Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Khu trục hạm USS Chung-Hoon

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Khu trục hạm USS Chung-Hoon. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> 'Sứ giả' ở Đông Nam Á




Dường như tên gọi của chiến hạm USS Chung-Hoon đã định sẵn cho chiến hạm này sứ mệnh ngoại giao ở Đông Á (*).

Hiện đại bậc nhất

Chiến hạm mang tên lửa có điều khiển, trang bị hệ thống Aegis USS Chung-Hoon, số hiệu DDG-93, là loại tàu khu trục biến thể FligtIIA của lớp Areigh Burke hiện đại bậc nhất trong lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ. Tàu được hãng Northorp Grumman hạ thủy vào tháng 12/2002, sau đó biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương (tháng 9/2004), đóng quân ở Trân Châu cảng, Hawaii.

Được trang bị hệ thống Aegis, đối tượng tác chiến chủ yếu của USS Chung-Hoon là các tên lửa đường đạn. Do đó, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ là thành phần của lá chắn phòng thủ xuyên quốc gia, hệ thống điện tử của tàu rất tối tân, gồm: Radar mảng pha 3 chiều đa chức năng AN/SPY-1(V); Hệ thống chỉ huy – ra quyết định (viết tắt tiếng Anh là CDS); Hệ thống hiển thị Aegis; Hệ thống điều khiển vũ khí… Theo đó, hệ thống CDS sẽ nhận dữ liệu chiến đấu từ hệ thống cảm biến của tàu, vệ tinh quân sự, từ đó, đánh giá mối nguy hiểm và ra lệnh cho hệ thống vũ khí hoạt động đánh trả. Hệ thống tên lửa đánh chặn của USS Chung-Hoon do Lookheed Martin cung cấp, được đưa vào sử dụng từ năm 2006, với nòng cốt là tên lửa SM-3 block 1A được cho là đủ sức đối chọi với các tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung của đối phương.



Khu trục hạm USS Chung-Hoon (DDG-93).



USS Chung-Hoon còn là tàu chiến đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ thông thường khác, như đảm bảo an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, hộ tống, đổ bộ và vận tải… Các vũ khí đáng kể khác của tàu gồm: 56 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất; 8 tên lửa Harpoon; Hệ thống chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi 324mm; Ngoài ra, USS Chung-Hoon được trang bị pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo cao tốc Phalanx 6 nòng với tốc độ bắn chóng mặt, 4.500 phát/phút/bệ;…

Điểm đặc biệt khác của USS Chung-Hoon còn ở lớp vỏ tàu có thêm lớp giáp kevlar nặng tới 70 tấn. Ngoài ra, USS Chung-Hoon thuộc lớp tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được thiết kế để phòng chống ảnh hưởng của tác chiến xạ - sinh – hóa. Trong một dự án 30 triệu USD của Hải quân Mỹ, tàu được lắp các các cánh cửa kín nước giúp ngăn sự xâm nhập của nước biển vào bên trong tàu.

Sứ mệnh ngoại giao

Là tàu quân sự nhưng gần như USS Chung-Hoon chưa phải “đánh đấm” nhiều. Có lẽ, sự vụ căng thẳng trên truyền thông nhất mà USS Chung-Hoon từng tham gia là việc hộ tống tàu USNS Impeccable, sau khi tàu này bị các tàu Trung Quốc “tiếp cận quá gần” ở một nơi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 75 hải lý về phía Nam, hồi giữa tháng 3/2009. Trước đó, vào tháng 10/2005, USS Chung-Hoon đã thực hiện thành công nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ tàu chở hàng C-Laurel gặp nạn gần đảo Kahului ở quần đảo Hawaii.

Ngoài việc tuần tra, sẵn sàng chiến đấu đúng với chức năng của một khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis, USS Chung-Hoon còn được điều động để làm ngoại giao, tạo dựng hình ảnh cho nước Mỹ nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.

Tháng 9/2006, USS Chung-Hoon được cử đón tiếp tàu khu trục Thanh Đảo, thuộc lớp Lữ Đại của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khi tàu này tới thăm Trân Châu cảng. Sau đó, thủy thủ đoàn ở 2 tàu đã có nhiều hoạt động giao lưu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Mỹ và Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm và hoạt động chung như vậy.



USS Chung-Hoon được chào đón khi trở về căn cứ ở quần đảo Hawaii với vòng hoa khổng lồ.


Năm 2010, USS Chung-Hoon hỗ trợ Hải quân Philippines thực hiện chiến dịch tiễu trừ phiến quân Hồi giáo cực đoan ở nước này trên vùng biển Sulu. Sang năm 2011, USS Chung-Hoon lại lên đường tới khu vực này để cùng các tàu chiến khác của Hải quân Mỹ, Philippines tham gia cuộc tập trận chung mang tên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng ứng phó trên biển" (CARAT), kéo dài 11 ngày ở ngoài khơi đảo Palawan (Tây Nam Philippines). Cuộc tập trận được lập ra để nâng cao kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm trong vấn đề hàng hải, tác chiến trên biển và tăng cường hợp tác quân sự song phương.
Ngày 7/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biế, từ ngày 15-21/7/2011, 3 tàu Hải quân Hoa Kỳ là USS Chung-Hoon, USS Prebel, USNS Safeguard sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hằng năm, đã được sửa hai bên thỏa thuận từ trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân 2 nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn.

(*) Tuy là chiến hạm Mỹ nhưng DDG-93 được đặt cái tên rất châu Á, bởi vị Chuẩn Đô đốc mà nó mang tên là có nguồn gốc Mỹ, Hawaii và Trung Quốc. Là sĩ quan cấp đô đốc gốc Á đầu tiên trong Hải quân Mỹ, ông đã được tặng Thập tự Hải quân và Huân chương Sao bạc vì sự quả cảm và gan dạ khi chiến đấu với quân đội Nhật Bản, trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Thông số của USS Chung-Hoon: Dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m, lượng giãn nước 9.200 tấn; Tốc độ: 30 hải lý/giờ; Thủy thủ đoàn: khoảng 300 người;

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang