Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống Aegis

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống Aegis. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

Mỹ nhìn tàu chiến Nga "bằng nửa con mắt"?

Chuyên gia Nga liệu có quá tự ti khi cho rằng "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải"?

>> Khu trục hạm Sovremenny, "gừng già" của Hải quân Nga

Trước đó, bên lề phiên điều trần của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ về vấn đề Syria, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Tướng Martin Dempsey tỏ ra khá kiêu ngạo khi tuyên bố: "Nga là siêu cường nếu xét dưới góc độ vũ khí hạt nhân. Còn về lĩnh vực vũ khí thông thường, tôi không xếp họ vào danh sách những nước lớn".

Trong khi đó, ngay chính bản thân Phó viện trưởng Học viện nghiên cứu các vấn đề địa chính trị của Nga, ông Konstantin Sivkov cũng đánh giá thấp tiềm lực của Hải quân Nga hiện nay: "Hải quân Mỹ chỉ cần khoảng 20 phút để tiêu diệt tàu chiến của Nga đang hiện diện tại khu vực Địa Trung Hải!".

Vậy những yếu tố nào khiến năng lực của Hải quân Nga bị đánh giá thấp như vậy?


Tàu chiến Mỹ - Nga - www.tinquansu.net
Sự chênh lệch về chất lượng giữa các tàu khu trục của Mỹ và Nga là điều không thể phủ nhận. Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke ở một đẳng cấp hoàn toàn khác so với tàu chiến Nga.

Sự lão hóa

Có một thực tế là phần lớn các trụ cột cho sức mạnh tác chiến của Hải quân Nga hiện nay đều là những tàu chiến được đóng theo công nghệ đóng tàu những thập niên 70-80. Sự lạc hậu về công nghệ có thể được bù đắp bằng việc cập nhật những hệ thống mới nhưng sự già cỗi về tuổi tác thì không gì có thể bù đắp được.

Các tàu chiến của Hải quân Nga đang đóng quân ở Địa Trung Hải đều là những lão làng của hải quân thế giới. Tàu khu trục Smetlivy được đưa vào sử dụng từ năm 1969, tàu khu trục chống ngầm Admiral Panteleyev (lớp Udaloy) đưa vào hoạt động từ năm 1990, tàu khu trục Nastoychivyy(lớp Sovremenny) đưa vào hoạt động từ năm 1992, tàu đổ bộ Alexander Shabalin hoạt động từ năm 1986, tàu đổ bộ Đô đốc Nevelsky hoạt động từ năm 1975.



Khu trục chống ngầm lớp Udaloy - www.tinquansu.net
Những tàu chiến của Nga được thiết kế thiên về một nhiệm vụ nhất định, khiến nó trở nên yếu thế khi tác chiến độc lập. Trong ảnh là tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy.

Tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển Moskva được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Như vậy có thể thấy ngay rằng gánh nặng tuổi tác đang đè nặng các chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải. Trong khi đó, với lực lượng tàu khu trục của Mỹ đang áp sát Syria, chiếc “già nhất” là USS Barry (DDG-52) được đưa vào sử dụng từ năm 1992.

Từ khi Liên Xô sụp đổ đến nay, Nga chưa có một lớp tàu khu trục nào thực sự đẳng cấp, những tàu chiến được đóng mới gần đây đều là những tàu khu trục nhỏ có lượng giãn nước dưới 4.000 tấn, chỉ phù hợp cho các nhiệm vụ phòng thủ ven biển. Xét về khía cạnh hiện đại hóa hải quân, Nga thậm chí còn thua cả Trung Quốc.

Sự chênh lệch về công nghệ

Những tàu chiến của Hải quân Nga đều được đóng theo công nghệ thập niên 70-80, so với những tàu khu trục được đóng theo công nghệ thập niên 90 của Mỹ thì sự tụt hậu về công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Mặc khác, hệ thống điện tử luôn là điểm yếu cố hữu của Nga, luôn có một khoảng cách nhất định về độ tinh vi giữa các hệ thống điện tử của Nga và Mỹ.

Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến đầu tiên trên thế giới được trang bị loại radar mạng pha 3D AN/PSY-1 với các mảng ăng-ten được bố trí bao quát 360 độ xung quanh tàu.

Đây là một thiết kế đỉnh cao của công nghệ radar trên tàu chiến và trên thế giới không có loại có tính năng tương tự, Trung Quốc cũng đang cố gắng để tạo ra một hệ thống radar tương tự nhưng xem chừng còn rất lâu mới có thể đạt được một phần các tính năng của radar này.

Hệ thống chiến đấu Aegis - www.tinquansu.net
Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga nằm mơ cũng không có được.

 Hệ thống chiến đấu Aegis mang lại cho các tàu khu trục của Mỹ lợi thế tuyệt đối mà các tàu chiến Nga không có được.
Điểm mạnh của radar này là sự tinh vi, nó có thể phát hiện mục tiêu cỡ quả bóng goft từ khoảng cách tới 165km, phát hiện mục tiêu tên lửa đạn đạo ở cự ly tối đa 310km.

Tàu khu trục Nastoychivy, tuần dương hạm Moskva, tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Panteleyev cũng được trang bị radar 3D với phạm vi tìm kiếm mục tiêu tới 500km nhưng ăng-ten của các radar này phải quay xung quanh tàu để phát hiện mục tiêu. Như vậy, sẽ có một khoảng trống nhất định khi radar quét đủ một vòng xung quanh tàu, trong khi đó tàu chiến của Mỹ không bị hạn chế về điểm này.

Các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga là những tàu chiến duy nhất trên thế giới hiện nay được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis tối tân. Aegis là viết tắt của cụm từ Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment (Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất).

Đây là hệ thống chiến đấu công nghệ cao tích hợp được thiết kế để đối với tất cả các loại mục tiêu trên biển, trên không, dưới nước, mang lại khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Nói chung, Aegis là một khái niệm công nghệ phát hiện, theo dõi, tấn công mục tiêu cực kỳ phức tạp. Đến nay, Aegis vẫn là hệ thống chiến đấu có “1-0-2” trên thế giới.

Chỉ riêng ở khía cạnh này thì không một tàu chiến nào của Nga có thể so sánh được. Aegis sẽ là hệ thống chiến đấu số 1 thế giới, ít nhất là trong nhiều thập kỷ nữa.

Sự đồng bộ hóa trong tác chiến không cao

Có một hạn chế của Hải quân Nga là họ phát triển quá nhiều lớp tàu chiến với nhiệm vụ, vũ khí, hệ thống điện tử tương đối khác nhau. Ví dụ, các tàu khu trục chống ngầm lớp Udaloy quá thiên về nhiệm vụ chống ngầm, tàu khu trục lớp Sovremenny lại quá thiên về nhiệm vụ chống tàu mặt nước, tuần dương hạm tên lửa Moskva lại nhắm đến các tàu sân bay Mỹ.

Chiến hạm Nga - www.tinquansu.net
Mỗi tàu chiến của Nga đều có hệ thống điện tử, vũ khí, hệ thống điều khiển riêng nên khả năng tương tác giữa chúng không cao.

 Mỗi tàu chiến của Nga đều có hệ thống điện tử, vũ khí, hệ thống điều khiển riêng nên khả năng tương tác giữa chúng không cao.
Các tàu chiến Nga tỏ ra yếu thế khi hoạt động đơn lẻ nên cần phải có sự hỗ trợ của những tàu chiến khác. Trong khi đó, năng lực tấn công chủ lực của Hải quân Mỹ chỉ tập trung vào 2 lớp tàu là tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm Ticonderoga.

Những tàu này có hệ thống điện tử, vũ khí gần như tương đồng nhau, mỗi tàu có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ cùng lúc. Hệ thống vũ khí trên tàu được thiết kế theo kiểu module, đơn cử như ống phóng MK41 có thể sử dụng để phóng tất cả các loại vũ khí, từ tên lửa hành trình tấn công mặt đất, tên lửa phòng không, tên lửa chống ngầm. Chỉ có tên lửa chống hạm không thể phóng trong ống phóng thẳng đứng nên phải bố trí riêng mà thôi.

Mỗi tàu khu trục của Mỹ có thể mang theo tới 96 tên lửa các loại, tổng cộng 5 tàu khu trục có thể mang theo tới 480 tên lửa các loại. Trong khi đó, loại tàu chiến lớn nhất của Nga ở Địa Trung Hải là tuần dương hạm lớp Slava chỉ có thể mang theo tối đa 80 tên lửa các loại, những tàu khác chỉ có khả năng mang tối đa 56 tên lửa các loại và không có khả năng tấn công mặt đất.

Các tàu chiến của Mỹ khi hoạt động cùng nhau tạo nên sự tương tác nhiệm vụ rất cao, tạo nên mạng lưới tấn công và phòng thủ có chiều sâu. Trong khi đó khả năng tương tác giữa các tàu chiến Nga không cao do mỗi tàu có hệ thống điện tử và hệ thống điều khiển riêng.

Nếu các tàu chiến Mỹ dồn tên lửa vào một tàu chiến Nga thì khả năng bị đánh chìm gần như 100%, trong khi đó, nếu tàu chiến Nga dồn tên lửa vào một tàu chiến Mỹ thì những tàu khác xung quanh hoàn toàn có thể can thiệp đánh chặn do họ sử dụng chụng một hệ thống điều khiển và vũ khí.

Xét về mặt lực lượng, các tàu chiến Nga đang đồn trú tại Địa Trung Hải hoàn toàn lép vế so với lực lượng tàu khu trục Mỹ, chưa kể đến tàu sân bay và các tàu ngầm tiến công hạt nhân khác ở dưới nước. Tuy nhiên, trên đây chỉ là những so sánh mang tính lý thuyết, dựa trên các thông số kỹ thuật của tàu chiến đôi bên, bởi khi bước vào một cuộc chiến thực tế rất khó để nhận định ai sẽ thắng ai.

(Tổng hợp)

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa đạn đạo của Mỹ

Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) của Mỹ là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.

>> Bí mật chiến lược Xây dựng hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ (Kỳ 1)
>> Tương lai của phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Á



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bệ phóng tên lửa PAC-3.

Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác (hoặc cũng có thể bằng kỹ thuật laser) ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài tầm khí quyển hoặc ở giai đoạn cuối.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ được thiết kế và triển khai để bảo vệ lãnh thổ của Mỹ và đồng minh trước mối đe dọa tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Ban đầu, Lầu Năm góc nghiên cứu phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD) để đối phó với mối đe dọa hạt nhân của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, đến thế kỷ 21, hệ thống này đã chuyển trọng tâm sang phòng thủ và ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ một số đối thủ trong khu vực, đặc biệt là Iran và Bắc Triều Tiên.

Tháng 3.2013, Lầu Năm góc tuyên bố sẽ củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trên bờ biển phía tây của Mỹ để đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên ngày càng gia tăng, cùng lúc quyết định hủy bỏ giai đoạn cuối của kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn ở Châu Âu trong thập kỷ tới.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo (BMD)

Tên lửa đạn đạo có thể được phóng từ nhiều vị trí khác nhau, như từ hầm chứa, xe cơ động, xe lửa, tàu ngầm, tàu chiến và máy bay. Tên lửa được phân chia thành bốn loại cơ bản dựa trên tầm bắn tối đa: Tầm ngắn (dưới 1.000m), tầm cận trung (1.000 - 3.000 km), tầm trung (3.000 - 5.500km); tên lửa đạn đạo liên lục địa, hoặc ICBM (hơn 5.500km).

Hành trình của tên lửa đạn đạo được phân chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn tăng tốc, bắt đầu phóng và kéo dài cho đến khi kết thúc động cơ tên lửa đẩy; giai đoạn giữa- giai đoạn dài nhất- từ khi tên lửa vào quỹ đạo parabol cho tới mục tiêu; giai đoạn cuối, khi đầu đạn tên lửa được tách ra, thông thường giai đoạn này chỉ mất chưa đầy một phút thì phát nổ.

Căn cứ vào các đặc điểm nêu trên của tên lửa, quân đội Mỹ đã hình thành bốn chức năng cơ bản để đối phó với một tên lửa đạn đạo thông qua hệ thống phòng thủ. Bốn chức năng cơ bản của hệ thống phòng thủ tên lửa là: Phát hiện; phân biệt (phân biệt giữa mục tiêu là tên lửa với các mục tiêu khác); điều khiển hỏa lực (xác định chính xác điểm đánh chặn); tiêu diệt (tấn công mục tiêu bằng một số loại tên lửa đánh chặn). Tuy nhiên, hiệu quả của hệ thống BMD trong các lần thử nghiệm còn khác nhau và các nhà phân tích quốc phòng tiếp tục nghi ngờ về khả năng tác chiến thực sự của tên lửa trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Các hệ thống phòng thủ tên lửa chính

Cơ quan phòng thủ tên lửa của Mỹ (MDA) đang phát triển một số hệ thống có khả năng đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo. Các hệ thống này không được thiết kế để phòng thủ trước các cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn từ Nga và Trung Quốc. Tính từ năm 2002 đến nay, MDA đã chi khoảng 90 tỉ USD vào hệ thống phòng thủ tên lửa và có kế hoạch sẽ chi cho hệ thống này khoảng 8 tỉ USD/năm đến năm 2017 - tương đương khoảng 2% ngân sách quốc phòng.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình phân chia giai đoạn tên lửa.

Các nhà phân tích quốc phòng cho rằng, cho đến nay, hầu hết công nghệ BMD vẫn chưa được minh chứng, thường chậm tiến độ, có chi phí quá lớn, khả năng tác chiến thực sự có thể còn hạn chế khi xảy ra tình huống thực tế. Trong năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lần đầu tiên yêu cầu xem xét đánh giá toàn diện về BMD, trong đó, ngoài việc nêu rõ các mối đe dọa và chiến lược phát triển, thì Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ còn phải tìm cách cải thiện các chương trình thử nghiệm, giám sát và hiệu quả chi phí đối với BMD.

Chính quyền của Tổng thống Obama cũng hủy bỏ ba chương trình BMD, gồm: Phương tiện tiêu diệt đa năng (tháng 4.2009); tên lửa đánh chặn năng lượng Kinetic (tháng 5.2009) và tên lửa laser đường không (tháng 2.2012).

Hiện tại, quân đội Mỹ đang sở hữu bốn chương trình BMD bao gồm: Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD); hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis; hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD); hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống đánh chặn tên lửa trên mặt đất (GMD)

GMD là thành phần phức tạp và tốn kém nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, được thiết kế để tiêu diệt tên lửa đạn đạo chiến lược tầm xa giai đoạn giữa bằng các tên lửa đánh chặn triển khai trên mặt đất.

Cấu trúc hệ thống GMD.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ đã triển khai 30 tên lửa đánh chặn trong các hầm chứa ở căn cứ Fort Greely, bang Alaska và căn cứ Vandenberg, bang California. Đồng thời, Mỹ có kế hoạch tăng con số này lên 44 tên lửa đánh chặn vào năm 2017.
MDA thông báo, cho đến nay, có 7 trong tổng số 14 lần thử nghiệm thành công tên lửa đánh chặn loại này.

Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis

Hệ thống Aegis được coi là thành phần hiệu quả nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Hệ thống Aegis thường được triển khai trên biển để đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung sau khi được phóng hoặc ngay trước khi tấn công mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Mỹ thử nghiệm hệ thống Aegis.

Tính đến mùa xuân năm 2013, quân đội Mỹ có 24 hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis triển khai trên các tàu chiến của lực lượng hải quân, với phần lớn biên chế hoạt động trong Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ. Quân đội Mỹ có kế hoạch triển khai lên đến 38 tàu lớp Aegis vào năm 2015. Tính đến tháng 2.2013, Lầu Năm góc thông báo có 24 lần thử nghiệm thành công trong tổng số 30.
Hệ thống đánh chặn tên lửa giai đoạn cuối (THAAD)

THAAD là hệ thống phòng thủ tên lửa cơ động trên đất liền, có khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm cận trung. Mỗi hệ thống tên lửa THAAD có chứa tám tên lửa đánh chặn và được bắn từ một bệ phóng gắn trên xe cơ động. Theo báo cáo thử nghiệm và đánh giá tác chiến năm 2008, Bộ Tư lệnh chiến lược Mỹ có ý định triển khai hệ thống THAAD “để bảo vệ các cơ sở quan trọng trên toàn thế giới”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe phóng hệ thống THAAD với 8 ống phóng tên lửa.

Vào tháng 4.2013, Lầu Năm góc công bố kế hoạch triển khai một trong ba khẩu đội tên lửa THAAD tới Guam để bảo vệ các lực lượng Mỹ đóng trên lãnh thổ đảo Thái Bình Dương.

Hệ thống đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (PAC-3)

PAC-3 là sự kế thừa của các hệ thống phòng thủ tên lửa được triển khai trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và là hệ thống phát triển hoàn thiện nhất trong hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. PAC-3 được triển khai nhanh chóng trên các bệ phóng cơ động, sử dụng các bộ cảm biến để theo dõi và đánh chặn tên lửa tầm thấp giai đoạn cuối (thấp hơn so với các hệ thống THAAD).

 PAC-3 đã được sử dụng rất thành công trong cuộc chiến ở Iraq năm 2003. Hiện nay, các khẩu đội tên lửa PAC-3 đã được triển khai tại một số quốc gia như Hàn Quốc, Afghanistan và Thổ Nhĩ Kỳ...

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 2)



Nhằm hiện thực hóa cho chương trình phòng thủ tên lửa, SM-3 ra đời là nỗ lực để cụ thể hóa chương trình BMD của hệ thống chiến đấu Aegis.


Để duy trì sức mạnh và lợi thế trước bất kỳ cuộc chiến nào, Mỹ nỗ lực xây dựng chương trình phòng thủ tên lửa xuyên quốc gia. Hệ thống chiến đấu Aegis chính là trái tim của chương trình phòng thủ tên lửa này.

Các biến thể SM-2ER hiện tại không còn đáp ứng được kỳ vọng của chương trình BMD, nhà sản xuất Raytheon tiếp tục cho ra đời biến thể mới có tên gọi RIM-161 SM-3. SM-3 thực ra là một phát triển mở rộng tiếp theo của SM-2ER lô IV đã bị hủy bỏ trước đó.

Về cơ bản SM-3 giống với SM-2ER lô IV. SM-3 sử dụng chung động cơ đẩy phụ Mk-72 như SM-2. Tuy nhiên, SM-3 được trang bị thêm một tầng đẩy thứ 3 Mk136, hay còn gọi là tầng đẩy tăng cường thay vì chỉ có 2 tầng đẩy như SM-2ER.

Tầng đẩy tăng cường Mk136 được phát triển bởi công ty hàng không vũ trụ Alliant Techsystems Inc của Mỹ thường được gọi tắt là ATK. Tầng đẩy tăng cường giúp tên lửa SM-3 vượt ra ngoài tầng khí quyển.

Cấu tạo của SM-3 bao gồm các thành phần sau, động cơ đẩy phụ kiểm soát lực đẩy vector Mk72, hệ thống lái, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn lực đẩy kép Mk104, động cơ đẩy tăng cường Mk136, hệ thống đầu dò mục tiêu và cuối cùng là đầu đạn động năng KW.

Cơ chế hoạt động

Radar AN/SPY-1 của hệ thống chiến đấu Aegis sẽ phát hiện các mục tiêu tên lửa đạn đạo, hệ thống chiến đấu Aegis sẽ dựa vào các thông số cần thiết như, tốc độ của mục tiêu, quỹ đạo bay, nhằm tính toán một giải pháp đánh chặn.


http://nghiadx.blogspot.com
Đồ họa cơ chế tách tầng đẩy của tên lửa SM-3.


Hệ thống sẽ kích hoạt tên lửa đánh chặn SM-3 để tiêu diệt mục tiêu, tên lửa SM-3 có tới 4 giai đoạn. Giai đoạn đầu tên lửa sẽ được đưa ra khỏi ống phóng Mk-41 bằng tầng đẩy phụ Mk72. Tên lửa thiết lập các thông số liên lạc với tàu Aegis. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng bằng quán tính.

Giai đoạn thứ 2 tên lửa tách bỏ tầng đẩy phụ Mk72 và kích hoạt động cơ tên lửa nhiên liệu rắn lực đẩy kép Mk104. Giai đoạn này tên lửa được dẫn hướng thông qua radar AN/SPY-1 của tàu phóng với sự hỗ trợ của hệ thống GPS.

Giai đoạn thứ 3, tên lửa tách bỏ phần còn lại của động cơ đẩy và kích hoạt động cơ đẩy tăng cường Mk136. Động cơ đẩy tăng cường sẽ giúp tên lửa SM-3 vượt ra ngoài tầng khí quyển. Động cơ đẩy tăng cường Mk136 sẽ cung cấp lực đẩy cho tên lửa trong khoảng 30 giây trước khi tiếp cận mục tiêu.

Giai đoạn thứ 4, tên lửa tách bỏ tầng đẩy tăng cường và kích hoạt hệ thống LEAP, một modun chuyên dụng để đánh chặn tên lửa bên ngoài bầu khí quyển. LEAP bao gồm một đầu đạn không thuốc nổ, được thiết kế với công nghệ “hit-to-kill” truy đuổi và tiêu diệt.


http://nghiadx.blogspot.com
Module đánh chặn chuyên dụng bên ngoài không gian LEAP.


LEAP sẽ tự động tìm kiếm mục tiêu thông qua các dữ liệu được hệ thống Aegis của tàu phóng cung cấp. Để làm được điều này, LEAP sử dụng một cảm biến hồng ngoại FWIR cùng radar bán chủ động để xác định mục tiêu.

LEAP được trang bị một đầu đạn Kinetic Warhead (KW) thuộc dạng đầu đạn động năng (dùng động lực để phá hủy mục tiêu thay vì sức nổ). Theo tính toán, động năng của vụ va chạm có thể đạt 130 Jun, tương đương với 31kg TNT.

LEAP được ứng dụng các thuật toán so sánh tiên tiến, cho phép nó xác định mục tiêu của nó là đầu đạn tên lửa hay mảnh vụn tách ra từ tên lửa mục tiêu.

SM-3 đã chứng minh khả năng phân biệt mục tiêu trong mớ hỗn độn này. Sự kết hợp của hệ thống cảm biến hồng ngoại FWIR và hệ thống radar AN/SPY1 của hệ thống Aegis đã nâng cao khả năng nhận biết mục tiêu của tên lửa SM-3.

Các biến thể

Tên lửa RIM-161A thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 9/1999, thử nghiệm tiếp theo diễn ra vào tháng 1/2000. Các thử nghiệm được đánh giá là thành công, việc kiểm soát tên lửa được thực hiện cho đến giai đoạn thứ 4 khi đầu đạn động năng được tách ra.

Tuy nhiên, sự phát triển của SM-3 không hoàn toàn suôn sẻ, khả năng hứng chịu ứng suất trọng trường của tên lửa không tốt khi tên lửa đạt tốc độ 9600km/h. Các thử nghiệm nhiều lần bị trì hoãn, nhưng cuối cùng tên lửa cũng thử nghiệm thành công vào ngày 24/2/2005.


http://nghiadx.blogspot.com
Các biến thể đã và đang được sản xuất của tên lửa SM-3.


Đến giữa năm 2006, các thử nghiệm tiếp theo diễn ra khá thành công, tên lửa SM-3 đã đánh chặn thành công mục tiêu giả định vào ngày 22/6/2006. Biến thể nâng cấp RIM-161B block IA được giới thiệu vào năm 2008, bao gồm cải tiến động cơ tên lửa, nâng cấp phần mềm điều khiển.

Biến thể RIM-161C được giới thiệu vào năm 2009, với những cải tiến quan trọng như, cảm biến hồng ngoại FWIR hai màu sắc, hệ thống kiểm soát mới, hệ thống xữ lý tín hiệu tiên tiến.

RIM-161D block II được giới thiệu vào năm 2010, bao gồm trang bị đầu đạn KW tốc độ cao, phần khí động học của tên lửa cũng được thiết kế lại. Đường kính của tên lửa lớn hơn 530mm so với 340mm của SM-3 block IA, vây ổn định và vây lái ngắn hơn, vây ổn định nằm sát xuống phía dưới của động cơ tên lửa chính thay vì nằm chính giữa động cơ như biến thể SM-3 block IA.

Sự phát triển của SM-3 block IB và block II có sự tham gia của đối tác Nhật Bản, tên lửa được dự định hoàn thiện trong giai đoạn 2010-2012. Biến thể SM-3 block IIA được dự định hoàn thiện trong giai đoạn 2012-2014. SM-3 block IIB bao gồm một đầu đạn KW lớn hơn, cải thiện chế độ điều khiển đầu đạn ở tốc độ siêu thanh.

Thông số kỹ thuật: Dài 6,55 m, đường kính 340mm với SM-3 block IA, 530mm với block IB/II/IIA/IIB, sải cánh 1,57 m với block IA, sải cánh của block IB/II/IIA/IIB chưa được công bố.

Trọng lượng của tên lửa SM-3 vẫn chưa được công bố, SM-3 có tầm bắn lên đến 500km, tầm cao tối đa lên đến 160km, tốc độ tối đa của tên lửa khoảng 9600km/h, SM-3 được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa có tầm bắn tới 12000 km. Ngoài nhiệm vụ chính là đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa, SM-3 có thể được sử dụng cho mục đích chống vệ tinh.

Tên lửa SM-3 block IIA/IIB được dự định sẽ trở thành tên lửa tiêu chuẩn của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo xuyên quốc gia BMD và tương thích với chương trình phát triển hệ thống chiến đấu Aegis 4.01.

SM-3 được xem là tên lửa đánh chặn hàng đầu thế giới hiện nay, xét về tầm bắn, các công nghệ được áp dụng khó có loại tên lửa nào trên thế giới có thể so sánh. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa muốn dừng lại, tham vọng của họ là rất lớn, SM-3 chưa hoàn thiện hết các phiên bản, Mỹ đã bắt đầu rục rịch phát triển tiếp biến thể tiếp theo là RIM-174 hay còn gọi là SM-6ERAM.

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011

>> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (kỳ 1)



Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Sự phát triển của tên lửa Standard Missile (SM) gắn liền với sự thăng trầm của hệ thống chiến đấu siêu hiện đại Aegis. Nếu như radar AN/SPY-1 là trái tim của hệ thống chiến đấu Aegis thì tên lửa Standard Missile chính là sức mạnh của Aegis.

Standard Missile là chương trình phát triển tên lửa độc đáo, hiện tại, trên thế giới không có chương trình phát triển tương tự. Một số nước như Nga, Israel cũng phát triển các chương trình tên lửa đánh chặn bên ngoài không gian, tuy nhiên, công năng sử dụng và cơ chế vận hành hoàn toàn khác.

Tên lửa SM được sản xuất bắt đầu từ năm 1963 (chính thức từ 1967) bởi hãng chế tạo vũ khí danh tiếng Raytheon của Mỹ.

RIM-66 SM-1MR/SM-2MR (Medium Range) Tầm Trung

Tên lửa được nhà sản xuất chính thức gọi là RIM-66 Standard, nhưng SM là tên thường được gọi. RIM-66 được phát triển nhằm thay thế cho các loại tên lửa đối không trước đó là RIM-2/24. Đây là một loại tên lửa đối không nhiên liệu rắn tầm trung.

Tên lửa RIM-66 bắt đầu đưa vào sử dụng năm 1967 với đầu dò radar chủ động, trang bị máy lái tự động mới, đầu nổ phân mảnh Mk90, cải thiện khả năng kháng nhiễu ECM, hệ thống dẫn hướng quán tính mới tốt hơn.

Tên lửa sử dụng cơ cấu phóng nghiêng, trở thành tiêu chuẩn cho tên lửa trang bị trên các tàu chiến của Mỹ trong Chiến tranh lạnh. Tên lửa có 2 biến thể là SM-1RM và SM-2MR với tầm bắn lần lượt là 40 km và 74km. Trong đó, biến thể SM-1MR đã từng được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

Biến thể SM-1MR còn gọi là RIM-66A/B, về cơ bản giống với RIM-24C với đầu dò tương tự nhưng có một số cải tiến trong hệ thống điện tử, hệ thống dẫn đường đáng tin cậy hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-66A SM-1MR Ảnh: FAS


Hiện tại, tất cả các biến thể của SM-1 đã ngưng sử dụng trong Hải quân Mỹ nhưng vẫn còn được sản xuất để xuất khẩu cho khách hàng trên thế giới với các biến thể RIM-66A/B/E/L/M. Riêng biến thể RIM-66E có thời hạn sử dụng đến năm 2020.

Biến thể RIM-66L/M từng được phát triển để sử dụng cho các tàu Aegis đời đầu, đặt trong các ống phóng thắng đứng Mk-41.

Thông số cơ bản: SM-1MR, dài 4,47 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. SM-2MR, dài 4,72 m, sải cánh 1,07 m, đường kính 0,34 m, trọng lượng 621kg. Tốc độ tối đa của cả hai biến thể là Mach-3,5

RIM-67 SM-1ER/SM-2ER (Extended Range) Mở rộng phạm vi

Biến thể mở rộng của RIM-66 là RIM-67 hay còn gọi là SM-1ER và SM-2ER, sự phát triển của SM-2ER gắn liền với sự ra đời của chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2 sử dụng đầu dò radar bán chủ động, máy lái tự động, hệ thống dẫn hướng quán tính mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-67A SM-1ER, tên lửa được gắn thêm tầng đẩy phụ Ảnh: U.S Navy


Biến thể SM-1ER còn được gọi là RIM-67A, về cơ bản giống với biến thể SM-1MR, tuy nhiên, SM-1ER được tăng cường thêm một tầng đẩy Mk56 lực đẩy kép. Tầm bắn của SM-1ER tăng lên 65km, tầm cao 24km.

Biến thể SM-2ER hay còn gọi là RIM-67C, được trang bị thêm tầng đẩy phụ Mk70, tầm bắn của SM-2ER nâng lên gấp đôi so với SM-2MR, với tầm bắn lên đến 180km.

SM-2ER vẫn sử dung cơ cấu phóng nghiêng trên ray trượt, do đó tên lửa không thể triển khai hoạt động trên tàu Aegis sử dụng ống phóng thẳng đứng Mk41.

Thông số cơ bản: Dài 7,98 m, sải cánh 1,07 m, sải cánh của tầng đẩy phụ 1,57 m đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,45 m, trọng lượng 1340kg. Tốc độ Mach-2,5 với SM-1ER, Mach-3,5 với SM-2ER.

RIM-156 SM-2 Block IIIA/IIIB

Nhà sản xuất Raytheon phát triển một biến thể cải tiến là RIM-156, biến thể đầu tiên RIM-156A được đưa vào sử dụng trong những năm 1990.

RIM-156A được trang bị một động cơ phụ tăng cường lực đẩy Mk-72 hoàn toàn mới, ngắn hơn so với SM-2ER và không có vây ổn định. Động cơ mới ứng dụng hệ thống kiểm soát lực đẩy vector để điều chỉnh đường bay. Tên lửa RIM-156 có tầm bắn lên đến 240km, tầm cao tối đa là 33km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-156 SM-2ER block IIIA/IIIB đang được sử dụng hiện tại Ảnh: Raytheon


RIM-156 sử dụng cơ cấu phóng thẳng đứng và trở thành tên lửa tiêu chuẩn cho hệ thống chiến đấu Aegis.

Tên lửa SM-2ER lô IV hay RIM-156B đã được lên kế hoạch để trở thành thành phần của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung trong bầu khí quyển (NATBMD).

Năm 1997, một tên lửa SM-2ER lô IV đã đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Tuy nhiên, sự phát triển của RIM-156B chỉ kéo dài cho đến năm 2001 khi toàn bộ chương trình NATBMD bị hủy bỏ.

Tên lửa SM-2ER block IIIA và SM-2ER block IIIB được sử dụng cho các tàu chiến có trang bị hệ thống Aegis với nhiệm vụ chính là phòng thủ chống máy bay và tên lửa chống hạm.

Các biến thể được sử dụng hiện tại là SM-2 block IIIA và IIIB đang được cải tiến công nghệ để chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm tiên tiến.

Tên lửa SM-2 được dẫn đường qua 3 giai đoạn, giai đoạn bằng quán tính, giai đoạn giữa thông qua radar AN/SPY-1, giai đoạn cuối dẫn bằng radar bán chủ động, riêng block IIIB được bổ sung đầu dò hồng ngoại bán chủ động.

Thông số cơ bản: Dài 6,55 m, sải cánh 1,57 m, đường kính 0,34 m, đường kính tầng đẩy phụ 0,53 m, trọng lượng 1.450 kg, tốc độ Mach-3,5.

Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

>> 'Sứ giả' ở Đông Nam Á




Dường như tên gọi của chiến hạm USS Chung-Hoon đã định sẵn cho chiến hạm này sứ mệnh ngoại giao ở Đông Á (*).

Hiện đại bậc nhất

Chiến hạm mang tên lửa có điều khiển, trang bị hệ thống Aegis USS Chung-Hoon, số hiệu DDG-93, là loại tàu khu trục biến thể FligtIIA của lớp Areigh Burke hiện đại bậc nhất trong lực lượng tàu mặt nước của Hải quân Mỹ. Tàu được hãng Northorp Grumman hạ thủy vào tháng 12/2002, sau đó biên chế trong Hạm đội Thái Bình Dương (tháng 9/2004), đóng quân ở Trân Châu cảng, Hawaii.

Được trang bị hệ thống Aegis, đối tượng tác chiến chủ yếu của USS Chung-Hoon là các tên lửa đường đạn. Do đó, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ là thành phần của lá chắn phòng thủ xuyên quốc gia, hệ thống điện tử của tàu rất tối tân, gồm: Radar mảng pha 3 chiều đa chức năng AN/SPY-1(V); Hệ thống chỉ huy – ra quyết định (viết tắt tiếng Anh là CDS); Hệ thống hiển thị Aegis; Hệ thống điều khiển vũ khí… Theo đó, hệ thống CDS sẽ nhận dữ liệu chiến đấu từ hệ thống cảm biến của tàu, vệ tinh quân sự, từ đó, đánh giá mối nguy hiểm và ra lệnh cho hệ thống vũ khí hoạt động đánh trả. Hệ thống tên lửa đánh chặn của USS Chung-Hoon do Lookheed Martin cung cấp, được đưa vào sử dụng từ năm 2006, với nòng cốt là tên lửa SM-3 block 1A được cho là đủ sức đối chọi với các tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung của đối phương.



Khu trục hạm USS Chung-Hoon (DDG-93).



USS Chung-Hoon còn là tàu chiến đa năng, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ thông thường khác, như đảm bảo an ninh hàng hải, tìm kiếm cứu hộ, hộ tống, đổ bộ và vận tải… Các vũ khí đáng kể khác của tàu gồm: 56 tên lửa hành trình Tomahawk, có khả năng tấn công các mục tiêu trên biển và trên mặt đất; 8 tên lửa Harpoon; Hệ thống chống ngầm ASROC; 6 ống phóng ngư lôi 324mm; Ngoài ra, USS Chung-Hoon được trang bị pháo hạm Mk45 127mm, 2 pháo cao tốc Phalanx 6 nòng với tốc độ bắn chóng mặt, 4.500 phát/phút/bệ;…

Điểm đặc biệt khác của USS Chung-Hoon còn ở lớp vỏ tàu có thêm lớp giáp kevlar nặng tới 70 tấn. Ngoài ra, USS Chung-Hoon thuộc lớp tàu đầu tiên của Hải quân Mỹ được thiết kế để phòng chống ảnh hưởng của tác chiến xạ - sinh – hóa. Trong một dự án 30 triệu USD của Hải quân Mỹ, tàu được lắp các các cánh cửa kín nước giúp ngăn sự xâm nhập của nước biển vào bên trong tàu.

Sứ mệnh ngoại giao

Là tàu quân sự nhưng gần như USS Chung-Hoon chưa phải “đánh đấm” nhiều. Có lẽ, sự vụ căng thẳng trên truyền thông nhất mà USS Chung-Hoon từng tham gia là việc hộ tống tàu USNS Impeccable, sau khi tàu này bị các tàu Trung Quốc “tiếp cận quá gần” ở một nơi cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 75 hải lý về phía Nam, hồi giữa tháng 3/2009. Trước đó, vào tháng 10/2005, USS Chung-Hoon đã thực hiện thành công nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ tàu chở hàng C-Laurel gặp nạn gần đảo Kahului ở quần đảo Hawaii.

Ngoài việc tuần tra, sẵn sàng chiến đấu đúng với chức năng của một khu trục hạm trang bị hệ thống Aegis, USS Chung-Hoon còn được điều động để làm ngoại giao, tạo dựng hình ảnh cho nước Mỹ nói chung và Hải quân Mỹ nói riêng ở Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á.

Tháng 9/2006, USS Chung-Hoon được cử đón tiếp tàu khu trục Thanh Đảo, thuộc lớp Lữ Đại của Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc, khi tàu này tới thăm Trân Châu cảng. Sau đó, thủy thủ đoàn ở 2 tàu đã có nhiều hoạt động giao lưu. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Mỹ và Trung Quốc thực hiện một chuyến thăm và hoạt động chung như vậy.



USS Chung-Hoon được chào đón khi trở về căn cứ ở quần đảo Hawaii với vòng hoa khổng lồ.


Năm 2010, USS Chung-Hoon hỗ trợ Hải quân Philippines thực hiện chiến dịch tiễu trừ phiến quân Hồi giáo cực đoan ở nước này trên vùng biển Sulu. Sang năm 2011, USS Chung-Hoon lại lên đường tới khu vực này để cùng các tàu chiến khác của Hải quân Mỹ, Philippines tham gia cuộc tập trận chung mang tên "Hợp tác huấn luyện và sẵn sàng ứng phó trên biển" (CARAT), kéo dài 11 ngày ở ngoài khơi đảo Palawan (Tây Nam Philippines). Cuộc tập trận được lập ra để nâng cao kỹ năng, trao đổi kinh nghiệm trong vấn đề hàng hải, tác chiến trên biển và tăng cường hợp tác quân sự song phương.
Ngày 7/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Nguyễn Phương Nga cho biế, từ ngày 15-21/7/2011, 3 tàu Hải quân Hoa Kỳ là USS Chung-Hoon, USS Prebel, USNS Safeguard sẽ ghé thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng. Đây là hoạt động giao lưu định kỳ hằng năm, đã được sửa hai bên thỏa thuận từ trước nhằm mục đích tăng cường quan hệ giữa hải quân 2 nước, thực hiện các hoạt động nhân đạo, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chuyên môn của hải quân và tìm kiếm cứu nạn.

(*) Tuy là chiến hạm Mỹ nhưng DDG-93 được đặt cái tên rất châu Á, bởi vị Chuẩn Đô đốc mà nó mang tên là có nguồn gốc Mỹ, Hawaii và Trung Quốc. Là sĩ quan cấp đô đốc gốc Á đầu tiên trong Hải quân Mỹ, ông đã được tặng Thập tự Hải quân và Huân chương Sao bạc vì sự quả cảm và gan dạ khi chiến đấu với quân đội Nhật Bản, trong chiến tranh Thái Bình Dương.

Thông số của USS Chung-Hoon: Dài 155,3m, rộng 20m, mớn nước 9,4m, lượng giãn nước 9.200 tấn; Tốc độ: 30 hải lý/giờ; Thủy thủ đoàn: khoảng 300 người;

[BDV news]


Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

>> Hải quân Nhật Bản: Tìm lại niềm kiêu hãnh


Trong lịch sử, Hải quân Nhật Bản đã giành không ít vinh quang nhưng cũng từng nếm trải nhiều thất bại cay đắng.

Giờ đây, ít ai có thể hoài nghi về trình độ phát triển của hải quân nước này trong nỗ lực tìm lại chính mình.

Từ kiêu hãnh đến thảm bại

Ngay từ thời Thiên hoàng Nhật Bản Mutsuhito lên ngôi (năm 1868) thực hiện cuộc cải cách Minh Trị, quân đội Nhật Bản đã phát triển 2 lực lượng chính là lục quân và hải quân. Với lực lượng này, Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga trong cuộc chiến 1904-1905.

Ngày 7/12/1941, Hải quân Nhật tập kích vào căn cứ của hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân Châu Cảng, khiến hạm đội này tê liệt suốt 1 năm.

Nói tới Hải quân Nhật Bản trước 1945, không thể không nhắc tới chủ lực hạm Yamato, là soái hạm của Hạm đội Liên hợp Nhật Bản. Chiến hạm này có lượng giãn nước 72.800 tấn. Tàu được trang bị 9 pháo hạm cỡ nòng 460mm, loại pháo hạm lớn nhất từng được trang bị trên tàu chiến, tầm bắn 42km. Chỉ tính riêng tháp pháo và 6 khẩu pháo hạm 460mm ở trước mũi đã có tải trọng lên đến 3.000 tấn.

Yamato còn có các pháo hạm cỡ “khủng” khác như 155mm, 127mm... Đặc biệt, thân tàu được bọc giáp dày 650mm ở phía trước tháp pháo, thép dày 410mm ở hai bên hông, 200mm ở sàn tàu trung tâm, 230mm ở sàn tàu phía ngoài. Hệ thống động lực của tàu có công suất 150.000 mã lực với 4 chân vịt có đường kính là 6m.

Chiến hạm Yamato trong xưởng đóng tàu.




Niềm kiêu hãnh một thời của Hải quân Nhật Bản Yamato tung hoành trên biển.

Do chênh lệch về thế lực, nước Nhật và Hải quân Nhật Bản bị quân đồng minh khuất phục. Năm 1944, Hải quân Nhật thiệt hại nặng trong trận Leyte thuộc Philippines.

Tháng 4/1945, “kỳ quan” và là biểu tượng của Hải quân Nhật Bản, chiến hạm Yamato, bị bị đánh chìm. Sau khi nước Nhật tuyên bố đầu hàng (tháng 8/1945), lực lượng hải quân một thời làm mưa làm gió trên các đại dương bị buộc phải triệt tiêu.

Tái sinh từ “tro tàn”

Tháng 5/1948, được sự ủng hộ của Mỹ, Nhật khôi phục lại hải quân với 1,5 vạn quân sĩ, 150 tàu chiến, 50 máy bay, chủ yếu do Mỹ cung cấp. Thế nhưng sau 63 năm, Hải quân Nhật không ngừng phát triển, trở thành lực lượng viễn dương hùng mạnh, với các tàu chiến, tàu ngầm, máy bay… hiện đại.

Lực lượng này được ưu tiên đầu tư kinh phí với phương châm coi trọng chất lượng vũ khí với quân số phù hợp và lực lượng dự bị huấn luyện tốt, tập trung nhanh.

Từng bị “xóa sổ” sau thất bại trong chiến tranh thế giới 2 (năm 1945), nền công nghiệp quốc phòng Nhật Bản đã đảm nhiệm trang bị cho hải quân nói riêng và quân đội Nhật Bản nói chung với tỷ lệ 95%, đối lập hoàn toàn với con số 18% vào cuối những năm 1940. Ngành công nghiệp đóng tàu của Nhật rất phát triển và có công nghệ đóng tàu đứng đầu thế giới, chiếm 50% hợp đồng trên toàn thế giới.

Nhìn chung các tàu chiến và máy bay thuộc Hải quân Nhật Bản trên đều rất mới, có tuổi trung bình chỉ hơn 10 năm, tính năng ưu việt, khả năng cơ động cao.

Trong biên chế của Hải quân Nhật Bản có những “thành viên” đáng chú ý như chiến hạm Kongo, Oyashio và Osumi.

Khu trục hạm mang tên lửa Kongo thuộc loại tàu chiến cỡ lớn, tốc độ nhanh (lượng giãn nước 7.250 - 9.485 tấn, tốc độ 30 hải lý/giờ), được trang bị 8 tên lửa chống hạm Harpoon. Có kích thước to lớn, chiến hạm này đủ chỗ chứa 90 tên lửa phòng không Standard SM-2 và tên lửa chống ngầm ASROC.

Ngoài ra, các vũ khí uy lực khác của Kongo phải kể tới pháo 127mm, 2 pháo bắn nhanh 6 nòng Vulcan-Phalanx, ngư lôi 324mm và sân đỗ cho các trực thăng chống ngầm.


Tàu đổ bộ Oosumi - niềm tự hào mới của Hải quân Nhật Bản hiện đại.

Một niềm tự hào khác của Hải quân Nhật Bản là tàu đổ bộ Oosumi (lượng giãn nước 8.900 - 13.000 tấn) có thể chứa 2 trực thăng CH-47j, 3 tàu đổ bộ đệm khí, 10 xe tăng Type-90 cùng 330 lính hải quân đánh bộ.

Còn lực lượng tàu ngầm có đại diện tiêu biểu là tàu lớp Oyashio, có lượng giãn nước 1.750 – 3.000 tấn, tốc độ 26 hải lý/giờ, thời gian hoạt động 90 ngày đêm, trang bị 6 ống phóng lôi 533mm, tên lửa đối hạm Harpoon, quân số 69 người.

Không dừng lại ở đó, Hải quân Nhật Bản hướng tới phát triển tàu khu trục cỡ lớn (hơn 20.000 tấn), có thể chở máy bay đi biển xa và nâng số tàu ngầm lên 22 chiếc. Trong đó, tàu khu trục cỡ lớn 20.000 tấn được coi là biểu tượng mới của hải quân nước này.


Tàu ngầm tấn công lớp Oyashio.

Bên cạnh lực lượng tàu chiến, hải quân Nhật Bản có lực lượng không quân cũng rất đáng gờm với máy bay P-3C vừa làm nhiệm vụ trinh sát vừa có khả năng vũ trang để tham gia chiến đấu; Trực thăng chống ngầm HSS-2B tầm hoạt động 1.200 km, trang bị radar sục sạo ESM ALR-66(V)1, sonar AQS 13/18...

Trong tương lai gần, Tập đoàn Kawasaki Heavy Industries (Nhật Bản) vừa chế tạo thành công máy bay cảnh báo P-1, trang bị thiết bị và các máy dò hồng ngoại của Nhật Bản chế tạo, với khả năng trinh sát chống tàu ngầm được đánh giá cao. Đối với vùng biển sâu, P1 có thể nhận dạng tàu ngầm một cách mạnh mẽ, được cho là hơn hẳn máy bay P-3C cùng loại của Mỹ. Truyền thông Nhật Bản đã “phong thánh” cho P-1 là “sát thủ tàu ngầm ghê gớm nhất”. Trong năm 2011, Nhật sẽ trang bị 4 máy bay trinh sát P-1 cho Hải quân phòng vệ, và nỗ lực để có thể thay thế toàn bộ P-3C trong tương lai gần nhất.



Khu trục hạm Kirishima thử nghiệm hệ thống Aegis.

Từ "phòng thủ" tới "phản ứng răn đe"

Có thành tựu kể trên ngoài việc có sẵn một nền tảng khoa học kỹ thuật với nghị lực và sức sáng tạo được vun đắp từ thời Minh Trị còn phải kể tới việc Nhật Bản có những chính sách phát triển đúng đắn, nắm bắt thời cơ chiến lược để vươn lên.

Sau khi hình thái chiến tranh lạnh chấm dứt (năm 1991), nhiều cường quốc mới nổi lên. Do đó, Mỹ không giữ chặt Nhật Bản trong “ô hạt nhân” như trước mà tạo điều kiện để nước này phát triển sức mạnh quân sự nhằm tạo đối trọng với Trung Quốc.

Nhật Bản tiếp tục sửa đổi hiến pháp, nhất là điều 9 để tăng cường khả năng tham gia các hoạt động phòng thủ đa phương, tăng cường quyền hạn hạm đội, đối phó chiến tranh quy mô lớn, chú trọng ứng phó tình huống bị chiếm đảo ở xa.

Ngày nay, Hải quân Nhật Bản đang thực hiện phương châm chiến lược từ “phòng thủ” sang “phản ứng răn đe”, thực hiện “chủ động tiến công” can thiệp ra bên ngoài, đồng thời, phát triển theo hướng “tinh gọn, đa năng” linh hoạt và hiệu quả, “tích cực tham gia các hoạt động ở Đông Bắc Á và toàn cầu.

Hợp tác với Mỹ, Nhật Bản đã tiếp thu và làm chủ hệ thống Aegis, đánh chặn tên lửa đường đạn (BMD). Tháng 11/2011, 2 chiến hạm lớp Kongo và JS Kirishima đã phối hợp với nhau để phá hủy thành công một mục tiêu giả định là tên lửa đường đạn trên bầu khí quyển.

Sự kiện này đánh dấu khả năng đối phó hiệu quả với các mối nguy hiểm từ tên lửa đường đạn của Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản, cùng với Hải quân Mỹ tạo nên lá chắn vững chắc trước mọi nguy cơ với an ninh quốc gia.
Như vậy, sau một thời gian lặng lẽ, “chân quân sự” của Nhật Bản đang phát triển tương xứng với “chân kinh tế”, giúp nước này bước mạnh mẽ trở thành cường quốc toàn diện trên thế giới.

Hải quân Nhật Bản đảm trách 5 vùng hải quân (Regional District) có quân số: 43.000 người. Lực lượng: Có 21 tàu các loại, gồm 16 tàu ngầm, 44 tàu khu trục và khu trục tên lửa, 10 hộ vệ tên lửa, 25 tàu đổ bộ, gần 80 tàu phục vụ; 330 máy bay hải quân, trong đó có 80 chiếc trinh sát chống ngầm P-3C và 110 trực thăng chống ngầm SH-60J, SH-60K..., 70 máy bay huấn luyện MD-500 MD, MD-500ME...

Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2011

>> Tàu Aegis đầu tiên của Trung Quốc



Trung Quốc đang âm thầm phát triển một tàu khu trục trang bị hệ thống chiến đấu tương tự tàu khu trục Aegis của Mỹ.


AEGIS - Airbonne Early-waring Ground Intergration Segment: Bộ phận hợp nhất thông tin cảnh báo sớm đường không trên mặt đất.

Công việc phát triển tàu khu trục Aegis này được diễn ra bên trong một nhà xưởng khổng lồ có mái che nhằm che mắt các phương tiện trinh sát bằng vệ tinh của Mỹ.

Các bức ảnh về sự phát triển của loại tàu khu trục này được công bố trên trang web Milchina. Quan sát các bức ảnh cho thấy tàu khu trục này có kiểu bố trí cấu trúc thượng tầng tương tự như tàu khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Như vậy, sự đồn đoán về sự phát triển của một loại tàu khu trục mới được gọi là Type-052D có lẽ đã sáng tỏ phần nào.



Mô hình tàu khu trục Type-052D xuất hiện cách đây không lâu
Ảnh: Chinadefence

Theo quan sát các bức ảnh cho thấy, con tàu đã được hoàn thành cơ bản, các hệ thống radar và vũ khí đã được lặp đặt.

Tàu khu trục Type-052D có kiểu bố trí các radar mảng pha đa chức năng tương tự như kiểu bố trí của radar A/N SPY-1 trên tàu khu trục Aegis của Mỹ. Theo một số thông tin, loại radar mãng pha đa chức năng này được sao chép từ radar mảng pha đa chức năng Sampson của loại tàu khu trục Type-45 của Anh.

Hiện tại, thông số kỹ thuật của loại tàu này đang được bảo mật rất chặt chẽ, tuy nhiên theo một số thông tin rò rỉ trên các diễn đàn quốc phòng của Trung Quốc, tàu khu trục Type-052D được trang bị đến 96 tên lửa phòng không HHQ-9 phiên bản hải quân của loại HQ-9 sao chép từ S-300 của Nga.

Hệ thống tên lửa đối không này được bố trí trong 2 cụm phóng thẳng đứng một ở phía trước ngay sau pháo chính và một ở phía sau phía trước nhà sàn đáp cho trực thăng. Type-052D cũng được cho là sẽ được trang bị hai cụm phóng với 8 tên lửa chống hạm mới, biến thể của tên lửa chống hạm YJ-62 có tầm bắn lên đến 500km.

Dự kiến tàu khu trục mới này có lượng giãn nước từ 8.000-10.000 tấn, và đây được cho là tàu khu trục Aegis đúng nghĩa nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa xây dựng được hệ thống vệ tinh hỗ trợ cho hoạt động định vị và dẫn đường cho tên lửa đánh chặn. Tương tự như hệ thống chiến đấu Aegis thực thụ của Hải quân Mỹ.

Tuy vậy, đây là một bước tiến với Hải quân Trung Quốc trong việc tăng cường năng lực phòng không trên hạm. Điều đó cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các nước trong khu vực.

Một khi năng lực phòng không hạm đội được tăng cường, khả năng tác chiến biển xa của Hải quân Trung Quốc sẽ được tăng lên đáng kể. Tạo thêm áp lực chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á.

Dưới đây là một số hình ảnh về tàu khu trục này:



Tàu khu trục Type-052D đã hoàn thành về cơ bản, phần được che bạt là nơi bố trí các radar mảng pha đa chức năng.



Tàu được âm thầm đóng mới bên trong một nhà xưởng có mái che.




Trung Quốc đang dự định đóng mới 4 tàu khu trục Type-052D.



[BDV news]



Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

>> 'NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga'



NATO tiếp tục 'hứa miệng' với Nga về việc không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhắm vào nước này.

Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen trả lời hãng tin Interfax của Nga ngày 7/6 cho biết NATO coi Nga là đối tác hơn là đối thủ. Tuy nhiên, các yêu cầu của Nga về việc NATO cam kết không dùng hệ thống phòng thủ tên lửa để nhằm vào Nga vẫn chỉ đang thảo luận trong nội bộ khối này.

“Điều quan trọng nhất là chúng ta hướng tới việc tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn bằng cách tăng cường thảo luận và trao đổi, thay vì tìm một công thức pháp lý rồi thuyết phục 29 quốc gia đồng ý và phê chuẩn”, ông Anders Fogh Rasmussen cho biết.


Ông Anders Fogh Rasmussen trả lời phỏng vấn của Interfax


Tổng thư ký NATO cũng đưa lời đảm bảo: "Tôi có thể đảm bảo NATO sẽ không bao giờ tấn công Nga và chúng tôi tin tưởng Nga cũng sẽ hành động tương tự đối với NATO".

Trả lời hãng Interfax về viễn cảnh hợp tác phòng thủ giữa Nga và NATO, ông Rasmussen cho biết NATO không muốn Nga và NATO có chung hệ thống phòng thủ tên lửa.

Bởi, "NATO không thể chia sẻ hệ thống phòng thủ của liên minh với một nước không nằm trong liên minh", ông Rasmussen phát biểu, "Tuy nhiên chúng tôi ủng hộ việc Nga và NATO phát triển 2 hệ thống phòng thủ riêng biệt nhưng có sự liên kết để chia sẻ thông tin và cảnh báo tốt hơn về những mối đe dọa".

Trong diễn biến khác, hãng thông tấn Actmedia của Romania ngày 7/6 cho biết tuần dương hạm Monterey của Mỹ vừa cập cảng Constanta nhằm triển khai dự án lá chắn tên lửa của NATO ở nước này.

Đại sứ quán Mỹ tại Romani cho biết chuyến thăm của tàu Monterey đến nước này là 1 phần trong các động thái tăng cường quan hệ đối tác với Hải quân Romani cũng như tăng cường các khả năng hợp tác ở khu vực Biển Đen.

Không những thế, tàu Monterey còn cung cấp hệ thống phòng không AEGIS, cơ sở vật chất ban đầu cho hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ được lắp đặt ở Romani trong các giai đoạn tiếp theo.


Tuần dương hạm Monterey của Mỹ cung cấp hệ thống phòng không AEGIS cho Romani. Ảnh: Rian


Romania là một trong những nước nằm gần biên giới với Nga cho phép NATO đặt hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ của mình.

Từ lâu, Nga đã phản đối việc các thành viên NATO triển khai các cơ sở phòng thủ tên lửa gần biên giới nước này. Moscow cho rằng việc này là một mối đe dọa an ninh với Nga và phá vỡ sự cân bằng chiến lược của các lực lượng ở châu Âu.

Nga và NATO đã đồng ý hợp tác về lá chắn tên lửa trong hội nghị thượng đỉnh Nga - NATO tổ chức ở Lisbon vào tháng 11/2010. NATO khẳng định rằng nên có hai hệ thống độc lập trao đổi thông tin, trong khi Nga ủng hộ một hệ thống với khả năng tương tác toàn diện.
[BDV news]




Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Tàu khu trục mới của Hàn Quốc gây thất vọng



Hàn Quốc đã quyết định đầu tư mạnh cho lực lượng hải quân bằng chương trình tàu khu trục FFX.

Sau khi hạ thủy và đưa vào sử dụng chiếc tàu khu trục Aegis thứ 3 thuộc chương trình KD III hay tàu khu trục lớp Sejiong Đại đế. Được đánh giá là một trong những chiếc tàu khu trục hiện đại bậc nhất khu vực châu Á.

Nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries tiếp tục bận rộn với chương trình đóng tàu khu trục đa chức năng lớp FFX. Theo giới thiệu của giới quân sự Hàn Quốc, các tàu khu trục của chương trình FFX sẽ thay thế cho các tàu khu trục thế hệ cũ đang hoạt động trong Hải quân Hàn Quốc.




Thiết kế ban đầu của FFX.


Cụ thể FFX sẽ thay thế cho các tàu khu trục lớp lớp Ulsan, tải trọng 2.200 tấn, tàu khu trục lớp Pohang tải trọng 1.200 tấn, và tàu hộ tống lớp Donghae tải trọng 1.000 tấn. Chiếc đầu tiên của chương trình đang được gấp rút hoàn thành, nhiều khả năng chiếc đầu tiên sẽ được hạ thủy vào đầu tháng 5/2011.

Qua các bức ảnh được công bố trên các trang mạng quân sự của Hàn Quốc, chiếc tàu khu trục đầu tiên của chương trình FFX khiến giới quân sự Hàn Quốc không mấy hài lòng.


Chiếc tàu khu trục FFX đang đóng với thiết kế gây thất vọng.


Ban đầu, giới quân sự Hàn Quốc kỳ vọng, các tàu khu trục FFX sẽ được đóng mới theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình. Thế nhưng, khả năng tàng hình của tàu không được như mong đợi.

Tàu được đóng với cấu hình khí động học thông thường, hai bên mạn tàu được thiết kế hơi nghiêng để làm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang. Tuy nhiên, cấu trúc thượng tầng lại thiết kế theo kiểu truyền thống. Ngân sách hạn chế là lời giải thích cho những thiết kế bất cập trên.

Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ mở rộng năng lực của chương trình FFX trong các biến thể được phát triển sau.

Theo kế hoạch, Hải quân Hàn Quốc sẽ nhận được lô 6 chiếc sản xuất trong loạt đầu tiên của tàu khu trục lớp FFX vào năm 2015, hơn 14 chiếc sẽ được nhận vào trang bị cho đến năm 2018.

Tổng số của chương trình FFX sẽ vào khoảng 24 chiếc với 3-4 cấu hình khác nhau. Tính năng cơ bản của FFX

Các tàu khu trục trong chương trình FFX có tải trọng đầy tải là 3.200 tấn, được thiết kế dựa trên công nghệ bản địa của Hàn Quốc, trang bị hệ thống vũ khí hiện đại uy lực mạnh, hệ thống điện tử hiện đại với các radar 3D tầm xa.

Hệ thống điện tử dựa trên radar mảng pha đa chức năng 3D LIG Nex-1, radar kiểm soát bắn Saab CEROS 200 hoặc một loại tương tự được sản xuất trong nước. Hệ thống theo dõi mục tiêu quang-điện tử EOTS, hệ thống theo dõi mục tiêu hồng ngoại IRST được sản xuất bởi liên doanh Samsung-Thales.

Các tàu khu trục lớp FFX được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, với pháo hạm WIA KMK-45 126mm, tổ hợp tên lửa đối không đa năng MK31 hay RIM-116.

Tổ hợp 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung I tầm bắn 150km và hệ thống ngư lôi chống ngầm 324mm.

Đây là tàu khu trục đầu tiên của Hàn Quốc được trang bị hệ thống phòng thủ tầm cực gần cải tiến Phalanx Block 1B.

Các biến thể được xây dựng sau này sẽ thay thế hệ thống RIM-116 bằng hệ thống phóng tên lửa đối không thẳng đứng Aster-15 hoặc Aster-30. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm.

Tàu được trang bị 2 động cơ đẩy tua bin khí GE LM2500 cùng 2 động cơ diesel MTU-12V 1164 TB83. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý.

Thông số cơ bản: Dài 114m, rộng 14m, tải trọng 3.200 tấn đầy tải, thủy thủ đoàn 145 người.

Dưới đây là một số hình ảnh về tàu khu trục FFX tại nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries:


Cấu trúc thượng tầng của FFX.



Chiếc tàu khu trục FFX đầu tiên đang được gấp rút hoàn thành.



Sàn đáp và nhà chứa máy bay trực thăng phía đuôi tàu.



Các thiết bị quan trọng đang được lắp ráp.



Phần mũi tàu và vị trí lắp đặt pháo chính.



[BDV news]


Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

>> Hai tấm lá chắn của Mỹ ở Đông Bắc Á



[BDV news] Hệ thống phòng tên Aegis và THAAD sẽ là con bài cuối cùng mà Mỹ và các nước đồng minh tung ra để đối phó với các đòn tấn công bất ngờ từ tên lửa của CHDCND Triều Tiên.

Hệ thống Aegis trên biển
Hệ thống vũ khí Aegis (ACS - Aegis combat system) hiện đang là hệ thống vũ khí phòng thủ hiện đại nhất của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh.

Theo các nhà thiết kế, Aegis đóng vai trò hệ thống phòng thủ toàn diện, có thể chống lại mọi mối đe dọa từ trên không, trên biển hay dưới đại dương. Ý tưởng phát triển hệ thống Aegis có từ hơn 40 năm trước khi Hải quân Mỹ dựa vào pháo hạm cỡ lớn lép vế trước các thế hệ tên lửa chống hạm của Liên Xô.





Khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hệ thống Aegis hiện đại nhất của hải quân Hoa Kỳ.
Sau sự kiện khu trục hạm Eylat của Israel bị đánh chìm bởi tên lửa chống hạm P-15 Termit và Hải quân Mỹ đánh chìm một hộ vệ hạm cùng một tầu tên lửa cỡ nhỏ của Iran năm 1988 bằng tên lửa Harpoon, người Mỹ càng thấy sự quan trọng của việc triển khai hệ thống phòng thủ này.


Trung tâm điều khiển điện tử của hệ thống Aegis.


Chính phủ Mỹ hầu như “ném” hết tất cả những thành tựu của mình vào một hệ thống phòng thủ trên biển. Vũ khí của Aegis có tầm tác chiến rộng, có khả năng chống đỡ các cuộc tấn công từ mọi độ cao, mọi hướng, với đủ loại vũ khí từ tên lửa chống hạm, cho đến máy bay đối phương ở mọi tốc độ bay từ dưới âm, cận âm đến siêu âm.

Không những thế, Aegis không hề giảm sút khả năng ngay cả trong những điều kiện thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, hay dưới điều kiện nhiễu mạnh mà đối phương gây ra.

“Trái tim” của hệ thống Aegis là radar đa kênh AN/SPY-1 có khả năng tự động phát hiện và theo dõi mục tiêu. Nhờ công suất cực lớn 4MW (cần một nhà máy thủy điện cơ vừa như nhà máy thủy điện Khe Cách của Việt Nam để cung cấp năng lượng cho radar này hoạt động).

AN/SPY-1 có khả năng theo dõi và dẫn bắn cùng lúc tới hơn 100 mục tiêu. Về hệ thống vũ khí, Aegis là sự kết hợp hoàn hảo của tên lửa đối đất Tomahawk; tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, hệ thống phòng không SM-2, SM-3; hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, các loại ngư lôi MK-46, MK-50 và trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hệ thống phòng thủ tầm gần Phalanx, một phần của Aegis.



Tên lửa phòng không tầm xa SM-2 được phóng thử nghiệm trong hệ thống Aegis.



Trực thăng săn ngầm SH-60 Seahawk.


Hiện nay, hệ thống Aegis đã được lắp đặt và đưa vào sử dụng trên các khu trục lớp Ticonderoga; Arleigh Burke của Mỹ; Kongo của Nhật Bản và tầu hộ vệ lớp F-100 của Tây Ban Nha. Gần đây, Hàn Quốc cũng lắp đặt thành công hệ thống Aegis trên khu trục hạm mới nhất của họ là King Sejong the Great.

Trong tình hình thời sự hiện nay, Aegis được tin tưởng và đặt trọng trách lớn với nhiệm vụ ngăn chặn các tên lửa của các nước “thù địch” với Mỹ và đồng minh như CHDCND Triều Tiên hay Iran.

Hệ thống THAAD trên đất liền
THAAD (Theatre high-altitude area defence - Hệ thống phòng không tầm cao) là một hệ thống tên lửa phòng không có khả năng di chuyển linh hoạt với nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và mục tiêu quan trọng khỏi các loại tên lửa đạn đạo ở khoảng cách 200 km và độ cao lên tới 150 km.

THAAD chính là lớp ngoài cùng trong “Hệ thống bảo vệ nhiều tầng” mà người Mỹ dày công xây dựng. Các hệ thống khác như Patriot PAC-3 sẽ “lo liệu” các mục tiêu ở tầm thấp hơn từ 1,5-7,5 km.

Hệ thống THAAD có tuổi đời khá trẻ, mới được Lockheed Martin phát triển theo một hợp đồng với Bộ Quốc phòng Mỹ trị giá 689 triệu USD. Sau đó, nhiệm vụ phát triển hệ thống còn được chia cả cho các công ty khác như Raytheon với nhiệm vụ thiết kế radar mặt đất.

Cho đến năm 2000, hệ thống THAAD mới chuyển sang giai đoạn thiết kế chính thức và năm 2004, 16 tên lửa dành cho hệ thống mới được sản xuất với mục đích thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đầu tiên của hệ thống này diễn ra tốt đẹp tại bãi thử Kauai (Hawaii) tháng 1/2007, khi tên lửa THAAD bắn trúng mục tiêu ở tầng bình lưu (độ cao khoảng 30-70km).


Loại xe phóng M1075 có chiều dài 12 mét, rộng 3,25 mét và mang được 8 tên lửa THAAD.



Tên lửa THAAD đang được phóng thử nghiệm.


Sau thử nghiệm thành công lần thứ hai vào tháng 4 cùng năm, THAAD dành được một hợp đồng cung cấp hai hệ thống gồm 6 xe phóng, 48 tên lửa, hai radar và hai trạm điều khiển. Hệ thống đầu tiên trong hợp đồng này được giao, kích hoạt và đưa vào sử dụng tại Fort Bliss tháng 5/2008. Một hệ thống THAAD hoàn chỉnh bao gồm 9 xe phóng, mỗi xe có khả năng mang 8 tên lửa và được điều khiển bằng hai trạm kiểm soát (TOCs - Tactical operation centres) và một radar mặt đất (GBR - Ground Base Radar).

Tên lửa sử dụng cho THAAD là loại tên lửa nhiên liệu rắn một tầng đẩy với khả năng điều chỉnh hướng phụt có khối lượng 900 kg và dài 6,17m. Tên lửa được nạp dữ liệu trực tiếp về mục tiêu từ trạm điều khiển, từ đó nó sẽ tự tính toán điểm va chạm để tiêu diệt mục tiêu.


Tên lửa THAAD đánh chặn mục tiêu tầm cao.


Trong suốt quá trình bay, dữ liệu về mục tiêu tiếp tục được cập nhật để tăng tính chính xác; nếu vì một lý do nào đó quá trình này không hiệu quả thì tên lửa sẽ sử dụng đầu dò hồng ngoại để tự tìm kiếm mục tiêu.

Tên lửa được vận chuyển và phóng trên xe tải M1075. Nguồn năng lượng để phóng tên lửa được tích trữ trong các acqui chì vận chuyển theo xe; các acqui này có thể sạc rất nhanh bằng máy phát điện đi kèm nên quá trình thay tên lửa và phóng loạt thứ hai của THAAD rất nhanh, chỉ trong vòng 30 phút.

THAAD sử dụng radar băng sóng milimet và micromet loại AN/TPY-2, là phiên bản đất liền của loại AN/SPY-2 vốn được sử dụng trong hệ thống Aegis. Với công suất mạnh như nêu ở trên, radar này có khả năng phát hiện được tên lửa đạn đạo đối phương ở khoảng cách lên tới 1.000 km.


Sơ đồ tác chiến phòng thủ của hệ thống THAAD.


Ngoài khả năng tác chiến độc lập, THAAD còn có khả năng cung cấp thông tin về mục tiêu cho các hệ thống phòng không khác qua hệ thống data link nhằm nâng cao khả năng chiến đấu đến mức tối đa.

Tháng 9/2008, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất đã đặt mua 3 hệ thống THAAD gồm 147 tên lửa, bốn radar, 6 trạm kiểm soát thông tin và 9 xe phóng. Tuy nhiên, thông tin về giá trị hợp đồng cũng như thời gian giao hàng vẫn được các bên giữ kín.

Tháng 6/2009, trước sức nóng của các vụ thử tên lửa của CHDCND Triêu Tiên, Mỹ cũng đã có ý định triển khai hệ thống THAAD tại Nhật Bản kết hợp với hệ thống Aegis trên biển nhằm vô hiệu hóa mối đe dọa này.

Mặc dù được thử nghiệm không ít lần thành công, hệ thống Aegis và THAAD vẫn bị nhiều thành viên của Bộ Quốc phòng Mỹ nghi hoặc. Các thử nghiệm dựa trên các mẫu tên lửa với đường bay cố định mang một đầu đạn hạt nhân; trong khi các tên lửa của đối trọng lớn nhất của Mỹ là Nga thường có khả năng tàng hình, có đường bay thay đổi liên tục, mang theo hàng chục đầu đạn hạt nhân và có thể phóng từ tầu ngầm từ bất cứ nơi nào trên thế giới.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang