Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Siêu vũ khí

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Siêu vũ khí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

>> Top 11 vũ khí và công nghệ thế kỷ XXI

11 vũ khí và công nghệ siêu tối tân sẽ góp phần thay đổi diện mạo chiến tranh tương lai.

>> Hệ thống phòng không nhỏ : Nỗi khiếp đảm của máy bay địch


1.Laser lỏng năng lượng cao HELLADS dùng để phòng thủ lãnh thổ.


http://nghiadx.blogspot.com
Laser lỏng năng lượng cao HELLADS

Đây là các laser tiên tiến đang được Cục Các dự án quốc phòng tiên tiến DARPA thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ phát triển, được các nhà thiết kế rất chú ý do có khả năng “chinh phục tốc độ và sức mạnh của ánh sáng và đối phó với nhiều mối đe dọa”.

Vũ khí laser hiện đang là hiện thực, nhưng các laser hiện có còn quá cồng kềnh để có thể ứng dụng trong thực tế chiến đấu.

Tuy nhiên, DARPA hy vọng sắp tới sẽ đưa ra được loại vũ khí laser công suất 150 kW, đủ nhẹ để lắp trên máy bay tiêm kích.

2. Falcon HTV-2

http://nghiadx.blogspot.com
Falcon HTV-2

Là phương tiện bay cơ động cao không người lái phóng bằng tên lửa, xuyên qua khí quyển trái đất với tốc độ nhanh khó tin (khoảng 20.000 km/h). Với tốc độ đó, HTV-2 sẽ vượt qua quãng đường từ New York đến Los Angeles trong chưa đầy 12 phút.

Khí cụ bay này còn được trang bị rất nhiều sensor, cho phép thu thập các loại thông tin trong “tình huống chiến đấu không rõ ràng”.

3. Điều khiển tương thích máy bay bằng tia sáng quang học.

http://nghiadx.blogspot.com

Mục đích của hệ thống này là “nâng cao các tính năng kỹ-chiến thuật của các laser công suất lớn trên các máy bay chiến đấu để sử dụng chúng ở bán cầu sau chống các mục tiêu đối phương như các tên lửa đối phương đang tấn công”.

4. Trực thăng với cánh hình đĩa trên thực tế là sự kết hợp giữa trực thăng và máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng với cánh hình đĩa

Nó có khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng, nhưng cũng có thể chuyển sang chế độ bay tốc độ cao khi các lá cánh quạt kiểu thò thụt được thu vào trong cánh hình đĩa, cho phép trực thăng bay theo kiểu máy bay.

5. Tàu ngầm mới SSBN-X

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm mới SSBN-X

Đang được Hải quân Mỹ phát triển để thay thế các tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio. Mỹ dự định đưa tàu ngầm này vào trang bị vào năm 2029. Đơn giá của các tàu ngầm mới có tên SSBN-X này ít nhất sẽ là 4,9 tỷ USD/chiếc, thậm chí 9 tỷ USD/chiếc.

6.Hệ thống tàu nổi không người lái theo dõi tàu ngầm ACTUV

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tàu nổi không người lái theo dõi tàu ngầm ACTUV

Là tàu nổi không người lái hoạt động thực sự độc lập, có khả năng dò tìm, theo dõi các tàu ngầm êm nhất. Nếu được chế tạo thành công, nó sẽ khác với các tàu ngầm không người lái hiện có ở chỗ nó có thể hoạt động độc lập ngoài biển khơi, tách biệt với các lực lượng tàu nổi chủ lực của hạm đội.

7.Hệ thống bắn tỉa chính xác cao (EXACTO).
http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống bắn tỉa chính xác cao

DARPA đang phát triển loại đạn có điều khiển đầu tiên trên thế giới có thể thay đổi quỹ đạo bay sau khi được bắn đi. Tờ Time năm 2009 mô tả loại đạn này như sau: “Đây là loại đạn sau khi bắn về phía mục tiêu thì bay đến mục tiêu đồng thời thay đổi hình dáng của mình”.

8. Thiết bị nổ từ thủy động.
http://nghiadx.blogspot.com

Các thiết bị nổ này sử dụng “một máy phát dòng điện từ nén để tạo ra một luồng phản lực kim loại tạo hình bằng thủy động học”. DARPA tìm mọi cách che giấu bản chất của nó, nhưng dường như đây là việc sử dụng từ trường để phòng kim loại nóng chảy vào mục tiêu.

9. Vỏ giáp thích ứng
http://nghiadx.blogspot.com
Vỏ giáp thích ứng

Dưới dạng các phần tử phản xạ phủ kín tất cả các phương tiện vận tải và nguyên lý hoạt động của nó là nó có thể thay đổi nhanh nhiệt độ. Các camera nhiệt trên xe ghi nhận thông tin môi trường xung quanh và thay đổi dấu vết nhiệt của xe chiến đấu để nó không thể bị phát hiện ở dải hồng ngoại.

Để thoát khỏi đối phương, thậm chí có thể tạo giả các dấu hiệu nhiệt của phương tiện vận tải khác bằng loại vỏ giáp đó.

10. Hệ thống trinh sát hồng ngoại SBIRS

http://nghiadx.blogspot.com
Vệ tinh SBIRS đầu tiên được phóng vào năm 2011.

Do Lockheed Martin và Northrop Grumman phát triển sẽ gồm một loạt các vệ tinh được đưa lên quỹ đạo elip hay quỹ đạo địa tĩnh, cũng như các trung tâm xử lý dữ liệu trên mặt đất. Nó sẽ có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa và các vụ nổ hạt nhân ở bất cứ nơi nào trên trái đất.

11. Khí tài phát hiện máy ngắm

http://nghiadx.blogspot.com
Khí tài phát hiện máy ngắm

Là các thiết bị được trang bị các camera quang học và hồng ngoại, dùng để “sục sạo tìm kiếm, định vị và tiêu diệt hệ thống vũ khí đang bắn hay người bắn, cũng như để đối phó với nhiều mối đe dọa khác, như các viên đạn, rocket chống tăng, tên lửa và pháo cối đang bắn thẳng”. Tức là các mục tiêu có thể là tĩnh cũng như động.

Ý tưởng là làm sao phát hiện và nhận dạng mối đe dọa đủ nhanh để các hệ thống tự động hay binh lính trên xe kịp phản ứng.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

>> Siêu vũ khí của quân đội Mỹ

Vũ khí laser thể rắn trên tàu chiến có đủ khả năng đối phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và máy bay tấn công nhanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser của Hải quân Mỹ.


Ngày 2/5, tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ có bài viết cho rằng, đối mặt với vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa của đối thủ, Mỹ đang tìm cách tiến hành phòng thủ bằng công nghệ cao.

Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới, Hải quân Mỹ có thể sử dụng thiết bị laser trạng thái rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm của các nước như Iran.

Cũng trong 6 năm tới, không quân và lục quân cũng có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương.

Bài báo cho rằng, trong 20 năm qua, từ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đến chiến dịch không kích Libya gần đây, quân Mỹ hầu như chưa từng đối mặt với khó khăn về lực lượng tiếp tế và triển khai.

Đối thủ cạnh tranh và kẻ thù tiềm tàng của Mỹ - từ Trung Quốc đến Hezbollah – đã chú ý đến tình tình này, đang nỗ lực tìm kiếm vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa, thông qua xây dựng rất nhiều “khu tìm diệt” ở xung quanh sân bay, bến cảng và trạm tiếp tế, đe dọa quân Mỹ.

Mối đe dọa này khó ứng phó hơn nhiều so với bom cài ven đường ở Afghanistan và Iraq. Mặc dù Lầu Năm Góc hiểu rõ mối đe dọa này, nhưng phương pháp ứng phó lỗi thời và tốn kém.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser trên máy bay.

Khi đối mặt với cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc vẫn đang tiếp tục nhấn mạnh dùng vũ khí đánh chặn có giá trị hàng triệu USD để đánh chặn tên lửa giá rẻ của đối phương, khiến cho quân Mỹ rơi vào vị thế bất lợi trong cạnh tranh chi phí, trong khi đối thủ lại lạc quan về tình hình và tiếp tục tiến lên.

Bài báo cho rằng, quân Mỹ có biện pháp có thể bảo vệ hiệu quả hơn bản thân mình và tránh bị tập kích, tăng gánh nặng chi phí tấn công cho kẻ thù.

Trong đó có một giải pháp là bất ngờ tấn công thiết bị phóng tên lửa của đối thủ (máy phóng) trên mặt đất, tiêu diệt chúng trước khi vũ khí phát huy hiệu lực. Nhưng, việc tấn công “áp chế” này cần tìm được và phá hủy thiết bị phóng tên lửa, lực lượng pháo và súng cối cơ động cao, đây là một thách thức rất lớn.

Một biện pháp bổ sung tốt hơn là sử dụng công nghệ cao, giảm mạnh chi phí tấn công – đó là thiết bị laser công suất cao. Nguyên mẫu vũ khí laser công suất cao trước đây hoặc là hiệu lực không đầy đủ, hoặc quá cồng kềnh, hoặc đều có hai khuyết điểm này.

Một loại thiết bị laser hóa học trang bị cho chiếc Boeing 747 (được cải tạo thành quân dụng) gần đây bị hủy bỏ, đây là một ví dụ mới nhất mà vũ khí laser không đạt được mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser chiến thuật.

Có lẽ giống như tàu ngầm và ngư lôi không phát huy được vai trò trong mấy chục năm cuối thế kỷ 19, nhưng nhanh chóng trở thành vũ khí mạnh mẽ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vũ khí laser cuối cùng cũng sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim của nó.

Bài viết chỉ ra rằng, gần đây công nghệ vũ khí laser trạng thái rắn đạt được tiến bộ to lớn (nghĩa là vũ khí laser có thể bằng thể rắn hoặc sợi chứ không phải thể lỏng hoặc khí, sản xuất ra chùm tia chết người), có chi phí phóng đơn vị rất thấp, đã đạt mức công suất rất cao, đã tạo sự đối lập rất rõ rệt với vũ khí đánh chặn tên lửa truyền thống với đơn giá có thể hơn 10 triệu USD.

Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới sử dụng công nghệ đã được phát triển và đang thử nghiệm, họ có thể sử dụng thiết bị laser thể rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và tốp máy bay tấn công nhanh của các nước như Iran.

Những thiết bị laser này có thể giảm đạn dược phòng thủ đắt đỏ và cồng kềnh trên tàu chiến, dành ra không gian cho vũ khí khác. Giống với thiết bị laser thể rắn, thiết bị laser hóa học kiểu mới có thể có công suất lớn hơn mấy thế hệ trước, có thể ứng phó với rất nhiều mối đe dọa trên không và tên lửa, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser tấn công vệ tinh.

Cũng trong 6 năm tới, sử dụng công nghệ phát triển cho thiết bị laser trang bị trên máy bay, không quân và lục quân có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, giúp bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương.

Bài báo cho rằng, đương nhiên, vũ khí laser cũng có những hạn chế của nó. Thời tiết khắc nghiệt sẽ làm giảm hiệu quả của nó (rất nhiều vũ khí khác cũng như vậy), hơn nữa tìm diệt những mục tiêu khó khăn như đầu đạn tên lửa đạn đạo sẽ cần công suất thiết bị laser nhiều megawatt.

Tuy nhiên, kết hợp tấn công áp chế và phòng thủ truyền thống, thiết bị laser công suất cao có thể cải thiện đáng kể việc phòng thủ của quân đội, giảm giá thành, đồng thời cũng làm cho kế hoạch của kẻ thù trở nên phức tạp hơn.

Các nước khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã nhìn thấy tiềm năng hoàn toàn mới của những vũ khí này, đồng thời đang tích cực đầu tư cho nó. Trong khi đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch cắt giảm vốn nghiên cứu lĩnh vực này, mặc dù hiện nay đầu tư trong lĩnh vực này hàng năm nhiều hơn 500 triệu USD, nhưng đầu tư cho phòng thủ tên lửa và trên không truyền thống khác vượt xa 10 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser.

Do muốn tăng chi phí cho đối thủ cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí của bản thân Mỹ, sự mất cân bằng này sẽ làm cho quân Mỹ càng lo ngại hơn. Bộ Quốc phòng cho biết đang nỗ lực duy trì ưu thế công nghệ, chiến lược mới của họ chủ trương “duy trì xu thế sáng tạo quan trọng có thể đem lại lợi ích lâu dài quan trọng là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu”.

Điều đáng tiếc là, động lực thúc đẩy của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta hoặc Quốc hội Mỹ không đủ, thiết bị laser công suất cao hầu như không có nhiều khả năng sớm từ phòng thực nghiệm đi vào sản xuất.

Nếu như vậy, quân Mỹ sẽ giống như Afghanistan và Iraq, chỉ có thể tiếp tục đáp trả mối đe dọa, chứ không thể hành động trước khi mối đe dọa xuất hiện.

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

>> Nga khôi phục thế siêu cường bằng siêu vũ khí



Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiếc máy bay phản lực chiến đấu này chính là chìa khóa.


Quân đội Nga đang nỗ lực chế tạo nên một chiến đấu cơ thế kỷ 21. Liệu nước Nga có thể giành lại vị thế siêu cường trước đây? Chiếc máy bay phản lực chiến đấu này chính là chìa khóa.

Mới đây, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã đề xuất việc thành lập nên một "Liên minh Âu Á" gồm các quốc gia trong liên bang Xô Viết cũ. Động thái này được coi là một thách thức đối với phương Tây, và một cú huých nhằm tái thiết lại vị trí siêu cường của Moscow trước đây.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Sukhoi PAK T-50


Ông Putin đưa ra ý tưởng này trong bối cảnh quân đội Nga hồi sinh phi thường. Moscow đang rất muốn thiết lập lại sức mạnh thần kỳ của quân đội, trên thực tế, họ đã hứa chi 730 tỉ USD để trang bị lại các lực lượng vũ trang của mình với các loại vũ khí của thế kỷ 21 cho tới năm 2020.

Theo kế hoạch này, quân đội Nga sẽ tiếp nhận 1000 máy bay trực thăng mới, 600 chiến đấu cơ và 100 tàu chiến, bao gồm cả các hàng không mẫu hạm và 8 tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo. Việc tăng cường dần lực lượng vũ trang cũng nhắm đến một thế hệ các tên lửa xuyên lục địa thế hệ mới và các hệ thống phòng không tân tiến.

Tất cả những điều này nghe đều rất hoành tráng. Nhưng trên hết thảy, Moscow có thể giành lại vị trí thống trị toàn cầu dựa vào một quân bài chủ chốt của quân đội hùng tráng của họ: phi cơ chiến đấu đẹp "mượt mà" thuộc "thế hệ thứ năm" được biết đến với tên gọi Sukhoi PAK T-50.

Với đôi cánh cụp phía sau và trông như một mũi tên sắc nhọn, T-50 là chiến đấu cơ đầu tiên và ấn tượng mà nước Nga thiết kế nên mà không phải kế thừa từ thời Xô Viết. Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây là, liệu Nga có đủ hầu bao để lắp rắp loại máy bay này?


Moscow không hề nản chí. Tổng thống Dmitri Medvedev đã giải thích từ tháng Hai rằng Nga cần bắt kịp NATO và Mỹ, sau hai thập kỷ bị coi là cường quốc "hạng ba". "NATO vẫn không ngừng nỗ lưc để mở rộng cấu trúc quân sự. Tất cả điều này kêu gọi việc hiện đại hóa về mặt chất lượng các lực lượng vũ trang của chúng ta và định hình lại hình ảnh của họ... chúng ta cần đổi mới vũ khí toàn diện" - ông Medvedev nói.

Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng lên 10 lần kể từ khi ông Putin lên nắm quyền năm 2000. Cựu Bộ trưởng Tài chính Alexei Kudrin nói rằng, nếu như kế hoạch chi tiêu triển khai, Moscow sẽ tăng gấp đôi lượng tiền đổ vào quốc phòng vào năm sau, từ 3 % lên 6% GDP.

Tiền và động cơ đóng vai trò quan trọng với bất kỳ nước nào muốn trở thành siêu cường. Tiềm lực công nghiệp cũng vậy. Một số chuyên gia an ninh nghi ngờ rằng tổ hợp quân sự - công nghiệp của Nga khó có thể sản xuất nên các mặt hàng như vậy.

"Bây giờ thì tiền rất sẵn, và có thể là một dự án riêng lẻ như T-50 là khả thi, thậm chí trong các bối cảnh của Nga" - Vitaly Shlyko, một cựu Phó bộ trưởng Quốc phòng và là nhà lên kế hoạch chiến tranh thời Xô Viết, nói. "Nhưng Nga lại có xu hướng giảm công nghiệp hóa. Về cơ bản thì Nga vẫn là một đất nước ở thế giới thứ ba sống nhờ xuất khẩu dầu. Chương trình đổi mới vũ khí là một chiến dịch chính trị, để khiến Putin tự hào. T-50 chủ yếu chỉ là một phương tiện chính trị".

Nếu như T-50 là thật, đây quả là một chiến đấu cơ ấn tượng. Các quan chức quân đội gọi đây là chiến đấu cơ "thế hệ thứ 5". Đó là hạng chiến đấu cơ duy nhất mà Mỹ đã xuất xưởng thành công, với mẫu hình là loại tiêm kích "Chim ăn thịt" F-22.

Các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đều có thể tàng hình, có siêu động cơ, bay với vận tốc siêu thanh và rađa trinh sát vượt tầm nhìn. Chúng cũng có các loại vũ khí tích hợp và các hệ thống điều hướng do trí tuệ nhân tạo kiểm soát, và bộ khung làm từ các vật liệu tân tiến.

Đó là những gì cần thiết để trở thành một siêu cường thực sự.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Liệu Nga sẽ cần tới bao nhiêu chiếc Sukhoi PAK T-50 để giành lại vị thế siêu cường?


Tới nay, T-50 vẫn đang gặp trục trặc. Khi một trong hai nguyên mẫu được đem ra trình diễn vào tháng 8/2011, nó có vẻ như chỉ biểu diễn được các động tác bay chậm và lượn vài vòng "bình thường". Ngày hôm sau, khi máy bay phải trình diễn trước công chúng, nó bị bốc cháy khi cất cánh và phải chôn chân trên mặt đất trong suốt buổi diễn.

"Chúng tôi thậm chí còn không hề biết các thông số cơ bản về nó, chẳng hạn như nó có động cơ mới hay cũ? Khi chúng tôi hỏi, họ chỉ nói rằng "đó là tối mật" - Alexander Golts, một chuyên gia quân sự, cho biết.

Trong những năm gần đây, ông Putin đã cố gắng để khôi phục lại tiềm lực của Liên Xô bằng cách gộp lại những tên tuổi của các chiến đấu cơ nổi tiếng nhất như Sukhoi, MiG, Tupolev, Ilyushin vào tập đoàn khổng lồ của nhà nước

Nhưng các chuyên gia cho rằng động thái này chỉ nhằm che dấu đi vấn đề chính. Gần một nửa các ngành công nghiệp quân sự thời Xô Viết cũ của Nga vẫn đang hoạt động. Chuyên gia quân sự Pavel Felgenhauer chobiết: điều đó cũng có nghĩa là những bộ phận lắp ráp thành một chiến đấu cơ của Nga hiện nay phải được sản xuất trong một nhóm, quy trình tiêu tốn thời gian và công sức, tiền bạc. "Tệ hơn là, có một khoảng cách về công nghệ quá lớn giữa công nghiệp Nga và phương Tây".

Tổng thống Medvedev từng gợi ý rằng có thể mua vũ khí ở nước khác. Nga cũng nhập khẩu một vài loại, bao gồm súng trường bắn tỉa của Đức và máy bay không người lái của Israel và tàu chiến của Pháp. Nhưng trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất của Nga lại có mâu thuẫn vì việc nhập khẩu này. Với sự trở lại của một vị lãnh đạo bảo thủ và chủ nghĩa dân tộc như Putin vào năm tới, lựa chọn này sẽ khó khả thi về mặt chính trị.


Phi công huyền thoại của Nga là Magomed Tolboyev nói rằng ông là một trong những người hâm mộ T-50 nhất, nhưng cũng không dám chắc việc sản xuất chính thức loại máy bay này vào năm 2013 là hiện thực.

"Ngành công nghiệp hàng không của chúng tôi mất 20 năm đình đốn, hầu hết các nhà máy đều ngừng hoạt động, các chuyên gia đã rời đi" - ông Tolboyev cho biết. "Khoảng trông đó sẽ cần 10 đến 15 năm để lấp đầy. Bạn sẽ không thể chỉ đưa người vào một ngành công nghiệp trống rỗng và bảo họ bắt đầu sản xuất ra các cỗ máy tinh xảo và phức tạp được".

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 3)



Vũ khí sinh học không chỉ có thể được ngụy trang trong những sinh vật hiện lành đáng yêu mà thậm chí không cần phải ngụy trang.


6. Chất độc Botulinum

Nếu không khí xung quanh chúng ta chứa chất độc Botulinum, chúng ta sẽ không có cách nào phát hiện ra được để phòng tránh.

Trong dạng dùng làm vũ khí tại môi trường không khí, vi khuẩn chết người Clostridium butolinum hoàn toàn không màu và không mùi. Sau khi hít vào từ 12 đến 36 giờ, các triệu chứng đầu tiên sẽ xuất hiện: mắt bị nhòe, nôn mửa và người bệnh nuốt vào rất khó khăn.

Lúc này, cơ hội duy nhất là chất giải độc botulinum và chất này buộc phải được sử dụng trước khi các triệu chứng tiêp theo xuất hiện. Nếu không, nạn nhân sẽ bị bại liệt, cơ bắp bị căng cứng và cuối cùng hệ hô hấp sẽ bị hủy hoại.

Nếu không được hỗ trợ hô hấp kịp thời, Clostridium botulinum có thể gây tử vong trong vòng 24 đến 72 giờ. Vì lý do này mà C. botulinum được xếp vào vị trí còn lại trong 6 vũ khí sinh học nhóm A.

Nếu có các dụng cụ hỗ trợ đưa không khí đến phổi, tỷ lệ tử vong có thể tụt từ 70% xuống 6%, tuy nhiên quá trình hồi phục cũng rất lâu. Lý do là chất độc này gắn với vị trí nơi các đầu dây thần kinh và cơ tiếp xúc với nhau để ngăn cản tín hiệu thần kinh từ não điều khiển các cơ.

Bệnh nhân hồi phục cần một quá trình dài để các đầu dây thần kinh mọc trở lại trong vòng vài tháng. Ngoài ra do các tác dụng phụ của việc sử dụng vaccine, liệu pháp vaccine đối với loại vi khuẩn này không được phát triển nhiều.

Đặc tính chữa bệnh của Botulinum

Dẫu gây ra tỷ lệ tử vong lớn tới 70%, nhưng botulism chưa hẳn đã hoàn toàn là có hại. Một lượng nhỏ chất độc botulinum nếu được sử dụng đúng cách có thể giúp ích trong điều trị các bệnh lý thần kinh, co giật cơ mặt hoặc thậm chí xử lý nếp nhăn. Tên loại thuốc sử dụng hoạt chất này là Botox.

Ngoài các triệu chứng đã nêu, C. botulinum còn một đặc tính nguy hiểm nữa là sự phổ biến của nó. Vi khuẩn này tồn tại khắp nơi trên thế giới đặc biệt trong đất và trầm tích đáy biển. Dạng bào tử của C. botulinum không gây hại trực tiếp và thường xuất hiện trên trái cây, rau và hải sản.

Vi khuẩn này chỉ gây hại khi nó sản xuất ra độc chất chết người, đó là điều kiện thường gặp khi chúng ta ăn phải thức ăn ôi hỏng nơi mà nhiệt độ và hóa chất bảo quản ở điều kiện không tốt lại phù hợp để các bào tử phát triển. Các vết thương sâu và môi trường ống tiêu hóa của trẻ sơ sinh cũng là những địa điểm phù hợp cho vi khuẩn này.

Sức mạnh, tính phổ biến và khả năng điều trị thấp là các yếu tố làm cho Botulinum được ưa thích trong các chương trình vũ khí của một số nước. May mắn là các kết quả nghiên cứu vũ khí trên Botulinum vẫn còn hạn chế.

Năm 1990 các thành viên của giáo phái Nhật Bản Aum Shinrinkyo đã tìm cách giải phóng chất độc botulinum dạng hơi để tấn công một số mục tiêu chính trị nhưng không thể gây ra được tỷ lệ tử vong mong muốn.

Sau đó khi giáo phái này chuyển sang dùng chất độc sarin năm 1995, họ đã giết hại hàng chục người và làm hàng ngàn người khác bị nhiễm độc.

7. Bệnh đạo ôn trên lúa

Vũ khí sinh học không cần phải tiêu diệt trực tiếp đối phương mà mục tiêu còn có thể là tài nguyên và nguồn sống. Bệnh đạo ôn hại lúa có thể được sử dụng để phá hoại mùa màng của đối thủ và là một tác nhân cực kỳ đáng chú ý tại Việt Nam.

Hủy diệt nguồn lương thực của kẻ thù là một chiến thuật đã được sử dụng lâu dài trong chiến tranh, cả trong kháng chiến chống xâm lược lẫn khi công thành chiếm đất. Khi không đủ thức ăn, hiển nhiên con người của đối thủ sẽ yếu đi, hoảng loạn, xảy ra bạo loạn và cuối cùng là chết chóc.

Một số quốc gia đặc biệt là Hoa Kỳ và Nga đã đầu tư khá nhiều công sức để nghiên cứu bệnh tật và thậm chí các côn trùng dùng để tấn công các cây lương thực chủ yếu của nhân loại.

Chiến thuật này có vẻ càng hứa hẹn hơn khi các nước hiện tại thiên về lựa chọn chiến lược độc canh một loại cây lương thực để đạt hiệu quả canh tác. Khi sử dụng vũ khí này, viễn cảnh nạn đói và thảm họa là không thể tránh khỏi.



Những cánh đồng lúa như ở Đông Nam Á là mục tiêu hoàn hảo để bệnh đạo ôn tấn công. (Ảnh 123fr.com)


Một trong các vũ khí dựa trên nguyên lý đó là bệnh đạo ôn, gây ra bởi loại nấm đạo ôn Pyricularia oryzae (còn có tên khác là Magnaporthe grisea). Lá của cây bị bệnh nhanh chóng xuất hiện các vết xước màu xám chứa hàng ngàn bào tử nấm.

Sau đó, các bào tử nhanh chóng lây từ cây này sang cây khác và làm tụt mạnh sản lượng lương thực. Các nhà khoa học đã nghiên cứu được cây có tính kháng với nấm đạo ôn, nhưng trớ trêu là có tới 219 chủng đạo ôn khác nhau và muốn kháng bệnh, cây phải được đề kháng với tất cả các chủng này.

Hậu quả của loại vũ khí này không phải là cái chết nhanh chóng như đậu mùa và Botulism mà lạ nạn đói, tổn thất kinh tế và các vấn đề xã hội cực kỳ nghiêm trọng, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển.

Một số nước đã tìm cách dùng nấm đạo ôn làm vũ khí, trong đó có Hoa Kỳ. Khi quốc gia này quyết định dừng chương trình của mình, lượng nấm đạo ôn mà họ tích tụ được đã lên tới hàng tấn và châu Á là mục tiêu tiềm năng họ nhắm tới.

8. Dịch tả trâu bò

Gạo là một mục tiêu hủy diệt tiềm tàng, và thịt cũng không được loại trừ. Bệnh dịch tả trâu bò là loại vũ khí chọn gia súc làm đối tượng tấn công.

Khi Thành Cát Tư Hãn chiếm châu Âu vào thế kỷ 13, ông vĩnh viễn mang theo một loại vũ khí sinh học đáng sợ để nhân loại mãi ghi nhớ công cuộc chinh phục của mình. Đoàn gia súc cung cấp lương thực cho vị hoàng đế này đã chuyển đến một loại dịch gia súc mà ngày nay thế giới gọi tên theo tiếng Đức là Rinderpest, dịch tả trâu bò.

Dịch tả trâu bò được gây ra bởi một loại virus gần giống với virus sởi, gây hại cho trâu bò và các động vật nhai lại như dê, bò rừng và hươu cao cổ. Bệnh này lây lan rất mạnh, gây sốt, mất cảm giác ăn, kiết lỵ và viêm màng nhầy. Triệu chứng bệnh sẽ tiếp diễn trong vòng sáu đến 10 ngày cho đến khi con vật chết vì mất nước.

Qua thời gian, loài người đã vận chuyển động vật mang bệnh này tới tất cả mọi ngóc ngách trên trái đất, kèm theo đó thường là cái chết của hàng triệu gia súc cũng như gia cầm và các loại động vật hoang dã trong khu vực.

Đôi lúc tại châu Phi dịch bệnh gây hậu quả nghiêm trọng đến mức sư tử không còn động vật hoang dã để săn mà chuyển sang ăn người và khiến cho các chủ trại súc vật tuyệt vọng mà tự vẫn.

Ngày nay nhờ công nghệ vaccine và khoanh vùng dịch, căn bệnh này có thể được kiểm soát khá hiệu quả ở nhiều vùng trên thế giới.

Thành Cát Tư Hãn dẫu sao cũng không cố ý làm lây truyền dịch bệnh. Còn các quốc gia hiện nay như Canada và Hoa Kỳ lại cố tìm cách sử dụng virus này cũng như phát triển các loại vũ khí dịch bệnh khác chọn gia súc gia cầm làm đối tượng tấn công

[BDV news]


Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

>> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 1)




Những khái niệm của chiến thuật tàu ngầm đã có những thay đổi khá lâu, bằng một vũ khí bí mật.

Vào cuối những năm 1970, lực lượng tàu ngầm Hải quân Xô viết được trang bị loại vũ khí, mà nếu so sánh nghệ thuật tác chiến của nó với các loại ngư lôi thông thường với kỹ thuật tác chiến thông thường khấp khiễng như so sánh cung tên thời Robin Hood với súng trường tự động lắp ống kính quang học loại Reminton.

Nhưng điều được nhớ lại về vũ khí bí mật (ngư lôi - tên lửa) được báo chí gây lên một vụ scandan khá ồn ào xung quanh vụ gián điệp công nghệ quân sự. Công dân Mỹ Edmund Pop gia nhập Hải quân Mỹ năm 1969. Sau 25 năm phục vụ, ông này nghỉ hưu với quân hàm đại úy. Sau đó ông trở thành cố vấn bộ phận khoa học của trường An ninh thuộc bộ Hải Quân Mỹ.

Năm 2000, ông bị bắt tại thành phố Niznovgrog (Nga) vì cố gắng lấy cắp bản thiết kế công nghệ sản xuất siêu tên lửa - ngư lôi "Gió giật/Shkval". Cùng năm E.Pop bị xét xử tại Moscow và bị kết án 20 năm tù. Sau này Tổng thống Putin đã ký lệnh ân xá cho Pop.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngư lôi Shkval VA-111 không phải là loại vũ khí siêu bí mật, Trung Quốc có tới 40 đầu đạn được mua từ Kazakhstan (thực tế là mua lại của Ucraina), Iran cũng công bố thử nghiệm thành ngư lôi loại này.

Và loại tên lửa ngư lôi này đã được trưng bầy nhiều lần tại các triển lãm quân sự Abu Dhabi và Nga sẵn sàng bán loại vũ khí siêu bí mật một thời.



"Cuối cùng, tên lửa đã xuống dưới nước"

Shkval không phải là vũ khí loại mới. Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 1960.

Thời gian này, mọi sự quan tâm đều được đặt vào tên lửa, dường như tên lửa sẽ bảo vệ vững chắc Liên Xô. Mọi loại vũ khí đều giảm bớt, nhưng tên lửa thì phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Tên lửa được phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi không gian chiến trường, các đơn vị tên lửa được xây dựng trên sa mạc, trong rừng taiga, trên những vùng đất băng giá, trên không trung và vũ trụ. Nhưng tên lửa chưa có ở dưới nước và Liên Xô quyết định phải có tên lửa dưới biển.

Nghị quyết số 111-463 ngày 13/10/1960 của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đặt nhiệm vụ cho các nhà khoa học phải chế tạo tên lửa dưới nước. Tên lửa có tính năng đa dụng, là ngư lôi để tiêu diệt các tàu ngầm và tàu nổi, hoặc là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân đến bờ biển của đối phương.

Các loại vũ khí hạt nhân thời điểm có sức công phá khủng khiếp và tên lửa ngầm chính là phương tiện rất khó để phát hiện, đối phó. Học thuyết "Chiến tranh giữa các vì sao" và các phương tiện phòng không chống tên lửa của Tổng thống Mỹ Ronal Regan không có giá trị với loại tên lửa này.



Thiết kế tên lửa ngư lôi được phê chuẩn vào năm 1963. Loại tên lửa ngư lôi này có một tốc độ không thể tưởng tượng nổi 100m/giây và tất cả các ngư lôi khác chậm hơn nó đến 3 lần.

Tháng 5/1966 mô hình tên lửa - ngư lôi đã được đưa lên tàu ngầm Diezel S-65 và tiến hành phóng thử nghiệm tại khu vực Pheodosia (gần bán đảo Crym-Ukraina).

Mẫu thử nghiệm tên lửa - ngư lôi có mã hiệu M-4. Do mẫu M-4 tồn tại 1 số nhược điểm nên chương trình bị dừng lại đến năm 1972. Nhưng ngay sau đó mô hình M-5 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của M-4 và có nhiều tính năng vượt trội.

Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm " Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111.

Giải pháp "túi bọt khí"

Bản thiết kế ra tên lửa - ngư lôi " Gió giật/Shkval" không chỉ là vấn đề tìm ra lý thuyết có một không hai về giải pháp chuyển động trong túi khí bao quanh. Mà còn là việc tạo ra động cơ tên lửa hiệu suất cao sử dụng năng lượng an toàn.

Thành quả được tạo ra bởi nhóm viện sĩ nghiêm cứu chuyên sâu dưới sự lãnh đạo của các viện sĩ Hàn lâm khoa học Liên Xô Nicholas Silin, Vladimir Eugene Shahidzhanov và Ivashkov.

Trọng lượng hỗn hợp của tên lửa - ngư lôi khiến nó chuyển động không hề dễ dàng trong nước với tốc độ từ trước tới nay trên thế giới chưa từng có 200 hải lý/giờ.

Hơn thế nữa tên lửa - ngư lôi phải thắng tải thủy năng phát sinh trên thân vỏ như các lực xoáy, ma sát nước... . Giám đốc thiết kế ED Rakov đã nghiên cứu các yếu tố, phương pháp trên đề án thiết kế kết hợp với tính toán các yếu tố thực tế.

Cuối cùng thì kết quả nghiêm cứu dựa trên các cơ sở khoa học và thực nghiệm cho phép tạo ra 1 loại tên lửa - ngư lôi chuyển động trong nước được bao bởi túi bọt khí khổng lồ, trượt theo tên lửa như lớp da cá.

Chương trình phát triển tổ hợp chống ngầm "Gió giật/Shkval" nhận được sự hậu thuẫn của những người uy tín trong Hải quân LX và Viện hàn lâm Khoa học như Đô đốc - Tư lệnh Hải quân Liên Xô S.G Gorshkov, viện sĩ A.P Alexandrov, viện sĩ V.N Trapeznikov và phó đô đốc B.D Kostygov.

Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm trên bãi thử nghiệm hồ Issyk-Kul, năm sau, mẫu tên lửa – ngư lôi Shkval được thử nghiệm trên tàu ngầm diezen ở Pheodosia. Những tàu ngầm đầu tiên được trang bị loại ngư lôi này là 945 Barrakuda, 671RTM Shouka, 885Yashen.

[BDV news]


Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011

>> Quân đội Mỹ 'khoe' một loạt siêu vũ khí



Hải quân Mỹ sẽ trang bị đại bác laser có thể làm chảy thép trong vài giây, tàu tuần tra dưới nước hoạt động liên tục 60-70 ngày, tàu ngầm và trực thăng chiến đấu không người lái.



Đô đốc Hải quân Mỹ Gary Roughead cho biết, các nhà khoa học công tác tại Phòng nghiên cứu Hải quân Mỹ nghiên cứu sâu về công nghệ Laser để chế tạo ra súng đại bác bắn đạn năng lượng điện từ với tốc độ nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh (trong không khí khô ở nhiệt độ 20 độ C, vận tốc âm thanh là 343,2 m/giây, tương đương 1.236 km/giờ), làm nóng chảy lớp thép dày trong vòng vài giây.

Các nhà khoa học nói rằng, đến năm 2020, tàu chiến Mỹ có thể được trang bị đại bác laser có năng lượng ở mức kilowatt, thậm chí megawatt.

Theo ông Gary Roughead, việc phát triển đại bác laser cho tàu chiến, đặc biệt là hàng không mẫu hạm trị giá hàng tỷ USD, rất hữu ích vì tàu có thể đến gần bờ biển hoặc tàu đối phương mà không bị tên lửa đối phương bắn hạ. Đại bác Laser chỉ cần gắn vào máy phát điện của tàu, không phải nạp đạn nên dễ dàng đánh chặn tên lửa đang bay tới.


Quân đội Mỹ đang tích cực nghiên cứu chế tạo đại bác Laser.


Song song với việc phát triển công nghệ vũ khí laser, Quân đội Mỹ tiếp tục tăng cường phát triển sức mạnh hải quân bằng việc nghiên cưu chế tạo loại tàu có khả năng hoạt động dưới nước trong vòng 60-70 ngày, được phóng đi từ tàu chiến đấu ven biển hoặc tàu khu trục, có khả năng hoạt động xa khoảng 13.000km mà không phải quay lại tàu mẹ.

Loại tàu ngầm không người lái này được lắp nhiều loại vũ khí hoặc bộ cảm biến, có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo, rà phá thủy lôi, tấn công tàu có người lái của đối phương…

Tàu ngầm không người lái của Hải quân Mỹ hiện nay chủ yếu được dùng để gỡ thủy lôi và hoạt động trong cự ly ngắn tối đa 222km.

Đặc biệt Hải quân Mỹ coi trọng nhất loại máy bay chiến đấu X47B bay thử hồi tháng 2/2011 và có thể được sử dụng rộng rãi từ năm 2018. X47B có thể hạ cánh, cất cánh từ tàu sân bay. Ngoài ra, BAMS - một loại máy bay giám sát tầm xa, sẽ phục vụ Hải quân Mỹ từ năm 2015.

Fire Scout, loại trực thăng không người lái tương tự của Mỹ, có nhiều bộ cảm biến cũng như camera đã được sử dụng để theo dõi những kẻ buôn lậu ma túy ở châu Mỹ Latinh và mới đây hoạt động trên chiến trường Afghanistan.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang