Lực lượng không quân và tên lửa phòng thủ của Israel sẽ kết hợp và tái cơ cấu để có thể bảo vệ tốt hơn toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Arrow 2 ASIP, một vũ khí chiến lược của Không quân Israel. Ảnh: Defense-Updates. Theo quyết định mới, Không quân Israel sẽ kết hợp tất cả các lực lượng có thể chặn đứng máy bay và tên lửa ở bất kỳ tầm cao nào. Lực lượng phòng thủ “đa tầng” này sẽ được điều khiển từ một trung tâm chỉ huy đánh chặn. Cùng với đó, Không quân Israel cũng bố trí theo nhiệm vụ thay vì triển khai theo địa hình. Theo lý luận quân sự cũ, các vị trí bố trí lực lượng đảm bảo bảo vệ phần lớn không phận của Israel. Giờ đây, lực lượng phòng hệ năng động hiện đại hoạt động dựa trên cảnh báo và kiên định với mục tiêu ban đầu từ khoảng cách rất xa. Theo đó, bộ phận chỉ huy phòng không không quân có thể bảo vệ không phận Israel tốt hơn, bất chấp địa điểm đặt vũ khí ở đâu. Kho vũ khí phòng không của Israel hiện gồm các tên lửa và hệ thống: MIM-23 Improved Hawk PIP3, MIM-104 Patriot, MIM-92A Stinger, Arrow 2 ASIP, Iron Dome, C-RAM... Trong đó, 2 hệ thống được sản xuất tại Israel gồm: Arrow để chặn đứng tên lửa đạn đạo tầm trung Scud của Iraq và Syria và Iron Dome chống lại các cuộc tấn công rocket của du kích Hồi giáo cực đoan. Không quân Israel (IAF) đang lên kế hoạch triển khai khẩu đội Iron Dome thứ tư trong vài tháng tới và sẽ đặt nó ở vịnh Haifa để bảo vệ trung tâm công nghiệp của nước này. Theo yêu cầu của IAF, cần triển khai khoảng 12 khẩu đội này dọc biên giới phía Nam và phía Bắc Israel. Thêm vào đó, Rafael đang đề xuất một biến thể mới của Iron Dome, được gọi là Iron Flame có nhiệm vụ phản pháo các vụ phóng rocket của du kích Hồi giáo. Trước thông tin tình báo về việc Iran đang cố sản xuất vũ khí hạt nhân, đồng minh Mỹ và Israel đang lên kế hoạch tổ chức tập trận chung quy mô lớn nhất từ trước đến nay nhằm thử nghiệm các biện pháp phòng vệ chung chống lại tên lửa đạn đạo. Hai cuộc tập trận chung là Juniper Cobra và Austere Challenge được dự định tổ chức từ đầu năm nhưng lùi lại đến tháng 4 hoặc tháng 5/2012, thậm chí muộn hơn. Mỹ dự định triển khai hệ thống THAAD trong quá trình tập trận. Trong bối cảnh như vậy, THAAD có thể bổ sung cho tên lửa Arrow của Israel với khả năng hoạt động ở độ cao lớn hơn. Cuộc tập trận sẽ bao gồm việc thiết lập trạm chỉ huy của Israel tại trụ sở chỉ huy châu Âu của Mỹ đặt tại Đức. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá chắn tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá chắn tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012
>> Israel xây dựng lưới lửa dày đặc
Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012
>> Nga: Lá chắn tên lửa Mỹ có liên quan đếnTrung Quốc
Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.
Nói về sự hiện diện của các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương, Thiếu tướng Vladimir Dvorkin nói rằng lá chắn này sẽ đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.
Thiếu tướng Dvorkin thuộc Học viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc đã được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis. Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa (màu xanh) sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu của kẻ thù (màu vàng, màu hồng) khi hệ thống rađa (màu tím) phát hiện ra mục tiêu nguy hiểm "Một hệ thống phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương không phải là vấn đề trong tương lai xa. Nhật Bản đã sở hữu 4 hệ thống này, hai tàu khu trục của Hàn Quốc được trang bị các hệ thống Aegis. Nhật còn đang muốn tăng con số này lên 6 hệ thống". Ông Dvorkin cũng nói thêm: Nhật đã chặn đứng các mục tiêu đạn đạo với sự hỗ trợ từ phía Mỹ. Dựa trên địa điểm bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa đặc biệt đó, chúng đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga. "Đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động. Và chắc chắn là chúng đe dọa tới tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là so với của Nga". Cũng trong các phát hiện này, vị tướng Nga còn nói rằng Trung Quốc cũng sẽ liên quan tới các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và châu Á. "Chúng ta không thể chỉ nhìn hệ thống này trong khuôn khổ đối thoại giữa Nga, Mỹ và NATO. Bởi vì Trung Quốc là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động lên các quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc" - ông Dvorkin nói. Trong khi đó, Alexey Arbatov - lãnh đạo của Trung tâm An ninh quốc tế cũng thuộc học viện trên gợi ý rằng Nga nên thay đổi cách thức đàm phán về các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu. "Các đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nên được khởi động lại, và nên thay đổi về cách thức. Điều cần thiế là phải nói về khả năng tương thích của hệ thống phòng thủ không gian của Nga và chương trình của NATO, chứ không phải là về khả năng tham dự của Nga vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay của NATO". Arbatov sau đó đề xuất rằng Mỹ cũng có thể muốn đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ của Nga không nhằm vào lãnh thổ của họ. "Moscow yêu cầu Washington phải đưa ra các đảm bảo mang tính pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga. Sau đó, chúng ta mới nghĩ đến việc Nga có thể đưa ra điều gì đảm bảo với Mỹ rằng hệ thống phòng thủ không gian của Nga không nhằm vào Mỹ". Arbatov cho rằng trên thực tế, các hệ thống này cùng theo đuổi một mục đích. Arbatov nói thêm các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ này của Mỹ tại châu Âu nên được tiến hành cùng lúc với các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới đối với các loại vũ khí tấn công chiến lược, các vũ khí có độ chính xác cao và các vũ khí thông thường. "Tôi nghĩ rằng nếu như cách thức được thay đổi theo cách này, rất nhiều vấn đề sẽ được coi như giải pháp thực tế hơn so với một sự tuyên truyền chính trị". Tháng trước, Mỹ đưa ra các thông tin về việc bố trí lại các tàu chiến với tên lửa điều khiển ở các vùng biển gần biên giới Nga. Chính quyền Mỹ lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Cộng hòa Séc. Phía Nga cho rằng động thái này nhắm vào các lực lượng hạt nhân của Nga và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản ứng một cách "cứng rắn" bất thường. Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Tổng thống Nga đã cho kích hoạt hệ thống rađa giám sát toàn bộ các tên lửa có thể được phóng tại lục địa châu Âu, bao gồm cả lãnh thổ Anh. Những diễn biến quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và căng thẳng leo thang tại Syria khiến cho nhiều nhà phân tích của Nga lo ngại rằng Nga - Mỹ đang có nguy cơ cận kề với một cuộc chiến tranh lạnh mới. |
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
>> Tên lửa "mang" phong cách NATO
Là hệ thống tên lửa phòng thủ trên tàu chiến Mĩ và nhiều quốc gia NATO, RAM Mk-31 sẽ được nâng cấp lên chuẩn tiếp theo để sử dụng trên các tàu chiến thế hệ mới. Xem thêm : >> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 1) >> Lá chắn phòng thủ cuối cùng trên chiến hạm (kỳ 2) Hệ thống tên lửa phòng không Mk-31 là chương trình hợp tác phát triển của NATO giữa hai quốc gia là Mỹ và Đức nhằm thiết kế một loại tên lửa nhỏ nhẹ, giá rẻ chống lại các mục tiêu như tên lửa hành trình và máy bay. Một hệ thống RAM Mk-31 với 21 quả tên lửa Loại RIM-116 về sau được gọi là RAM (Rolling Airframe Missile) vì tên lửa xoay trong suốt hành trình. Để giảm giá thành, RAM sử dụng nhiều thành phần sẵn có trong các loại tên lửa khác như động cơ rocket của MIM-72 Chaparral, đầu đạn của tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder và đầu dò mục tiêu của FIM-92 Stinger. Các hệ thống tên lửa RAM đang và sẽ được lắp trên 78 tàu của hải quân Mỹ và 30 tàu của hải quân Đức, bao gồm đủ các loại từ tàu sân bay, tàu khu trục, tàu chở máy bay trực thăng,… Số lượng RAM sẽ còn tăng lên khi các loại tàu mới như LPD-17 San Antonio và tàu chiến đấu ven bờ vào biên chế, khi đó hệ thống SeaRAM nâng cấp sẽ tích hợp radar và cảm biến hồng ngoại. Ngoài ra, Hải quân Hàn Quốc cũng sẽ lắp đặt RAM lên các tàu chiến thế hệ mới KDX-II, KDX-III và tàu đổ bộ chở máy bay trực thăng lớp Dokdo, bên cạnh các quốc gia đang sử dụng RAM khác như Ai Cập, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, UAE... Một hệ thống tên lửa RAM bao gồm bệ phóng có 21 quả tên lửa, hệ thống điện tử phía dưới và một khoang chứa đạn tên lửa. Một hệ thống SeaRAM kết hợp vào bệ pháo phòng không tầm cực gần MK-15 Phalanx CWIS với radar riêng của Phalanx và cảm biến hồng ngoại RAM Block 1 với bệ phóng nhỏ hơn, chỉ có 11 quả tên lửa. Ưu điểm của RAM Block 1 là sử dụng đầu tự dẫn lọc ảnh nhiệt cho phép tên lửa tấn công trực thăng và các mối đe dọa khác mà không cần phải nhờ sự dẫn đường của radar. Một tính năng khác đó là IRDM (chế độ kênh đôi). Ở chế độ này, tên lửa RAM khi phóng sẽ được cảm biến nhiệt dẫn đường, nhưng sau đó có thể chuyển sang chế độ radar thụ động dò theo tín hiệu radar của mục tiêu. RAM Block 1 còn tích hợp phần mềm HAS (Helicopter, Aircraft, Surface) thậm chí giúp nó có thể tấn công các mục tiêu như tàu/canô cao tốc. RAM Mk-31 khai hỏa trên tàu sân bay Hệ thống RAM Block 1 được lắp đặt nhiều tàu chiến Mỹ như tàu sân bay, các tàu khu trục tên lửa lớp DD-963 Spruance hay Oliver Hazard Perry, tàu lớp LHA Tarawa hay tàu đổ bộ LHD Wasp. Tổng cộng hải quân Mỹ đặt hàng hơn 2000 quả tên lửa RAM Block 1. Tương lai là RAM Block 2 RAM Block 2 đang được phát triển. Tầm hiệu quả của tên lửa RIM-116 tăng lên nhờ sử dụng động cơ rocket mới và 4 cánh phụ định hướng giúp tăng khả năng cơ động bám đuổi mục tiêu, những cải tiến khác như nâng cấp của đầu tự dẫn radio, lái tự động kĩ thuật số và những thay đổi trong thiết kế đầu tự dẫn hồng ngoại. Block 2 lúc đầu được lên kế hoạch sẽ ra mắt năm 2011, nhưng những báo cáo mới nhất cho thấy nó sẽ chỉ xuất hiện sớm nhất vào cuối năm 2012. Hệ thống SeaRAM. Trong khi hầu hết các công việc phát triển RAM Block 2 được thực hiện tại Raytheon (Mỹ) thì đối tác Đức đảm trách phát triển cảm biến radio của tên lửa tân tiến hơn, giúp nó nhạy và chính xác hơn trong việc tiêu diệt các mục tiêu hiện đại. Hệ thống SeaRAM sử dụng rađa của pháo Phalanx Tên lửa RIM-116 Block 2, và Block 1 nâng cấp lên chuẩn Mk-31 đều sẽ được tích hợp vào phiên bản SeaRAM mới, còn được biết đến với tên gọi “Hệ thống phòng thủ tầm cực gần MK 15 MOD 31 Phalanx SeaRAM”. Khi đó, cảm biến hồng ngoại của Block 1 nâng cấp và chế độ kênh đôi với “cục” rađa được đặt trên đỉnh của hệ thống Mk-15 Phalanx, nhưng cũng sẽ cắt giảm số lượng từ 21 xuống 11 tên lửa để vừa với kích cỡ của tổ hợp Phalanx 1B. Với thiết kế này SeaRAM sẽ trở thành 1 hệ thống tác chiến độc lập đủ sức phòng thủ trước các loại máy bay, tên lửa hành trình lẫn tàu cao tốc loại nhỏ. |
Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011
>> Xem tên lửa Club-M khai hỏa
Tổ hợp tên lửa cơ động “Club-M” do Phòng thiết kế thử nghiệm Novator (thành phố Ekaterinburg) nghiên cứu và chế tạo.
“Club-M” dùng để tổ chức phòng thủ chống tàu, bảo vệ các mục tiêu ven bờ và tiêu diệt tất cả các mục tiêu mặt đất cố định trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết, ban ngày cũng như ban đêm. "Club-M" ra mắt tại Triển lãm năm 2006 Tổ hợp “Club-M” gồm bệ phóng tự hành (STC); xe vận chuyển – nạp (TLV); các loại tên lửa có cánh 3M-54E, 3M-54E1 và 3M14E (được lắp đặt trong container vận chuyển – phóng); xe bảo dưỡng kỹ thuật; xe liên lạc và điều khiển; thiết bị bảo đảm và bảo quản tên lửa. STC và TLV của tổ hợp “Club-M” có thể bố trí trên khung xe BAZ-6909 (do Nhà máy sản xuất ô tô Bryansk chế tạo riêng cho các lực lượng vũ trang Nga) hoặc xe MAZ-7930 của Belarus. STC có thể bố trí từ 4 đến 6 container vận chuyển – phóng chứa tên lửa các loại. Vận tốc cơ động tối đa của STC trên đường nhựa là 70km/h, trên đường lầy lội là 30km/h. Nguồn dự trữ nhiên liệu hành trình là 800km. Với sự hỗ trợ của trạm radar (lắp đặt trên xe liên lạc và điều khiển), tổ hợp “Club-M” có khả năng độc lập phát hiện và theo dõi các mục tiêu mặt nước, phân loại và tiêu diệt các mục tiêu theo dõi bằng các tên lửa chống tàu 3M-54E1/3M-54E. Radar có các kênh phát hiện chủ động và thụ động, cho phép thực hiện chiến lược phát hiện “linh hoạt” và “bí mật”. Tổ hợp có thể nhận các thông tin tác chiến từ các sở chỉ huy cấp cao, các phương tiện trinh sát và chỉ thị mục tiêu bên ngoài. Minh họa tổ hợp "Club-M" tác chiến. Các dòng tên lửa của “Club-M” Tổ hợp Club M được trang bị các tên lửa chống tàu 3M-54E1/3M-54E và các tên lửa có cánh có độ chính xác cao 3M-14E. Các loại tên lửa này được điều khiển thống nhất, bảo đảm sự hoạt động linh hoạt, hiệu quả và đa năng khi sử dụng. Tên lửa chống tàu 3M-54E1 và 3M-54E trên thực tế có kết cấu cơ sở tương đồng và chuẩn hóa tối đa. Các loại tên lửa này được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường với cánh hình thang xòe dài 3,1m. Tên lửa 3M-54E Khi được phóng và bay giai đoạn đầu, tên lửa 3M-54E đạt tốc độ dưới âm và khi tác chiến tên lửa sẽ tăng tốc lên tốc độ siêu âm. Đầu đạn tác chiến là loại đầu đạn xuyên. Tên lửa 3M-54E Tầng hành trình bảo đảm tên lửa bay ở giai đoạn chính của quỹ đạo với tốc độ dưới âm, được trang bị động cơ phản lực tuabin kích cỡ nhỏ TRDD-50B (“sản phẩm 37-01E”). TRDD-50B do Phòng Thiết kế Chế tạo máy Omsk (Công ty Cổ phần mở “OMKB”) sản xuất và được chuẩn hóa đối với tất cả các dòng tên lửa của tổ hợp “Club”. TRDD-50B là động cơ phản lực tuabin 2 trục, dài 800mm, đường kính 300mm. Tên lửa 3M-54E1 Tên lửa 3M-54E1 có 2 tầng. Việc không sử dụng tầng thứ 3 (siêu âm) cho phép trang bị cho tên lửa đầu đạn tác chiến công suất lớn hơn và nâng tầm bay của tên lửa. Nhờ kích thước ngắn, nên 3M-54E1 có thể lắp đặt trong các ống phóng ngắn. Tên lửa 3M-54E1 Hệ thống điều khiển của tên lửa 3M-54E1 được chế tạo trên cơ sở hệ thống dẫn đường tự động AB-40E do Viện nghiên cứu khoa học chế tạo thiết bị quốc gia Nga chế tạo. Việc dẫn đường cho tên lửa ở giai đoạn cuối quỹ đạo được tiến hành với sự hỗ trợ của đầu tự dẫn radar chủ động chống nhiễu ARGS-54. ARGS-54 do Công ty “Radar-MMS” sản xuất, có cự ly quét tối đa đến 65km. ARGS-54 có chiều dài 70cm, đường kính 42cm, trọng lượng 40kg. ARGS-54 có thể hoạt động khi sóng biển mạnh cấp 6. Tên lửa 3M-14E Tên lửa 3M-14E được trang bị hệ thống dẫn đường hỗn hợp. Việc điều khiển tên lửa trong quá trình bay được tiến hành hoàn toàn tự động. Hệ thống điều khiển được chế tạo trên cơ sở hệ thống dẫn đường tự động AB-40E. Trong thành phần của hệ thống điều khiển tên lửa có thiết bị đo độ cao vô tuyến RVE-B và máy thu tín hiệu của hệ thống dẫn đường vệ tinh (GLONASS hoặc GPS). Thiết bị đo độ cao vô tuyến bảo đảm bay cho tên lửa trong chế độ vòng tránh địa hình nhờ vào việc duy trì chính xác trần bay: trên biển – không lớn hơn 20m, trên bộ - từ 50 đến 150m (khi tiến đến mục tiêu – giảm đến 20m). Tên lửa 3M-14E Theo đó, tên lửa có khả năng vượt qua các khu vực “tiêu diệt” của của hệ thống phòng không hiện đại của đối phương. Việc hiệu chỉnh tọa độ bay của tên lửa ở khu vực hành trình được thực hiện theo các dữ liệu của các hệ thống dẫn đường vệ tinh và các hệ thống hiệu chỉnh theo địa hình. Trong giai đoạn cuối của quỹ đạo, việc dẫn hướng tên lửa được thực hiện với sự hỗ trợ của đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-14E. Tên lửa 3M-14E được trang bị đầu đạn nổ phá công suất lớn 450kg. [BDV news] |
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
>> Nhật, Mỹ công bố chương trình hợp tác quốc phòng mới
Nhật và Mỹ vừa tuyên bố tiếp tục hợp tác trong chương trình phòng thủ tên lửa và những vấn đề an ninh chung. Nhật Bản và Mỹ vừa ký cam kết tiếp tục hợp tác với nhau trong chương tình phòng thủ tên lửa, an ninh mạng, lĩnh vực không gian cũng như mở rộng chia sẻ thông tin tình báo, giám sát và các hoạt động thăm dò. "Chúng tôi đã nhất trí về một khung hợp tác sản xuất để chuyển phòng thủ tên lửa đánh chặn cho các bên thứ ba, tăng cường hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thiên tai cũng như lĩnh vực không gian và an ninh mạng", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates nói trong cuộc họp ngày 21/6. Trong chương trình lá chắn tên lửa, bộ trưởng Quốc Phòng của Nhật và Mỹ quyết định sẽ nghiên cứu kỹ thêm các vấn đề trước khi chuyển bản thiết kế tên lửa chống tên lửa SM-3 Block IIA cho các công ty sản xuất. Hai nước đồng ý cử ra Ủy ban chung về vũ khí và kỹ thuật quân sự để giám sát các hoạt động chuyển giao này. Nhật và Mỹ cũng đồng ý thúc đẩy đối thoại về đa dạng hóa nguồn cung cấp các nguồn tài nguyên quan trọng, vật liệu bao gồm năng lượng và đất hiếm. Tuyên bố của Ủy ban tư vấn an ninh Mỹ - Nhật cũng cho biết 2 bên đồng ý mở rộng các hoạt động đào tạo, tập huấn chung cũng như tiếp tục các hoạt động nghiên cứu chung của 2 bên. Ngoài ra, 2 nước tiếp tục mở rộng và chia sẻ thông tin tình báo, các dữ liệu giám sát và trinh sát để ngăn chặn và chủ động đối phó với các tình huống khác nhau trong khu vực. Mỹ cũng tái khẳng định sẽ bảo vệ Nhật Bản cũng như hòa bình và an ninh trong khu vực bằng cả những cách thông thường và lực lượng hạt nhân. Cụ thể, Mỹ cam kết sẽ điều chỉnh thế trận phòng thủ khu vực để giúp Nhật giải quyết những thách thức như sự gia tăng của công nghệ hạt nhân, tên lửa đạo đạo và các mối đe dọa đang phát triển khác đến từ không gian, đại dương và internet. Trong lĩnh vực không gian, 2 quốc gia thừa nhận tiềm năng hợp tác trong tương lai trong việc xây dựng hệ thống vệ tinh dẫn đường, nâng cao nhận thức về không gian dưa trên các vùng hàng hải và việc sử dụng các bộ cảm biến. 2 Bộ trưởng cũng nhất trí tăng cường khả năng phục hồi các cơ sở hạ tầng quan trọng bao gồm cả việc bảo mật hệ thống thông tin. Đặc biệt, nhiều thỏa thuận chiến lược giữa Nhật và Mỹ có liên quan đến các hoạt động gần đây của Trung Quốc và Triều Tiên. Theo đó, Trung Quốc đã phát triển tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay mà Mỹ xem là mối đe dọa cho hải quân nước này. Đồng thời, Triều Tiên cũng được xem có những bước thành công trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, 2 bên cũng đặt nhiều sự quan tâm tới các thử nghiệm của hệ thống chống vệ tinh của Trung Quốc trong những năm gần đây. [BDV news] |
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011
>> Lực lượng tên lửa chiến lược Nga bị đe dọa
Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga sẽ không còn duy trì được lợi thế và khả năng răn đe cũng như đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân vào năm 2015. Cuộc hội đàm song phương giữa Bộ quốc phòng Nga và NATO đã không đạt được bất kỳ sự thống nhất nào về lá chắn tên lửa mà khối quân sự này đang xây dựng tại châu Âu. NATO đã bác bỏ đề xuất của Moscow về xây dựng một lá chắn tên lửa chung châu Âu, cũng như từ chối đưa ra đảm bảo bằng văn bản đối với lá chắn này không đe dọa đến Nga. Về nguyên tắc cho dù có một sự đảm bảo bằng văn bản cũng không thể cho Nga một sự tin tưởng rằng lá chắn tên lửa này không đe dọa an ninh Nga. Mỹ và NATO có thể cung cấp các bảo lãnh nhưng đảm bảo lợi ích cốt lõi của họ vẫn là ưu tiên hàng đầu. Không có gì để đảm bảo một cuộc tấn công nhằm vào Nga sẽ không xảy ra. Việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu đang gây ra mối lo ngại sâu sắc cho Nga. Trong tình hình như vậy, sự đảm bảo chỉ có thể đến từ quân đội Nga, họcó đủ khả năng để đáp trả và gây tổn thất không thể chấp nhận được cho kẽ thù hay không. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov phát biểu một cách đầy thất vọng sau cuộc hội đàm “Chúng tôi chưa nhận được một câu trả lời tích cực và rõ ràng, sự lo ngại của chúng tôi với lá chắn tên lửa này không hề giảm đi chút nào, NATO đã không quan tâm đến đề nghị của chúng tôi. NATO nhấn mạnh đến việc tạo ra 2 hệ thống phòng thủ tên lửa độc lập, nếu như vậy, đến năm 2020 hệ thống này sẽ loại bỏ khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược Nga”. Mỹ và NATO sẽ triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, trong ảnh hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD. Trong trường hợp thỏa thuận với NATO không đạt được, Nga sẽ buộc phải cải thiện khả năng của lực lượng tên lửa chiến lược của mình lên một tầm cao mới, với khả năng đột phá lá chắn tên lửa của NATO, đó là nhận định của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov. Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết, họ không đồng ý với ý kiến xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa chung giữa châu Âu và Nga. Mặc dù tình hình khá bế tắc song cả hai bên đều nhất trí sẳn sàng đàm phán tiếp về vấn đề này. Nhận định của giới chuyên môn Nga Theo chuyên gia quân sự Constantine Sivkova, Phó Chủ tịch Học viện Chính trị Nga cho rằng: “Phát biểu của Tổng thư ký NATO Rasmussen về lá chắn tên lửa là muốn nhắc nhở Nga không nên chuẩn bị cho một cuộc chay đua vũ trang hay các hành động làm nóng thêm tình hình. Đó là sự lựa chọn của Mỹ bằng cách sử dụng một cuộc chiến tranh để làm thế giới quên đi các vấn đề về tài chính của họ và có được một sự đảm bảo an ninh”. Lực lượng tên lửa chiến lược Nga sẽ mất khả năng răn đe và đáp trả hạt nhân nếu lá chắn tên lửa tại châu Âu được hoàn thành. Trong khi đó giáo sư Pavel S. Zolotarev phó giám đốc Viện nghiên cứu Mỹ và Canada của Viện Hàn Lâm khoa học Nga, giáo sư của Học viện Khoa học Quân sự Nga cho rằng: “Hãy nhớ rằng, nhiều lực lượng đang muốn kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang quy mô lớn nhằm làm suy yếu nền kinh tế của chúng tôi. Đáp ứng các nhu cầu trên mặt trận ngoại giao, trì hoãn việc triển khai lá chắn tên lửa, cố gắng hợp tác sâu rộng hơn với NATO. Mặc khác, Nga cần phải đặt cược vào sự phát triển của một hệ thống vũ khí hiện đại chính xác”. Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại nhà nước của Duma quốc gia Lev Kalashnikov cho biết: “Việc xây dựng lá chắn tên lửa sẽ được hoàn thành vào năm 2015, lúc đó Mỹ sẽ triển khai tới 900 tên lửa đánh chặn, trong đó có tới 400 tên lửa SM-3. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Nga, hệ thống này sẽ cho phép vô hiệu hóa khả năng đáp trả một cuộc tấn công hạt nhân của lực lượng tên lửa chiến lược Nga. Đối tượng của lá chắn tên lửa này là ai? Rõ ràng Mỹ và NATO đang thổi phòng mối đe dọa về tên lửa từ Triều Tiên và Iran, thực tế Iran chưa có vũ khí hạt nhân, không có tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM. Triều Tiên chỉ có hạn chế một vài tên lửa tầm trung, ngay cả khi Bình Nhưỡng và Tehran hợp tác cùng nhau để tạo ra từ 15-30 tên lửa ICBM để đe dọa Israel châu Âu và Mỹ, 2 quốc gia này cũng chẳng dại gì mà bắn các tên lửa này vào Israel hay Mỹ. Điều đó sẽ khiến họ tự tay tiêu diệt đất nước mình. Khả năng của những tên lửa này là không đủ mạnh để có thể vượt qua được lá chắn tên lửa trên các tàu khu trục Aegis của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ và NATO đang dự định triển khai đến 900 tên lửa đánh chặn vào năm 2015, vậy hệ thống đánh chặn khổng lồ này sẽ nhắm vào ai? Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ thống này được tạo ra để ngăn chặn lực lượng tên lửa chiến lược của Nga và một phần của Trung Quốc. Đây là hệ thống đánh chặn tên lửa với khả năng cơ động rất cao. Đơn cử như hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD có khả năng kiểm soát đến một nửa khu vực của lá chắn tên lửa phức hợp này. Chúng có thể nhanh chóng được triển khai đến gần biên giới, bờ biển hoặc các căn cứ quân sự của Mỹ và đủ khả năng để can thiệp sâu vào bên trong lãnh thổ đối phương. Ngoài ra, Mỹ liên tục trau chuốt khả năng đánh chặn của các tên lửa, tuy rằng hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD chỉ có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo ở tầm trung, nhưng các tên lửa SM-3 của hệ thống chiến đấu Aegis không ngừng được mở rộng tầm bắn và nâng cao độ chính xác. Trong một kịch bản xấu nhất, hệ thống đánh chặn khổng lồ này đủ khả năng để vô hiệu hóa các ICBM của Nga ngay bên trong lãnh thổ để tạo điều kiện cho các tên lửa hạt nhân của họ tấn công. Ngoài ra, cần phải xét đến khả năng to lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công chính xác như Tomahawk của Mỹ hay Storm Shadow của NATO, một cuộc tấn công đầu tiên bằng các tên lửa hành trình này có thể phá hủy một phần của hệ thống đánh chặn tên lửa của Nga. Cho dù có đạt được sự đồng thuận với NATO hay không, Nga vẫn phải đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tinh vi hơn để loại bỏ mối đe dọa từ lá chắn tên lửa này. [BDV news] |
Nhãn:
Bộ Quốc phòng Nga,
Hệ thống THAAD,
Lá chắn tên lửa,
Lực lượng tên lửa chiến lược,
Tên lửa chiến lược,
Tên lửa SM-3,
Tên lửa Storm Shadow,
Tên lửa Tomahawk
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011
>> Mỹ 'kích' Trung Quốc gây chiến với Ấn Độ?
Để “hạ gục con rồng” Trung Quốc, Mỹ phải làm gì? Câu trả lời có thể là “mượn dao giết người”, đẩy "rồng" Bắc Kinh vào cuộc chiến hạt nhân với "hổ" New Delhi, cựu trợ lý Bộ trưởng tài chính Mỹ Paul Craig Roberts nhận định. Theo ông Roberts, kế hoạch của Mỹ rất “thâm sâu” và được thực hiện bài bản, bí mật, lâu dài. Trước hết, Mỹ cho biệt kích tiêu diệt bin Laden. Về hình thức, rõ ràng chiến dịch này là nhằm tiêu diệt kẻ thù "không đội trời chung", giành thêm cử tri cho Tổng thống Mỹ Barack Obama trước thềm bầu cử vào năm sau... Tuy nhiên, đặt chiến dịch trong bối cảnh giới “diều hâu” ở Mỹ liên tục kêu gọi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng chiến trường sang Pakistan, nơi bị Mỹ coi là “trại tị nạn” của Taliban; thì thấy mục tiêu ẩn sâu của chiến dịch diệt bin Laden không chỉ có vậy Theo đó, tiêu diệt bin Laden thực chất là chiến dịch nhằm vào Pakistan; là tín hiệu phát đi từ Mỹ rằng, Washington có thể tấn công Islamabad vì nước này “dám bao che” cho bin Laden trong suốt thời gian trước đó. Mỹ mượn vụ bin Laden để đe dọa Pakistan. Về phía Pakistan, họ đương nhiên phải "run sợ” nên ngay sau khi bin Laden bị tiêu diệt, nước này vội vàng cử Thủ tướng Yousaf Raza Gilani sang “cầu cứu” người bạn lớn là Trung Quốc. Và trong chuyến thăm Bắc Kinh, ông Gilani khẳng định hùng hồn rằng Trung Quốc là “người bạn tốt nhất, đáng tin nhất” của mình. Đáp lại lời "cầu khẩn" của láng giềng, Trung Quốc cũng tranh thủ cơ hội để tăng cường quan hệ với Pakistan bởi họ không muốn NATO “nhảy vào” Pakistan, biến nước này thành chiến trường chống khủng bố và quan trọng hơn, binh lính Mỹ xuất hiện gần biên giới của mình. Sau đó, Bắc Kinh tự tố giác ý định đó của mình khi công khai bày tỏ sự bất bình với việc Mỹ “đe dọa” Pakistan, kêu gọi Washington tôn trọng chủ quyền của Islamabad; thậm chí còn đe dọa rằng tấn công Pakistan là tấn công Trung Quốc. Trung Quốc khẳng định liên minh chặt chẽ với Pakistan. Tới đây, theo ông Roberts, có thể thấy rằng Mỹ thành công khi gián tiếp “kích” Trung Quốc can dự sâu hơn vào Pakistan. Xét từ góc độ quan hệ Pakistan-Trung Quốc, đây là điều tốt. Tuy nhiên, từ góc khác, việc Trung Quốc tăng cường liên minh với Pakistan lại làm Ấn Độ tức giận, lo sợ bởi trục Bắc Kinh-Islamabad mạnh lên đồng nghĩa với việc New Delhi bị uy hiếp. Nhìn một cách tổng quan hơn, Mỹ biến vụ tiêu diệt bin Laden, đe dọa tấn công Pakistan thành cái cớ để đẩy Ấn Độ và Trung Quốc tiến vào vòng xoáy chạy đua vũ trang mà hậu quả cuối cùng là xung đột quân sự. Ấn Độ và Pakistan “đổ tiền đổ của” vào lĩnh vực quốc phòng bởi họ luôn lo ngại rằng bên kia sẽ tấn công mình bất kỳ lúc nào, kể cả bằng đòn hạt nhân. Tuy nhiên, hiện Ấn Độ vẫn yếu hơn Trung Quốc (nhất là về kinh tế và quân sự) nên trong trường hợp xảy ra xung đột, Bắc Kinh-Islamabad có thể “nuốt trôi” New Delhi; nên Washington buộc lòng phải tăng cường sức mạnh cho Ấn Độ. Ngoài việc hy sinh lợi ích trong nhiều lĩnh vực kinh tế, cắt bớt việc làm tại Mỹ để giúp kinh tế Ấn Độ đi lên..., Mỹ còn bán cho nước này hàng loạt vũ khí hiện đại với hy vọng New Delhi mạnh hơn, tự tin hơn để cuối cùng, cảm thấy đủ sức đối đầu với Trung Quốc như ý định của Mỹ. Cụ thể thì Nhà Trắng cho rằng, kinh tế, quân sự Trung Quốc mạnh lên khiến Bắc Kinh ngày càng cứng rắn, tự tin, hung hăng, với tay ra bên ngoài. Vậy thì tại sao New Delhi không có những chính sách, hành động tương tự khi họ mạnh lên. Mỹ không chỉ đưa Ấn Độ ra khỏi danh sách các nước bị cấm vận về vũ khí mà còn giúp nước này phát triển vũ khí công nghệ cao và hàng không vũ trụ. Mục tiêu cuối cùng là đưa Ấn Độ vào nhóm bốn nước phát triển vũ khí mạnh nhất thế giới. Với tính toán đó, Mỹ hy vọng hai cường quốc châu Á sẽ lao vào nhau mà hậu quả là cả hai có thể bị kiệt quệ sau xung đột bởi cả Bắc Kinh lẫn New Delhi đều có vũ khí hạt nhân, lại ở liền kề nhau. Mỹ hy vọng Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đánh nhau. Trong viễn cảnh đó của Mỹ, khi Ấn Độ và Trung Quốc kiệt sức, chỉ còn Nga là đối thủ đáng quan tâm ở châu Á. Và để "nhổ nốt cái gai" này, Mỹ không đợi tới khi Trung Quốc, Ấn Độ “dắt tay nhau đi xuống” mà từ lâu triển khai nhiều biện pháp tấn công Nga: liên tiếp củng cố, mở rộng chuỗi căn cứ quân sự bao vây Nga; thúc đẩy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) kết nạp thêm các thành viên từng thuộc Liên Xô, dồn ép Nga về phía Đông... Chưa dừng lại ở việc “ngoại kích”, Mỹ còn “nội công” Nga mà điển hình là tuyên truyền văn hóa Mỹ vào quốc gia rộng nhất thế giới. Tới nay, kế hoạch này gặt hái khá nhiều thành quả khi tạo ra được một bộ phận không nhỏ thanh niên Nga ngưỡng mộ cái được Mỹ gọi là tự do, thù gét điều mà Mỹ cáo buộc là chính quyền độc tài... Kết quả cuối cùng sẽ là các thanh niên Nga “được Mỹ hóa” trở thành đồng minh của Washington hoặc chí ít cũng không còn ủng hộ chính quyền ở Moscow như trước. Khi “đả bại” được Nga, Trung Quốc, Mỹ sẽ tập trung “quét dọn” Nam Mỹ. Khi đó, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez dường như chắc chắn sẽ trở thành mục tiêu đầu tiên của Mỹ, trước khi Washington tràn vào hàng loạt quốc gia khác. Mỹ tiếp tục triển khai lá chắn tên lửa gần Nga. Theo ông Roberts, để tránh được “thảm họa” trên, Nga và Trung Quốc cần liên minh với nhau chặt chẽ, trấn an Ấn Độ, không để New Delhi mắc mưu của Washington; đồng thời phải kéo Đức ra khỏi NATO, làm suy yếu tổ chức này; cũng như tiếp tục bảo vệ quốc gia bị Mỹ gọi là “ma quỷ”: Iran tại Trung Đông. Nếu không làm được vậy, Mỹ sẽ dần kiểm soát được toàn thế giới, đồng USD trở thành đơn vị tiền tệ duy nhất của hành tinh xanh và đi tới đâu cũng thấy biển hiệu gà rán KFC... [BDV news] |
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
>> Nga phóng tên lửa 'dằn mặt' NATO
Nga đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong bối cảnh có những bất đồng với NATO. Đây là vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva thứ 2 trong vòng chưa đầy một tháng. Giới quân sự phương Tây cho rằng, đây là một động thái “dằn mặt” NATO xung quanh vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa tại Đông Âu. Theo Defence News, tên lửa Sineva được phóng từ một tàu ngầm hạt nhân chiến lược ngoài khơi biển Barent và đã đánh trúng mục tiêu giả định trên bán đảo Kamchatka nằm trong vùng Viễn Đông của Nga. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga, Igor Konashenkov cho biết: “Tên lửa được phóng đi từ một tàu ngầm dưới mặt nước, đầu đạn đã đánh trúng mục tiêu giả định theo kế hoạch thử nghiệm”. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva đang được phóng lên từ tàu ngầm dưới mặt nước. Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sineva là một bổ sung mới cho kho vũ khí hạt nhân chiến lược phóng từ tàu ngầm của Quân đội Nga. Tên lửa đã hoàn thành các công tác thử nghiệm vào năm 2008, mỗi tên lửa Sineva có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân tấn công 10 mục tiêu cùng lúc, tên lửa có tầm bắn 10.880 km. Quân đội Nga cho biết, các vụ thử nghiệm tên lửa hạt nhân hạng nặng là để nâng cấp các hệ thống đã lạc hậu, đồng thời bổ sung và thử nghiệm các tính năng mới cho hệ thống tên lửa chiến lược này. Tuy nhiên, các cuộc thử nghiệm tên lửa này lại diễn ra trùng hợp với những căng thẳng ngoại giao với phương Tây. Trước đó, Nga đã thu hẹp quy mô của các thử nghiệm như là một phần trong hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược Start-2. Hiện tại, Moscow bày tỏ sự giận dữ đối với Washington xung quanh việc xây dựng lá chắn tên lửa cho châu Âu. Việc xây dựng lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Âu đang gây ra những quan ngại sâu sắc đối với an ninh của Nga. Nga cho rằng, họ phải được quyền tiếp cận việc xây dựng lá chắn tên lửa tại châu Âu, các biện pháp bảo vệ an ninh cũng như cách mà Mỹ xác nhận hệ thống này là vì hòa bình và ổn định lâu dài. Song cả Washington và NATO đều từ chối cho Nga tiếp cận việc xây dựng này, cũng như từ chối các biện pháp để bảo vệ Nga. Theo giới quân sự Nga, việc xây dựng lá chắn tên lửa này đang đe dọa an ninh của nước này, đích thân Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố: “Nếu Washington không giải quyết thỏa đáng mối quan tâm của Nga về lá chắn tên lửa, điều này có thể kích động một cuộc chiến tranh lạnh mới”. Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Nga tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh: “Hệ thống lá chắn tên lửa này đặt ra một thách thức trực tiếp đối với an ninh của Nga khi nó được hoàn thành vào năm 2015. Điều đó sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang dữ dội, và một cuộc chạy đua vũ trang mới là điều không cần thiết cho đôi bên”. [BDV news] |
Nhãn:
Biển Barents,
Bộ Quốc phòng Nga,
Dmitry Medvedev,
Lá chắn tên lửa,
Moscow,
Sineva,
Tên lửa hạt nhân,
Tên lửa liên lục địa,
Vùng Viễn Đông,
Washington DC
Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011
>> Báo Nga: Mỹ muốn dùng lá chắn tên lửa ở Ấn Độ để chống Nga - Trung
[VITINFO news] Nhật báo Komsomoloskaya Pravda của Nga hôm 31/3 đưa tin, Mỹ đã và đang cố gắng tập trung vào kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu tại Ấn Độ để đe dọa Nga và Trung Quốc.
Theo thông tin do WikiLeaks tiết lộ, Mỹ không chỉ có kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa chống lại Nga tại châu Âu mà còn đang đàm phán với các quốc gia dọc biên giới của Nga, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ, để phối hợp xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa, hệ thống này cũng để nhằm vào Nga. “Chiếc dây thòng lọng quanh Nga đang bị thít chặt. Nhờ có WikiLeaks, Nga mới biết rằng Washington đã và đang đồng thời thực hiện nhiều cuộc hội đàm với các quốc gia ở nhiều nơi trên thế giới về việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trên lãnh thổ của họ. Đó là những quốc gia khác nhau, nhưng những quốc gia này tạo thành một dây chuỗi quanh nước Nga”. Một bức điện tín bí mật từ đại sứ quán Mỹ ở New Delhi đưa ra trong năm 2007 đã bác bỏ thông tin trên báo chí rằng Ấn Độ đã bất ngờ quay trở lại thỏa thuận kí năm 2005 với Mỹ để hợp tác về phòng thủ tên lửa. Theo bức điện tín này, báo chí Ấn Độ đã hiểu sai tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Pranab Mukherjee sau cuộc gặp đa phương Nga – Trung - Ấn vào ngày 24/10/2007. Ông Mukherjee khẳng định, thông tin Ấn Độ sẽ tham gia vào hệ thống phòng thủ tên lửa do Mỹ đứng đầu là “không có cơ sở”. Amandeep Singh Gill, người từng phụ trách vấn đề giải trừ quân bị và an ninh quốc tế đã xác nhận rằng bình luận của ông Mukherjee tại Harbin không thể được hiểu như một sự trệch hướng khỏi hiện trạng mối quan hệ hợp tác phòng thủ tên lửa hiện nay giữa Mỹ và Ấn Độ”. Đại sứ quán Mỹ tại Ấn Độ nhắc lại: “Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ khi đó là ông Mukherjee và Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Rumsfeld đã nhất trí mở rộng hợp tác liên quan đến lĩnh vực phòng thủ tên lửa trong một thỏa thuận khung về quốc phòng Mỹ - Ấn tháng 7/2005”. Hợp tác Mỹ - Ấn về phòng thủ tên lửa “đến nay đã giới hạn trong các cuộc thảo luận về công nghệ và tìm kiếm sự thật”, điện tín trên cho biết. Nhật báo Komsomoloskaya Pravda cho biết, Mỹ đã “quăng lưới cá tại Ấn Độ” để nước này tham gia vào kế hoạch xây dựng vành đai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ bao quanh nước Nga. “Kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa quanh nước Nga – trước hết ở châu Âu, sau đó là các khu vực khác - của Washington có thể nhằm mục đích buộc chúng tôi phải chia sẻ nguồn tài nguyên giàu có của mình”, nhật báo trên viết. |
Nhãn:
Ấn Độ,
Châu Âu,
Lá chắn tên lửa,
Mỹ,
Mỹ - Ấn,
New Delhi,
Nga,
Nhật Bản,
Nhật báo Komsomoloskaya Pravda,
trung quốc,
Wikileaks
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)