Việt Nam đang đàm phán với một số nhà cung cấp vũ khí của phương Tây để có thể tiếp cận với các công nghệ quốc phòng hiện đại, Reuters cho biết hôm 10/2. Việt Nam có thể mua hệ thống radar giám sát hiện đại của phương Tây. Ảnh minh họa Reuters dẫn lời các chuyên gia cao cấp trong ngành công nghiệp quốc phòng Pháp cho biết, Việt Nam là một trong số các nước Đông Nam Á đang tìm cách mở rộng khả năng giám sát và tuần tra trên biển. Các hợp đồng vũ khí được dự đoán lên tới hàng trăm triệu USD. "Việt Nam đang bắt đầu cởi mở hơn đối với các nhà cung cấp vũ khí phương Tây từ 2 - 3 năm trước", bà Marie-Laure Bourgeois, Phó Chủ tịch tập đoàn Thales, chuyên gia phụ trách các dự án mua bán quốc phòng ở Nam và Đông Nam Á của hãng này cho biết. "Các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đều muốn có đủ các phương tiện này để biết rõ những gì đang diễn ra ở trên biển và trên không", bà Bourgeois nói thêm. Theo lời bà Bourgeois, Israel được xem là quốc gia có nhiều triển vọng nhất để ký được hợp đồng cung cấp hệ thống radar tiên tiến cho Việt Nam, dù Tập đoàn Thales của Pháp cũng đang xúc tiến đàm phán với Việt Nam để có thể giành chiến thắng trong gói đấu thầu này. "Cơ hội của Thales vẫn còn ở phía trước", bà Bourgeois nói. "Việt Nam sẽ không chỉ mua vũ khí của Nga. Chúng tôi đã thực hiện một số cuộc thảo luận với các quan chức Việt Nam về việc cung cấp hệ thống radar và vẫn còn một số cuộc thảo luận", bà Bourgeois nói với các phóng viên Reuters nhân sự kiện chuẩn bị diễn ra Triển lãm hàng không Singapore từ ngày 14-19/2 tới đây. Israel và Vệt Nam đã tăng cường các cuộc đàm phán song phương vào hồi cuối năm 2011, nhưng vài tháng nữa thỏa thuận mới được ký kết, một nguồn tin trong ngành công nghiệp quốc phòng Israel nói với Reuters. Hôm 9/2 vừa qua, Israel đã công bố một hợp đồng cung cấp radar trị giá 150 triệu USD cho một quốc gia giấu tên ở châu Á. Ông James Hardy, Biên tập viên của tạp chí Jane’s Defence Weekly đưa ra bình luận, Việt Nam có truyền thống mua vũ khí của Liên Xô (nay là Nga), trong đó có hợp đồng gần đây là mua 6 tàu ngầm Kilo 636, nhưng Hà Nội đang nổi lên là một thị trường vũ khí cho các quốc gia phương Tây. "Chúng tôi thấy rằng Việt Nam đang tăng cường quan hệ với các nước phương Tây trong vài năm qua, Việt Nam nổi lên là một thị trường tiềm năng cho chúng tôi", ông Hardy nói. Reuters cũng cho biết rằng, tại triển lãm hàng không Singapore Air Show sắp tới, các nhà cung cấp vũ khí phương Tây sẽ trưng bày các hệ thống phòng thủ và hệ thống giám sát biên giới của họ để mong ký thêm được các hợp đồng với các đối tác Đông Nam Á. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Jane’s Defence Weekly. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Jane’s Defence Weekly. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2012
>> Việt Nam mua radar tối tân của phương Tây ?
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011
>> Trung Quốc trình làng pháo tự hành SH-1 tầm 53 km
[VietnamDefence news]Tập đoàn công nghiệp Hoa Bác NORINCO (Trung Quốc) đã lần đầu giới thiệu pháo tự hành sản xuất loạt SH-1 155 mm, theo Jane’s Defence Weekly.
Pháo tự hành SH-1 Hệ thống được trang bị pháo 155 mm nòng dài 52 lần cỡ, lắp trên khung gầm xe tải bánh lốp cải tiến việt dã cao 6x6. Kíp chiến đấu gồm 5 người, ngồi trong cabin bọc giáp, trang bị 1 súng máy 12,7 mm để tự vệ và bắn máy bay bay thấp, tốc độ chậm. SH-1 có trọng lượng chiến đấu 22 tấn, tốc độ tối đa 90 km/h. Pháo 155 mm có góc tầm tối đa 70 độ, bố trí ở đuôi khung gầm, được trang bị bộ dẫn động điện để quay hướng/tầm, cũng như cơ cấu tiếp đạn để tăng tốc độ bắn và giảm tải cho kíp xe. Tầm bắn của SH-1 phụ thuộc vào sự kết hợp đạn/liều phóng thay đổi, nhưng theo NORINCO, khi bắn đạn phản lực tích cực ERFB-BB-RA (extended-range, full-bore, base-bleed, rocket-assisted), tầm bắn tối đa có thể đạt 53 km. Cơ số đạn trên xe là 20 phát bắn. Ngoài các đạn 155 mm tiêu chuẩn, SH-1 còn có thể bắn các tên lửa chính xác cao 155 mm dẫn bằng laser do NORINCO phát triển. Hệ thống pháo tự hành này được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tự động hóa. Mỗi pháo đều được trang bị 1 máy tính tọa độ tự động và 1 thiết bị tính phần tử bắn tự động với máy tính sơ tốc đạn. Theo thông tin không chính thức, SH-1 được phát triển từ năm 2002 và nay đã hoàn thành. SH-1 đang có trong trang bị của ít nhất một khách hàng nước ngoài, dự đoán là quân đội Pakistan. Hiện nay, NORINCO đang chào bán cả một họ các hệ pháo tự hành bánh lốp, có chi phí khai thác, bảo dưỡng thấp hơn, có sức cơ động chiến lược cao hơn so với các pháo tự hành bánh xích. Ngoài SH-1, họ này bao gồm SH-2 122 mm và SH-4 105 mm. |
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011
>> Ấn Độ hoàn thiện tên lửa không-đối-không Astra
Tên lửa không-đối-không tự dẫn radar chủ động Astra đang được Ấn Độ cải tiến căn bản để khắc phục những khuyết điểm phát hiện được.
razonyfuerza.mforos.com Biến thể Astra Mk.2 được thử nghiệm từ năm 2008, song Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ bây giờ mới tiết lộ thông tin. Tại triển lãm Aero India 2011, DRDO đã tiết lộ về một số thay đổi được thực hiện đối với kết cấu tên lửa nhằm tăng tầm bắn. Ngoài ra, DRDO còn cho biết đã hoàn tất phát triển biến thể tên lửa trang bị động cơ phản lực không khí dòng thẳng thay thế cho động cơ tên lửa của biến thể Mk.1, Jane’s Defence Weekly cho hay. Astra được phát triển trong khuôn khổ chương trình tổ hợp chế tạo các vũ khí tên lửa hiện đại dưới sự chỉ đạo của Phòng thí nghiệm các nghiên cứu và phát triển quốc phòng của DRDO ở Hyderabad. Các cuộc thử nghiệm mặt đất đầu tiên đối với tên lửa diễn ra ở trường thử Chandipur năm 2003. Song đến năm 2006, những khiếm khuyết trong hoạt động của tên lửa ở độ cao lớn đã buộc các nhà thiết kế bắt tay phát triển biến thể cải tiến Mk.2. Astra Mk.2 có 4 cánh ổn định tam giác lắp ở khoang đầu của tên lửa và 4 cánh ổn định ở đuôi kiểu tự mở ra và được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn không khói cải tiến. Theo một nguồn tin trong DRDO, Mk.2 vẫn có tầm bắn gần 80 km như cũ khi phóng vào mục tiêu bay ngược chiều, mặc dù các nguồn tin khác trong DRDO cho biết, tầm bắn đã tăng lên đến 100 km. Còn theo Aviation Week, tầm bắn của tên lửa lên tới 120 km. Tên lửa sẽ được trang bị kênh liên lạc 2 chiều để trao đổi dữ liệu với máy bay mang. Astra Mk.2 sẽ tương thích với tất cả các loại máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (IAF), kể cả các tiêm kích sẽ mua trong cuộc thầu của chương trình MMRCA. Năm 2009, máy bay Su-30MKI của IAF đã thực hiện các chuyến bay với tên lửa Astra trên khoang ở trạng thái tên lửa không rời máy bay. Dự kiến Su-30MKI sẽ phóng thử Astra vào đầu năm 2012. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)