Phó tư lệnh lực lượng hải quân Iran, đô đốc Farhad Amiri, cho biết, các tàu ngầm của hải quân sẽ được trang bị tên lửa trong tương lai gần.
“Việc sử dụng ngư lôi có những giới hạn nhất định. Chúng tôi đang hướng đến việc trang bị các hệ thống phóng tên lửa cho tàu ngầm”, hãng thông tấn Fars của Iran dẫn lời đô đốc Farhad Amiri vào hôm qua (01/5). Vị tư lệnh hải quân cấp cao này cũng ca ngợi những thành tựu đặc biệt của Iran trong hoạt động tác chiến không theo cách thông thường và cho biết kẻ thù của Iran ngạc nhiên trước những tiến bộ của Tehran. “Ví dụ, một số tàu cao tốc của chúng ta có khả năng xác định và phóng tên lửa vào các mục tiêu đang chuyển động ở tốc độ cao từ 50 – 60 hải lý (100km/h)”, tư lệnh Amiri nói. Trước đó, ngày 17/4, đô đốc Amir Farhadi cho biết Tehran có kế hoạch triển khai các tàu ngầm mới do nước này sản xuất để tuần tra các vùng biển ngoài khơi phía Nam Iran. Theo ông Farhadi, loại tàu ngầm 500 tấn nói trên sẽ được phiên chế cho hạm đội Hải quân Iran vào tháng 7/2012. Loại tàu có kích cỡ trung bình này được thiết kế chủ yếu để tuần tra các tuyến đường biển ở phía Nam Iran, đặc biệt tại vùng Vịnh Persian và Eo biển Hormuz. Tháng 8/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi thông báo nước này đã hạ thủy bốn tàu ngầm mini Ghadir sản xuất trong nước ở Vịnh Persian. Theo ông Vahidi, loại tàu ngầm này có khả năng phóng ngư lôi và tấn công chính xác. Tehran cũng đang sản xuất hàng loạt loại tàu chiến lược này nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của Hải quân Iran. Tháng trước, Iran đã đạt được bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ và đạt tới khả năng độc lập sản xuất các hệ thống và trang thiết bị quân sự quan trọng. Quốc gia Cộng hòa Hồi giáo này đã nhiều lần cam đoan rằng sức mạnh quân sự của họ không đe dọa nước khác, và rằng học thuyết quân sự của Tehran chỉ dựa trên sự răn đe.
[Vitinfo news]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011
>> Iran trang bị tên lửa cho tàu ngầm
Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011
>> Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome
[BDV news] Từ phê phán dự án tốn kém, báo chí Israel đã nhìn nhận sự cần thiết của hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt).
Ngày 4/4/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, Không quân Israel có kế hoạch triển khai 6 khẩu đội của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome trong 2 năm tiếp theo. Theo Bộ trưởng Barak, khẩu đội mới sẽ được đưa vào chiến đấu với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ. Vào tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cung cấp cho Israel 205 triệu USD chi cho việc triển khai hệ thống Iron Dome. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết: “Hiện tại Israel đã có 4 khẩu đội, với sự giúp đỡ tài chính của Chính phủ Mỹ, chúng tôi hy vọng tới năm 2013 Israel sẽ có 6 khẩu đội hoạt động. Khẩu đội pháo đầu tiên của hệ thống trị giá hàng tỷ USD này được triển khai ở phía Bắc ngoại ô Beer Sheva, thành phố hoang mạc nhiều ngày sau khi thành phố này bị trúng 3 quả rocket Grad phóng đi từ Dải Gaza giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Israel và khu vực của Palestine. Ông Barak cho biết thêm, khẩu đội thứ hai sẽ sớm đi vào hoạt động tại vùng biên giới giữa Israel và Dải Gaza. Hệ thống radar của Iron Dome. Theo các quan chức quân sự Israel, hệ thống trên vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể chống đỡ được hàng trăm quả rocket từ Dải Gaza vào khu vực miền nam Israel. Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu , hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn chưa thể hoàn toàn bảo vệ đất nước khỏi bị tấn công tên lửa. Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Israel lên đến 3 tỷ USD. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Israel dự định sẽ triển khai 20 khẩu đội Iron Dome. Hệ thống Iron Dome, do Công ty quốc doanh Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất với sự giúp đỡ tài chính của Mỹ, được thiết kế để chặn các tên lửa và đạn pháo tấn công từ cự ly 4-70 km. Cấu trúc của một khẩu đội "Iron Dome" bao gồm một radar đa năng EL/M-2084, trung tâm kiểm soát tên lửa và ba bệ phóng, mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir AMM với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao. Tổ hợp có khả năng bảo đảm phòng thủ cho một khu vực có phạm vi 150 km. Nếu dữ liệu tính toán cho thấy quỹ đạo bay của tên lửa đối phương có thể gây ra mối nguy hiểm, hệ thống lập tức được triển khai để đánh chặn tên lửa ngay từ ngoài vùng nguy hiểm. Việc bàn giao những khẩu đội Iron Dome cho Quân đội Israel sẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2013. Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome. Trước đó tháng 11/2010 báo chí Isarel đánh giá hệ thống Iron Dome quá phức tạp để có thể hoạt động đầy đủ như một thứ vũ khí phòng thủ hiệu quả. Nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống Iron Dome có chi phí phát triển quá tốn kém, hệ thống vận hành phức tạp. Tên lửa Tamir có giá thành lên đến 50.000 USD/quả, nếu dùng để đánh chặn một quả đạn rocket thông thường xem ra quá lãng phí. Tuy nhiên sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa của Hezbollah thì dư luận nhìn nhận lại sự cần thiết phải phát triển hệ thống đắt tiền này. Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo khu vực giáp ranh với lực lượng Hamas tại dải Gaza, nơi các chiến binh du kích đã bắn rất nhiều tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008. Các hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong cuộc chiến năm 2006. Đây chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển Iron Dome. Israel cho rằng, lực lượng Hezbollah có khoảng 40.000 quả rocket. Và việc triển khai Iron Dome cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow trong chương trình tên lửa nhiều tầng nhiều lớp nhằm mục đích bảo vệ các thành phố của Israel khỏi các cuộc tấn công bằng rocket và tên lửa từ Lebanon, Dải Gaza, Syria và Iran. |
Nhãn:
Dải Gaza,
iran,
Iron Dome,
Israel,
Israel Defence Forces,
Quân đội Israel,
Rafael Advanced Defense Systems,
Syria,
Tên lửa Tamir,
Tổng thống Mỹ Barack Obama
Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011
>> Chương trình hạt nhân Iran tiến thoái lưỡng nan
[BDV news] Theo Mark Fitzpatrick của viện nghiên cứu chiến lược quốc tế, Iran đang bước “chậm chạp” trong quá trình chế tạo vũ khí nguyên tử và quốc gia hồi giáo này cần khoảng 2 năm nữa để đạt mục tiêu đó.
“Iran đã có thể đẩy nhanh quá trình hơn nữa. Họ đã bắt đầu dự án này từ cách đây 25 năm. Thời điểm đầu tiên Iran bắt đầu chương trình làm giàu hạt nhân là năm 1985”, Mark Fitzpatrick nói. Trong báo cáo “Đánh giá khả năng sở hữu vũ khí sinh hóa và hạt nhân của Iran”, Mark Fitzpatrick so sánh chương trình này của Iran với chương trình phát triển hạt nhân của Pakistan. Pakistan hoàn thành chương trình phát triển vũ khí hạt nhân trong vòng 11 năm. Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran. Tuy nhiên, ông Mark Fitzpatrick cũng cho rằng Iran chưa thực sự “quyết tâm” phát triển bom nguyên tử. “Tới nay thì họ vẫn chưa hạ quyết tâm cao độ vì vậy vẫn còn thời gian dành cho đối thoại”, ông Fitzpatrick là cựu nhân viên của bộ ngoại giao Mỹ. Iran "lưỡng lự" vì trở ngại? Cuối năm ngoái, ngoại trưởng Israel Moshe Yaalon đã công bố vài trở ngại đã làm chậm chương trình làm giàu hạt nhân của Iran. Một trong số đó là virus máy tính, loại sâu Stuxnet đã lây nhiễm vào các máy ly tâm làm giàu Uranium của Iran. Nhiều thông tin cho rằng sâu Stuxnet được Israel và Mỹ tạo ra để phá hoại chương trình làm giàu Uranium của Iran. Tờ New York Times đã công bố thông tin cho rằng cơ quan tình báo Mỹ và Israel đã cộng tác để phát triển loại virus này. “Stuxnet đã khiến cho một số máy li tâm ngưng hoạt động. Tuy nhiên, nó không thành công vì sau đó các máy li tâm này đã hoạt động trở lại”, ông Fitzpatrick nói. Lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chương trình phát triển hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này. Tên lửa đạn đạo Sajil 2 có khra năng trang bị đầu đạn hạt nhân cũng cần ít nhất 2 năm nữa mới có thể đi vào hoạt động. Báo cáo của Mark Fitzpatrick cũng chỉ ra rằng những quá trình nỗ lực liên tục trong suốt 25 năm qua của Iran khiến cho cộng đồng quốc tế không thể tin vào mục tiêu sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Iran đã chịu 4 lệnh cấm vận từ Liên Hiệp Quốc vì từ chối ngừng quá trình làm giàu hạt nhân. Mỹ cùng nhiều quốc gia phương tây đã cáo buộc Iran đang phát triển bom hạt nhân. Theo một nghị sĩ, thì quan chức tình báo Mỹ kết luận rằng Iran “đang quyết tâm hơn” trong phát triển vũ khí hạt nhân. “Tôi không thể tiết lộ chi tiết, tuy nhiên rõ ràng là họ đang tiếp tục quyết tâm chế tạo vũ khí hạt nhân”, nghị sĩ độc lập Joe Lieberman – chủ tịch hội đồng nghị sĩ phụ trách an ninh nội địa Mỹ nói với hãng tin AFP. |
Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011
>> 'Kiếm' của Triều Tiên, 'khiên' của Hàn Quốc
Theo ước tính của các chuyên gia, tiềm lực của pháo binh Triều Tiên cho phép nước này nã 10.000 quả đạn pháo vào thủ đô Seoul trong mỗi phút.
M1985 có tầm bắn khoảng 40 km. Triều Tiên sở hữu nhiều pháo phản lực có thiết kế dựa trên các nguyên mẫu của Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, quân đội Triều Tiên cũng phát triển một số loại đạn dành cho pháo trên cỡ 240 mm, nặng tới 407kg, trong đó đầu đạn nặng 90kg có thể chứa thuốc nổ, chất cháy, khói hay chất độc hóa học. Thiết bị chuyên chở là xe tải, phiên bản do Triều Tiên tự chủ sản xuất. Theo nhiều nguồn tin, loại vũ khí này của Triều Tiên còn được xuất khẩu sang Iran. Hai phiên bản nổi tiếng nhất trong các pháo phản lực của Triều Tiên là M1985 và M1991 với loạt phóng 12-22 quả đạn trong một lần nạp. Xe phóng tên lửa M1991 có khả năng mang 22 tên lửa. Pháo tự hành Pháo binh luôn là niềm tự hào của quân đội Triều Tiên. Pháo tự hành cỡ nòng 170 mm với tên gọi M1978 và M1989 được thiết kế dựa trên nguyên mẫu là các súng phòng thủ bờ biển của Nga. Pháo tự hành được đặt trên xe thiết giáp, và sử dụng đạn có tầm xa lên tới 60 km. Vào năm 1978, trong lần đầu tiên ra mắt, giới quân sự Triều Tiên giới thiệu pháo tự hành của nước này có tầm bắn xa nhất thế giới khi đó. Iran đã nhập khẩu và sử dụng những khẩu pháo loại này trong Iran-Iraq. Hệ thống lô cốt ngầm Triều Tiên có rất nhiều hầm ngầm và lô cốt tại vùng phi quân sự giáp với Hàn Quốc. Triều Tiên đã xây dựng hàng ngàn lô cốt nằm ngầm dưới lòng đất tại gần biên giới với Hàn Quốc và sử dụng chúng như một công cụ hữu hiệu để phòng thủ và tấn công. Từ hệ thống lô cốt ngầm này, pháo binh Triều Tiên sẽ áp dụng chiến thuật “đánh du kích” để tiêu hao sinh lực của kẻ thù. Theo một nghiên cứu của các chuyên gia quân sự, một dàn pháo phản lực của Triều Tiên chỉ mất 75 giây để bắn và quay trở lại hầm trú ẩn. Vũ khí sinh hóa Diễn tập chống vũ khí sinh hóa luôn được phía Hàn Quốc đặt lên hàng đầu. Tham vọng chế tạo vũ khí hạt nhân của Triều Tiên hiện thu hút sự quan tâm của toàn thế giới, tuy nhiên đây chưa phải là vũ khí có khả năng gây thiệt hại lớn nhất mà quốc gia này sở hữu. Theo một nghiên cứu vào năm 2007, khả năng Triều Tiên sử dụng bom khí độc để bắn phá các mục tiêu dân sự là nguy hiểm và nghiêm trọng nhất. Hiệp hội khoa học Mỹ và nhiều tổ chức khác cho rằng kho vũ khí của Triều Tiên chứa nhiều vũ khí sinh hóa như: vi khuẩn bệnh than, khí ngạt, khí độc sarin, phosgene và botulism. Trong nhiều thập kỷ qua, Hàn Quốc đã nỗ lực nghiên cứu và lập những kế hoạch ứng phó với hiểm họa đáng sợ từ phía Triều Tiên. Dựa vào những tiến bộ khoa học, chính phủ nước này các biện pháp mà họ chuẩn bị sẽ hạn chế tối đa thiệt hại đối với thủ đô Seoul và nhiều thành phố lớn khác nếu chiến tranh bùng nổ. Cơ chế phản ứng nhanh DMáy bay do thám không người lái là tai và mắt của quân đội Hàn Quốc. Trong chiến tranh, thời gian luôn là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Khi chiến tranh xảy ra, bên nào phản ứng càng nhanh thì sẽ càng hạn chế được khả năng tấn công của kẻ thù. Do vậy, Hàn Quốc đầu tư nhiều tiền của để đầu tư vào hệ thống tác chiến. Nước này còn nghiên cứu công nghệ giúp tiêu diệt nhanh các dàn pháo phản lực, rút ngắn thời gian phản ứng từ 20 phút xuống còn 4 phút. Dự án được nghiệm thu vào năm 1998. Tuy nhiên, sự trả đũa lúng túng trong vụ Triều Tiên tấn công đảo Yeonpyeong cho thấy, hệ thống này cần được cải thiện nhiều hơn nữa. Ngoài ra, các máy bay trinh thám không người lái của liên quân Mỹ - Hàn luôn theo dõi “nhất cử nhất động” của các giàn phóng tên lửa 240 mm và pháo tự hành 170 mm của quân đội Triều Tiên. Tên lửa đạn đạo chống lô cốt ATACMS-P có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm trong lô cốt vững chắc. ATACMS-P là tên lửa đặc biệt dùng để tiêu diệt các mục tiêu nằm ngầm dưới lòng đất hoặc trong các lô cốt. ATACMS-P có tầm 220 km và được phóng từ các xe tải di động. Tên lửa có thiết kế đặc biệt để xuyên sâu xuống lòng đất trước khi phát nổ, từ đó phá hủy các mục tiêu nằm sâu trong hệ thống lô cốt của Triều Tiên. Mục tiêu chính mà loại tên lửa này nhắm tới chính là lực lượng pháo binh của Triều Tiên ẩn nấp trong các đường hầm. Radar truy tìm vị trí địch Hệ thống Radar dò tìm vị trí địch giúp Hàn Quốc xác định được nhanh chóng vị trí của pháo binh địch. Ưu thế đặc biệt về công nghệ của Hàn Quốc được thể hiện ở “hệ thống dò tìm vị trí địch”. Phiên bản đơn giản được lắp đặt trên xe quân sự đặc chủng, có khả năng xác định được 20 khu vực pháo binh và mục tiêu của đối phương mỗi phút. Ngoài ra, phiên bản lớn hơn được đặt trên các xe chuyên dụng cỡ lớn có thể dò tìm, tính toán và phát hiện vị trí của các dàn pháo phản lực ngay khi chúng khai hỏa. Tuy nhiên, cũng giống cơ chế phản ứng nhanh kể trên, vụ pháo kích đảo Yeonpyeong là một bài kiểm tra mà hệ thống radar công phu của Hàn Quốc đã không cho kết quả tốt. Pháo bắn đạn có điều khiển Đạn pháo Excalibur 155 mm đã chứng minh được khả năng bắn chính xác tại chiến trường Iraq. Tấn công mục tiêu di chuyển luôn là một nhiệm vụ khó khăn đối với pháo binh do sự bắt buộc phải thành công ngay trong lần bắn đầu tiên. Đạn pháo Excalibur 155 mm là một trong số rất ít vũ khí có khả năng thực hiện điều đó. Với sự trợ giúp của công nghệ định vị toàn cầu GPS, đạn pháo Excalibur có độ sai lệch mục tiêu gần 20m. Do vậy, Excalibur 155mm sẽ dễ dàng tiêu diệt các xe chở pháo phản lực. Trong chiến tranh tại Iraq, đạn pháo Excalibur 155mm đã có những màn trình diễn hết sức thuyết phục. Như vậy trên lý thuyết, những nỗ lực trong công nghệ và vũ khí cho phép quân đội Hàn Quốc "khóa các họng pháo" của Triều Tiên hữu hiệu. Nhưng giải pháp có thể giúp thủ đô Seoul thoát khỏi “cơn thịnh nộ” đạn pháo Triều Tiên hiệu quả nhất vẫn là một chính đối sách khôn ngoan hơn so với những gì họ thể hiện thời gian vừa qua. |
Nhãn:
Bắc Hàn,
CHDCND Triều Tiên,
Hàn Quốc,
iran,
Mỹ,
Nam Hàn,
Nga,
Pháo phản lực,
Pháo tự hành,
tên lửa đạn đạo,
Triều Tiên,
trung quốc,
Vũ khí sinh hóa
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011
>> Tướng tình báo Liên Xô nói về những bí mật quá khứ và hiện tại
Trung tướng N.S. Leonov, nguyên cục trưởng Cục Phân tích KGB, đánh giá về chủ nhân trang WikiLeaks Julian Assange, nguyên nhân sụp đổ của Liên Xô, Iran, Trung Quốc...
Trung tướng KGB N.S Leonov hiện nay Tướng Leonov: Tôi muốn sửa lại một chút, đó không phải là các gián điệp mà là những cán bộ tình báo của chúng ta, không phải là bị bại lộ mà là bị phản bội. Nhà nước đang làm đúng khi quan tâm đến những người này. Nếu không thì ai sẽ còn chịu làm việc trong tình báo đối ngoại? Vì ở đó người ta phải mạo hiểm cả mạng sống. Kẻ nào đã bán đứng Liên Xô? PV: Nikolai Sergeyevich, xin ông nói về sự đối đầu giữa CIA và KGB. Tại sao các ông đã chịu tổn thất? Tướng Leonov: Tổn thất cái gì? PV: Liên Xô ấy. Chẳng lẽ không phải là Mỹ đã chiến thắng các ông trong chiến tranh lạnh sao? Thậm chí họ còn có huy chương cho sự kiện này cơ mà … Tướng Leonov: KGB chẳng tổn thất gì. Liên Xô bị nhóm lãnh đạo cao cấp của đảng và nhà nước bán đứng. Tôi với tư cách Cục trưởng Cục Phân tích KGB đã vô số lần báo cáo với Gorbachev là đường lối của ông ta đang dẫn tới sự sụp đổ. Bằng chứng cho điều đó là hàng chục, hàng trăm báo cáo của tôi mà kể cả hiện giờ vẫn được lưu giữ với dấu “Tuyệt mật”. Ở đó cũng có cả họ tên những điệp viên ảnh hưởng của Mỹ. Anh hãy tin là đó không chỉ có Yakovlev (Trưởng Ban Tư tưởng Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô) và Shevardnadze (Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô) đâu… PV: Thế thì tại sao KGB lại thụ động như thế trong tháng 8.1991? Tướng Leonov: Ủy ban Nhà nước về tình trạng khẩn cấp (GKChP) là nỗ lực tuyệt vọng nhằm cứu vãn tình hình của những con người thối nát với một tổng thống Liên Xô hoàn toàn thối nát. KGB cũng ở đó - nhưng vị thế nhỏ nhoi như chiếc nan hoa thứ bảy của cỗ xe. Trong những ngày đó, thậm chí tôi đã lệnh cho các sĩ quan dưới quyền giao nộp súng ngắn. Khi đó đã không thể cầm súng chống lại một đám đông sôi sục. Điều đó là vô nghĩa. Với một khẩu súng ngắn, anh có thể gây ra những chuyện khiến sẽ có những nạn nhân và chính anh vì thế cũng bị người ta xé xác. Tháng 8.1991 đòi hỏi ở chính quyền trí tuệ chứ không phải vũ lực. Nhưng ban lãnh đạo chính trị cấp cao đã chẳng có cái nọ lẫn cái kia. Tướng Nikolai Sergeyevich Leonov Trứng cá không phải là quả táo gây bất hòa. Iran và Trung Quốc với Nga không phải là kẻ thù PV: Những nguy cơ nào đang đe dọa nước Nga? Người ta nói tai họa sẽ đến từ phía Nam. Chúng ta có cần sự bảo vệ chống lại tên lửa của Iran không? Tướng Leonov: Tên lửa chiến lược Iran, hơn nữa lại là với đầu đạn hạt nhân là hoàn toàn không có. Nhưng người Mỹ kiên trì lôi kéo chúng ta vào cuộc xung đột với người Ba Tư. Thế nhưng chúng ta và người Iran có chung cái gì? Trứng cá đen biển Caspie chăng? Trứng cá giờ có còn thì cũng quá ít rồi. Nga luôn luôn hiểu rõ phương Đông Hồi giáo, còn ở Iran chúng tôi đã hoạt động từ lâu. Hãy nhớ lại lịch sử mà xem. Cuộc cách mạng ở Iran. Người Mỹ khi đó chỉ hiểu Hồi giáo lờ mờ nên đã quyết định chống lại và chém giết những người nổi dậy. Và họ đã giết hại 3 đến 5 ngàn người mỗi ngày trên đường phố Tehran! Nhưng sự việc kết thúc bằng việc quốc vương Iran bỏ chạy. Và điều đó xảy ra khi có mặt 30 ngàn cố vấn đủ loại của Mỹ ở nước này! Đối với CIA, đây là thảm họa to lớn nhất. PV: Hiện nay, quốc gia hùng mạnh nhất sau Mỹ là Trung Quốc. Thế còn tình báo Trung Quốc có mạnh không? Tướng Leonov: Tôi nghĩ rằng, tình báo Trung Quốc, cũng giống như các vận động viên Trung Quốc tại Thế vận hội Olympic, đang đứng ở một trong những vị trí có giải. Đặc thù công việc với Trung Quốc là ở chỗ thông tin về nước này luôn thiếu hơn thông tin về các nước khác. Điều đó được lý giải là trong thời kỳ thành lập CHND Trung Hoa năm 1949-1951, lãnh đạo Liên Xô vì sự tốt bụng khó hiểu đã hạ lệnh giao cho lãnh đạo Trung Quốc toàn bộ lực lượng điệp viên của chúng ta mà tình báo của ta đã kỳ công xây dựng trên lãnh thổ Trung Quốc trong những năm dài chiến tranh với Nhật Bản và trong thời Thế chiến II. Đó là một lưới điệp báo cực kỳ rộng. Người ta đã đem cho đi mất. Không một điệp viên nào của chúng ta còn thấy được ánh sáng mặt trời nữa. Tất cả họ đã biến mất. Bởi vậy, trong thời kỳ sau chiến tranh, chúng ta không còn các nguồn tin ở Trung Quốc. Đây dĩ nhiên là một thảm kịch nghề nghiệp. Sau đó, tất nhiên là chúng ta đã nắm được, điều gì đang diễn ra sau cái chết của Mao Trạch Đông. Còn về tình hình sức khỏe của Người cầm lái vĩ đại thì chúng tôi theo rất sát, viết báo cáo từng ngày tình hình sức khỏe của ông ta. Xuất hiện Đặng Tiểu Bình. Với ví dụ là ông này thì rõ ràng là vai trò của cá nhân trong lịch sử không được phép xem nhẹ. Chúng tôi đã báo cáo cho ban lãnh đạo Liên Xô rằng, Trung Quốc “đã chuyển sang đường lối mới” trong phát triển kinh tế. Họ đã đưa ra những khẩu hiệu mới. Chẳng hạn, không quan trọng mèo trắng hay mèo đen, miễn là bắt được chuột. Nhưng ban lãnh đạo của chúng ta đã không muốn học hỏi kinh nghiệm của ông bạn láng giềng khổng lồ. PV: Liệu có chiến tranh với Trung Quốc không? Tướng Leonov: Theo quan điểm của tôi, trong tương lai gần chúng ta sẽ không công khai thù địch với Trung Quốc. Điều đó không nằm trong lợi ích của họ, cũng như của chúng ta. Bởi vì, trên thực tế, chúng ta là hai quốc gia tựa lưng vào nhau. Họ quay ra đại dương, ra khu vực Nam Á với cộng đồng người Hoa khổng lồ, quay sang Singapore, Malaysia, Philipinnes. Ở đó, họ có cùng một tôn giáo. Những chủng tộc giống nhau. Khí hậu. Tôi phản đối việc cổ súy thái độ bài Trung Quốc. Tiếng chuông báo động trên quảng trường Manezhnaya PV: Nhưng cũng có một thực tế khách quan. Trung Quốc có dân cư đông đúc, còn chúng ta có lãnh thổ rộng lớn. Liệu họ có đè bẹp chúng ta về nhân khẩu không? Tướng Leonov: Hiện nay, nước Nga không bị ai đe dọa một cách hiện thực, trừ chính người Nga. Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn những sự kiện mới đây trên quảng trưởng Manezhnaya. Đó là tiếng chuông nhỏ nghiêm túc đối với chính quyền. Đừng có đùa giỡn với các cộng đồng dân Kavkaz mà làm tổn hại dân tộc Nga. Những mâu thuẫn dân tộc có thể phá tan đất nước thành những mảnh nhỏ. Mối đe dọa từ bên trong hiện thực hơn mối đe dọa từ bên ngoài. Hiện thời, Nga có vũ khí hạt nhân. Nó có cả dầu mỏ và khí đốt. Những yếu tố đó dĩ nhiên không mang tính bất biến, nhưng nhờ chúng mà không ai, kể cả Trung Quốc, Mỹ, có khả năng lấn át nước Nga. Nhưng sau đó sẽ là cái gì? Sau 15-20 năm nữa? Từ năm 2012, các cô gái sinh sau năm 1991 sẽ bước vào lứa tuổi sinh con. Sự sụt giảm nhân số ở Nga sẽ đạt mức 1,5 triệu người/năm. Nếu sự việc sẽ cứ diễn ra tiếp như thế thì sẽ đến lúc khi mà cộng đồng quốc tế, chứ không chỉ Trung Quốc, sẽ xâu xé các vùng lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên của chúng ta. Đã từng có những cuộc chiến tranh giành di sản của Tây Ban Nha, Áo-Hung. Tuy nhiên, để nói tất cả những điều đó sẽ diễn ta ở những hình thức tổ chức nào vào ngày hôm nay thì dĩ nhiên là khó. Nhưng sự biến đổi của Nhà nước Nga là không tránh khỏi. Về mặt kết cấu quốc gia-sắc tộc. Về mặt suy thoái các thiết chế khoa học-kinh tế. Quá trình này sẽ mất bao lâu? Tôi không biết. PV: Người ta nói rằng, quốc gia càng hùng mạnh, thì tình báo của nó càng giỏi. Vậy theo ông thì cơ quan tình báo nào là giỏi nhất? Tướng Leonov: Đối với tôi thì dĩ nhiên là tình báo Liên Xô. Chẳng gì thì tôi cũng đã làm việc ở đó từ năm 1958 đến năm 1991. Tôi dám khẳng định: ngay cả hồi đó chúng tôi cũng không thua kém CIA. Một việc dễ hiểu là từ giác độ kỹ thuật, người Mỹ luôn hơn chúng ta. CIA có micro tốt hơn, vệ tinh do thám tốt hơn, tình báo vô tuyến điện tốt hơn... Còn về tài chính thì chẳng còn gì để nói. Họ chi cho tình báo nhiều hơn chúng ta cả năm chục lần. Còn liên quan đến yếu tố con người thì ở đó có thể nói là chúng ta có ưu thế trước người Mỹ nhờ những phẩm chất thiên phú của con người Nga... Chính là yếu tố con người Nga. Trong ngành tình báo, có tiếng nói quyết định và chiếm đa số áp đảo là người Nga. Mà người Nga thì có một nét đặc biệt mà Leskov đã nhận thấy rõ trong chuyện ngắn Levsha. Nét tính cách này bộc lộ đặc biệt rõ thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Từ chẳng có gì, chúng ta đã có thể làm được tất cả. Chúng ta có những nhà phân tích siêu việt nhất. PV: Ông có thể nêu các ví dụ chứng minh không? Tướng Leonov: Được thôi, cuộc cách mạng Cuba. Người Mỹ đã nói: vớ vẩn, tay Fidel rậm râu nào đó ư, anh ta là cái gì đâu, rồi anh ta phải lê gối đến. Còn chúng tôi nêu ra một đánh giá hoàn toàn khác: Cách mạng Cuba là một hiện tượng rất có triển vọng và thú vị. Hồi đó, tôi đã quan hệ gần gũi với Che Guevara và nhận được những thông tin từ gốc nóng hổi. Còn Việt Nam?.. Cũng vậy. Người Mỹ có đặc điểm là dựa vào cho đến cùng những kết luận sai mà họ đi theo trong chính sách đối ngoại. Và họ làm điều đó cho đến khi chính sách đó bắt đầu có ảnh hưởng hủy hoại đối với chính nước Mỹ. Và tất cả là vì người Mỹ không có khả năng tư duy chiến lược khi nhúng mũi vào việc của các dân tộc khác. Nhân đây cũng nói là việc trao đổi thư từ của các nhà ngoại giao của họ mà Julian Assange đăng tải chứng minh rõ điều đó. PV: Xin chúc mừng ông, Nikolai Sergeyevich! Nhân kỷ niệm 90 năm tình báo Nga. |
Nhãn:
Bộ quốc phòng Mỹ,
CIA,
iran,
KGB,
liên xô,
Nga.Russia,
tình báo,
trung quốc,
USA,
vietnamdefence,
Wikileaks
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011
>> Mỹ thực sự muốn các đồng minh Ả Rập dân chủ?
Nhìn vào làn sóng bạo loạn chống chính phủ ở Bắc Phi, Washington dường như luôn dao động về lập trường. Nhưng, rõ ràng hiện nay chính phủ Barack Obama đang thực hiện chính sách:
Biểu tình chống chính quyền vẫn đang diễn ra tại Lybia. Trong thời gian bạo loạn tại Ai Cập, ban đầu Washington ủng hộ Tổng thống Ai Cập, đồng minh lâu nay của Mỹ, Hosni Mubarak, nhưng sau đó lập trường dần dần thay đổi, và cuối cùng lại đứng về phía những người biểu tình, yêu cầu Mubarak từ chức. Các nước Ả rập từng kêu gọi Mỹ để cho Mubarak “ra đi có thể diện”, nhưng Obama không nghe, khiến họ rất tức giận. Ngay cả Lầu Năm Góc cũng hoài nghi về cách làm của Nhà Trắng (quan hệ giữa quân Mỹ và Ai Cập rất chặt chẽ). Mubarak ra đi, các nước vùng Vịnh tức giận Một số người lo ngại, Mỹ ép Mubarak buộc phải từ chức một cách nhanh chóng như vậy sẽ dẫn đến những thay đổi mạnh mẽ tại Cairo, ảnh hưởng đến sự ổn định của Bắc Phi. Lý do của Nhà Trắng là người biểu tình trên đường phố ở Ai Cập lên đến hàng trăm ngàn, Mỹ bất đắc dĩ phải thay đổi lập trường của họ. Trên thực tế, khi Nhà Trắng chuyển sang ủng hộ những người biểu tình, trong con mắt của tổ chức nhân quyền, là đã quá muộn, chứ không phải quá sớm, vì vậy đã bị chỉ trích. Sau sự đổi thay ở Ai Cập, các nước Ả Rập vẫn tiếp tục vận động Mỹ nghĩ đến sự ổn định của khu vực Ả Rập, không nên ủng hộ các phần tử chống chính phủ. Họ đặc biệt lo ngại, một khi vua Hamad của Bahrain cũng bị lật đổ, khu vực này sẽ là xuất hiện "hiệu ứng domino", rất nhiều nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với nguy cơ rời khỏi ngai vàng quyền lực. Người lao động nhập cư đang cố gắng tháo chạy khỏi Libya hỗn loạn càng sớm càng tốt, rất nhiều người chưa được di tản phải trú ẩn trong các khu trại tị nạn tạm thời. Họ cũng cảnh báo Mỹ, nếu mất đi đồng minh quan trọng này, đối phương có thể chuyển sang thân Iran. Trong khi đó, cộng đồng tình báo Mỹ lo ngại về một hậu quả khác: Saudi Arabia sẽ tấn công Bahrain, đàn áp các phiến quân người Shiite, khiến cho mối quan hệ đồng minh lâu dài giữa Mỹ và Saudi Arabia cũng bị đe dọa, gây thiệt hại nghiêm trọng cho quan hệ chính trị và kinh tế hai nước. Công tác vận động thay mặt cho Bahrain do Ủy ban Hợp tác vùng Vịnh đi đầu. Nước thành viên của Ủy ban này ngoài Bahrain, còn có các nước như Kuwait, Oman, Qatar, Saudi Arabia và UAE. Kết quả, chính quyền Obama đã xác định chính sách đối với các nước Ả Rập, đó chính là ủng hộ các đồng minh trong khu vực (bao gồm Bahrain và Morocco) muốn thúc đẩy cải cách chính trị, chứ không hoàn toàn thỏa mãn đòi hỏi dân chủ của những người biểu tình chống chính phủ. Một quan chức Mỹ cho biết: "Bắt đầu từ Bahrain, (Mỹ) chính phủ đã có một số hành động, muốn nhấn mạnh đến tính ổn định của công tác cai quản. Mọi người đều hiểu là, Bahrain quá quan trọng, không thể sụp đổ được". Cai quản ổn định, trừ Libya Tuy nhiên, Libya là một ngoại lệ trong đối tượng thực hiện chính sách này. Libya vốn từ lâu đối đầu với Mỹ, nhưng do đồng ý từ bỏ chương trình hạt nhân nên đã cải thiện quan hệ một phần với Mỹ. Trước tình hình xảy ra biểu tình ở Libya, phản ứng đầu tiên của Obama là giữ im lặng, nhưng sau đó đã chỉ trích nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi đã có các hành động bạo lực đối với người dân nước này, kêu gọi Gaddafi từ chức. Nhưng có người chỉ trích Obama đã có phản ứng quá chậm, hiện nay buộc phải áp dụng các hành động quân sự. Có quan chức Nhà Trắng thẳng thắn thừa nhận, quyết định một tháng trước của chính phủ không thực sự hoàn hảo, đó là một quá trình rút kinh nghiệm của họ. Ông nói: “Chúng ta luôn nói, những nước này cần phải cải cách chính trị, kinh tế và xã hội, nhưng chính sách mà người dân thực sự cần mỗi nước có khác nhau”. |
Nhãn:
iran,
Kuwait,
Lybia,
Mỹ,
Oman,
Qatar,
Saudi Arabia,
tổng thống Lybia Gadhafi,
UAE,
xung đột chính trị
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011
>> Bắc Phi - Trung Đông: Mặt trận mới giữa Mỹ và Trung Quốc?
Năm 2010, thế giới chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt, trực diện và chưa ngã ngũ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương giữa Washington và Bắc Kinh.
Một trong những điều khiến Mỹ lo lắng nhất trong những ngày này là số phận của trụ sở Hạm đội 5 đóng ở Bahrain. Thứ hai, sự hỗn loạn nếu tận dụng tốt sẽ là cơ hội để làm kiệt quệ, gây thiệt hại cho những đối thủ đã và đang đầu tư vào 2 khu vực này, nhưng không dựa trên những hợp đồng kinh tế mà chủ yếu dự vào mối quan hệ với nhà cầm quyền. Khi nhà cầm quyền bị hạ bệ thì các khoản đầu tư dường như mất trắng. Điển hình là Trung Quốc, nước không ngại vung tiền cho những dự án dầu lửa, đường sắt, cơ sở hạ tầng… ở lục địa đen. Thứ ba, xét về mặt chiến lược dài hạn, hỗn loạn cũng là cơ hội để sắp xếp lại bản đồ thế giới theo hướng phục vụ lợi ích quốc gia. Bộ máy ngoại giao, quân sự, tình báo Mỹ đang hoạt động ráo riết, từ vận động hành lang tại Liên hợp quốc tới NATO và các đồng mình khác để đưa ra những giải pháp và sự lựa chọn có lợi. Thậm chí cả bằng các chiến dịch quân sự nhằm đảm bảo một hậu Trung Đông và Bắc Phi thân Mỹ hay chí ít cũng là không thù địch với Mỹ. Hiện Mỹ đã điều 2 tàu chiến áp sát Lybia, sẵn sàng cho một cuộc can thiệp quân sự. Thứ tư, khá đặc biệt, từ những vụ xuống đường ở Bắc Phi – Trung Đông, sẽ có thêm công nghệ tạo chính biến, đảo chính mới. Đó là internet với mạng xã hội, blogs…mà Mỹ là chủ nhân sáng tạo ra. Mỹ đã sẵn sàng can thiệp quân sự vào Libya, chỉ chờ thời cơ thích hợp. Đây là điều Trung Quốc phải suy nghĩ, phần mềm tường lửa Vạn Lý Trường Thành chưa đủ sức để đấu với công nghệ tiên tiến của phương Tây. Đã có ý kiến cho rằng việc Đài VOA quyết định từ 1/10/2011 ngừng phát sóng các bản tin tiếng Trung là để tập trung cho chiến trường trên Internet, nơi có thể tiếp cận thanh niên, tri thức dễ dàng và rộng rãi hơn để tuyên truyền về những “giá trị Mỹ”. Có lẽ, trong tương lai cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung sẽ là cuộc cạnh tranh về công nghệ internet và kiểm soát thông tin. Về cái mất của Mỹ, hiện chưa mấy rõ ràng, làn sóng xuống đường có thể vượt quá tầm kiểm soát của Washington và đe doạ những chế độ thân Mỹ như Bahrain. Hơn nữa, một số công ty Mỹ đầu tư tại đây có thể bị thiệt hại, nhưng sẽ không lớn bởi có những hợp đồng ràng buộc pháp lý. Cuối cùng, có lẽ một số đồng minh của Mỹ sẽ e ngại chơi với “chú Sam”, bởi từ vụ khủng hoảng này họ chợt nhận ra họ sẽ bị Washington bỏ rơi nếu không còn hữu dụng với nước Mỹ nữa (trường hợp cựu Tổng thống Ai Cập Mubarak). Tất nhiên đây là điều phũ phàng nhưng nó luôn đúng trong quan hệ quốc tế, đó là “không có bạn vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh viễn”. Trung Quốc mất nhiều hơn được Về chính trị - ngoại giao, không gian phát triển của Trung Quốc rất có thể sẽ bị thu hẹp, do chậm chân, thiếu kinh nghiệm hoặc không có khả năng chớp thời cơ như Mỹ. Ai cũng biết, gần đây Trung Quốc được xem là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn nhất châu Phi, nhiều học viện Khổng Tử đã được xây dựng và giới lãnh đạo Bắc Kinh có thể tự hào bởi họ đã khai phá được một không gian phát triển đầy tiềm năng, trong bối cảnh Mỹ đang giành giật ảnh hưởng quyết liệt ở những khu vực xung quanh Trung Quốc. Tuy nhiên, công sức bao năm qua đang phải đối mặt với nguy cơ bị quét sạch, theo kịch bản mà một nhà báo từng đề cập: Tình hình Bắc Phi - Trung Đông diễn biến theo hướng từ “ổn định” tới “bất ổn” và trở lại “ổn định” nhưng theo hướng thân Mỹ. Về kinh tế, bao năm nay các nhà đầu tư Trung Quốc đổ dồn về châu Phi với những giấc mơ trở thành tỷ phú. Họ đã hào phóng viện trợ để thiết lập quan hệ với giới cầm quyền, từ đó tìm kiếm những hợp đồng béo bở trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, xây dựng đường sắt, cơ sở hạ tầng… Trớ trêu thay, khi đang lên như diều gặp gió thì hỗn loạn chính trị ập tới, khiến họ đối mặt với nguy cơ trắng tay. Sắc đỏ Trung Quốc ở lục địa đen sẽ tàn phai trong cơn bão tố cách mạng? Theo số liệu thống kê, năm 2009, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất châu Phi, vốn đầu tư trực tiếp trên 9 tỷ USD và sẽ tăng lên 70% vào năm 2015. Chỉ riêng Lybia, nơi đang nổ ra nội chiến, thương mại song phương Trung Quốc – Lybia đạt 6,6 tỷ USD năm 2010, Tập đoàn đường sắt Trung Quốc đã đầu tư 5,2 tỷ USD và gần 40.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại quốc gia này. Vẫn biết rằng không có bài học nào là miễn phí, nhưng cái giá mà Trung Quốc phải trả có lẽ quá đắt. Cái được duy nhất của Trung Quốc có lẽ chính là bài học về quản lý đất nước. Tuy đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, nhưng khoảng cách giàu nghèo, phân phối thành quả phát triển, thất nghiệp…vẫn là điều nhức nhối. Những mầm bệnh của người khổng lồ vẫn đang âm ỉ. Bên cạnh đó, vấn đề Tây Tạng, Tân Cương cũng đáng phải suy ngẫm. Có lẽ, Trung Quốc cần phải chú trọng hơn tới phát triển bền vững, chứ không phải là những con số tăng trưởng. Nhìn rộng ra thế giới Bất ổn tại Bắc Phi – Trung Đông và những cuộc cạnh tranh giành giật ảnh hưởng sẽ không chỉ tác động tới những quốc gia liên quan. Thế giới cũng sẽ gánh chịu nhiều tác động tiêu cực, trước mắt là về kinh tế khi giá dầu lên cao. Nguy hiểm hơn, những tiền lệ xấu trong quan hệ quốc tế có thể sẽ ra đời, những hình thức can thiệp tinh vi mới có thể sẽ được áp dụng, và những quân bài mặc cả mới có thể sẽ xuất hiện trong tay các nước lớn. Tất cả báo hiệu một thời kỳ không mấy bình yên trên trường quốc tế.
)
|
Nhãn:
Algeria,
Bahrain,
Bắc Phi – Trung Đông,
iran,
Jordani,
Marocco,
Mỹ,
trung quốc,
Yemen
Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011
>> Mỹ điều USS Montery 'dòm' kho tên lửa Iran
Quân đội Mỹ sẽ cử một tàu chiến tới biển Địa Trung Hải trong vài tuần tới.
USS Monterey có trang bị hệ thống radar Aegis hiện đại, tàu sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Địa Trung Hải trong vòng 6 tháng. Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chính sách phòng thủ tên lửa vào năm 2009, ông Plumb nhận xét: “Đây là bước thực hiện đầu tiên của nước Mỹ nhằm chứng minh sự cam kết cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho quân đội Mỹ, đồng minh và các đối tác tại châu Âu. Chúng tôi nói rằng sẽ làm, và bây giờ chúng tôi đang thực hiện điều đó". Tàu USS Monterey thuộc lớp Tinconderoga, sẽ diễn tập cùng với lực lượng Mỹ có mặt tại Địa Trung Hải và hình thành “sự hiện diện thường trực” của những tàu có trang bị hệ thống hỗ trợ tương tự như USS Monterey. Những tàu dẫn đường cho tên lửa của quân đội Mỹ được điều động tới Địa Trung Hải trong quá khứ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu kiểu này được triển khai nhằm hỗ trợ cho hệ thống phòng thủ tên lửa. Quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn từ tàu chiến. "Viên gạch" xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu Liên minh NATO đã nhất trí về lá chắn tên lửa trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào năm 2010. Dự án lá chắn tên lửa bị đặt nhiều dấu hỏi cho độ tin cậy của các vũ khí chống tên lửa và liệu những thiết bị đánh chặn hiện đại có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng dự kiến hay không. Theo ông Plumb, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai hệ thống radar trên đất liền tại nam Âu vào cuối năm 2011. Tuy nhiên quá trình này đang gặp khó khăn khi còn tồn tại rất nhiều bất đồng trong đàm phán. Hải quân Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3, hiện được trang bị trên một số tàu chiến của Mỹ. Một phần trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu chính là triển khai hệ thống đánh chặn trên bờ SM-3 tại Romania và Ba Lan vào năm 2015 và 2018. Quân đội Mỹ cũng tiếp tục phát triển phiên bản trên bờ SM-3. Hiện tại, SM-3 đã được lắp đặt trên một số tàu hải quân. Theo chính quyền của tổng thống Obama, chương trình phòng thủ tên lửa này chủ yếu nhằm vào nguy cơ từ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và kho tên lửa tầm trung đang phát triển “chóng mặt” của quốc gia này. |
Thứ Tư, 9 tháng 2, 2011
>> Iran sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh
Tư lệnh Vệ binh cách mạng Iran, Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari thông báo rằng Tehran đang sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh.
Iran tuyên bố sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo thông minh. Ảnh minh họa. Tehran đạt được nhiều bước tiến vượt bậc trong việc phát triển các tên lửa tầm trung và tầm xa trong vài thập kỷ gần đây. Đồng thời, Iran luôn nhấn mạnh, sức mạnh tên lửa của nước này “chỉ là một công cụ phòng vệ nhằm chống lại các cuộc xâm lược”. Chương trình hạt nhân và tên lửa của Iran từ lâu trở thành mối quan ngại lớn của các cường quốc phương Tây. Mỹ nhiều năm nay không ngừng tìm cách ngăn chặn chương trình hạt nhân và tên lửa của Tehran nhưng đến nay vẫn chưa thành công. |
Nhãn:
iran,
Mohammad Ali Jafari,
Tehran,
tên lửa đạn đạo
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011
>> Iran bắn tên lửa phòng không ở khu vực nhạy cảm
Ngày 19/1, Iran đã phóng thử thành công tên lửa đất - đối - không ở gần cơ sở hạt nhân Khondab, hãng thông tân chính thức IRNA của Iran đưa tin. |
Nhãn:
iran,
nhạy cảm,
phòng không,
tên lửa
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)