Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: BQP Ấn Độ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn BQP Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn BQP Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

>> Ấn Độ cam kết trợ giúp Afghanistan



Ấn Độ sẽ trợ giúp Afghanistan tăng cường lực lượng an ninh sau khi Mỹ rút khỏi quốc gia này.

Cam kết này đã được thông qua sau một cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony cho biết: “Chính phủ Ấn Độ sẳn sàng làm việc với chính phủ Afghanistan trong việc xây dựng khả năng của lực lượng an ninh nước này”.

Đầu tháng 5/2011, Ấn Độ đã cam kết một khoản viện trợ trị giá 500 triệu USD cho Afghanistan, nâng mức viện trợ của New Delhi lên mức 2 tỷ USD, chủ yếu dành cho các dự án phát triển.

Viện trợ quân sự của Ấn Độ chủ yếu giới hạn trong các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ. Hiện tại Ấn Độ chưa thể gia tăng các hoạt động viện trợ quốc phòng lớn cho Kabul, bởi điều này có thể làm gia tăng những căng thẳng với quốc gia láng giềng Pakistan.



Bộ trưởng BQP Afghanistan và người đồng nhiệm Ấn Độ trong chuyến thăm của ông đến New Delhi hồi đầu tháng 5/2011.


Chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai đang tăng cường các hoạt động đào tạo nhân viên an ninh và quân đội, để theo kịp lộ trình rút quân của NATO vào năm 2014. Lực lượng quân đội Mỹ sẽ bàn giao lại quyền kiểm soát đất nước cho quân đội Afghanistan bắt đầu từ tháng 7/2011.

Bộ trưởng Quốc phòng Afghanistan Abdul Rahim Wardak cho biết: “Chúng tôi sẽ chào đón bất kỳ sự giúp đỡ quốc tế nào trong lĩnh vực đào tạo và giúp đỡ lực lượng an ninh để đảm bảo an ninh quốc gia. Chúng tôi cũng rất quan tâm đến việc tăng cường mối quan hệ giữa Ấn Độ và Afghanistan trong tất cả các lĩnh vực kể cả lĩnh vực quốc phòng”.

Ông Abdul Rahim Wardak đã có chuyến thăm chính thức đến Ấn Độ kể từ khi trùm khủng bố Osama bin Laden bị tiêu diệt. New Delhi đã tích tực tăng cường quan hệ với chính quyền của Tổng thống Hamid Karzai, sau khí Mỹ lật đổ chế độ Taliban vào năm 2001.

Trước đó, trong suốt hơn 2 thập kỷ Ấn Độ đã không có bất cứ quan hệ nào với Kabul dưới thời Taliban, lực lượng mà Ấn Độ cho là có mối quan hệ thân thiết với Pakistan.

Theo lộ trình đã được đề ra, NATO sẽ rút khỏi Afghanistan từ năm 2014, trong khi đó lực lượng an ninh và quân đội nước này vẫn chưa sẵn sàng để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.

Đặc biệt, sau khi bin Laden bị tiêu diệt, Taliban và Al Qaeda đã có những tuyên bố cứng rắn thề trả thù cho bin Laden làm cho tình hình an ninh tại Afghanistan trở nên phức tạp hơn.

Chính quyền của Tổng thống Karzai cần sự trợ giúp từ nước ngoài để đảm bảo an ninh quốc gia và đây là cơ hội để Ấn Độ tăng cường quan hệ với Afghanistan.
[BDV news]


Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011

>> Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông: Sự khởi đầu suôn sẻ



Tạp chí “Strategic Affairs” số ra tháng 4 cho rằng sự có mặt bước đầu của Hải quân Ấn Độ tại Biển Đông là sự khởi đầu suôn sẻ trong việc giúp nước này đạt được các mục tiêu chiến lược ở khu vực.

Theo bài báo, sự đột phá hồi đầu năm nay của Hải quân Ấn Độ vào Biển Đông để từ đó tới Thái Bình Dương bắt đầu bằng cuộc tập trận với hải quân Singapore cùng với một số máy bay F-16 của không quân nước này được tiến hành từ 18-25/3.

Không như những năm trước, cuộc tập trận chung SIMBEX-2011 gồm một số tàu khu trục mạnh nhất của Ấn Độ và máy bay F-16 của không quân Singapore chỉ khai hoả giả. Cả hai nước đều thể hiện sự nhạy cảm đối với Trung Quốc, nước thời gian gần đây bắt đầu thể hiện sự bực tức trước việc các cường quốc bên ngoài tiến hành các cuộc tập trận như vậy ở vùng biển lợi ích của họ.



Các tàu chiến của Ấn Độ đã tới Biển Đông và việc tham gia cuộc tập trận Malabar với Hải quân Mỹ đầu tháng 4 tại khu vực Tây Thái Binh Dương đã thể hiện Ấn Độ như một cường quốc biển ở khu vực mà tất cả các nước vùng duyên hải hiện đều muốn có quan hệ hợp tác về hải quân.

Ngoại giao hải quân

Cuộc diễn tập Malabar tiếp tục là đỉnh điểm về mối liên kết của hải quân Ấn Độ. Các tàu của Hải quân Nhật Bản cũng dự định sẽ tham gia cuộc tập trận Malabar được tiến hành luân phiên hàng năm ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Nhật Bản vốn tham gia cuộc tập trận hải quân Malabar trong 5 năm qua song do thảm họa động đất và sóng thần đầu tháng 3 vừa qua nên đã rút các tàu này về nước. Mặc dù vậy, cuộc tập trận này vẫn được tiến hành với sự tham gia của Mỹ và Ấn Độ.

Việc các tàu chiến Ấn Độ tới Biển Đông hiện đã trở thành những nét nổi bật quen thuộc hàng năm được các giới phân tích chiến lược chú ý là do Trung Quốc đòi hỏi lợi ích của họ ở vùng biển này. Sau Chiến tranh Lạnh, lần đầu tiên Hải quân Ấn Độ có thể mạo hiểm vượt ra ngoài khu vực lợi ích của mình là Ấn Độ Dương, tới khu vực gần Biển Đông nhất. Trong số các nước ven bờ Biển Đông, Singapore là nước đầu tiên mời Ấn Độ phát triển quan hệ hợp tác giữa hải quân hai nước từ đầu những năm 1990.

Hải quân Singapore hành xử như một chủ nhà tốt và tiến hành đều đặn các cuộc diễn tập SIMBEX luân phiên hàng năm với Ấn Độ kể từ năm 1994. Điều này đã khích lệ Hải quân Ấn Độ tiến dần hơn vào Thái Bình Dương, nơi cách đây ít năm Hải quân Ấn Độ đã có các cuộc tiếp xúc với Hải quân Nhật Bản. Điều đó đã trở thành đề tài thảo luận trong các giới phân tích chiến lược khi Hải quân Ấn Độ thường xuyên tới Thái Bình Dương.

Khi Trung Quốc có những hành động hung hăng trong việc đòi chủ quyền ở Biển Đông, các quan chức ngoại giao và quân sự Mỹ đã phản ứng bằng tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia trong việc duy trì tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Trước đó, Trung Quốc đã nói với Mỹ rằng họ coi Biển Đông là một trong những khu vực “lợi ích cốt lõi” của họ và chỉ trích sự can thiệp từ bên ngoài vào khu vực này.

SIMBEX 2011

Tuy nhiên, khi Singapore mời Ấn Độ tham gia cuộc tập trận SIMBEX 2011, Hải quân Ấn Độ đã phái 3 tàu khu trục hàng đầu của mình gồm INS Delhi, INS Ranvijay, INS Ranveer, tàu chở dầu INS Jyoti và tàu hộ tống INS Kirch tham gia. Một máy bay liên lạc trên biển cũng được triển khai để xác định thời gian liên lạc thực tế và các tín hiệu trao đổi và phối hợp hoạt động giữa các tàu chiến.

Gần 1.400 lính thủy Ấn Độ đã tham gia cuộc tập trận, trong khi Hải quân Singapore phái 4 tàu chiến, một tàu ngầm và không quân nước này đã triển khai một số máy bay chiến đấu F-16 tham gia. Cuộc tập trận kéo dài khoảng 1 tuần, trong đó bao gồm giai đoạn ven bờ biển được tiến hành tại căn cứ hải quân Changi và giai đoạn sau tiến hành trên biển ở ngoài khơi Biển Đông. Sau đó, các tàu chiến Ấn Độ tham gia tiếp cuộc tập trận Malabar ở Thái Bình Dương.

SIMBEX được bắt đầu từ năm 1994 như một cuộc huấn luyện tập trung cho các cuộc tập trận chống tàu ngầm và từ đó ngày càng được tăng cường về quy mô cũng như mức độ phức tạp của cuộc tập trận, đồng thời nhấn mạnh các mối quan hệ quốc phòng giữa Hải quân Hoàng gia Singapore và Hải quân Ấn Độ. Hải quân hai nước có các cuộc trao đổi thường xuyên qua một loạt các hoạt động, trong đó có các chương trình trao đổi chuyên môn, các cuộc gặp gỡ giữa lính thuỷ và sĩ quan cũng như chương trình trao đổi các lớp đào tạo, huấn luyện. Theo Chuẩn Đô đốc Singapore Leong, hai nước hiểu biết lẫn nhau và có quan hệ tiếp xúc cấp cao trong quản lý an ninh hàng hải. Cuộc tập trận này được tiến hành hàng năm và luân phiên ở Biển Đông và Ấn Độ Dương.

Từ Biển Đông, các tàu chiến Ấn Độ đã tiến sâu hơn vào vùng biển này và đã ghé thăm hàng loạt cảng của các nước vùng duyên hải, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh quan hệ không thật hữu nghị giữa Trung Quốc và Việt Nam, việc Ấn Độ phát triển sâu sắc các mối quan hệ chặt chẽ và mở rộng quan hệ với Hải quân Việt Nam khiến giới nghiên cứu chiến lược Trung Quốc tức giận cho dù họ không công khai phản ứng trước mối quan hệ ngày càng tăng lên này.

Trung Quốc tỏ ra rất bực tức khi cách đây 5 năm Hải quân Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và Ôxtrâylia tiến hành cuộc tập trận ở Thái Bình Dương ngay phía trước cửa ngõ lãnh hải Trung Quốc. Sau đó, Ôxtrâylia đã rút khỏi cuộc tập trận tương tự do lo ngại phản ứng của Trung Quốc. Trên thực tế, việc dư luận nói về liên minh 4 quốc gia ở Thái Bình Dương đã làm cho Trung Quốc nổi giận và Ôxtrâylia cùng Ấn Độ cảm thấy “e ngại”. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn tiếp tục tham gia nhóm 3 nước trong các cuộc tập trận ở Malabar. Cuộc tập trận này ban đầu chỉ có Ấn Độ và Mỹ, sau đó Nhật Bản tham gia và chấp nhận hình thức tập trận ba bên này.

Thế nhưng, do xảy ra thảm họa sóng thần và động đất tàn phá đất nước hôm 11/3, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản đã không tham gia cuộc tập trận năm nay. Malabar 2011 bao gồm các hoạt động của cả tàu nổi, tàu ngầm và không quân, trong đó các máy bay lên thẳng của hải quân của nước này cất và hạ cánh xuống các tàu chiến của hải quân nước kia. Các hoạt động khám xét, tấn công, tìm kiếm và truy bắt (VBSS), trong đó các đội VBSS Ấn Độ và Nhật Bản “tấn công” lên các tàu khu trục Mỹ để mô phỏng việc tìm kiếm một tàu buôn là đỉnh điểm của cuộc tập trận.

Hoạt động ngoại giao hải quân của Ấn Độ không chỉ hạn chế ở cuộc tập trận gồm ba quốc gia này. Cũng chính các tàu chiến Ấn Độ tham gia SIMBEX 2011 và Malabar 2011 đã giao lưu và tập trận với Hải quân Nga. Cuộc tập trận này mang tên INDRA phản ánh khát vọng mạnh mẽ của Ấn Độ muốn có quan hệ đối tác năng động với hải quân tất cả các nước khu vực này và các nhóm quốc tế.

Trên thực tế, các cuộc tập trận với một loạt nước thể hiện sự chấp nhận rộng rãi coi Ấn Độ như một cường quốc hải quân tốt, ôn hoà hiện có vai trò trong chính sách hàng hải, tìm kiếm cứu hộ trên biển và bảo vệ môi trường đại dương. Vai trò của Hải quân Ấn Độ trong cuộc chiến chống cướp biển được đánh giá cao trên thế giới cũng như các nước ven bờ Ấn Độ Dương đang ngày càng đòi hỏi Hải quân nước này phải hỗ trợ cho việc đối phó với các loại hình tội phạm khác nhau trên biển.

Tại Biển Đông, Hải quân Ấn Độ cũng có quan hệ với các nước khác như Inđônêxia và Malaixia. Việc phát triển quan hệ sâu sắc với các nước ASEAN bảo đảm cho Ấn Độ cơ hội tiến hành các chuyến thăm thường xuyên ở vùng biển gần lãnh hải Trung Quốc./.
[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel



[BDV news] Công ty Rafael (Israel) chính thức xác nhận, họ đang sản xuất biến thể của Iron Dome, với tên gọi David's Sling cho quân đội Ấn Độ.

Phó chủ tịch của Rafael, Lova Drori cho biết: “Chúng tôi có nhiều sản phẩm mà Ấn Độ quan tâm, các cuộc đàm phán giữa hai bên đang diễn ra một cách tích cực, không chỉ về hệ thống phòng thủ tên lửa mà còn nhiều lĩnh vực khác”.

Hiện tại chưa rõ, trong sự hợp tác với Israel, Ấn Độ sẽ chỉ nhập khẩu vũ khí hay yêu cầu Israel chuyển giao công nghệ tên lửa. Theo một số nguồn tin, Ấn Độ có thể nhập khẩu cả hệ thống Iron Dome chứ không chỉ David's Sling.



Hệ thống phòng thủ tên lửa David's Ling (Cây đũa thần) là biến thể của Iron Dome (Vòm sắt) với tầm bắn được nâng cao hơn.

Hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) và biến thể của nó David's Sling (mệnh danh là “Cây đũa thần”), là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của Israel, cùng với hệ thống đánh chặn tầm xa Arrow-3, tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa tầng tầng, lớp lớp bảo vệ không phận quốc gia Do Thái.

Theo kế hoạch hệ thống Iron Dome đầu tiên sẽ được chuyển giao cho lực lượng phòng thủ tên lửa của Israel vào đầu năm 2011.

Một khẩu đội Iron Dome, gồm 3 xe phóng, với 20 tên lửa mỗi xe, xe đài tìm kiếm mục tiêu, có khả năng kiểm soát bầu trời bao phủ trên diện tích lên đến 150km2. Tên lửa Tamir của hệ thống có đầu dò cảm biến quang-điện tử, có khả năng đánh chặn các loại tên lửa và đạn pháo 155mm từ khoảng cách 4-70km.

Trong khi đó biến thể David's Sling được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo từ tầm trung đến xa. Hệ thống có khả năng đánh chặn các tên lửa ở cự ly từ 40-300km. Tên lửa Stunner của hệ thống được trang bị hệ dẫn đường kết hợp giữa radar chủ động và cảm biến quang-điện tử.

Hệ thống David's Sling được hợp tác phát triển cùng với công ty Raytheon của Mỹ.

Trong thời gian qua Ấn Độ và Israel đã có sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, đặc biệt là các dự án hợp tác liên quan đến hệ thống tên lửa. Với sự có mặt của 2 hệ thống phòng thủ tên lửa này, Ấn Độ có thể yên tâm về quá trình "thay máu" lực lượng phòng không của mình.


Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ mua thêm 4 máy bay P-8I Poseidon



[BDV news] Hãng tin India Defence cho biết, Chính phủ Ấn Độ thông qua kế hoạch mua bổ sung thêm 4 máy bay tuần tra P-8I Poseidon.

Theo lời giám đốc hãng Boeing Military Chris Chadwick, các máy bay P-8I Poseidon mua bổ sung của Ấn Độ sẽ được chuyển giao từ sau năm 2015. Hiện, tổng giá trị của hợp đồng nói trên chưa được công bố.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã công bố về khả năng mua bổ sung thêm các máy bay P-8I Poseidon mới từ tháng 9/2010. Theo đó, các máy bay tuần tra biển nói trên sẽ có giá tương đương với lô 8 máy bay P-8I Poseidon trị giá 2,1 tỷ USD mà quốc gia Nam Á này đặt mua từ năm 2009.

Như vậy, có thể dự đoán giá thành của 4 máy bay P-8I Poseidon bổ sung trong thời gian tới sẽ vào khoảng từ 1-1,5 tỷ USD. Quyết định mua bổ sung thêm máy bay P-8I Poseidon được coi là để củng cố và nâng cao khả năng tuần tra khu vực duyên hải của Ấn Độ.



P-8I Poseidon là biến thể dành riêng cho Ấn Độ.

Hiện tại, trong biên chế của Hải quân Ấn Độ có 8 máy bay Tu-142M và 5 máy bay IL-38SD cải tiến, 2 loại máy bay này vẫn đảm nhiệm chức năng tuần tra biển của Hải quân Ấn Độ.

Trong tương lai, các máy bay loại này đang đảm nhiệm nhiệm vụ tuần tra biển sẽ được thay thế P-8I Poseidon hiện đại hơn. Theo đó, máy bay mới sẽ đảm nhiệm các nhiệm vụ săn ngầm, tìm kiếm-cứu nạn, trinh sát và chị thỉ mục tiêu.

Quá trình lắp ráp máy bay P-8I Poseidon đầu tiên cho Ấn Độ đã được tiến hành từ tháng 12/2010. Trong đó, việc chuyển giao các máy bay P-8I Poseidon cho Ấn Độ sẽ diễn ra từ năm 2013-2015.

Giống như phiên bản P-8A dành cho hải quân Mỹ, P-8I Poseidon được phát triển dựa trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737. Máy bay khả năng đạt tốc độ tối đa tới 907 km/h và bay tuần tra khoảng 330 km/h, tầm hoạt động của P-8I Poseidon là 3.700 km.

Máy bay P-8I Poseidon được trang bị tên lửa gắn trên 5 giá treo bên trong thân máy bay và 6 giá treo bên ngoài.

Ngoài ra, máy bay còn được trang bị ngư lôi, thủy lôi tùy vào nhiệm vụ tác chiến và cả radar AN/APY-10. P-8I còn có khả năng theo dõi, phát hiện loại tàu ngầm, tàu nổi, trinh sát điện tử, giám sát các vùng biển và hỗ trợ cứu nạn.


P-8I Poseidon có hình dạng giồng như máy bay P-8A của Mỹ.

Máy bay P-8I Poseidon do công ty Boeing nghiên cứu và chế tạo dành riêng cho Ấn Độ. Ngoài việc chuyển giao máy bay, các chuyên gia của hãng Boeing còn chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ hậu cần, bảo trì - bảo dưỡng trong suốt vòng đời của dòng máy bay tuần tra hải quân này trong biên chế hải quân Ấn Độ.

Hiện tại, cả Boeing và Lockheed Martin của Mỹ đang tích cực bán vũ khí cho Ấn Độ. Dự kiến, quan hệ hợp tác của Boeing với Ấn Độ trong thời gian tới có thể đạt doanh thu tới 31 tỷ USD.

Trước đó, Quân đội Ấn Độ đã đặt hàng hãng chế tạo hàng không Mỹ 21 tên lửa đối hạm cận âm AGM-84L Harpoon II.

Tổng giá trị của hợp đồng mua đạn tên lửa Harpoon II ước tính vào khoảng 200 triệu USD. Dự kiến, sau khi được tiếp nhận, tên lửa AGM-84L sẽ được trang bị trên các máy bay Boeing P-8I Poseidon của Hải quân Ấn Độ.

Tên lửa Harpoon II trang bị đầu đạn nổ phân mảnh tadem nặng 226 kg và có khả năng tiêu diệt cả mục các mục tiêu trên biển, cũng như trên bộ. Dòng tên lửa đối hạm này có tầm bắn khoảng 278 km và tốc độ bay đạt tới 850 km/h

Với thời gian hoạt động trên không hơn 5 giờ và được trang bị vũ khí hiện đại, P-8I Poseidon sẽ nâng cao đáng kể khả năng tuần tra cũng như tầm hoạt động trên biển của quân đội Ấn Độ.


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ chi 3,1 tỷ USD mua tên lửa Akash



[BDV news] Ấn Độ lên kế hoạch trang bị cho quân đội tổ hợp tên lửa phòng không Akash nhằm đối phó với mối đe dọa tại vùng biên giới đông bắc nước này.

Ngày 28/3/2011 tờ báo The Hindu đưa tin, Ấn Độ vừa kí hợp đồng trị giá 3,1 tỷ USD với công ty Bharat Dynamics cung cấp tổ hợp tên lửa phòng không Akash.

Tuy nhiên, số lượng tên lửa chưa được tiết lộ. Bên cạnh đó, một hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không trị giá khoảng 230 triệu USD cũng được ký kết với Không quân Ấn Độ.

Theo thông báo từ tháng 2/2010, Không quân Ấn Độ cần trang bị 8 tiểu đoàn tên lửa phòng không Akash đến năm 2015.



Akash là một trong tổng số 5 tên lửa do Tổ DRDO phát triển.


Với 3,1 tỷ USD Lục quân Ấn Độ có thể sở hữu khoảng 18 tiểu đoàn trang bị tổ hợp tên lửa phòng không mới.

Một bộ phận tên lửa Akash gồm 8 xe mang bệ phóng tên lửa (mỗi bệ mang 3 tên lửa), trung tâm điều khiển hỏa lực, radar đa chức năng Rajendra, thiết bị liên lạc và hệ thống cung cấp năng lượng.

Dự kiến, đơn vị tên lửa đầu tiên sẽ trang bị cho Lục quân Ấn Độ vào đầu năm 2012. Bên cạnh đó, Không quân Ấn Độ sẽ tiếp nhận đơn vị Akash vào nửa đầu năm 2011.

Theo thông báo của Bộ quốc phòng Ấn Độ, trong 20 năm tới Lục quân và Không quân Ấn Độ có kế hoạch sở hữu tới 3.000 tên lửa Akash.

Hệ thống phòng không Akash trang bị tên lửa đánh chặn có tầm bắn tối đa 30km, độ cao bay tối đa 18km, tốc độ hành trình bay Mach 2,5.


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Ấn Độ hoàn thiện tên lửa không-đối-không Astra



Tên lửa không-đối-không tự dẫn radar chủ động Astra đang được Ấn Độ cải tiến căn bản để khắc phục những khuyết điểm phát hiện được.






razonyfuerza.mforos.com

Biến thể Astra Mk.2 được thử nghiệm từ năm 2008, song Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ bây giờ mới tiết lộ thông tin.

Tại triển lãm Aero India 2011, DRDO đã tiết lộ về một số thay đổi được thực hiện đối với kết cấu tên lửa nhằm tăng tầm bắn. Ngoài ra, DRDO còn cho biết đã hoàn tất phát triển biến thể tên lửa trang bị động cơ phản lực không khí dòng thẳng thay thế cho động cơ tên lửa của biến thể Mk.1, Jane’s Defence Weekly cho hay.

Astra được phát triển trong khuôn khổ chương trình tổ hợp chế tạo các vũ khí tên lửa hiện đại dưới sự chỉ đạo của Phòng thí nghiệm các nghiên cứu và phát triển quốc phòng của DRDO ở Hyderabad. Các cuộc thử nghiệm mặt đất đầu tiên đối với tên lửa diễn ra ở trường thử Chandipur năm 2003. Song đến năm 2006, những khiếm khuyết trong hoạt động của tên lửa ở độ cao lớn đã buộc các nhà thiết kế bắt tay phát triển biến thể cải tiến Mk.2.

Astra Mk.2 có 4 cánh ổn định tam giác lắp ở khoang đầu của tên lửa và 4 cánh ổn định ở đuôi kiểu tự mở ra và được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn không khói cải tiến.

Theo một nguồn tin trong DRDO, Mk.2 vẫn có tầm bắn gần 80 km như cũ khi phóng vào mục tiêu bay ngược chiều, mặc dù các nguồn tin khác trong DRDO cho biết, tầm bắn đã tăng lên đến 100 km. Còn theo Aviation Week, tầm bắn của tên lửa lên tới 120 km.

Tên lửa sẽ được trang bị kênh liên lạc 2 chiều để trao đổi dữ liệu với máy bay mang. Astra Mk.2 sẽ tương thích với tất cả các loại máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (IAF), kể cả các tiêm kích sẽ mua trong cuộc thầu của chương trình MMRCA.

Năm 2009, máy bay Su-30MKI của IAF đã thực hiện các chuyến bay với tên lửa Astra trên khoang ở trạng thái tên lửa không rời máy bay. Dự kiến Su-30MKI sẽ phóng thử Astra vào đầu năm 2012.


(vietnamdefence news)

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2011

>> Ấn Độ mua 64 trực thăng diệt UAV



Không quân Ấn Độ sẽ mua 64 trực thăng chiến đấu hạng nhẹ (LCH - Light Combat Helicopter) từ công ty Hindustan Aeronautics Limited (HAL).

LCH được phát triển từ năm 2006, nó đã trải qua một loạt các cuộc thử nghiệm vào năm 2010. Thời gian dự kiến chuyển giao vào năm 2013-2014. Tổng giá trị hợp đồng khoảng 1,4 tỷ USD.

LCH được thiết kế với khung thân hẹp, nó được cho là có khả năng tàng hình. LCH dài 15,8m, đường kính 13,3m (gồm cả cánh quạt chính), cao 4,7m. Trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 5,7 tấn.



LCH tại triển lãm hàng không Ấn Độ 2011.

Buồng lái bố trí hai chỗ ngồi cho phi công (theo kiểu một trước và một sau), bên trong lắp màn hình lớn đa chức năng dùng để hiện thị các thông số kỹ thuật cần thiết. Phi công được trang bị mũ bay tích hợp thiết bị nhắm mục tiêu.

LCH thiết kế lắp hệ thống ngắm ổn định con quay hồi chuyển gồm thiết bị nhiệt ảnh hiệu suất cao và đo xa laze với tầm dò 4.000m.

Ngoài ra, trực thăng trang bị hệ thống tác chiến điện tử gồm: radar cảnh báo và thiết bị đối phó chống tên lửa.

Vũ khí trang bị cho trực thăng gồm tháp pháo Nexter THL 20 tích hợp pháo M621 cỡ 20mm, tên lửa không đối không, tên lửa chống radar, rocket không điều khiển, bom chùm. Hỏa lực diệt tăng mạnh nhất của LCH là tên lửa chống tăng có điều khiển Helina có tầm bắn 7-8km.

Trực thăng dùng hai động cơ tuốc bin trục HAL/Turbomeca Shakti cho phép đạt tốc độ tối đa 275km/h, tầm hoạt động 700km, trần bay 6.500m.

LCH được sử dụng để tiêu diệt các loại máy bay trinh sát không người lái (UAV), máy bay tầm thấp, phá hủy phòng không đối phương, tác chiến trong môi trường đô thị, tiêu diệt xe tăng – thiết giáp và hộ tống bảo vệ trực thăng chở quân cho chiến dịch đặc biệt.


(bdv news)

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Ấn Độ đề phòng Trung Quốc trong năm 2014?



Ngày 15/2, nguồn tin giấu tên từ BQP Ấn Độ cho biết, các chuyên gia nước này tỏ ra lo ngại và cảnh báo Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ vào năm 2014.


Theo các chuyên gia Ấn Độ, mục đích thực sự của cuộc tấn công là để chuyển hướng chú ý của những người bất đồng chính kiến trong nước khỏi các vấn đề về tài chính, đe doạ đến sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mong muốn đảm bảo thị uy quyền lực tối cao ở khu vực châu Á. Bởi, Bắc Kinh ngày càng lo lắng về sự hợp tác quân sự thân mật giữa Ấn Độ và Mỹ.

Quân đội Ấn Độ đang phụ thuộc vào mua sắm vũ khí của Nga, sau đó là Israel, nhưng cuối cùng Mỹ mới là nguồn cung quan trọng nhất cho việc mua sắm trang bị quân sự của Ấn Độ.

Trung Quốc lo ngại rằng các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi lẽ, không ít thì nhiều, các quốc gia này có một số xung đột lợi ích với Trung Quốc, đặc biệt là Ấn Độ.



Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc chính thức được thông báo là khoảng 78 tỷ USD nhưng theo dự đoán của chính phủ Mỹ thì có thể tới 150 tỷ USD. Nhưng điều quan trọng hơn cả là giống Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang không ngừng xây dựng và hiện đại hóa quân đội. Điều này được Ấn Độ coi là vấn đề sống còn.

Trong nhiều năm qua, mối đe doạ từ Trung Quốc đã leo lên mức có khả năng xảy ra xung đột đối với Ấn Độ, do Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền khu vực Arunachal Pradesh. Ấn Độ từng yêu cầu Trung Quốc và Pakistan chấm dứt ngay lập tức sự chiếm đóng lãnh thổ bất hợp pháp.

Vấn đề biên giới khu vực Kashmir và Tây Tạng đã được tiến hành đàm phán nhiều vòng. Nhưng bên cạnh đó, Ấn Độ đã bắt đầu cải thiện cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới với Trung Quốc và đang xây dựng nhiều tuyến đường bộ và các sân bay mới.

Đồng thời, New Delhi không ngừng tăng cường binh lính và mua sắm vũ khí trang bị trên tuyến biên giới này. Chính quyền Ấn Độ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của mình đối với chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ngày càng tăng.

Ấn Độ còn yêu cầu minh bạch trong lĩnh vực hợp tác hạt nhân giữa Trung Quốc với Pakistan. Mới đây, thông tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan gần đây đã ký kết một hiệp định chung, theo đó Trung Quốc sẽ xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân tại Khushabin thuộc tỉnh Punjab của Pakistan.
(The times of India)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang