Boomerang là thiết bị mang tính cách mạng giúp quân đội Anh tránh khỏi làn đạn của lính bắn tỉa tại các chiến trường Trung Đông nóng bỏng.
Boomerang đang cứu mạng những binh lính Anh mỗi ngày. Boomerang có khả năng “nghe” tiếng súng và phát hiện vị trí của các tay súng bắn tỉa Taliban. Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh, Boomerang đang cứu mạng sống của nhiều binh lính Anh tại Afghanistan mỗi ngày. Bộ quốc phòng Anh đã đầu tư 20 triệu bảng để lắp đặt thiết bị Boomerang III lên các xe tuần tra và điểm kiểm soát mà quân Anh canh giữ tại tỉnh Helmand, Afghanistan. Theo các chuyên gia quân sự, thiết bị này sẽ rất hữu dụng vì Taliban đã thuê lính bắn tỉa cùng chuyên gia chất nổ để tấn công binh lính NATO. Anntena gắn 6 microphone để thu âm thanh từ tiếng nổ của đạn súng bắn tỉa. “Chúng tôi đã bị bắn tỉa một vài lần, và Boomerang thông báo ngay lập tức vị trí của tay bắn tỉa. Thông thường, chúng tôi phải mất tới 10 giây để nghe tiếng súng thì mới xác định được hướng và điểm bắn tỉa. Boomerang giúp rút ngắn thời gian này đáng kế”, đại úy George Shipman – 29 tuổi thuộc Trung đội pháo binh hoàng gia Commando 29 cho biết. Độ nhạy cao: Thiết bị có gắn 7 microphone để dò tìm vị trí đạn nổ và định hướng sóng âm do viên đạn phát ra. Tuy Boomerang đã được phát triển tại Mỹ nhưng Phòng thí nghiệm khoa học và công nghệ quốc phòng Anh mới là đơn vị đầu tiên ứng dụng thiết bị này trên chiến trường. Điểm đột phá của Boomerang là thiết bị có khả năng lọc và bỏ qua các tiếng nổ của súng thường, tiếng đóng cửa, tiếng đạn pháo và tiếng gió. Ngay khi dò được âm thanh của đạn súng bắn tỉa, vi xử lý sẽ tính toán và định vị hướng, khoảng cách, độ cao của vị trí mà tay súng đang nấp. Vị trí này được hiển thị trên màn hình và máy cũng sẽ đọc thành tiếng cho những binh sĩ xung quanh nghe thấy. Theo các nhà khoa học, quá trình xử lý sẽ diễn ra dưới 2 giây. Như vậy, quân lính có thể nhanh chóng tìm chỗ trú ẩn và phản công một cách hiệu quả cũng như bắn chặn để rút lui. Boomerang sẽ phát ra tín hiệu âm thanh để thông báo vị trí lính bắn tỉa. Theo bộ trưởng bộ quốc phòng Anh Peter Luff, thiết bị này khá giống với bộ định vị mà cảnh sát New York sử dụng để xác định các mục tiêu đang nổ súng trong khu vực đông người. Taliban đã tăng cường đáng kể hoạt động bắn tỉa nhằm vào quân đội Anh. Tuần trước, hai binh nhất Lewis Hendry – 20 tuổi và Conrad Lewis – 22 tuổi đã thiệt mạng do lính bắn tỉa Taliban. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lục quân Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lục quân Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011
>> Boomerang - thiết bị chống bắn tỉa
Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011
>> Quân đội Anh trở về thế kỷ XIX
Lục quân Anh sẽ cắt giảm quân số xuống mức... năm 1820.
Lục quân Anh đông đảo đang lùi vào quá khứ (Reuters) Lục quân Anh sẽ bị cắt giảm đi 20.000 quân, còn lại khoảng 80.000, tức là bằng với thời Vua George IV. Hồi đó, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, quân đội Anh cũng bị cắt giảm. Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh (Chief of the Defence Staff - CDS), Tướng David Richards đã phản đối các yêu cầu của Bộ Tài chính Anh đòi giảm 20% quân số Lục quân Anh. Ông chứng minh rằng, không thể cắt giảm như vậy một khi quân Anh tiếp tục giao tranh ở Afghanistan. Thủ tướng David Cameron nhất trí với các lập luận này. Nhưng sau khi quân Anh rút khỏi Afghanistan vào năm 2015, quân số Lục quân Anh sẽ được giảm xuống mức đầu những năm 1820. Tướng David Richards (wikipedia) Nguyên nhân của việc cắt giảm là cuộc khủng hoảng tài chính. Một nguồn tin trong quân đội Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Năm 2015, Bộ Tài chính sẽ gõ cửa Bộ Quốc phòng bằng cái búa rất to. Chúng ta sẽ bước vào thời kỳ chia sẻ khả năng với các đồng minh ở châu Âu. Những ngày, khi mà chúng ta làm được tất cả, đã qua từ lâu”. Chuyên gia Nga Konstantin Eggert đánh giá, “quyết định của chính phủ Anh là có thể đoán trước. Thâm hụt ngân sách khổng lồ. N ên ông Cameron coi việc cắt giảm quân đội là một nguồn giảm thâm hụt ngân sách đáng kể. Trong tương lai, điều đó có nghĩa là gánh nặng lớn hơn nhiều sẽ đè lên vai Mỹ. Bởi lẽ, quân đội Anh là lực lượng đứng thứ hai trong tổ chức NATO. Ở châu Âu có sự nhất trí là nguy cơ chiến tranh không còn đe dọa lục địa này. Quân đội chỉ có thể sử dụng ở những khu vực xa xôi”. Quân kỳ của Lục quân Anh (wikipedia) Trong khi đó, ông Eggert cũng nhấn mạnh rằng, kết quả của sự cắt giảm quân đội là mất đi nguồn nhân lực trình độ cao. Và những tổn thất đó không thể bù đắp một khi lại phải tăng cường quân đội. Các sĩ quan Anh than phiền rằng, việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ. Một sĩ quan Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Hãy tưởng tượng như là anh đã sống sót sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nhưng anh có thể mất việc sau năm 2015 hoặc là cơ hội thăng tiến của anh mờ mịt đi vì quân đội sẽ bị cắt giảm”. Một số nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền cũng tức giận. Nghị sĩ Patrick Mercer tuyên bố: “Đầu những năm 1820, chúng ta đã mắc sai lầm khi cắt giảm quân đội đến mức nguy hiểm. Vài năm sau đó, chúng ta đã phải tăng cường quân đội để đối phó với sự mở rộng của đế quốc. Vậy là chúng ta không rút ra được bài học từ lịch sử”. Ông Mercer không nói đến sự cần thiết phòng thủ đế quốc Anh mà từ lâu được xem là còn sống lâu. Xét đến những sự kiện ở Cận Đông, ông chỉ ra là Anh sẽ cần không phải ít quân hơn mà là nhiều hơn. Đầu những năm 20 của thế kỷ XIX, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, đã bắt đầu một thời kỳ tương đối yên bình trong quan hệ quốc tế. Nhưng giai đoạn xả hơi hòa bình kéo dài không lâu. Nó đã bị phá vỡ bởi cuộc chiến tranh mà ngày nay báo chí thế giới liên tục nói đến, đó là Afghanistan. Cuộc chiến tranh kết thúc với thất bại hoàn toàn của Anh. Đội quân 16.000 người của Anh khi rút khỏi Kabul đã bị tấn công tại một con đèo. Người Anh sống sót duy nhất là bác sĩ William Brydon. |
Nhãn:
Enghlish,
England,
Lục quân Anh,
nato,
Quân đội Anh,
Tướng David Richards,
UK
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)