Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tổng thống Mỹ Barack Obama

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Mỹ Barack Obama. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2012

>> Không quân Mỹ chuẩn bị tấn công Syria

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ chuẩn bị một cuộc không kích hạn chế nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng thời áp đặt các khu vực cấm bay tại Syria.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-16. Ảnh matzav.com


Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra lệnh cho không quân và hải quân Mỹ chuẩn bị một cuộc không kích hạn chế nhằm vào chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, đồng thời áp đặt các khu vực cấm bay tại Syria.

Theo các nguồn tin khu vực ngày 11/6, nhiệm vụ của lực lượng Mỹ là hủy hoại chính quyền của ông Assad và các trung tâm chỉ huy quân sự nhằm làm cho chính quyền lung lay và cản trở quân đội Syria tấn công phe nổi dậy.

Các nguồn tin tiết lộ Tổng thống Obama đã quyết định bước đi này sau những tuyên bố liên tiếp của giới chức Nga cho rằng "Moskva sẽ ủng hộ sự ra đi của ông Assad, nếu người dân Syria đồng ý với việc đó."

Mỹ mở ra hai hướng hành động: Một là, loại bỏ ông Assad bằng cách tăng cường cung cấp vũ khí cho lực lượng nổi dậy và tổ chức các lực lượng đối lập thành quân chuyên nghiệp có thể đương đầu với các đơn vị quân đội trung thành với ông Assad. Hai là, trước sức ép của cuộc không kích giới hạn của Mỹ, chọn ra một nhóm sỹ quan cấp cao sẵn sàng làm đảo chính lật đổ ông Assad, buộc ông và gia đình chấp nhận sống lưu vong. Chiến dịch của Mỹ sẽ được điều chỉnh theo diễn tiến của các sự kiện chính trị và quân sự.

Trước đó, ngày 10/6, Ngoại trưởng Anh William Hague nói: "Syria đang bên bờ vực của nội chiến, vì thế không thể loại trừ bất cứ giải pháp nào”.

Washington hiện không chắc về phản ứng của Nga vốn cực lực lên án hành động can thiệp quân sự của nước ngoài. Các quan chức Mỹ hiện cũng chưa rõ liệu Nga có chấp nhận tiến trình thay đổi chế độ ở Damascus hay không.


Về phần mình, Nga vẫn phản đối mạnh mẽ khả năng dùng vũ lực để lật đổ Tổng thống Assad. Nga và Mỹ đang mâu thuẫn gay gắt với nhau về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng ở Syria. Trong khi Mỹ ra sức thúc ép Tổng thống Assad từ chức, thì Nga lại cho rằng việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad không phải là giải pháp tháo gỡ cuộc khủng hoảng ở Syria hiện nay.

Hiện tại, Nga và Trung Quốc đều cho rằng phương Tây, do Mỹ cầm đầu, đang hậu thuẫn phe nổi dậy Syria. Hai nước thành viên HĐBA LHQ có quyền phủ quyết này không muốn biến Syria thành Libya thứ hai và chỉ ra rằng việc NATO lật đổ chính phủ Libya năm ngoái không đem lại hòa bình và ổn định cho đất nước hiện đang lâm vào tình trạng hỗn loạn, chia rẽ này.

(Nguồn :: Báo Đất Việt)

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Những binh đoàn bí mật của Tổng thống Mỹ


Mới đây, cuốn sách “Những lực lượng bí mật của tổng thống” do Marc Ambinder biên soạn mang tới độc giả cái nhìn cận cảnh về các binh đoàn Mỹ hùng mạnh nhất.



Với tấm lá chắn là lực lượng chủ lực của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt, Chính phủ Mỹ đang cố tình giấu nhẹm đi mọi hoạt động của các binh đoàn này.

Theo Ambinder, Tổng thống Obama và cộng sự có một sức mạnh vô hình rất lớn khiến thế giới lãng quên và xóa bỏ dù là chút ít hình ảnh những lực lượng bí mật được công khai.

Ambinder gọi những lực lượng bí mật là “thực thể sống”. Chính quyền Mỹ đã và đang chi một khoản tiền khổng lồ nhằm giữ kín chúng. Không ai có thể tin mọi hoạt động của “thực thể sống” đều thể hiện sức mạnh và nhiều âm mưu toan tính.

Dưới đây là một trong số các lực lượng như vậy:

http://nghiadx.blogspot.com
Toàn cảnh trụ sở Cục An ninh quốc gia Mỹ.

1. Lực lượng F6: Tại các đại sứ quán trên khắp thế giới, các chuyên viên phân tích thuộc NSA kết thành một mạng lưới khổng lồ, lấy thông tin từ CIA nhằm chặn đứng các dấu hiệu nguy hại với Mỹ tại các địa điểm mục tiêu.

Đây là lá bài then chốt Mỹ "cài" để theo dõi tình hình chính trị và sẵn sàng tiến hành mọi động thái quân sự. Đa phần nhân viên F6 được quản lý bởi tổ chức SCS - “đứa con cưng” của CIA và NSA.

Một khi CIA cần thăm dò hoặc đặt máy ghi âm tại văn phòng đại sứ quán nước ngoài, F6 sẽ nhận lệnh từ các chuyên viên được bố trí công tác tại đại sứ quán Mỹ, cài người và thiết bị định vị để xử lý thông tin.

2. Trung tâm điều hành các chương trình ứng dụng mặt đất (GAPO): Đặt trụ sở tại Belvoir với chuyên môn vận hành các công nghệ do thám bí mật và chương trình thu nhận thông tin phục vụ hoạt động tình báo cấp cao của quân đội.

Ambinder cho biết "đại gia tìm kiếm" Google dường như bất lực về mọi tài liệu có liên quan tới GAPO. Tuy nhiên, ông tiết lộ bản báo cáo của một cựu giám đốc GAPO cho biết trung tâm này luôn tuân thủ một tôn chỉ nghề nghiệp chặt chẽ. Ấy là "Trách nhiệm đi đôi với phát triển".

Hoạt động chính của trung tâm là quan sát mục tiêu, giữ bình ổn hơn 190 chương trình xử lý chạy cùng lúc, tiếp nhận dự án tình báo và đánh giá quân trang.

Ngân sách Nhà Trắng chi cho GAPO hàng năm lên tới trên 500 triệu USD. Riêng tư lệnh chỉ huy được tuyển chọn thông qua một ban điều hành quản lý hai chương trình quân sự hàng đầu của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt.

3. Trung tâm thử nghiệm bay thuộc Biệt đội Không quân số 3: Được biết tới với mật danh "Phi đội bay trinh sát thứ 30" nằm vùng tại khu vực 51 gần hồ Groom, căn cứ không quân Creech.

Bấy lâu nay, dư luận vẫn tưởng căn cứ thực của Biệt đội Không quân số 3 ở California, song đó thực chất chỉ là vỏ bọc. Biệt đội này huấn luyện cả nam và nữ quân nhân, đóng vai trò điều hành các trung tâm thí nghiệm quân sự tại hồ Groom theo chỉ đạo của không quân Mỹ và CIA.

Ambinder gọi đó là "miền đất hứa" nằm trong lòng khu vực 51.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái tại căn cứ không quân Creech.

Phi đội trinh sát thứ 30 tiếp tục được chia nhỏ nhằm thí nghiệm các dự án máy bay không người lái và bố trí hoạt động các cảm biến không gian, điển hình là chiếc RQ-170 đã "xới tung" Iran tháng 12/2011.

4. Phi đội trực thăng số 1 USAF: Hoạt động bằng mật danh "Mussel", lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch tình báo "nhanh và chớp nhoáng" của không quân tại thủ đô Washington. Nơi đây chính là đầu não chi phối hoạt động các cơ quan dân vận và tình báo trên khắp thế giới của Mỹ.

Không quá khó để nhận ra sự hiện diện của các phi cơ chiến đấu UH N1 gần Washington, thậm chí hai chiếc "lơ lửng" trên bầu trờì gần căn cứ chỉ để quan sát tình hình bên dưới mặt đất.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay Boeing 757 là vũ khí tác chiến được Bộ An ninh nội địa và phi đội trực thăng số 1 USAF sử dụng.

5. Lực lượng hải quân tiếp ứng vô danh: Nằm vùng tại sông Potomac, Washington, từng gây xôn xao khi căn cứ hoàn thành năm 2003.

Có thể nói đây là một vị trí đắc địa với các khu nhà cao tầng bí ẩn, có vẻ được bảo mật an ninh rất kín kẽ. Các thành viên Hiệp hội Nghệ thuật Washington bị buộc yêu cầu giữ kín mọi hoạt động và mục tiêu quân sự nếu muốn được sống yên thân.

Một quan chức Mỹ từng khẳng định Nhà Trắng rất chú ý bao bọc nơi đây, tránh để lộ tên đơn vị hải quân đứng sau khu căn cứ cùng bất kỳ mối liên quan nào với phương thức hoạt động tình báo.

Điều này khiến Ambinder kết luận: rõ ràng một "núi" bí mật được cất giấu ngay tại Washington mà chẳng một ai biết.

6. Trung tâm Công nghệ chuyên dụng SCO: Đây là nơi giải quyết mọi vấn đề hóc búa về kỹ thuật công nghệ của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt hoặc CIA.

SCO được ủy quyền bỏ qua mọi khâu trung gian trong thí nghiệm và đưa vào vận hành các loại vũ khí chiến tranh. Nhà Trắng bí mật thành lập SCO nhằm tìm kiếm, phát triển, áp dụng, thử nghiệm và sản xuất hệ thống vũ khí chiến đấu cho toàn bộ quân đội Mỹ, nhân viên ở đây đa phần là các chuyên gia về đạn dược, súng, pháo hay xe vận chuyển.

Chính nhiều hệ thống quân sự do Mỹ công khai đều "qua tay" SCO, đơn cử như máy bay không người lái Predator được vũ trang hay hệ thống dò tìm RFID.

Trung tâm này hoạt động song song với Phi đội trực thăng số 1 USAF, được coi là "ngân hàng đen" về vũ khí chiến tranh rải rác công nghệ "kinh điển" vào các mặt trận.

Trong sơ đồ tổ chức của Lầu Năm Góc, mọi thông tin SCO phải trình báo lên Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng về các hệ thống và khái niệm cao cấp.

7. Phi đội bay tác chiến đặc biệt số 227 (SOF): Đóng tại căn cứ không quân McGuire AFB, New Jersey. Thành viên thuộc SOF điều khiển 2 máy bay tác chiến FEST nhằm ứng phó trong các tình huống khẩn cấp. Một điểm đặc biệt là SOF luôn ở chế độ sẵn sàng ngay khi nhận lệnh bố trí các tình báo Mỹ cùng phái đoàn ngoại giao tới hiện trường khủng bố và khu vực chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân McGuire AFB là nơi đóng quân của phi đội bay SOF.

8. Đơn vị quân đội chuyên biệt: Gần như không có thông tin gì về đơn vị này tại căn cứ quân sự Fort Bragg.

Người ta vẫn hoài nghi nơi đây chuyên đào tạo và cung cấp tình báo viên làm việc theo thời hạn cho các lực lượng quân đội đặc biệt ở Mỹ.

Ambinder chỉ ra tên Biệt đội BI - một cơ cấu được xây dựng hoàn toàn bởi các điều tra viên và người thẩm vấn là phụ nữ. BI hoạt động riêng lẻ, tập hợp tin tình báo và liên lạc với một số đơn vị ở các căn cứ quân sự khác dưới quyền chỉ đạo từ CIA.

9. Biệt đội Thí nghiệm bay số 486: Đóng trụ sở tại căn cứ không quân Eglin AFB. Một trong 6 biệt đội bay thuộc nhóm 486 luôn ở trạng thái cảnh báo quân sự trong khi tiến hành các chiến dịch đặc biệt cùng các nhiệm vụ tình báo trên toàn cầu.

Là "anh em" với 486, Biệt đội tác chiến chuyên biệt mang số hiệu 427 đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA. Đây được ví như những kế hoạch "sóc bay" bí mật, diễn ra tại Eglin AFB và căn cứ không quân Pope.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân Pope là nơi diễn ra hoạt động đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA.

10. Lực lượng hỗ trợ tác chiến (MSA): Là một đơn vị tình báo mang số hiệu 17 "không được công nhận" sau khi tách ra từ quân đội và hợp nhất với một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt vào năm 2003.

MSA nhận ngân sách hàng năm khoảng 80 triệu USD, tập hợp nhân viên tình báo hỗ trợ quân sự cho các chiến dịch tại các khu vực mà "những cái vòi bạch tuộc" của CIA tỏ ra vô dụng.

MSA liên tiếp được chỉ đạo bởi các chuyên gia, cùng với những trung khu tình báo thông qua hệ thống thông tin cảnh báo tối tân. Lực lượng này từng được CIA bố trí ngầm tại Afghanistan năm 2002 dưới tên gọi Gray Fox (Cáo xám), sau đó bị lộ và buộc phải chuyển thành Intrepid Spear (Những binh sĩ dũng cảm) năm 2005.

MSA được cho là anh em với Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt với tên gọi thân mật là "Biệt đội hành động". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, không có thông tin nào về mật danh chính thức của lực lượng này vì MSA luôn lấy chiến thuật "thay tên đổi dạng" để bí mật hoạt động

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

>> Mỹ thẳng thừng tuyên bố đã mất bình tĩnh với TQ



Tổng thống Mỹ Barack Obam hôm 12/11 nói với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào rằng Mỹ đã "nản lòng" và "mất bình tĩnh" với tốc độ thay đổi trong chính sách kinh tế của Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Đối thoại Mỹ - Trung

Nhà lãnh đạo Mỹ đã cảnh báo thẳng thừng như vậy trong các cuộc hội đàm trước thềm hội nghị thượng đỉnh châu Á Thái Bình Dương, một quan chức cấp cao Mỹ cho biết.

Trước đó, Tổng thống Obama đã cảnh báo rằng Trung Quốc phải "chơi theo luật" thương mại quốc tế. "Chúng tôi muốn các vị chơi theo luật và tiền tệ có lẽ là ví dụ tốt nhất".

Cách nói thẳng thừng của Tổng thống Obama cho thấy Mỹ ngày càng lo lắng về sự tuân thủ các tiêu chuẩn sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh lẫn mức độ của đồng nhân dân tệ, đồng tiền mà các nhà chỉ trích cho rằng nó được duy trì ở mức thấp một cách không tự nhiên nhằm thúc đẩy xuất khẩu.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào diễn ra trong bối cảnh sức ép chính trị đối với Obama về hồ sơ thương mại của Trung Quốc tăng cao. Vấn đề này đã được các ứng viên Tổng thống đảng Cộng hòa nhắc lại trong cuộc tranh luận về tranh cử hôm 12/11 khi chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ đang bắt đầu có đà.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Trung Quốc đã vặn lại rằng sự tăng giá của đồng nhân dân tệ không hề giúp gì cho Mỹ. Và rằng, thâm hụt thương mại, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ không phải do chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra. Theo các bình luận đăng trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Hồ Cẩm Đào nói với người đứng đầu nước Mỹ: "Cho dù giá trị đồng nhân dân tệ tăng đáng kể thì nó cũng không giải quyết được các vấn đề mà Mỹ đang đối mặt",.

Lúc xuất hiện công khai trước khi hội đàm tại một khách sạn ở Honolulu, hai nhà lãnh đạo Mỹ Trung không lạc khỏi những nụ cười ngoại giao và căng thẳng kinh tế chỉ nảy nở ở cuộc gặp kín.

Tổng thống Obama "đã khẳng định rõ ràng là người Mỹ và cộng đồng thương mại Mỹ đang ngày càng mất bình tĩnh và nản lòng với tình trạng thay đổi trong các chính sách kinh tế của Trung Quốc và quá trình phát triển của quan hệ kinh tế Mỹ-Trung", Michael Froman, phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ cho biết.


Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Tổng thống Obama đã phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan?



Theo báo Mỹ, Obama đã phê chuẩn bán vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, điều này có thể làm cho quan hệ Trung-Mỹ xấu đi.


Ngày 15/9, “Thời báo Washington” Mỹ đã dẫn lời các quan chức Quốc hội và Chính phủ Mỹ giấu tên cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định bán vũ khí có trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm việc nâng cấp các thiết bị của máy bay chiến đấu F-16A/B, và đến ngày 16/9 Quốc hội Mỹ sẽ nhận được một bản báo cáo vắn tắt.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-16A/B MLU của Không quân Đài Loan


Thông tin này nhanh chóng được báo giới cho là “quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi”. Đối với vấn đề này, ngày 16/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định, phía Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

“Giai đoạn ngừng chiến giữa hai siêu sức mạnh đã kết thúc, quay trở lại năm 2010” - Reuters ngày 16/9 đã bình luận như vậy về thông tin Washington bán vũ khí cho Đài Loan.

Năm 2010, do các vấn đề như Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD và Obama gặp Dalai Lama, quan hệ Trung-Mỹ đã rơi xuống vực thẳm, các chuyến thăm cấp cao gồm cả trao đổi quân sự đã gián đoạn, năm 2011 mới bắt đầu dịu lại.


Do sức ép từ Trung Quốc, Đài Loan chưa thể nhận được máy bay chiến đấu F-16C/D do Mỹ chế tạo


Có không ít tờ báo cho rằng, lần này Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan “đã giữ thể diện cho Trung Quốc”. Ngày 16/9, BBC cho biết, lần trước Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan có quy mô lớn là vào năm 2001, khi đó Đài Loan đã nhận được tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk và máy bay chiến đấu F-16, nhưng không bao gồm tàu ngầm và máy bay chiến đấu mới.

Sau đó, tuy hàng năm Mỹ đều bán vũ khí cho Đài Loan và huấn luyện quân sự cho binh sĩ Đài Loan, nhưng phần lớn đều là những linh kiện thay thế, không có vũ khí tiên tiến.




F-16 là máy bay chiến đấu phản lực, hạng nhẹ, đa nhiệm vụ, do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển và hiện hoạt động tại 24 quốc gia,

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, ông Obama khiêu khích Trung Quốc



Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc gặp với Đạt Lai Lạt Ma, thủ linh tinh thần lưu vong của Tây Tạng, bất chấp những cảnh báo từ Trung Quốc.

Cuộc gặp được công bố vào tối ngày 15/7/2011 sau một sự im lặng kéo dài từ Chính phủ Obama. Trước đó, về thời điểm Tổng thống Mỹ sẽ gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, thủ lĩnh tinh thần hiện đang lưu vong của Tây Tạng không hề được tiết lộ.

Thông cáo chính thức của Nhà Trắng cho hay: "Cuộc gặp nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ mạnh mẽ của Tổng thống trong việc bảo tồn bản sắc của Tây Tạng như tôn giáo, văn hóa, ngôn ngữ cũng như việc bảo vệ nhân quyền cho người Tây Tạng".



Cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ Barack Obama và Đức Đạt Lai Lạt Ma năm 2010.


Cũng theo thông cáo trên, tổng thống Mỹ sẽ hỗ trợ cuộc đối thoại giữa đại diện của Đạt Lai Lạt Ma và chính phủ Trung Quốc để giải quyết sự khác biệt giữa 2 bên về vấn đề Tây Tạng.

Trong cuộc gặp Đạt Lai Lạt Ma tháng 2/2010, tổng thống Obama không cho phép sự có mặt của các phỏng viên. Ngoài ra, Đạt Ma cũng được ông Obama tiếp trong phòng Bản Đồ chứ không phải phòng Bầu Dục vốn được sử dụng khi Tổng thống Mỹ tiếp các nguyên thủ quốc gia.

Đức Đạt Lai Lạt Ma Tây Tạng bắt đầu cuộc sống lưu vong từ năm 1959. Ông tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Tây Tạng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn coi Đạt Ma như một phần tử ly khai và luôn lên tiếng phản đối các cuộc gặp các nhà lãnh đạo thế giới của ông này.

Trung Quốc phản đối cuộc gặp của Chính phủ Mỹ

Sau khi chính phủ Mỹ công bố cuộc gặp giữa Đạt Ma và Tổng thống Obama, Chính phủ Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ hủy bỏ cuộc gặp nêu trên và cảnh báo, cuộc gặp trên sẽ làm tổn hại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc.

Phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Hồng Lỗi tuyên bố:"Vấn đề Tây Tạng liên quan đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi kiên quyết phản đối bất cứ cuộc gặp nào giữa quan chức nước ngoài với Đạt Lai Lạt Ma dưới bất kỳ hình thức nào".

Người phát ngôn bộ Ngoại Giao trung Quốc kêu gọi chính phủ Mỹ ngay lập tức thu hồi quyết định trong việc sắp xếp cuộc họp trên nhằm tránh can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc cũng như những tổn hại trong quan hệ Mỹ và trung Quốc. Ông Hồng Lỗi còn kêu gọi Mỹ công nhận "Tây Tạng là một phần của Trung Quốc" và phản đối một "Tây Tạng độc lập".

Quan hệ Mỹ và Trung Quốc đã trở nên căng thẳng sau cuộc gặp giữa ông Obama và Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 2/2010. Chuyến thăm của Đạt Ma tới Washington diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc có hàng loạt các hoạt động quan trọng cho mối quan hệ giữa 2 cường quốc.

Sau chuyến thăm của Đô đốc Mike Mullen tới Trung Quốc, phó tổng thống Joe Biden cũng lên kế hoạch thăm Trung Quốc tháng 8/2011.

Dự kiến, ông Biden có cuộc gặp với Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Clinton cũng có cuộc hội đàm với Trung Quốc ngày 25/7.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức trong cuộc gặp với Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Mike Mullen cũng đã lên tiếng chỉ trích Đạt Lai Lạt Ma: "Có những người ở Mỹ cố ý gây ra những rắc rối làm phức tạp thêm sự phát triển của quan hệ giữa hai quốc gia".

[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 7, 2011

>> Lầu Năm góc chia tay ông Robert Gates




Sau hơn 4 năm là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ngày 30/6/2011 ông Robert Gates (*) đã chích thức tạm biệt Lầu Năm Góc và trao quyền cho người kế nhiệm ông Leon Panetta.


Tại Lầu Năm Góc, Tổng thống Barack Obama và các lãnh đạo chủ chốt trong chính phủ, thành viên của Quốc hội, các binh lính, tướng sỹ trong quân đội Mỹ cũng đã có mặt trong buổi lễ long trọng để chia tay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates.


Huân chương Tự do của Tổng thống Mỹ.


Tại đây, Tổng thống Barack Obama đã ca ngợi Bộ trưởng R.Gates vì những đóng góp to lớn của ông cho nước Mỹ trong suốt hơn 4 năm qua, và trao tặng Huy chương Tự do của Tổng thống, một phần thưởng cao quý của nước Mỹ.

Ông Robert Gates là vị Bộ trưởng Quốc phòng thứ 22 của nước Mỹ và là người duy nhất trong lịch sử Mỹ được Tổng thống dành sự ưu ái đặc biệt nhờ những công lao và đóng góp to lớn cho nước Mỹ.

Ông Robert Gates bắt đầu chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ vào thời điểm quyết định trong cuộc chiến tranh Iraq.

Tổng thống Obama cũng không quên ghi nhận công lao của ông R.Gates đã hoàn thành một trong những nhiệm kỳ xuất sắc nhất đối với các lãnh đạo Lầu Năm Góc, với những khó khăn trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động, cũng như những thách thức từ hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan.

Ông Gates đã có công lớn trong việc giúp xoay chuyển tình thế ở cả 2 mặt trận Iraq và Afghanistan thông qua chiến lược điều chỉnh quân tại 2 chiến trường này. Đặc biệt, ông đã góp phần hoàn thành sứ mệnh truy lùng và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden.

Tổng thống Obama ca ngợi về ông Gates, ví ông là một nhà ái quốc khiêm nhường, một người quả cảm và có nhãn quan rộng lớn, là một người xuất sắc nhất của nước Mỹ.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates là một Bộ trưởng Quốc phòng phục vụ lâu năm nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Trước đó, cựu Tổng thống George W. Bush vì đã bổ nhiệm ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong năm 2006, đến năm 2009 khi thay đổi chính quyền, tân Tổng thống Obama khi đó đã tái bổ nhiệm ông tiếp tục giữ chức vị Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ.

Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng quốc phòng R.Gates nói rằng, ông tự hào vì sự hợp tác của Lầu Năm Góc với các cơ quan khác trong chính phủ liên bang Mỹ, nhất là trong lĩnh vực tình báo và ngoại giao.

Bộ trưởng Gates còn cho rằng, cuộc tấn công al-Qaeda bằng những đòn bất ngờ, mà cao điểm là vụ đột kích tiêu diệt Osama bin Laden là một minh chứng cho thấy sự thay đổi lớn về chiến lược, cách thức kết hợp linh hoạt giữa tình báo và các hoạt động quân sự trong thế kỷ thứ 21.

Bộ trưởng Gates bày tỏ, được phục vụ trong Quân đội Mỹ và với tư cách Bộ trưởng Quốc phòng chính là một vinh dự lớn nhất, một đặc ân trong cuộc đời ông.

Trong thông điệp từ biệt gửi đến các quân nhân Mỹ và gia đình, Bộ trưởng Quốc phòng Gates bày tỏ lời cảm ơn các quân nhân rằng, lòng dũng cảm và sự phục vụ tận tâm của họ đã giữ cho nước Mỹ được bình yên.

Hình ảnh về buổi lễ long trọng lễ chia tay Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates:



Buổi lễ long trọng chia tay Bộ trưởng Robert Gates ngay tại khuôn viên Lầu Năm Góc.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates duyệt nghi lễ lần cuối trước khi chuyển giao chức vụ cho người kế nhiệm.




Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã điều hành bộ máy quân sự nước Mỹ hơn 4 năm.




Tổng thống Barack Obama, Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen chào danh dự.




Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Đô đốc Mike Mullen nhận cái bắt tay từ Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates.




Tổng thống Obama đã đánh giá cao những công lao của Bộ trưởng Gates và coi ông như một người bạn.




Tổng thống Barack Obama phát biểu ca ngợi Bộ trưởng R.Gates vì những đóng góp to lớn của ông cho nước Mỹ trong suốt hơn 4 năm qua.




Tổng thống Barack Obama dành cho Bộ trưởng R.Gates một sự bất ngờ bằng việc tặng thưởng huân chương cao quý nhất của nước Mỹ.




Ông Robert Gates và vợ của ông bà Becky chào các vị khách trước khi rời Lầu Năm Góc.




Sau khi Bộ trưởng R.Gates ra đi, bộ máy quân sự nước Mỹ lại hy vọng vào vị tân Bộ trưởng Leon Panetta (cựu Giám đốc CIA).


(*) Ông Robert Michael Gates sinh ngày 25/9/1943 tại Wichita, Kansas, Mỹ, ông là một chính khách Mỹ, đã phục vụ trong CIA và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ 26 năm, là Giám đốc CIA dưới thời Tổng thống George W. Bush. Sau khi rời CIA, ông trở thành Hiệu trưởng trường ĐH Texas A&M, và là thành viên Hội đồng quản trị của một số công ty.

Ông Gates là thành viên của Nhóm nghiên cứu về Iraq. Với kết quả kết quả bầu cử giữa kỳ 2006, ngày 8/11/2006, Tổng thống George W. Bush bổ nhiệm ông Robert Michael Gates vào cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ thay thế Bộ trưởng Donald Rumsfeld.

Sau khi Tổng thống Barack Obama thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, Bộ trưởng Robert Gates tiếp tục được đề cử giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cho đến 30/6/2011.

Những thành quả ông Robert Michael Gates đã làm cho nước Mỹ phải kể đến việc thực hiện một nỗ lực khó khăn là thuyết phục đồng minh tiếp tục duy trì sự hỗ trợ cho cuộc chiến tại Afghanistan, giảm bớt thiệt hại cho Quân đội Mỹ . Đặc biệt là những nỗ lực tiêu diệt mạng lưới khủng bố al-Qaeda.

[BDV news]


Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

>> NATO không kích cảng Tripoli, Lybia



NATO cho hay, đêm qua máy bay tiêm kích của liên minh đã không kích 7 tàu của Hải quân Lybia. Còn phía Libya cho biết NATO đang chặn nguồn cung cấp lương thực của nước này.


Mục tiêu các cuộc không kích của NATO nhằm vào là các tàu thuộc sở hữu của ông Gaddafi đang đồn trú tại cảng Tripoli, Al- Humes và Sirte. Dù vậy NATO tiếp tục tuyên bố, mục tiêu tấn công của liên quân đêm qua chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự.


Tàu tại cảng Tripoli bốc cháy dữ dội sau cuộc không kích của NATO


Theo nhân chứng, tại cảng Tripoli xảy ra 4 tiếng nổ lớn làm nhiều tàu bốc cháy dữ dội. Các phóng viên của AFP có mặt tại hiện trường lại không dám khẳng định chắc chắn con tàu cháy là tàu dân sự hay quân sự.

Phía phía NATO cho rằng, chiến dịch đêm qua được thực hiện để bảo vệ dân thường và an ninh của NATO trên biển.

Theo lời người đại diện NATO, liên minh buộc phải tấn công các tàu của người đứng đầu Lybia vì trong tuần qua lực lượng trung thành với ông Gaddafi thường xuyên có những hành động ngăn cản các dòng viện trợ nhân đạo từ bên ngoài vào cảng Misurata để cứu giúp người dân Lybia.

Trước hành động này của NATO, phát ngôn viên chính phủ Libya, ông Moussa Ibrahim chính thức lên tiếng, gọi cuộc tấn công trên của NATO là một hàng động muốn dồn ép quốc gia Lybia tới bước đường cùng.

Ông còn khẳng định, các cảng bị tấn công là nơi tiếp nhận thực phẩm và các nhiều nhu yếu phẩm khác của đất nước. “Cả đất nước Lybia có nguy cơ chết đói vì cuộc không kích của NATO”, ông Ibrahim nói.

Hiện khu vực cảng bị tấn công ở Tripoli vẫn đang trong tình trạng bất ổn. Ông Ibrahim lên tiếng: “Tổng thống Mỹ Barack Obama quá ảo tưởng. Chúng tôi cho rằng, những lời dối trá của ngài vẫn đang lan tràn khắp thế giới trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngài (Obama) làm gì có quyền quyết định sự ra đi của nhà lãnh đạo Lybia. Quyền quyết định vấn đề này là của chính người dân Libya”.

[BDV news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> 333 tỷ USD được Mỹ chi để đóng tàu chiến



Hải quân Mỹ dự định đầu tư 333 tỷ USD trong 20 năm tới chỉ để đóng thêm tàu chiến trong bối cảnh chi phí đóng tàu tăng nhanh.



Quan chức cấp cao phụ trách mua sắm vũ khí trong hải quân Mỹ là Sean Stackley cho biết, chi phí trung bình để đóng tàu giai đoạn 2022-2031 sẽ là 17,5 tỷ USD một năm. Trong giai đoạn 2012-2021, con số này là 15,8 tỷ USD. Do chi phí đóng tàu tăng, số tàu chiến được đóng mới mỗi năm sẽ giảm

Một yếu tố khác làm giảm số tàu chiến mới được đóng là Mỹ dồn tiền để đóng tàu ngầm hạt nhân mới, thay thế các tàu hạt nhân lớp Ohio hiện tại.

Như vậy, số tàu được đóng mới sẽ giảm, từ mức 12 chiếc năm 2015 xuống 7 hoặc 8 chiếc từ năm 2024.




Mỹ đầu tư 333 tỷ USD chỉ để đóng thêm tàu chiến


Việc thay thế tàu hạt nhân lớp Ohio rất tốn kém (hiện ở mức 5,4 tỷ USD một chiếc). Do đó, dù có tiết kiệm, giảm chi phí thay thế xuống mức 4,9 tỷ USD một chiếc thì việc thay thế 12 tàu lớp Ohio vẫn rất lớn, là gánh nặng cho chương trình đóng tàu mới.

Bên cạnh đó, hải quân Mỹ còn có kế hoạc nâng cấp các tàu sân bay bằng tàu lớp Ford, hiện đại hóa tàu tuần duyên, tàu đổ bộ, tàu khu trục và tàu tiếp dầu…

Tàu ngầm lớp Ohio bắt đầu “nghỉ hưu” từ năm 2027 và tàu đầu tiên thay thế Ohio sẽ bắt đầu hoạt động từ năm 2029.


[BDV news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> Thêm một người con của Gaddafi thiệt mạng vì không kích



Ngày 1/5, Chính phủ Libya xác nhận con trai út của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi đã thiệt mạng sau một đợt không kích của NATO.



Phát ngôn viên Chính phủ Libya Moussa Ibrahim cho biết: Ngày 30/4, các máy bay của NATO đã ném bom vào dinh thự nơi ông Gaddafi đang trú ẩn cùng vợ, phá hủy hoàn toàn dinh thự này và để lại một hố bom khổng lồ. Ông Gaddafi may mắn thoát chết, tuy nhiên con trai và 3 cháu nội của ông đã thiệt mạng.

Theo ông Ibrahim, dinh thự của Tổng thống Gaddafi nằm trong một khu vực dân cư ở Tripoli, đồng thời nhấn mạnh Saif al-Arab Gaddafi – người con trai bị giết chết – không liên quan nhiều đến chính trị ở Libya. Saif al-Arab Gaddafi, 29 tuổi, chỉ mới quay về Libya gần đây sau một thời gian học ở Đức.

“Các máy bay của NATO đã tấn công bằng tất cả sức mạnh. Đây là một âm mưu ám sát trực tiếp của NATO nhằm vào lãnh tụ Gaddafi”, ông Ibrahim nói, và khẳng định lãnh tụ Gaddafi và vợ “vẫn mạnh khỏe”.




Saif al-Arab Gaddafi


Ngay sau vụ tấn công, Đài truyền hình Libya chiếu cảnh đám đông tụ tập xung quanh khu vực dinh thự, hô vang khẩu hiệu “thánh chiến” và bày tỏ sự ủng hộ với ông Gaddafi.

Phóng viên BBC Christian Fraser, người được đưa đến hiện trường 2 giờ sau đó, xác nhận vụ ném bom đã đánh trúng dinh thự của ông Gaddafi và có dấu hiệu về một cuộc họp mặt gia đình đã diễn ra tại đây.

Tuy nhiên, theo phóng viên Fraser, “sức mạnh hủy diệt của vụ tấn công” lớn đến nỗi rất khó tưởng tượng được ông Gaddafi và vợ có thể thoát chết mà không bị thương tích gì nghiêm trọng, nếu thật sự ông Gaddafi đã có mặt tại đây.

"Luật rừng"
Chính phủ Libya đã bày tỏ sự phẫn nộ trước một hành động mà theo họ là “bất chấp luật pháp quốc tế” và “một tội ác chiến tranh”.

“Chúng tôi yêu cầu thế giới hãy nhìn vào vụ việc này để thấy rằng có những người đang hành xử theo luật rừng – BBC dẫn lời phát ngôn viên Moussa Ibrahim – Việc ném bom này đang bảo vệ thường dân như thế nào? Saif al-Arab chỉ là một sinh viên, một thường dân… Anh ta đang sống cùng cha mẹ, các cháu trai cháu gái và những người quen khác, anh ta phạm phải tội ác gì cho đến khi bị NATO sát hại”.

Vụ tấn công xảy ra chỉ chưa đầy một ngày sau khi Tổng thống Gaddafi xuất hiện trên Đài truyền hình Libya kêu gọi ngừng bắn và đối thoại. Chính phủ Libya tố cáo NATO đã cố gắng áp sát ông Gaddafi bằng cách không kích vào khu vực có đài truyền hình trong thời gian ông Gaddafi phát biểu.

“NATO không quan tâm đến lời kêu gọi đối thoại của chúng tôi, mà chỉ quan tâm đến việc cướp đi tự do và dầu mỏ, cũng như quyền tự quyết tương lai của chúng tôi”, ông Ibrahim nói.

Các quan chức NATO vẫn chưa bình luận về vụ việc. Một quan chức cấp cao của Chính quyền Obama nói Chính phủ Mỹ “có biết” về vụ tấn công, tuy nhiên không xác nhận về số người thiệt mạng và yêu cầu giới truyền thông đặt câu hỏi với NATO về các vấn đề liên quan.

Trong khi đó Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Chuyển tiếp của phe nổi dậy Abdul Hafiz Ghoga bác bỏ thông tin mà Chính phủ Libya đưa ra, cho rằng “đây chỉ là lời nói dối để tìm kiếm sự thông cảm”.

CNN dẫn lời Brian Riedel, lãnh đạo Viện Brookings và từng làm cố vấn cho 3 đời Tổng thống Mỹ, nhận định nếu vụ giết con trai Gaddafi thật sự xảy ra thì các triển vọng về việc ông Gaddafi sẽ rời quyền lực trong hòa bình lại càng thêm mờ mịt.

Năm 1986, Quân đội Mỹ từng tiến hành không kích vào dinh thự của ông Gaddafi, giết chết con gái nuôi Hanna Gaddafi của ông.


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Tổng thống nào là người giàu nhất nước Mỹ?



Tất nhiên, đếm tiền trong ví người khác không phải là việc lịch sự lắm. Nhưng đối với báo chí Mỹ, đếm tiền trong ví của các nguyên thủ quốc gia, ngay cả của những người đã quá cố là việc cần thiết phải làm vì rất có ích cho các công dân khi họ biết được các nhà lãnh đạo của họ đã và đang sống ở mức độ nào.

Chính vì thế nên những thông tin mà hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. vừa công bố về trị giá gia sản của các đời Tổng thống Mỹ đã được truyền bá rất rộng rãi.



TT Mỹ đương nhiệm thứ 44 của nước Mỹ, ông B. Obama chỉ được xếp hạng thường thường bậc trung về tài sản trong danh sách.


Theo đó, vị Tổng thống có gia sản lớn nhất (tính theo tỉ giá hiện nay) là George Washington, người đã trị vì nước Mỹ ngay từ khi Nhà Trắng còn chưa được xây dựng. Ông Washington đã làm Tổng thống trong hai nhiệm kỳ, từ ngày 30/4/1789 tới năm 1796. Trang trại mênh mông 32 cây số vuông của ông tại Mont Vernon (bang Virginia) và các cổ phiếu cộng lại, tính theo giá hôm nay, là vào khoảng 525 triệu USD.

Trong khi đó, gia sản của đương kim Tổng thống Mỹ Barack Obama chỉ ở mức hơn 5 triệu USD một chút, tức là chỉ bằng khoảng một phần trăm so với bậc tiền bối Washington(!). Phần lớn thu nhập của ông Obama không phải từ bất động sản mà là từ các khoản tiền nhuận bút và bản quyền từ các cuốn sách mà ông là tác giả.

Vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ cũng từng có mức lương cao hơn hẳn so với những ông chủ Nhà Trắng thời hiện đại. Lương của Washington đã được tính bằng 2% ngân sách quốc gia khi đó. Trong khi đó nếu so sánh với ngân sách Mỹ hiện nay, mức lương của Tổng thống Obama chỉ chiếm một tỉ lệ cực kỳ nhỏ nhoi. Sinh thời, vị Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ vẫn bị coi là người chi ly trong mọi sinh hoạt, ngay cả khi đã rất giàu có rồi vẫn không chịu cho ai "ăn quịt" của mình dù chỉ một xu.




Một điều oái oăm là, mặc dù được xếp hạng cao như thế về sự giàu có, nhưng ông Washington trong những năm cuối cùng của đời mình đã phải sống trong cảnh giật gấu vá vai. Tiền bán và cho thuê bất động sản mà ông cho nợ không thu hồi được kịp thời, trong khi các chi phí cho các hoạt động giao tiếp càng ngày càng tăng cao.

Chẳng hạn, vào năm 67 tuổi, ông đã phải đi vay ngân hàng để có tiền thanh toán các chi phí đời thường. Trước khi chết vào ngày 14/12/1799, ông Washington đã viết di chúc cho vợ quyền sử dụng và mọi quyền lợi khác đối với trang trại của ông, tính theo tỉ giá lúc đó chỉ ở mức 500 nghìn USD.

Các chuyên gia nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ba trong số bốn vị Tổng thống giàu có nhất đã ngồi ở cương vị của mình trong bốn thập niên đầu tiên của nước Mỹ. Ngoài George Washington còn có vị Tổng thống Mỹ thứ ba Thomas Jefferson (nhiệm kỳ từ năm 1801 tới năm 1809) ở vị trí thứ hai và vị Tổng thống Mỹ thứ tư James Madison (1809-1817) ở vị trí thứ tư. Ông Jefferson từng có gia sản trị giá 212 triệu USD (tính theo tỉ giá hiện nay), còn ông Madison có gia sản trị giá 101 triệu USD.

Cũng phải nói rằng, Tổng thống Jefferson sinh ra tại một trong những gia đình giàu nhất nước Mỹ. Cha ông, Peter Jefferson, từng sở hữu 5-7 nghìn mẫu Anh đất ở hạt Goochland, phía tây bang Virginia. Thế nhưng, sau khi rời khỏi Washington về nghỉ ở Monticello, ông lại bị mắc nợ đầm đìa. Thậm chí sau khi ông mất vẫn còn những khoản nợ tới 107.274 USD mà ông chưa thanh toán được. Đến mức những người thừa kế phải bán đấu giá nhiều đồ đạc trong nhà để trả những món nợ mà ông để lại.


Đại gia nhất trong các đời TT Mỹ là George Washington.


Tổng thống Madison có họ xa với vị Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington. Tổ tiên ông, như chính ông nói, "không giàu có", nhưng đều là những chủ đồn điền. Cha của ông từng là một chủ đất lớn nhất tại hạt Orange, bang Virginia. Tổng thống Madison sau khi về hưu cũng là một trong những đại gia về bất động sản ở hạt Orange…

Vị Tổng thống Mỹ thứ 26 Theodore Roosevelt (1901- 1909) được xếp ở vị trí thứ ba với gia sản trị giá 125 triệu USD (theo tỉ giá hiện nay). Khi ông qua đời ngày 6/7/1919, theo chúc thư của ông, phần lớn gia sản mà tính theo đồng tiền hồi đó chỉ ở mức 500 nghìn USD đã được để lại cho vợ ông.

Các con ông chỉ được nhận khoảng 60 nghìn USD, chia đều cho 6 người (một người con gái từ cuộc hôn nhân đầu và 5 người con, 4 trai, một gái từ cuộc hôn nhân thứ hai).

Vị Tổng thống Mỹ thứ 36 Lyndon Johnson (nhiệm kỳ từ năm 1963 tới năm 1969) được xếp ở vị trí thứ 5 với gia sản trị giá 98 triệu USD theo tỉ giá hiện nay. Lúc ông chết ngày 22/1/1973, gia sản của ông để lại chỉ được xác định ở mức 20 triệu USD. Gia sản này đã được chia cho 2 người con gái của ông.

Trong top - ten còn có hai vị Tổng thống nữa ở thế kỷ XIX: John Tyler (nhiệm kỳ từ năm 1841 tới năm 1845) với gia sản trị giá 8,51 triệu USD và James Monroe (1817-1825) với gia sản trị giá 10,27 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 10 Tyler khi nghỉ hưu đã về ở tại trang trại rộng 1.200 mẫu Anh với hàng chục nô lệ. Ông hai lần lập gia đình và là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên lấy vợ lần thứ hai ngay khi vẫn còn đương chức. Ông cũng là vị Tổng thống Mỹ có đông con nhất: 15 người từ hai bà vợ. Người vợ thứ hai kém ông tới 30 tuổi…

Vị Tổng thống Mỹ thứ 5 Monroe sinh ra trong một gia đình chủ đồn điền giàu có. Khi về hưu năm 1825, ông đã phải chịu một khoản nợ là 70 nghìn USD (theo tỉ giá hồi đó).

Ông mất năm 1831 và là vị Tổng thống Mỹ thứ ba mất vào ngày Quốc khánh Mỹ 4/7 (ngoài ông ra còn có Jefferson và Adams cũng chết vào ngày này). Vào những năm cuối đời, ông Monroe thường bị lâm vào cảnh nợ nần, một phần do những chi tiêu của cá nhân ông, phần khác do các chi phí để chạy chữa cho người vợ sức khỏe kém.

Trong những cựu Tổng thống đang còn sống hiện nay, người giàu nhất là ông Bill Cliton (hai nhiệm kỳ từ năm 1993 tới năm 2001) với gia sản trị giá 9,38 triệu USD. Phần lớn số tiền này do ông Clinton kiếm được sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng nhờ các cuốn hồi ký và các chuyến du thuyết ở khắp nơi trên thế giới.


Người từng kế vị ông Clinton, vị Tổng thống Mỹ thứ 43 George Bush (con) được xếp ở vị trí 20 trong danh sách các nguyên thủ giàu có. Khác với người tiền nhiệm, ông Bush đã kiếm được phần lớn trong gia sản trị giá 20 triệu USD của mình từ trước khi trở thành Tổng thống nhờ các hoạt động trong ngành kinh doanh dầu mỏ và nhờ đã bán đội bóng chày Texas Rangers… Tổng thống Mỹ thứ 41 George Bush (cha) được xác định là có gia sản trị giá 23 triệu USD. Vị Tổng thống Mỹ thứ 40 Ronald Reagan có gia sản ước tính vào khoảng 13 triệu USD.



Đương kim Tổng thống Mỹ hiện nay chỉ được xếp ở vị trí thường thường bậc trung với gia sản ở mức 5 triệu USD, nhưng có cơ sở để khẳng định rằng, trong tương lai, ông sẽ có nhiều cơ hội để cải thiện tình hình tài chính của mình, đặc biệt là sau khi đã rời khỏi Nhà Trắng.

Bản báo cáo của hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. về gia sản của các đời Tổng thống Mỹ cũng cho thấy, không phải ông chủ Nhà Trắng nào cũng giàu có. Một số vị nguyên thủ quốc gia Mỹ chỉ có gia sản ở mức dưới 1 triệu USD. Trong số những Tổng thống Mỹ bị coi là nghèo nhất có Abraham Lincoln và Ulysses Grant.

Vị Tổng thống Mỹ thứ 16 Lincoln là người được coi là xuất sắc nhất trong các đời nguyên thủ quốc gia Mỹ. Ông bị ám sát ngày 14/4/1865. Còn vị Tổng thống Mỹ thứ 18 Grant sau khi về hưu tháng 3-1887 đã đứng ra lập công ty môi giới Grant and Ward, một công ty cổ phần cùng với con trai và một người bạn.

Thế nhưng, công ty này đã nhanh chóng bị phá sản, thậm chí đối tác của ông là Ferdinand Ward do các hành động gian lận trong điều hành công ty còn bị đi tù. Những năm cuối đời, ông Grant phải kiếm tiền thêm bằng cách viết báo cho tạp chí Century.

Ông cũng đã hoàn thành tập hồi ký về đoạn đời binh nghiệp của mình trước khi chết để lấy tiền nhuận bút làm của để dành cho người vợ góa. Vài tháng trước khi ông mất, thương tình gia cảnh khốn khó của ông, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật cho phép khôi phục lại mức lương cho ông như cho một ông tướng (trước khi trở thành Tổng thống, ông từng là một vị tướng trong quân đội Mỹ). Ông Grant mất ngày 23/7/1885.


[Bee news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Phóng tên lửa chống tăng từ hệ thống phòng không



[BDV news] Lục quân Mỹ đã lần đầu tiên thử nghiệm phóng loại tên lửa Hellfire từ hệ thống tên lửa phòng không biến đổi Avenger.

Cuộc thử nghiệm diễn ra tại Căn cứ không quân Eglin ở bang Florida.

Phill Hillman, quản lý chương trình Avenger thuộc bộ phận Hệ thống chiến thuật và mạng lưới của Boeing phát biểu: “Những bệ phóng của Avenger có khả năng phóng tên lửa Hellfire, giúp cho người lính có thể tăng cường sức mạnh của hỏa lực mặt đất. Chúng tôi sẽ tiếp tục tích hợp và thử nghiệm những khả năng khác cho hệ thống".

Ngoài ra, theo ông Hillman, việc nâng cấp Avenger thay vì phát triển một hệ thống mới giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. "Điều này vô cùng quan trọng trong tình hình căng thẳng về ngân sách như hiện nay”, ông Hillman nói.



Hệ thống tên lửa phòng không Avenger sẽ được dùng để phóng tên lửa tấn công mặt đất.


Cuộc thử nghiệm nhằm đánh giá độ tin cậy của việc biến đổi hệ thống Avenger thích hợp với tên lửa Hellfire. Trong đó, Boeing chịu trách nhiệm nghiên cứu làm thế nào để phóng tên lửa Hellfire từ bệ phóng Avenger. Đây thực sự là bước tiến đáng kể. Bởi vì, thiết kế nguyên gốc của Avenger là hệ thống phòng không.

Các ống phóng trong hệ thống Avenger có thể đặt trên nhiều loại phương tiện, bao gồm cả các xe cơ giới được thiết kế bảo vệ chống mai phục và chống mìn (MRAP), các xe tự hành khác hoặc lắp cố định.


>> Israel nhìn nhận vai trò của Iron Dome



[BDV news] Từ phê phán dự án tốn kém, báo chí Israel đã nhìn nhận sự cần thiết của hệ thống phòng thủ Iron Dome (Vòm sắt).

Ngày 4/4/2011 Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết, Không quân Israel có kế hoạch triển khai 6 khẩu đội của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome trong 2 năm tiếp theo.

Theo Bộ trưởng Barak, khẩu đội mới sẽ được đưa vào chiến đấu với sự hỗ trợ tài chính từ phía Mỹ.

Vào tháng 5/2010, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đồng ý cung cấp cho Israel 205 triệu USD chi cho việc triển khai hệ thống Iron Dome.

Bộ trưởng Quốc phòng Israel Ehud Barak cho biết: “Hiện tại Israel đã có 4 khẩu đội, với sự giúp đỡ tài chính của Chính phủ Mỹ, chúng tôi hy vọng tới năm 2013 Israel sẽ có 6 khẩu đội hoạt động.

Khẩu đội pháo đầu tiên của hệ thống trị giá hàng tỷ USD này được triển khai ở phía Bắc ngoại ô Beer Sheva, thành phố hoang mạc nhiều ngày sau khi thành phố này bị trúng 3 quả rocket Grad phóng đi từ Dải Gaza giữa lúc căng thẳng đang gia tăng giữa Israel và khu vực của Palestine.

Ông Barak cho biết thêm, khẩu đội thứ hai sẽ sớm đi vào hoạt động tại vùng biên giới giữa Israel và Dải Gaza.



Hệ thống radar của Iron Dome.

Theo các quan chức quân sự Israel, hệ thống trên vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, chưa thể chống đỡ được hàng trăm quả rocket từ Dải Gaza vào khu vực miền nam Israel. Theo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu , hệ thống phòng thủ tên lửa vẫn chưa thể hoàn toàn bảo vệ đất nước khỏi bị tấn công tên lửa.

Mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự cho Israel lên đến 3 tỷ USD. Tổng cộng, Bộ Quốc phòng Israel dự định sẽ triển khai 20 khẩu đội Iron Dome.

Hệ thống Iron Dome, do Công ty quốc doanh Rafael Advanced Defense Systems của Israel sản xuất với sự giúp đỡ tài chính của Mỹ, được thiết kế để chặn các tên lửa và đạn pháo tấn công từ cự ly 4-70 km.

Cấu trúc của một khẩu đội "Iron Dome" bao gồm một radar đa năng EL/M-2084, trung tâm kiểm soát tên lửa và ba bệ phóng, mỗi bệ phóng được trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir AMM với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao. Tổ hợp có khả năng bảo đảm phòng thủ cho một khu vực có phạm vi 150 km.

Nếu dữ liệu tính toán cho thấy quỹ đạo bay của tên lửa đối phương có thể gây ra mối nguy hiểm, hệ thống lập tức được triển khai để đánh chặn tên lửa ngay từ ngoài vùng nguy hiểm.

Việc bàn giao những khẩu đội Iron Dome cho Quân đội Israel sẽ phải hoàn tất vào cuối năm 2013.


Mô phỏng hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome.


Trước đó tháng 11/2010 báo chí Isarel đánh giá hệ thống Iron Dome quá phức tạp để có thể hoạt động đầy đủ như một thứ vũ khí phòng thủ hiệu quả.

Nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống Iron Dome có chi phí phát triển quá tốn kém, hệ thống vận hành phức tạp. Tên lửa Tamir có giá thành lên đến 50.000 USD/quả, nếu dùng để đánh chặn một quả đạn rocket thông thường xem ra quá lãng phí. Tuy nhiên sau các vụ tấn công bằng rocket và tên lửa của Hezbollah thì dư luận nhìn nhận lại sự cần thiết phải phát triển hệ thống đắt tiền này.

Theo kế hoạch, hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo khu vực giáp ranh với lực lượng Hamas tại dải Gaza, nơi các chiến binh du kích đã bắn rất nhiều tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Các hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4.000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong cuộc chiến năm 2006. Đây chính là những nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển Iron Dome.

Israel cho rằng, lực lượng Hezbollah có khoảng 40.000 quả rocket. Và việc triển khai Iron Dome cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Arrow trong chương trình tên lửa nhiều tầng nhiều lớp nhằm mục đích bảo vệ các thành phố của Israel khỏi các cuộc tấn công bằng rocket và tên lửa từ Lebanon, Dải Gaza, Syria và Iran.


Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Ký ‘mật lệnh’ - mũi tên bắn nhiều đích của Obama



[VietnamDefence news] Tổng thống Mỹ Barack Obama ký sắc lệnh bí mật, cho phép Cục tình báo trung ương (CIA) hậu thuẫn quân nổi dậy tại Libya, nhiều hãng tin cho hay.

Mục đích của ông là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya… Ngay khi xuất hiện, tin ông Obama ký "mật lệnh" thu hút sự chú ý của nhiều người nhưng nếu xét những diễn biến trong vài tuần vừa qua, tin trên không có gì bất ngờ.

Thứ nhất là trước đó rò rỉ rất nhiều thông tin liên quan tới việc này. Đơn cử như theo hãng truyền hình Fox News, dù chính quyền Barack Obama phủ nhận việc đưa quân vào Libya nhưng trên thực tế, Mỹ bắt đầu chiến dịch mặt đất ở Libya từ trước đó rất lâu.

Đại tá Mỹ về hưu David Hunt tiết lộ, Lầu Năm Góc không không kích quy mô Libya nếu như không có người ở trên lãnh thổ nước này. Trung tá tình báo quân đội Mỹ Tony Scheffer cũng cho rằng, theo các nguồn tin của ông ta, tình hình đang diễn biến đúng như ông Hunt nói. Ông Hunt giải thích: “Chuyện đó người ta thường không quảng cáo”.

Trước nữa, một quan chức Mỹ giấu tên cho biết là quân đội Ai Cập chuyển vũ khí bằng tàu thủy cho phe đối lập ở Libya. Chúng chủ yếu là các loại vũ khí nhỏ như súng trường và đạn dược. Doanh nhân Libya tên Hani Souflakis thừa nhận: “Quân đội Ai Cập có thể giúp chúng tôi. Người Mỹ đã bật đèn xanh cho việc này. Mỹ không muốn dính líu trực tiếp”.

Tóm lại, Mỹ thực chất can thiệp vào Libya sâu hơn những gì họ chính thức thông báo. Thông tin ông Obama ký mật lệnh không có gì mới.








                                                                                  Có tin Mỹ đang âm thầm vũ trang cho phe nổi dậy


Điều mới ở đây chính là việc thông tin về "mật lệnh" bị rò rỉ một ngày sau khi ông Obama giải trình trước Quốc hội Mỹ và tuyên bố không đưa quân vào Libya.

Xét về thời điểm tin trên bị tiết lộ, rất có khả năng ông Obama nhắm hai mục tiêu là tránh đối đầu với Quốc hội mà vẫn động viên được đồng minh và phe nổi dậy ở Libya…

Cụ thể hơn, hiện khá nhiều người dân Mỹ và nghị sĩ, nhất là phe Cộng hòa, phản đối can dự vào Libya mà điển hình là Thượng nghị sĩ John McCain, người cho rằng nhúng tay vào Libya là quyết định sai lầm của Washington.

Ông này khẳng định: “Mục tiêu của Tổng thống là lật đổ ông Gaddafi, song không cần thiết phải đổ tiền của công sức để phải dùng sức lực như vậy. Gaddafi sẽ sớm bị chính người dân của mình hạ gục. Ngoài ra, nếu chúng ta đảm bảo cho ông ấy sự ra đi êm ái, ông ấy sẽ ngoan ngoãn nghe lời”.

Ý kiến trên của ông McCain chỉ là một trong rất nhiều lập luận phản đối. Còn nhìn chung thì cả phe phản chiến tin rằng, theo Hiến pháp Mỹ, Tổng thống Obama không có quyền quyết định can thiệp quân sự vào Libya nếu đây không phải là đe dọa trực tiếp đến Mỹ.


Nhiều nghị sĩ Mỹ phản đối can dự vào Libya


Ngoài việc tránh đối đầu với Quốc hội, động cơ khiến ông Obama ký "mật lệnh" là động viên đồng minh ở châu Âu và phe nổi dậy ở Libya. Nguyên nhân là nếu ông Obama không ủng hộ phe nổi dậy thì bản thân các đồng minh như Anh, Pháp…không thể tự mình làm được việc này chứ đừng nói là lật đổ ông Gaddafi.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Làm sao Mỹ có thể đứng yên khi Pháp, Anh, nhiều nước châu Âu, Liên đoàn Arab và các đồng minh Arab kêu gọi là Mỹ phải làm cái gì đó”.

Bà cũng thanh minh rằng, việc Mỹ vũ trang cho phe nổi dậy (nếu có) là hợp pháp bởi Liên Hiệp Quốc cho phép áp dụng mọi biện pháp cần thiết, ngoại trừ việc chiếm đóng, để bảo vệ thường dân trước sự tấn công của quân đội Libya.

Đó là nhìn từ bên ngoài, còn bên trong Libya, tình hình cũng không khá hơn. Không giống như quân đội Libya được tổ chức tốt, vũ trang mạnh, đặc biệt là chiếm ưu thế về xe tăng và pháo, lực lượng nổi dậy ở miền Đông thua kém rất nhiều, không có kinh nghiệm…nên không tự địch lại quân Chính phủ nếu không chạy vào sa mạc.

Ngay cả số binh lính, chỉ huy, sĩ quan đào ngũ, gia nhập phe nổi dậy cũng chỉ chiếm số lượng ít, chỉ ở mức cá nhân chứ không phải là đơn vị…

Cộng với việc phe nổi dậy ở miền Đông và Tây chưa liên lạc, phối kết hợp hiệu quả…ông Gaddafi đang chiếm ưu thế trên mặt đất và vẫn có thể đè bẹp quân nổi dậy.


Phe nổi dậy không đủ sức đối đầu với quân đội Libya


Trong bối cảnh không thể chính thức ra mặt ủng hộ nhưng cũng không thể bỏ rơi đồng minh, quân nổi dậy, ông Obama đành bí mật hỗ trợ họ. Đó là nguyên nhân tại sao "mật lệnh bỗng dưng" bị tiết lộ.


Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

>> Thời của Mỹ đã qua, sắp tới là thời của Trung Quốc?



[BDV news] Trong bối cảnh báo giới nước ngoài dồn dập đưa tin về “ngày tàn” của Washington, truyền thông Mỹ cũng phải thừa nhận, cường quốc số 1 thế giới đang “tụt dốc không phanh”.

Trang bìa của Foreign Policy mới đây chạy dòng tít “Mỹ hết thời. Đó là sự thật”, trong đó tác giả Gideon Rachman nhấn mạnh, Washington sẽ không còn có được cảm giác “cầm trịch” như trong thời gian 17 năm từ khi Liên Xô tan rã đến khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra hồi năm 2008.

Cùng quan điểm này, TIME, tạp chí nổi tiếng của Mỹ cũng “giật tít": “Vâng, quả thực là nước Mỹ đang trượt dốc”. Tác giả của bài báo này là Fareed Zakaria, chuyên gia phân tích chính sách đối ngoại danh tiếng của Mỹ.

Ông Fareed Zakaria khẳng định, người Mỹ dường như không thể trụ vững trước những “giông tố đang ập đến”. Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng, những thay đổi về kinh tế và chính trị của Mỹ hiện nay giống như việc sắp xếp lại bàn ghế trên con tàu Titanic.

Tuy nhiên, không phải đến bây giờ người Mỹ mới “ngộ” ra thực tế bi quan này. Từ năm 1988, kênh truyền hình Cassandras đưa ra hàng loạt số liệu chứng minh cho nhận định bi quan của mình.

Cụ thể, Washington tụt hạng từ thứ nhất xuống vị trí thứ 6 trên bảng xếp hạng các quốc gia đầu tư cho nghiên cứu và phát triển nhiều nhất. Ngoài ra, tiết kiệm trong nước rớt xuống thứ hạng 84 và tuổi thọ trung bình xuống vị trí 27. Không chỉ vậy, tỷ lệ tốt nghiệp ĐH không ngừng suy giảm cũng đẩy Mỹ từ ngôi vị số 1 xuống thứ 12.

Cùng thời điểm đó, học giả Paul Kennedy cũng gây chấn động dư luận với nhận định thời hoàng kim của Mỹ đã qua và Washington sắp rớt xuống vị trí thứ 2 trong cuốn “Thăng trầm quyền lực” của mình.

Theo ông Paul, sự tụt dốc của Mỹ có thể chậm lại song không thể đảo chiều. Chuyên gia này còn quả quyết: “Tốc độ xuống dốc của Mỹ còn cao hơn Nga trong vài thập kỷ qua”. Không lâu sau khi cuốn sách được xuất bản, bức tường Berlin sụp đổ và sau đó là sự tan rã của Liên Xô.



TIME thừa nhận sự xuống dốc của Mỹ.

Giới quan sát cho rằng, cơ sở cho những nhận định bi quan của giới học giả Mỹ cả trước đây và bây giờ chính là sự đe dọa của một cường quốc khác đối với vị trí số 1 của Mỹ.

Nếu như giới chuyên gia Mỹ trước đây lo ngại về mối nguy từ Liên Xô thì dư luận Washington hiện “cảnh giác” với Trung Quốc. Theo kết quả thăm dò của Gallup hồi tháng trước, 52% người Mỹ cho rằng, Trung Quốc là cường quốc kinh tế số 1 thế giới.

Trái ngược với tâm lý bi quan của dư luận Mỹ, Tổng thống Obama dường như vẫn rất tin tưởng vào vị thế của Mỹ. “Tôi tin rằng, chúng ta có đủ nguồn lực trong tay để có thể phát triển hơn nữa và chứng tỏ cho thế giới thấy rằng, thế kỷ 21 vẫn là thế kỷ của nước Mỹ”.

Tuy nhiên, theo nhà phân tích Bernd Debusmann của Reuters, nhận định của ông Obama có đúng hay không phải đến năm 2030 mới rõ.


>> Israel triển khai hệ thống 'vòm sắt'



[BDV news] Trước sự gia tăng của các vụ phóng tên lửa từ dải Gaza, Israel sẽ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa Iron Dome đầu tiên ở miền Nam Israel vào tuần tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Ehud Barak cho biết trong chuyến thăm đến khu vực căng thẳng trên dải Gaza “Tôi yêu cầu quân đội triển khai nhanh khẩu đội tên lửa Iron Dome đầu tiên đến khu vực này để thử nghiệm hoạt động”.

Quyết định được đưa ra sau một loạt các vụ phóng tên lửa của các phiến quân tới từ dải Gaza trong những ngày gần đây và có một số tên lửa rơi khá sâu vào lãnh thổ Israel.

Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome được thiết kế để đánh chặn các loại tên lửa, đạn pháo từ dải Gaza và Lebanon. Việc triển khai hệ thống liên tiếp bị trì hoãn do ê kíp trắc thủ điều khiển hệ thống cần được đào tạo thêm. Nhưng một số ý kiến lại cho rằng hệ thống quá tốn kém so với mục đích của nó.

Hệ thống Iron Dome, được sản xuất bởi Tập đoàn Rafael, là hệ thống phòng không cao cấp được thiết kế để đánh chặn tên lửa và đạn pháo ở cự ly từ 4-70km.

Cấu hình của hệ thống bao gồm, xe đài radar tìm kiếm mục tiêu được trang bị phần mềm kiểm soát dữ liệu mục tiêu rất hiện đại, ba xe phóng với 20 tên lửa mỗi xe. Hệ thống được trang bị tên lửa đánh chặn Tamir với đầu dò cảm biến quang điện tử, với khả năng cơ động rất cao.



Iron Dome thử nghiệm đánh chặn rocket.

Bộ trưởng Barak cho biết, hệ thống mới được triển khai ở giai đoạn thử nghiệm, sẽ phải mất nhiều năm để hệ thống có thể phát huy tối đa năng lực bảo vệ của mình.

Hệ thống đầu tiên sẽ được triển khai dọc theo biên giới với Hamas tại dãi Gaza, nơi các chiến binh đã bắn rất nhiều các tên lửa tự chế khiến Israel phải mở một cuộc tấn công kéo dài 22 ngày vào năm 2008.

Hệ thống tiếp theo sẽ được triển khai dọc biên giới với Lebanon, nơi các chiến binh Hezbollah đã bắn hơn 4000 quả tên lửa và đạn pháo vào miền Bắc Israel trong một cuộc chiến tranh vào năm 2006.

Mỗi năm, Israel phải hứng chịu hàng ngàn quả tên lửa và đạn pháo được bắn từ dãi Gaza. Theo thông tin từ tình báo Israel, Hezbollah đang sở hữu kho vũ khí có hơn 40.000 quả tên lửa tầm ngắn. Chính những sự kiện đó đã thúc đẩy sự ra đời của hệ thống Iron Dome.

Cũng trong tháng 3, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Quốc hội thông qua khoản ngân sách tài trợ 250 triệu USD cho Israel để phát triển Iron Dome. Hàng năm Israel nhận được khoản tài trợ khoảng 3 tỷ USD cho các hoạt động quân sự.

Hệ thống tiếp theo đang được phát triển và thử nghiệm là hệ thống tên lửa đánh chặn tầm trung David's Sling.

Với các hệ thống hiện có và đang được nâng cấp như hệ thống đánh chặn tên lửa tầm xa Arrow-III, Israel đang tham vọng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng nhiều lớp.


Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> Tàu sân bay Mỹ sẽ thành 'mồi ngon' cho Trung Quốc?



Một bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây bị Wikileaks tiết lộ đề cập đến tên lửa chống vệ tinh tối mật của Trung Quốc.

“Tiến bộ chiến lược lớn”Trung Quốc từng sử dụng tên lửa chống vệ tinh tối mật SC-19 (ASAT) trong một cuộc thử nghiệm năm ngoái nhằm chống lại một mục tiêu tên lửa. Kế hoạch này là một phần hệ thống phòng thủ tên lửa hiện vẫn trong vòng bí mật.




Tên lửa ASAT ngắm bắn một tên lửa tầm trung loại mới và chi tiết vụ việc được báo cáo trong một bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ gần đây bị Wikileaks tiết lộ. Bức điện tín phác thảo phản đối ngoại giao với Bắc Kinh về các chương trình vũ khí Trung Quốc.

Bức điện tín lần đầu tiên cung cấp chi tiết những đánh giá của Mỹ về thứ mà các quan chức quốc phòng nói là một tiến bộ chiến lược lớn trong chương trình xây dựng quân sự của Trung Quốc. Nó cho thấy rằng, hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc được triển khai không chỉ nhằm chống lại các vệ tinh mà còn là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược lớn hơn.

Trong chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert M.Gates đề xuất hội đàm chiến lược với Trung Quốc về phòng thủ tên lửa, không gian, hạt nhân và chiến tranh ảo. Lời đề xuất này bị người đồng nhiệm Trung Quốc từ chối khi nhấn mạnh còn đang nghiên cứu vấn đề.

Các quan chức quốc phòng và chuyên gia phân tích cho biết, bức điện tín ngoại giao nhấn mạnh “sự hài lòng” của Trung Quốc khi vừa phản đối hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ và thúc đẩy một thỏa thuận quốc tế để hạn chế các loại vũ khí trong không gian nhưng đồng thời lại bí mật theo đuổi các vũ khí không gian riêng cũng như những chương trình tên lửa phòng thủ.

Chi tiết vụ thử nghiệm SC-19 của Trung Quốc có thể không xuất hiện trong báo cáo hàng năm của Lầu Năm Góc đệ trình lên quốc hội Mỹ về quân sự Trung Quốc.

Khả năng hiện đại của Trung Quốc
Báo chí Trung Quốc đưa tin về vụ thử nghiệm tháng 1/2010 cũng không đề cập tới việc sử dụng SC-19. Cuộc thử nghiệm thành công SC-19 đầu tiên khi phá hủy một vệ tinh thời tiết tháng 1/2007 khiến cộng đồng quốc tế rúng động.

Các tên lửa phòng thủ chiến lược của Mỹ gần đây không có khả năng trực tiếp bắn hạ vệ tinh. Tuy nhiên, tên lửa đánh chặn SM-3 được dùng để bắn hạ một vệ tinh Mỹ năm 2008.

Phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông nhắn lại bình luận của một người phát ngôn Bộ Ngoại giao, khẳng định vụ thử nghiệm năm 2010 là “chỉ hoàn toàn để phòng thủ và không nhằm vào nước nào”.

Bức điện tín gửi về Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: “Cộng đồng tình báo Mỹ đánh giá rằng, vào ngày 11/1/2010, Trung Quốc phóng một tên lửa SC-19 từ khu liên hợp thử nghiệm tên lửa Korla và thành công trong việc đánh chặn một tên lửa đạn đạo tầm trung CSS-X-11 được phóng gần như đồng thời từ Trung tâm tên lửa và không gian Shuangchengzi”.

Không có nhiều thông tin về CSS-X-11, chỉ biết nó có thể là biến thể của tên lửa tầm ngắn CSS-7. Hệ thống vệ tinh cảnh báo tên lửa của Mỹ phát hiện ra các vụ phóng và đánh chặn nhưng không nhận thấy các mảnh vụn, bức điện tín cho biết. “Một SC-19 được sử dụng trước đó trong ngày 11/1/2007, trực tiếp chống vệ tinh thời tiết FY-1C của Trung Quốc”, bức điện nhấn mạnh. “Các cuộc thử nghiệm SC-19 DA-ASAT được thực hiện vào năm 2005 và 2006. Động thái này nhằm đánh giá công nghệ của cả ASAT và tên lửa đạn đạo”.

Bức điện tín cho hay, Chính phủ Mỹ trong sự phản đối với Bắc Kinh không tiết lộ rằng, họ biết ASAT và chương trình phòng thủ tên lửa của Trung Quốc liên quan tới nhau. Phác thảo phản đối bao gồm yêu cầu biết rõ mục đích thử nghiệm, liệu đó có phải là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa; liệu Trung Quốc có kế hoạch triển khai hệ thống này cho các lực lượng quân sự hay trên lãnh thổ của mình; “lực lượng nước ngoài” nào mà Trung Quốc định ngắm tới với hệ thống phòng thủ tên lửa và liệu Trung Quốc có nỗ lực hạn chế những mảnh vụn để lại trong không gian.

Mark Stokes, một chuyên gia nghiên cứu vũ khí Trung Quốc đánh giá, hệ thống phòng thủ tên lửa rất đáng chú ý: “Cuộc thử nghiệm đánh chặn được thực hiện năm ngoái chứng minh hơn nữa khả năng hiện đại của Trung Quốc trong quá trình theo dõi và tham gia các mục tiêu trong không gian, cho dù đó là vệ tinh hay tên lửa đạn đạo”, Stokes nói.

John Tkacik, một cựu chuyên gia Trung Quốc tại Bộ Quốc phòng Mỹ rất ngạc nhiên là Lầu Năm Góc không tiết lộ về mối liên hệ giữa thử nghiệm tên lửa phòng thủ và hệ thống chặn vệ tinh của Trung Quốc. “Năm ngoái, tất cả những gì chúng ta có là tuyên bố của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Chip Gregson rằng, Mỹ đang tìm kiếm một lời giải thích”, Tkacik nhấn mạnh. “Dường như Washington đang cố hạ thấp khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo của Trung Quốc”.

Theo Tkacik, chính quyền Obama quá tập trung vào các cuộc hội đàm vũ khí với Nga để giảm bớt kho dự trữ hạt nhân mà lãng quên sự tiến bộ của Trung Quốc trong các loại vũ khí hiện đại. “Chúng ta phải bắt đầu nói tới các khả năng không gian của Trung Quốc một cách nghiêm túc”, ông khuyến cáo. “Người Trung Quốc có hàng chục học viện với các nhà khoa học tên lửa và không gian đẳng cấp thế giới, họ biết họ đang làm gì và không giới hạn ngân quỹ để làm việc đó”.

(vnn news)

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Mỹ điều USS Montery 'dòm' kho tên lửa Iran



Quân đội Mỹ sẽ cử một tàu chiến tới biển Địa Trung Hải trong vài tuần tới.

Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch thành lập một lá chắn phòng thủ cho châu Âu trước sự đe dọa tới từ kho tên lửa của Iran. Theo đó, tàu USS Monterey tới Địa Trung Hải trong vòng 6 tháng.

Giám đốc Tổ chức phòng thủ chống tên lửa và vũ khí hạt nhân của Mỹ, John Plumb cho biết, tàu USS Monterey sẽ rời cảng Norfolk, Virginia vào tuần tới trong nhiệm vụ tại Địa Trung Hải kéo dài 6 tháng.

USS Monterey là tàu dẫn đường tên lửa, được trang bị hệ thống Aegis nhằm phát hiện và chống tên lửa hành trình.

Với việc bổ xung thêm tàu USS Monterey, chính phủ Mỹ đã hoàn thành việc triển khai phương tiện chiến đấu cho lá chắn châu Âu trong năm 2011.




USS Monterey có trang bị hệ thống radar Aegis hiện đại, tàu sẽ thực hiện nhiệm vụ tại Địa Trung Hải trong vòng 6 tháng.

Sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chính sách phòng thủ tên lửa vào năm 2009, ông Plumb nhận xét: “Đây là bước thực hiện đầu tiên của nước Mỹ nhằm chứng minh sự cam kết cung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa cho quân đội Mỹ, đồng minh và các đối tác tại châu Âu. Chúng tôi nói rằng sẽ làm, và bây giờ chúng tôi đang thực hiện điều đó".

Tàu USS Monterey thuộc lớp Tinconderoga, sẽ diễn tập cùng với lực lượng Mỹ có mặt tại Địa Trung Hải và hình thành “sự hiện diện thường trực” của những tàu có trang bị hệ thống hỗ trợ tương tự như USS Monterey.

Những tàu dẫn đường cho tên lửa của quân đội Mỹ được điều động tới Địa Trung Hải trong quá khứ. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên một tàu kiểu này được triển khai nhằm hỗ trợ cho hệ thống phòng thủ tên lửa.


Quân đội Mỹ thử nghiệm tên lửa đánh chặn từ tàu chiến.

"Viên gạch" xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu
Liên minh NATO đã nhất trí về lá chắn tên lửa trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào năm 2010. Dự án lá chắn tên lửa bị đặt nhiều dấu hỏi cho độ tin cậy của các vũ khí chống tên lửa và liệu những thiết bị đánh chặn hiện đại có thể hoàn thành nhiệm vụ đúng dự kiến hay không.

Theo ông Plumb, Mỹ sẽ tiếp tục triển khai hệ thống radar trên đất liền tại nam Âu vào cuối năm 2011. Tuy nhiên quá trình này đang gặp khó khăn khi còn tồn tại rất nhiều bất đồng trong đàm phán.


Hải quân Mỹ thử nghiệm hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3, hiện được trang bị trên một số tàu chiến của Mỹ.

Một phần trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu chính là triển khai hệ thống đánh chặn trên bờ SM-3 tại Romania và Ba Lan vào năm 2015 và 2018.

Quân đội Mỹ cũng tiếp tục phát triển phiên bản trên bờ SM-3. Hiện tại, SM-3 đã được lắp đặt trên một số tàu hải quân.

Theo chính quyền của tổng thống Obama, chương trình phòng thủ tên lửa này chủ yếu nhằm vào nguy cơ từ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Iran và kho tên lửa tầm trung đang phát triển “chóng mặt” của quốc gia này.

(Defence Talk)

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

>> Không quân Thái Lan bước sang kỷ nguyên mới



Ngày 22/2, Không quân Hoàng gia Thái Lan đã nhận 6 trong tổng số 12 chiếc máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D hiện đại của Thụy Điển.



Chiếc Gripen 39 C/D biên chế trong Không quân Thái Lan.


Sự xuất hiện của sáu máy bay chiến đấu Gripen ngày hôm nay sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho Không quân Hoàng gia Thái Lan, Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan Itthaporn Subhawong phát biểu.

Không quân Thái Lan sẽ nhận 12 chiếc máy bay chiến đấu Gripen do Thụy Điển sản xuất, trị giá gần 40 tỷ baht, sau khi nội các thông qua thương vụ các máy bay chiến đấu này vào năm 2008, dưới thời thủ tướng kiêm bộ trường quốc phòng Samak Sundaravej.

Theo kế hoạch, các máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D sẽ thay thế cho lớp máy bay F-5A/B đã lạc hậu sẽ bị loại biên hoàn toàn khỏi vào cuối năm 2011.
Sáu máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D đầu tiên hạ cánh tại căn cứ không quân Don Muang, sau khi xuất phát từ Thụy Điển vào ngày 18/2. Chúng sẽ được biên chế tại căn cứ không quân của Liên đội 7 ở Surat Thani. Lô máy bay Gripen thứ hai gồm 6 chiếc dự kiến sẽ được chuyển giao cho Thái Lan vào năm 2012.

Trước đó, ngày 21/2, Tư lệnh Không quân Thái Lan Itthaporn cho biết, ông đã được thông báo, các máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D sẽ cung cấp những thay đổi hiện đại và quan trọng cho lực lượng không quân. Với các máy bay chiến đấu hiện đại này, không quân Thái Lan sẽ được chuyển đổi thành một hệ thống mạng định hướng, ông Itthaporn nói. “Máy bay chiến đấu Gripen giống như một hệ thống máy tính với tất cả trang thiết bị hiện đại. Điều quan trọng nhất là các nhà cung cấp đã nhất trí chuyển giao toàn bộ công nghệ cho chúng tôi”, tư lệnh Itthaporn nói và cho biết thêm rằng, phần mềm của các máy bay chiến đấu có thể được cập nhật liên tục.

Ông Itthaporn cho biết khả năng của các phi công lái máy bay chiến đấu Gripen 39 C/D sẽ phải thay đổi hoàn toàn vì hệ thống điện tử mới trên máy bay sẽ cung cấp cho họ thông tin chuyến bay kết nối với các máy bay chiến đấu khác trên màn hình trước mặt.

Tư lệnh Itthaporn nói rằng Mỹ đã cho phép kết nối hệ thống liên kết màn hình trên máy bay chiến đấu Gripen với hệ thống trên máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.

Một nguồn tin từ lực lượng Không quân Thái Lan tiết lộ, việc cho phép kết nối hai hệ thống màn hình nói trên đạt được sau khi Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva nêu vấn đề với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 1/2011.

(Bangkok Post)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang