như một quân bài chiến lược.

Khi đó, A-57 sẽ được các tàu chiến kéo đến gần bờ biển đối phương. Từ đây, thủy phi cơ này sẽ cất cánh và đánh đòn chiến lược với lực lượng mặt đất của Mỹ. Khả năng hạ cánh trên biển cho phép A-57 nhanh chóng tái nạp nhiên liệu, vũ khí và trở lại tham chiến.

Dù bản thiết kế đã được thông qua, tuy nhiên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô cùng các quan chức quân đội cho rằng bản thiết kế của A-57 so với công nghệ lúc đó là thiếu thực tế, độ rủi ro tương đối cao. Kết quả, siêu thủy phi cơ A-55, A-57 mãi mãi nằm trên giấy tờ và chưa bao giờ được triển khai.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia nhận định rằng, nếu dự án được thông qua, có thể Liên Xô sẽ tạo ra được một cuộc cách mạng lớn trong thiết kế chế tạo máy bay.

Bản thân các bản vẽ khí động học của A-55, A-57 thể hiện một phong cách thiết kế táo bạo, một lối đi hoàn toàn mới lạ, song cũng chính vì tính quá đột phá và không giống ai, dự án A-55, A-57 đã bị “chết” ngay trên giấy.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang