Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Israel Defence Forces

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Israel Defence Forces. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Israel Defence Forces. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome



[BDV news] Từ phê phán dự án tốn kém, báo chí Israel đã nhìn nhận sự cần thiết của hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt).

Ngày 4/4/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, Không quân Israel có kế hoạch triển khai 6 khẩu đội của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome trong 2 năm tiếp theo.

Theo Bộ trưởng Barak, khẩu đội mới sẽ được đưa vào chiến đấu với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ.

Vào tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cung cấp cho Israel 205 triệu USD chi cho việc triển khai hệ thống Iron Dome.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết: “Hiện tại Israel đã có 4 khẩu đội, với sự giúp đỡ tài chính của Chính phủ Mỹ, chúng tôi hy vọng tới năm 2013 Israel sẽ có 6 khẩu đội hoạt động.

Khẩu đội pháo đầu tiên của hệ thống trị giá hàng tỷ USD này được triển khai ở phía Bắc ngoại ô Beer Sheva, thành phố hoang mạc nhiều ngày sau khi thành phố này bị trúng 3 quả rocket Grad phóng đi từ Dải Gaza giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Israel và khu vực của Palestine.

Ông Barak cho biết thêm, khẩu đội thứ hai sẽ sớm đi vào hoạt động tại vùng biên giới giữa Israel và Dải Gaza.



Hệ thống radar của Iron Dome.

Theo các quan chức quân sự Israel, hệ thống trên vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể chống đỡ được hàng trăm quả rocket từ Dải Gaza vào khu vực miền nam Israel. Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu , hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn chưa thể hoàn toàn bảo vệ đất nước khỏi bị tấn công tên lửa.

Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Israel lên đến 3 tỷ USD. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Israel dự định sẽ triển khai 20 khẩu đội Iron Dome.

Hệ thống Iron Dome, do Công ty quốc doanh Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất với sự giúp đỡ tài chính của Mỹ, được thiết kế để chặn các tên lửa và đạn pháo tấn công từ cự ly 4-70 km.

Cấu trúc của một khẩu đội "Iron Dome" bao gồm một radar đa năng EL/M-2084, trung tâm kiểm soát tên lửa và ba bệ phóng, mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir AMM với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao. Tổ hợp có khả năng bảo đảm phòng thủ cho một khu vực có phạm vi 150 km.

Nếu dữ liệu tính toán cho thấy quỹ đạo bay của tên lửa đối phương có thể gây ra mối nguy hiểm, hệ thống lập tức được triển khai để đánh chặn tên lửa ngay từ ngoài vùng nguy hiểm.

Việc bàn giao những khẩu đội Iron Dome cho Quân đội Israel sẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2013.


Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.


Trước đó tháng 11/2010 báo chí Isarel đánh giá hệ thống Iron Dome quá phức tạp để có thể hoạt động đầy đủ như một thứ vũ khí phòng thủ hiệu quả.

Nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống Iron Dome có chi phí phát triển quá tốn kém, hệ thống vận hành phức tạp. Tên lửa Tamir có giá thành lên đến 50.000 USD/quả, nếu dùng để đánh chặn một quả đạn rocket thông thường xem ra quá lãng phí. Tuy nhiên sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa của Hezbollah thì dư luận nhìn nhận lại sự cần thiết phải phát triển hệ thống đắt tiền này.

Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo khu vực giáp ranh với lực lượng Hamas tại dải Gaza, nơi các chiến binh du kích đã bắn rất nhiều tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Các hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong cuộc chiến năm 2006. Đây chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển Iron Dome.

Israel cho rằng, lực lượng Hezbollah có khoảng 40.000 quả rocket. Và việc triển khai Iron Dome cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow trong chương trình tên lửa nhiều tầng nhiều lớp nhằm mục đích bảo vệ các thành phố của Israel khỏi các cuộc tấn công bằng rocket và tên lửa từ Lebanon, Dải Gaza, Syria và Iran.


Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Merkava MK-4 bất khả chiến bại

Xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk-4 của Israel vừa được thử nghiệm với hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A.

Theo thông tin từ IDF (Israel Defence Forces), trong chiến tranh Lebanon năm 2006, hơn 40 xe tăng của Israel đã bị tiêu diệt bởi tên lửa chống tăng. Hàng năm có rất nhiều xe tăng bị tiêu diệt khi đang làm nhiệm vụ bởi các súng chống tăng cá nhân RPG do Nga sản xuất. Ngoài ra, lực lượng tăng thiết giáp của Israel cũng khó phát hiện ra chỗ trú ẩn của đối phương, dẫn đến hoạt động phản công kém hiệu quả.

Điều này đã dẫn đến nhu cầu phát triển một hệ thống bảo vệ chủ động APS (Active Protection Systems) cho các xe tăng và xe thiết giáp của quân đội Israel. Và Rafale Trophy ASPRO-A ra đời chính là kết quả của nỗ lực của giới khoa học quân sự nước này.



Xe tăng Merkava MK-4.



Rafale Trophy ASPRO-A gắn trên xe cơ giới.


Hiện Rafale Trophy ASPRO-A, hệ thống phòng vệ chủ động cho xe tăng chiến đấu chủ lực, xe bọc thép các loại, để đối phó với mối nguy hiểm đến từ tên lửa chống tăng có điều khiển và súng chống tăng cá nhân, được trang bị cho các xe tăng Merkava MK-4.

Ngày 1/3, hệ thống đã trải qua một thử nghiệm với súng chống tăng cá nhân RPG và cho kết quả khả quan.

Cơ chế hoạt động

Cảm biến của hệ thống Rafale Trophy ASPRO-A.


Bộ phận quan trọng của hệ thống Rafale Trophy ASPRO-A là radar EL/M 2133 băng tần F/G, có nhiệm vụ phát hiện, kiểm soát, phân loại các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng. Radar có 4 ăng ten được gắn trên xe, cung cấp trường quan sát 360 độ, được hỗ trợ bởi các cảm biến.

Khi một tên lửa chống tăng hay đạn pháo chống tăng được bắn vào xe, máy tính trên xe dựa vào tín hiệu thu được về tên lửa thông qua radar và hệ thống cảm biến, sẽ thiết lập tính toán quỹ đạo bay, góc độ mà tên lửa sẽ tiếp cận xe tăng.

Khi mối đe dọa được xác định, máy tính sẽ tính toán thời gian và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa nó ở khoảng cách an toàn.

Hệ thống kích nổ bố trí hai bên hông của xe, sử dụng một tay nạp tự động đặt bên trong xe. Cánh tay được lập trình sẵn để hướng vụ nổ về phía mục tiêu.

Trong trường hợp tên lửa chống tăng không bị phá hủy hoàn toàn, năng lượng từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể, khiến quả đạn không thể thực hiện nhiệm vụ xuyên thủng vỏ giáp như mong muốn.

Ưu điểm của Trophy ASPRO-A
Trong cuộc thử nghiệm của Rafale, Trophy ASPRO-A hoành thành xuất sắc nhiệm vụ. Thậm chí, vụ thử được diễn ra trong một phạm vị hẹp vừa đủ để tiêu diệt tên lửa mà không gây tổn hại đến bộ binh đi kèm.

Theo giới thiệu của nhà sản xuất, hệ thống có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có khả năng đối phó hiệu quả với nhiều mối đe dọa từ tên lửa chống tăng cùng lúc từ mọi hướng.

Hệ thống tỏ ra hiệu quả trong điều kiện tác chiến đô thị, nơi mà tầm nhìn của các xe tăng bị hạn chế. Hệ thống dễ dàng tích hợp trang bị lên xe tăng, xe thiết giáp các loại.

Ngoài chức năng bảo vệ chủ động cho xe tăng, hệ thống còn giúp phát hiện ra chổ trú ẩn của đối phương ngay sau khi tên lửa được phóng ra. Từ đó, đơn vị tham chiến có thể nhanh chóng tiêu diệt đối phương, loại bỏ mối nguy hiểm cho đơn vị.

Xe tăng Merkava Mk-4 vốn đã nổi tiếng bởi hệ thống giáp bảo vệ, nay được trang bị thêm hệ thống bảo vệ chủ động APS, giúp xe trở nên bất khả chiến bại.

Theo bước Israel, Mỹ cũng xúc tiến để phát triển một hệ thống tương tự để trang bị cho các xe tăng và xe thiết giáp của riêng mình.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang