Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Aero India 2011

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Aero India 2011. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Aero India 2011. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

>> Đầu tư cho hải quân Ấn Độ vượt Trung Quốc



Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc trong đầu tư tài chính nhằm hiện đại hóa cho lực lượng hải quân.

Theo đó trong vòng 20 năm tới, Ấn Độ sẽ chi tiêu khoảng 46,96 tỷ USD cho việc hiện đại hóa lực lượng hải quân. Đóng mới 101 tàu chiến, bao gồm các tàu khu trục tàng hình hiện đại, tàu đổ bộ thế hệ mới và tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Với tốc độ hiện đại hóa như vậy, Hải quân Ấn Độ nhiều khả năng sẽ vượt mặt Hải quân Trung Quốc trong khoảng 20 năm tới.

Nhận định này được đưa ra bởi phó chủ tịch Cơ quan phân tích quốc tế AMI Bob Nugent.



Ấn Độ sẽ dẫn đầu châu Á trong đầu tư cho hải quân 20 năm tới.


Trong một cuộc họp báo xung quanh triển lãm IMDEX Asia 2011, theo đó khoản đầu tư cho hải quân của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới khoảng 23,99 tỷ USD để đóng mới 113 tàu chiến.

Như vậy khoản đầu tư cho hải quân của Ấn Độ gấp 2 lần của Trung Quốc, trong các khoản đầu tư lớn, có các chương trình đóng mới tàu sây bay và tàu ngầm hạt nhân chiến lược tương tự như Trung Quốc.

Ngoài các tàu chiến được đóng mới từ các nhà máy đóng tàu trong nước, Ấn Độ còn đặt hàng đóng mới tàu chiến từ nước ngoài chủ yếu từ Nga.



Tàu khu trục tàng hình Project 11356 của Ấn Độ được đóng mới tại Nga.


Các chuyên gia lưu ý là, không gian của các nhà máy đóng tàu Ấn Độ khá chật hẹp và gần như đã được sử dụng hết. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và kế hoạch giao tàu cho quân đội. Mặt bằng không đủ các nhà máy sẽ khó lòng mà mở rộng và tăng tốc độ sản xuất.

Hiện tại, chương trình tàu ngầm tấn công lớp Scorpene không thể tăng tốc độ và tiến độ giao hàng vì không còn không gian để sản xuất bổ sung.

Theo nhận định của AMI, kinh phí cung cấp cho Hải quân Ấn Độ chiếm đến 27,8% tổng mức đầu tư cho hải quân của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chi phí cho hải quân của Trung Quốc và Ấn Độ gấp nhiều lần kinh phí mà Nga đầu tư cho hải quân.

Sự đầu tư lớn của Ấn Độ và Trung Quốc đã đẩy khu vực châu Á - Thái Bình Dương vào một cuộc chạy đua trên biển.

Ngoài hai nước trên, một loạt các nước khác cũng dự kiến những khoản đầu tư khổng lồ cho hải quân đáng chú ý là: Đài Loan 16 tỷ USD, Australia 14 tỷ USD, Indonesia 7 tỷ USD, Pakistan 2,85 tỷ USD, Singapone 1,74 tỷ USD.

Trong vòng 20 năm tới, châu Á tiếp tục dẫn đầu thế giới về số lượng và tốc độ đóng mới tàu chiến. Dự kiến trong 3 năm tới sẽ có khoảng 340 chiếc tàu chiến được đóng mới.

[BDV news]


Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

>> Thụy Điển phát triển tiêm kích trên hạm Sea Gripen



Công ty Saab (Thụy Điển) ngày 24.5 tuyên bố sẽ thành lập tại Anh một viện thiết kế làm nhiệm vụ phát triển Sea Gripen, biến thể trên hạm của tiêm kích JAS 39 Gripen NG.


Đồng thời, công ty cũng sẽ mở văn phòng đại diện tại London để tuyển dụng chuyên gia cho viện thiết kế này.

Dự kiến, viện nghiên cứu ở Anh sẽ đi vào hoạt động trong mấy tháng tới. Giai đoạn 1 phát triển Sea Gripen - giai đoạn thiết kế sẽ kéo dài 12-18 tháng, sau đó Saab sẽ chế tạo một mẫu chế thử để thử nghiệm ở Linkoping, Thụy Điển. Các tiêm kích Sea Gripen sản xuất loạt có thể bắt đầu chuyển giao cho khách hàng từ năm 2018.









Hiện chưa rõ, Saab dự định bán Sea Gripen cho những nước nào, song họ có nêu hải quân Brazil và Ấn Độ là những khách hàng tiềm năng.

Saab đã tiến hành các tính toán ban đầu cho dự án Sea Gripen từ 5 năm trước. Theo thiết kế, máy bay có thể sử dụng trên các tàu sân bay có lượng giãn nước không dưới 25.000 tấn (tàu sân bay São Paulo của Brazil có lượng giãn nước 33.000 tấn). Trong quá trình phát triển máy bay, Saab hy vọng sử dụng những kết quả nghiên cứu của Anh trong lĩnh vực máy bay trên hạm.

Trước đó, được biết liên doanh Eurofighter dự định chế tạo biến thể trên hạm của tiêm kích Typhoon. 33% cổ phần của liên doanh này thuộc về công ty BAE Systems (Anh). Tại triển lãm hàng không Aero India 2011 ở Bangalore, tháng 2.2011, Eurofighter đã mời chào Bộ Quốc phòng Ấn Độ mua Typhoon trên hạm cho hải quân nước này.

Typhoon trên hạm sẽ có bộ càng vững chắc hơn, móc hạ cánh và các động cơ điều khiển vector lực kéo theo phương thẳng đứng. Còn kết cấu chung của máy bay sẽ thay đổi không đáng kể.
[VietnamDefence news]


Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

>> Ấn Độ nhập khẩu 'Cây đũa thần' của Israel



[BDV news] Công ty Rafael (Israel) chính thức xác nhận, họ đang sản xuất biến thể của Iron Dome, với tên gọi David's Sling cho quân đội Ấn Độ.

Phó chủ tịch của Rafael, Lova Drori cho biết: “Chúng tôi có nhiều sản phẩm mà Ấn Độ quan tâm, các cuộc đàm phán giữa hai bên đang diễn ra một cách tích cực, không chỉ về hệ thống phòng thủ tên lửa mà còn nhiều lĩnh vực khác”.

Hiện tại chưa rõ, trong sự hợp tác với Israel, Ấn Độ sẽ chỉ nhập khẩu vũ khí hay yêu cầu Israel chuyển giao công nghệ tên lửa. Theo một số nguồn tin, Ấn Độ có thể nhập khẩu cả hệ thống Iron Dome chứ không chỉ David's Sling.



Hệ thống phòng thủ tên lửa David's Ling (Cây đũa thần) là biến thể của Iron Dome (Vòm sắt) với tầm bắn được nâng cao hơn.

Hệ thống Iron Dome (Vòm sắt) và biến thể của nó David's Sling (mệnh danh là “Cây đũa thần”), là một phần quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng của Israel, cùng với hệ thống đánh chặn tầm xa Arrow-3, tạo nên hệ thống phòng thủ tên lửa tầng tầng, lớp lớp bảo vệ không phận quốc gia Do Thái.

Theo kế hoạch hệ thống Iron Dome đầu tiên sẽ được chuyển giao cho lực lượng phòng thủ tên lửa của Israel vào đầu năm 2011.

Một khẩu đội Iron Dome, gồm 3 xe phóng, với 20 tên lửa mỗi xe, xe đài tìm kiếm mục tiêu, có khả năng kiểm soát bầu trời bao phủ trên diện tích lên đến 150km2. Tên lửa Tamir của hệ thống có đầu dò cảm biến quang-điện tử, có khả năng đánh chặn các loại tên lửa và đạn pháo 155mm từ khoảng cách 4-70km.

Trong khi đó biến thể David's Sling được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo từ tầm trung đến xa. Hệ thống có khả năng đánh chặn các tên lửa ở cự ly từ 40-300km. Tên lửa Stunner của hệ thống được trang bị hệ dẫn đường kết hợp giữa radar chủ động và cảm biến quang-điện tử.

Hệ thống David's Sling được hợp tác phát triển cùng với công ty Raytheon của Mỹ.

Trong thời gian qua Ấn Độ và Israel đã có sự hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, đặc biệt là các dự án hợp tác liên quan đến hệ thống tên lửa. Với sự có mặt của 2 hệ thống phòng thủ tên lửa này, Ấn Độ có thể yên tâm về quá trình "thay máu" lực lượng phòng không của mình.


Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

>> Ấn Độ hoàn thiện tên lửa không-đối-không Astra



Tên lửa không-đối-không tự dẫn radar chủ động Astra đang được Ấn Độ cải tiến căn bản để khắc phục những khuyết điểm phát hiện được.






razonyfuerza.mforos.com

Biến thể Astra Mk.2 được thử nghiệm từ năm 2008, song Tổ chức Nghiên cứu và phát triển quốc phòng DRDO thuộc Bộ Quốc phòng Ấn Độ bây giờ mới tiết lộ thông tin.

Tại triển lãm Aero India 2011, DRDO đã tiết lộ về một số thay đổi được thực hiện đối với kết cấu tên lửa nhằm tăng tầm bắn. Ngoài ra, DRDO còn cho biết đã hoàn tất phát triển biến thể tên lửa trang bị động cơ phản lực không khí dòng thẳng thay thế cho động cơ tên lửa của biến thể Mk.1, Jane’s Defence Weekly cho hay.

Astra được phát triển trong khuôn khổ chương trình tổ hợp chế tạo các vũ khí tên lửa hiện đại dưới sự chỉ đạo của Phòng thí nghiệm các nghiên cứu và phát triển quốc phòng của DRDO ở Hyderabad. Các cuộc thử nghiệm mặt đất đầu tiên đối với tên lửa diễn ra ở trường thử Chandipur năm 2003. Song đến năm 2006, những khiếm khuyết trong hoạt động của tên lửa ở độ cao lớn đã buộc các nhà thiết kế bắt tay phát triển biến thể cải tiến Mk.2.

Astra Mk.2 có 4 cánh ổn định tam giác lắp ở khoang đầu của tên lửa và 4 cánh ổn định ở đuôi kiểu tự mở ra và được trang bị động cơ tên lửa nhiên liệu rắn không khói cải tiến.

Theo một nguồn tin trong DRDO, Mk.2 vẫn có tầm bắn gần 80 km như cũ khi phóng vào mục tiêu bay ngược chiều, mặc dù các nguồn tin khác trong DRDO cho biết, tầm bắn đã tăng lên đến 100 km. Còn theo Aviation Week, tầm bắn của tên lửa lên tới 120 km.

Tên lửa sẽ được trang bị kênh liên lạc 2 chiều để trao đổi dữ liệu với máy bay mang. Astra Mk.2 sẽ tương thích với tất cả các loại máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ (IAF), kể cả các tiêm kích sẽ mua trong cuộc thầu của chương trình MMRCA.

Năm 2009, máy bay Su-30MKI của IAF đã thực hiện các chuyến bay với tên lửa Astra trên khoang ở trạng thái tên lửa không rời máy bay. Dự kiến Su-30MKI sẽ phóng thử Astra vào đầu năm 2012.


(vietnamdefence news)

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

>> Vũ khí Nga tại Aero India 2011



Trong Aero India 2011, các hãng quốc phòng Nga sẽ giới thiệu khoảng 80 vũ khí.

Sau đây là chùm ảnh một số vũ khí đáng chú ý hứa hẹn sẽ đạt được nhiều thành công trong triển lãm này:


 Chiến đấu cơ đa năng Su-35. Đây là tiêm kích thế hệ 4,5 được áp dụng một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5. Tính năng hiện đại, khả năng không chiến tốt, tầm bay xa, tải trọng vũ khí lớn, chiến đấu cơ này đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ nước ngoài.

Máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130. Ngoài nhiệm vụ chính là huấn luyện phi công, Yak-130 có thể đảm đương các phi vụ tấn công hạng nhẹ một cách xuất sắc. Nhanh nhẹn, dễ điều khiển, độ tin cậy cao là những ưu điểm vượt trội của loại máy bay này so với các máy bay huấn luyện khác.

Hai mẫu máy bay vận tải đa năng IL-76MD, một chiếc được gắn động cơ D-30KP, một chiếc trang bị động cơ PS-90, máy bay tiếp dầu trên không IL-78MK.

Mặc dù đang bị bán tháo khắp nơi, song các nhà sản xuất của Nga vẫn mang đến hai mẫu tiêm kích MiG-29K và MiG-29KUB, hai loại máy bay này có khả năng hoạt động trên tàu sân bay. Được áp dụng khá nhiều công nghệ tiên tiến với hy vọng cứu vãn hình ảnh của MiG-29 trong con mắt các nhà quân sự thế giới.

Thủy phi cơ lưỡng dụng Be-200. Đây là loại thủy phi cơ đa năng, tùy chọn trang bị theo yêu cầu của khách hàng. Trinh sát hàng hải, tìm kiếm cứu nạn, vận tải hàng hóa, sơ tán người bị nạn.
Một số loại trực thăng khác nhau của Nga cũng được giới thiệu:


Trực thăng tấn công hạng nặng Mil Mi-28NE: đây là phiên bản trực thăng tấn công có hỏa lực mạnh, đặc tính bay ưu việt, khả năng sống sót trên chiến trường cao.

Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26T2: với tải trọng lên đến 20 tấn, Mi-26T tỏ ra là một loại “ngựa thồ” xuất sắc.

Trực thăng cảnh báo sớm đường không Ka-31, trực thăng đa dụng Ansat và Ka-32A11VS. Trong ảnh là chiếc Ka-31.

Ngoài ra còn có trực thăng tấn công có khả năng chở quân Mil Mi-35M, đây là phiên bản xuất khẩu của trực thăng tấn công hạng năng nổi tiếng Mi-24.
Một số hệ thống tên lửa và pháo phòng không:


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-300VM Antey-2500 (NATO định danh là SA-23 Gladiator/Giant). Đây là bản nâng cấp của S-300V được đánh giá là một trong những hệ thống tên lửa phòng không hiệu quả nhất thế giới hiện nay.

 Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2E (NATO định danh là SA-11) đây là bản nâng cấp của Buk-M2 với nhiều tính năng hiện đại. Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2E (Nato định danh là SA-15), đây cũng là bản hiện đại hóa của Tor-M2.

Phiên bản nâng cấp của hệ thống pháo tích hợp tên lửa phòng không Tunguska-M1. Bên cạnh đó Cục Thiết kế Cơ khí của Nga sẽ giới thiệu một hệ thống phòng không tầm thấp mới trên cở sở ống phóng Strelets của tên lửa phòng không vác vai Igla-S.
Qua việc giới thiệu nhiều mẫu vũ khí với nhiều tính năng ưu việt, Nga đang hy vọng tiếp tục duy trì vị trí thứ hai trên thị trường xuất khẩu vũ khí thế giới trong năm nay và những năm tiếp theo.
(tổng hợp Defencetalk)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang