Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: nato

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn nato. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nato. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

>> Mỹ 'câu giờ' ở Trung Á để kiềm chế Trung Quốc




Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại Trung Á.

Sau khi Liên Xô tan vỡ, Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào Trung Á. Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại khu vực này, kiềm chế các đối thủ chính trên thế giới và khu vực.

Bài viết này phân tích một số nét của chính sách đó:

Ông Jimes Appaturie, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á, ngày 22/6/2011 đến thăm Dushanbe, thủ đô Tajikistan, trong 2 ngày.

Chuyển thăm của ông trùng về thời gian với vòng tham khảo ý kiến thứ ba về dự thảo hiệp định mới về hợp tác trong các vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Nga đang diễn ra ở thủ đô nước này.

Rất ít khi có sự trùng lặp các cuộc hội đàm và thăm viếng về các vấn đề quân sự. Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Tajikistan quả quyết với “Báo Độc lập” (Nga) rằng chuyến thăm của Jimes Appaturie là theo kế hoạch và “tình cờ trùng với việc bắt đầu vòng tham khảo ý kiến Nga– Tajikistan lần thứ ba về biên giới”.

Theo nguồn tin của “Báo Độc lập”, “Moscow và Dushanbe đã chuẩn bị ký hiệp định quy định khuôn khổ hợp tác song phương về các vấn đề biên giới, và không loại trừ là trong những ngày tới hiệp định sẽ được ký kết”.

Các cố vấn Nga, vẫn như trước đây, sẽ giúp phụ đạo và huấn luyện đội ngũ sĩ quan cấp thấp tuyển từ các quân nhân Tajikistan. Nguồn tin này cho “Báo Độc lập” biết “vấn đề đưa lính biên phòng Nga canh giữ biên giới Tajikistan – Afghanistan không được bàn đến, vì hiện Tajikistan vẫn đảm nhiệm được việc này”.

Đồng thời nguồn tin này không loại trừ “vấn đề biên giới sẽ được bàn đến trong cuộc gặp của đại diện NATO với ban lãnh đạo nước cộng hoà”. Điều này liên quan đến tình hình quân sự – chính trị ở Afghanistan, trong đó có các tỉnh phía Bắc có biên giới với Tajikistan vẫn rất căng thẳng.

Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Jimes Appaturie đến Tajikistan trên cương vị đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á từ khi ông giữ chức này tháng 12 năm ngoái.

Trước đây, vào tháng 5/2011, ông đã đến thăm Kyrgyzstan và Kazakhstan và nhận được sự đảm bảo của các nước này ủng hộ các lực lượng của liên minh Bắc Đại Tây dương (NATO) ở Afganistan.



Theo các chuyên gia Nga, Mỹ bản chất của việc "rút quân khỏi Afghanistan" là đưa quân tiến sâu vào khu vực Trung Á, phía bắc Afghanistan.


Đổi lại, quan chức Mỹ đã hứa với Astana hỗ trợ tiến hành cải cách quân đội, còn đối với Bishkek giúp củng cố đường biên giới và tiềm năng của các đơn vị biên phòng của nước này, cũng như hỗ trợ sửa chữa lớn các kho tên lửa và pháo binh của bộ Quốc phòng Kyrgyzstan.

Tajikistan mong muốn nhận được những ưu ái không kém hơn của NATO. Trước đây liên minh đã giúp Tajikistan bố trí trang bị lại cho đường biên giới với Afghanistan, củng cố các đồn biên phòng, xây dựng cầu dài 1km qua sông Pyanj, cũng như huấn luyện quân nhân ở đây phá các bãi mìn, ngăn cản vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tất cả những việc này không phải vì những động cơ vị tha – mà bởi vì NATO chuyển hàng phi quân sự qua lãnh thổ Tajikistan sang Afghanistan. Còn từ năm 2001 Không quân Pháp đã đóng quân (5 máy bay Mirage) ở sân bay Dushanbe.

Các chuyên gia cho rằng, mong đợi hợp tác với NATO của Tajikistan không được như mong muốn – chính quyền ở Dushanbe muốn được nhiều hơn. Đó là: Khối Bắc Đại Tây dương triển khai ở đây căn cứ quân sự giống như căn cứ của họ ở nước Kyrgyzstan láng giềng, điều này có thể giúp ngân sách của chính quyền Tajikistan. Nhất là sân bay quân sự Aini đang "vô chủ" có thể dành cho các đơn vị của NATO trong khuôn khổ các chiến dịch ở Afghanistan.
Tổng thống Mỹ Barak Obama, tuy đã hứa rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan trước năm 2014 xem ra lại càng sa lầy ở đây.

Theo tin đài “Tiếng nói Hoa Kỳ”, đến 22/6/2011 ông Obama sẽ công bố việc rút quân Mỹ và trình bày kế hoạch chuyển giao lãnh thổ nước này cho giới quân sự Afghanistan trước năm 2014.

Trong khi đó, ông Aleksandr Knhyazev, cộng tác viên cao cấp của Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, tin rằng Mỹ và NATO sẽ không thực hiện kế hoạch rút quân ra khỏi Afganistan, mà là chuyển quân đến các tỉnh phía Bắc của nước này và tiến vào các nước Trung Á.

Ông Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Theo tôi được biết, Kabul và Washington đang đàm phán về việc thiết lập các căn cứ quân sự thường xuyên của Mỹ trên lãnh thổ Afghanistan. Theo ông, Mỹ (và phần nào đó NATO) chỉ định rút khỏi miền Nam, nhưng giữ lại một số căn cứ quan trọng: Shindand trên hướng sang Iran, Kabul nhằm duy trì ảnh hưởng đối với chính quyền, Kandahar do có tầm quan trọng chiến lược.

Còn các lực lượng trên bộ chủ yếu sẽ được chuyển đến phía Bắc Afghanistan và các nước Trung Á, trước hết– đến Tajikistan và Kyrgyzstan.

Chuyên gia này nhận định, người ta tiến hành mọi việc để thực hiện kế hoạch này: không chỉ là xây dựng căn cứ rất lớn có cơ sở hạ tầng rất mạnh ở phía Bắc Afghanistan, mà cả chuẩn bị “cơ sở chính trị” đối với dư luận xã hội tại chỗ.

“Có thể nói về tổng thể, người Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trong toàn khu vực. Có nhiều dấu hiệu, kể cả các dấu hiệu về sinh hoạt, chứng tỏ người Mỹ đến đây lâu dài.



Mỹ muốn duy trì sự đứng chân ở khu vực Trung Á để kiềm chế Nga, Iran và đặc biệt là Trung Quốc.


Ngay ở Tajikistan cũng không hiếm các trường hợp các đơn vị Mỹ đầy đủ trang bị vượt qua đưòng biên giới.

Aleksandr Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Ở thành phố Batken của Kyrgyzstan đã sẵn sàng mọi thứ để triển khai căn cứ quân sự mới của Mỹ. Tôi đã tận mắt trông thấy mọi thứ và có thể xác nhận: Hoa Kỳ đang củng cố thế đứng chân ở Trung Á”.

Như vậy, có thể dự đoán rằng Washington sẽ nỗ lực triển khai các công trình, căn cứ quân sự mới ở các nước trong khu vực. Sau khi chiếm lĩnh các vị trí then chốt ở Trung Á, Mỹ sẽ thực thi nhiệm vụ nữa họ sẽ có thể cùng một lúc kiềm chế một cách có hiệu quả ba quốc gia lớn: Trung Quốc, Nga và Iran.

Mục tiêu chủ yếu của Mỹ ở đây xem ra trước hết là Trung Quốc. Điểm tựa thích hợp hơn cả là vùng Murgavski của Tajikistan có biên giới với Trung Quốc.

Aleksandr Knhyazev cho rằng “đây là địa điểm tốt nhất để đặt căn cứ trinh sát điện tử để phủ sóng một vùng lãnh thổ khá lớn”.

[BDV news]


Thứ Tư, 11 tháng 5, 2011

>> 'Quân đội Nga mạnh thứ 5 thế giới vào năm 2020?'



Chính phủ Nga quyết định: Năm 2020 sẽ hoàn thiện việc xây dựng một đội quân có sức mạnh đứng thứ 5 trên thế giới, Tân Hoa Xã cho hay.

Nhân dịp Quân đội Nga "khoe cơ bắp" nhân Ngày lễ Chiến thắng, hãng thông tấn Tân Hoa Xã vừa có một bài bình luận về kế hoạch xây dựng và phát triển sức mạnh quân sự Nga cùng những khó khăn của nó.

Dưới đây là nội dung chính của bài viết này:

Kế hoạch của Nga

Hiện nay trước sự hiện đại hoá quân sự với quy mô lớn của Trung Quốc và tình hình phức tạp tại phía đông dãy núi Ural, Nga đang tích cực xây dựng một đội quân gồm 40 lữ đoàn có sức mạnh đứng thứ 5 trên thế giới.



Để làm điều này, vào năm 2020 Nga sẽ sử dụng các thiết bị quân sự hiện đại để thay thế 70% vật tư quân sự hiện tại. Đội quân này sẽ trở thành trọng tâm trong chiến lược hiện đại hoá quân sự tương lai của Nga.

Tổng thống Nga Medvedev đã tuyên bố Moscow sẽ bắt đầu công cuộc tái vũ trang quân đội toàn diện từ năm 2011, một phần trong kế hoạch nhằm đối phó với việc mở rộng của NATO về phía biên giới nước này.

Ngoài ra, Chương trình tái trang bị toàn bộ lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga đến năm 2020 sẽ trở thành một chương trình quan trọng bậc nhất trong toàn bộ lịch sử nước Nga.

Tính đến năm 2011, Nga đã chi gần 140 tỷ USD cho việc mua vũ khí. Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự chi phí quân sự của Nga trong năm 2011 và 2012 sẽ đạt 53 và 61 tỷ USD.


Đến năm 2020 Nga sẽ xây dựng một đội quân có sức mạnh đứng thứ 5 trên thế giới.


Đến năm 2020, theo kế hoạch quân đội Nga sẽ tiếp nhận: 600 máy bay chiến đấu hiện đại Su-34 và Su-35, trên 1.000 trực thăng mới chủ yếu là trực thăng vận tải Mi-26 và máy bay đa dụng Mi-8; Quân đội Nga còn bố trí hàng trăm hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 và S-500 tại các khu vực “nhạy cảm”.

Hải quân Nga được trang bị 20 tàu ngầm gồm: 100 chiến hạm các loại bao gồm: 35 tàu hộ tống và 15 tàu khu trục, 8 tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa đạn đạo Bulava, 2 tàu đổ bộ chở trực thăng Mistral (ngoại trừ số tàu đã mua từ trước của Pháp - hợp đồng này đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình đàm phán).

Xe tăng thế hệ thứ 4 và thứ 5 cũng được trang bị cho Lục quân. Về vũ khí bộ binh, Nga đang hoàn thiện súng tiểu liên AK đời mới để thay cho các loại AK hiện có.

Tổng chi phí cho kế hoạch này là 650 tỷ USD.

Các vấn đề khó khăn mà Nga phải đối mặt:

1. Kinh phí

GDP của Nga năm 2010 khoảng 44,5 nghìn tỷ rub trong khi đó chi phí cho cải cách quân đội chỉ chiếm 1,5% GDP tương đương với 667 tỷ rub (22,8 tỷ USD) như vậy không thể có được 650 tỷ dollar ngay lập tức. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi hiện đại hóa quân đội sẽ kéo dài nhiều năm làm gia tăng tệ nạn tham nhũng và lấy cắp của công.

Trong khi đó ngân sách Quốc phòng của Mỹ cao hơn hẳn ngân sách quốc phòng của Nga, Trung Quốc, Ấn độ cộng lại. Năm 2010 ngân sách quốc phòng của Mỹ là 626 tỷ USD. Ngân sách quân sự của NATO năm 2010 là 994 tỷ USD. Như vậy rõ ràng ngân sách cho hiện đại hóa quân đội Nga là một con số khổng lồ so với thực tại.

Bên cạnh đó việc huấn luyện lực lượng, khai thác và sử dụng vũ khí trang bị mới là một vấn đề rất lớn đặt ra với quân đội Nga đã được chính giới lãnh đạo Nga thừa nhận nhiều lần trước đây.

Cuộc xung đột ở Chechnya (1994-1996, 1999-2004) và xung đột ở Georgia (2008) là những minh chứng cho thấy tính sẵn sàng chiến đấu và tính hiệu quả của quân đội Nga đang ở mức đáng báo động. Ngoài ra, các chi tiêu quân sự của Nga cũng không ổn định, nó phụ thuộc vào việc xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu thô.

2. Tiêu cực và tham nhũng

Hiện nay, nội bộ quân đội Nga còn tồn tại những vấn đề tham nhũng nghiêm trọng.

Các văn kiện đều cho thấy một điều rằng, dù Nga đã nhiều lần tuyên bố cải cách quân đội nhưng các phương tiện truyền thông vẫn thường xuyên chỉ trích nạn tham nhũng tràn lan, tuyển dụng không rõ ràng, quân đội vi phạm nhân quyền và các vấn đề khác…

Tuy nhiên, các tướng lĩnh và sĩ quan quân đội cấp cao thường cố gắng biện hộ nhằm giảm nhẹ những áp lực bất lợi cho bản thân. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo điện Kremlin không muốn hoặc không đủ sự tự tin để làm “phật ý” lực lượng quân sự và an ninh.


Lực lượng Quân đội Nga đang phải đối mặt với vấn đề tiêu cực và tham nhũng đã ăn sâu vào tư tưởng từ thời Liên Xô cũ.


Các vấn đề như: Tham nhũng tràn lan; Nhân lực khoa học đang lão hoá; Chất lượng binh lính hợp đồng và quân nhân thấp cả về thể chất và tinh thần, thậm chí, có quân nhân nghiện rượu và ma tuý…tạo thành trở ngại nghiêm trọng đối với việc tạo ra một lực lượng hiện đại và chuyên nghiệp của điện Kremlin.

Trên thực tế, Chính phủ Moscow vẫn còn phải mất một thời gian dài để phát triển và triển khai các công tác quan trọng bao gồm: Thu thập tin tức tình báo hiện đại; Cải tiến hệ thống thông tin; Chỉ huy và phòng không; Hệ thống hướng dẫn có độ chính xác cao để đạt được trình độ quân sự phương Tây hiện đại.

Nga cần phải cải cách các tổ chức quân sự được thành lập từ thời kỳ Liên Xô, khẩn trương thay đổi phương thức làm việc để hạn chế tiêu cực và tham nhũng tràn lan. Đây là một thách thức rất lớn đối với quân đội Nga.

3. Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự

Dù các lãnh đạo trong quân đội Nga chỉ ra rằng, trọng tâm chính đối với các chiến lược phát triển của quân đội Nga chính là NATO tuy nhiên trong những năm trở lại đây, trước sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc với quy mô lớn, Nga đang dần chuyển hướng chú ý sang người láng giềng này.

Năm 2008 và 2009, Trung Quốc tập trận quân sự với phạm vi giả định là 2.000km, với phạm vi này Nga và Trung Á hoàn toàn nằm trong “tầm ngắm” của Trung Quốc. Năm 2010 Nga thông báo với các hãng thông tấn trong nước về mục đích các cuộc tập trận của mình chính là các “hành động giả định đối phó với Trung Quốc”.

Quan tâm đặc biệt của Quân đội Nga chính là việc phát triển và hiện đại hoá quân sự với quy mô lớn của Trung Quốc đã vượt qua việc bố trí quân đội của Nga trên các dải biên giới. Đặc biệt là so với các lực lượng đóng quân tại phía Đông của dãy núi Ural. Nga đang cố gắng triển khai 40 lữ đoàn tại đây để có thể kịp thời đối phó với những thách thức đến từ Trung Quốc và đó cũng là tâm điểm trong việc hiện đại hoá quân đội của Nga.

4. Học thuyết quân sự thiếu thực tế

Một trong những điều chỉnh quan trọng nhất trong các học thuyết quân sự của Nga là việc nhấn mạnh: “Nga có quyền sử dụng quân đội để đáp trả những hành động xâm lược chống Nga và các đồng minh, giữ gìn hòa bình theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và các tổ chức an ninh tập thể khác”.

Tuy nhiên, học thuyết quân sự của Nga vẫn chưa dự tính tới việc những “người hàng xóm” có thể tạo ra các xung đột quân sự. Ngoài ra, trong một báo cáo gần đây của Hội đồng An ninh Nga cho biết, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vẫn chưa cân nhắc đến cuộc chiến tranh năng lượng trong tương lai và chỉ nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang Nga.


Một học thuyết quân sự thiếu thực tế trở thành trở ngại nghiêm trọng cho việc hiện đại hoá quân đội Nga.


Nhiều nhà quan sát tin rằng, lực lượng quân đội của Nga tại khu vực viễn đông đang trong tình trạng thiếu thốn về vật chất trang bị, trong khi đó điện Kremlin tiếp tục nhấn mạnh rằng cần phải phát triển vũ khí hạt nhân chiến thuật. Trong các học thuyết quân sự của Nga việc sử dụng vũ khí hạt nhân đánh bại hệ thống phòng không của đối phương là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.

Nếu theo tiêu chí như vậy lực lượng bộ binh Nga sẽ ngày càng lạc hậu vì chi phí cho việc phát triển vũ khí hạt nhân là rất cao mà tệ nạn tham nhũng trong quân đội Nga vẫn chưa chấm dứt. Bên cạnh đó kinh phí chi cho việc hiện đại hoá quân đội chỉ chiếm ¼ ngân sách quốc phòng. Như vậy Nga sẽ hiện đại hoá quân đội bằng cách nào?

NATO nhận định quân đội Nga đang phải đối mặt là khí tài cũ kỹ, thiếu phương tiện vận tải và nhân lực, không có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết,. Vì thế Nga chỉ có thể đối phó những xung đột vũ trang quy mô nhỏ và vừa, khó có thể tham gia hai cuộc xung đột nhỏ cùng lúc hoặc tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn.

(*) Các báo cáo của Nga còn chỉ ra rằng, từ năm 2020, Không quân Nga sẽ bao gồm Lực lượng Linh hoạt, căn cứ không quân và lữ đoàn phòng thủ không gian vũ trụ (phòng thủ tên lửa tầm xa và chống tên lửa).

Không quân Nga sẽ có 33 căn cứ, 13 lữ đoàn phòng thủ không gian vũ trụ. Hiện nay Không quân Nga có 72 trung đoàn không quân, 14 căn cứ quân sự. Lữ đoàn Không quân số 37 sẽ chỉ huy hàng không tầm xa, lữ đoàn không quân số 61 sẽ chỉ huy hàng không vận tải quân sự.

Sau cải tổ, Không quân Nga chỉ còn lại 180 đơn vị, sỹ quan Không quân Nga sẽ giảm từ 65.000 xuống còn 38.000 người. Trong quá trình cải tổ, Nga sẽ thanh lý khoảng 1.000 máy bay và trực thăng. Sau khi quá trình được thực hiện, chỉ còn lại khoảng 2.000 máy bay và trực thăng đồn trú tại những căn cứ không quân mới.

[BDV news]


Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2011

>> “Lá chắn phòng thủ tên lửa tại châu Âu không đe dọa Nga”



Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, đô đốc Michael Mullen khẳng định, hệ thống phòng thủ tên lửa mà Mỹ và NATO dự định triển khai tại châu Âu sẽ không đe dọa Nga.



Đô đốc Mullen nhấn mạnh, hệ thống này sẽ chỉ được sử dụng để bảo vệ các đối tác của Mỹ chống lại mối đe dọa tên lửa tiềm tàng từ các thể chế nguy hiểm “chẳng hạn như Iran”. Hôm 06/5, quan chức quân sự cấp cao này của Mỹ đã gặp người đồng cấp Nga, Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang kiêm Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nikolai Makarov.

Đô đốc Mullen nói thêm, đây là quan điểm của chính phủ Mỹ. Ông đưa ra tuyên bố này trong cuộc hội đàm tại Bảo tàng Hải quân Trung ương ở St. Petersburg.



Đô đốc Michael Mullen và đại tướng Nikolay Makarov (Ảnh RIA Novosti)


Tuy nhiên, Đại tướng Nikolai Makarov nhấn mạnh, bất đồng giữa hai nước vẫn còn về mối đe dọa tiềm tàng rằng hệ thống phòng thủ tên lửa mới có thể đe dọa lực lượng hạt nhân chiến lược của Moscow. Nhưng theo ông hai bên có thể đạt được sự nhất trí về một số điểm nếu họ “để ý đến những nguyên tắc chung và có quan điểm mang tính đột phá”.

Trong tuần này, Đại tướng Nikolai Makarov cho biết thỏa thuận giữa Washington và Bucharest về việc triển khai các tên lửa đánh chặn của Mỹ trên lãnh thổ Romania vào trước năm 2015 đạt được trước khi có sự nhất trí giữa Nga và NATO về phòng thủ tên lửa.

Trước đó, Moscow khẳng định rằng NATO phải cung cấp sự đảm bảo rằng hệ thống lá chắn của họ không chống lại lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.

Hôm 06/5, các quan chức quân sự cấp cao Mỹ và Nga cũng đã thảo luận về hợp tác quân sự giữa Moscow và Washington cũng như tình hình tại thế giới Ả Rập và Bắc Phi. Họ cũng đã kí kết bản ghi nhớ về hành động chung chống khủng bố. Theo đô đốc Mullen, việc trao đổi thông tin là cần thiết trong cuộc cuộc chiến với chủ nghĩa khủng bố.

Chuyến công du của đô đốc Mullen sẽ kéo dài cho tới hôm nay (07/5). Theo lịch trình, phái đoàn Mỹ sẽ tới thăm tàu hộ tống Steregushchy và tàu ngầm St. Petersburg tại căn cứ hải quân Leningrad.

[Vitinfo news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> 'Lá chắn' tên lửa của châu Âu kiểu Nga



Trung tướng Oleg Ostapenko đã trình bày đề nghị mới của Nga đối với hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu trong tương lai.



Nga và NATO đã đồng ý hợp tác trong kế hoạch lá chắn tên lửa châu Âu trong cuộc họp thượng đỉnh tại Lisbon vào tháng 12/2010.

Tuy nhiên, NATO muốn thiết lập hai hệ thống riêng rẽ trong khi mong muốn của Nga là xây dựng một hệ thống liên hợp với khả năng phối hợp tác chiến toàn diện.

“Chúng tôi đã sẵn sàng cùng với các chuyên gia NATO phát thảo ra “kiến trúc cơ bản” của hệ thống này. Thiết kế sẽ là tập hợp của các ý tưởng và sự chọn lựa kỹ càng những vị trí bố trí radar, tên lửa đánh chặn và trung tâm điều khiển, xử lý dữ liệu”, ông Ostapenko nói trong cuộc họp báo với tờ Nhật Báo Izvestia.



Hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu là một vấn đề gây tranh cãi gay gắt trong vài năm trở lại đây.


Theo ông Ostapenko, việc xây dựng hệ thống chung bao gồm nhiều bộ phận nhỏ cấu thành sẽ hợp lý và kinh tế hơn cả. Theo đó, mỗi quốc gia sẽ chịu trách nhiệm đánh chặn và phá hủy tên lửa trong những khu vực được giao.

Nga sẵn sàng xây dựng “lá chắn tên lửa” tại khu vực Đông Âu, biển Đen, biển Barents và Baltic. Thêm nữa, Nga muốn mọi hoạt động triển khai tên lửa đều phải được phối hợp bởi một trung tâm chỉ huy và hệ thống sự lý dữ liệu duy nhất.

“Để đảm bảo sự tin cậy và trao đổi thông tin minh bạch, Việc xây dựng trung tâm xử lý dữ liệu hoạt động song song với trung tâm chỉ huy hoạt động phóng tên lửa là vô cùng cần thiết”, tướng Ostapenko cho biết.

Ngoài ra, một điều kiện của phía Nga đề ra là các chuyên gia của nước này phải được tham gia vào công tác điều hành hai trung tâm đầu nãocủa hệ thống. Nhiệm kỳ điều hành sẽ được luân phiên giữa các quốc gia thành viên.

[BDV news]


Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

>> 'Siêu tàu sân bay' mang tên Lenin



Hải quân Liên Xô đã gần chạm tay vào chiếc siêu tàu sân bay ngang ngửa với tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.



Là lực lượng hải quân hàng đầu thế giới về năng lực tác chiến, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chiếc Đô đốc Kuznetsov vẫn là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.

Mơ ước sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân ngang ngửa với các tàu sân bay của Mỹ vẫn chỉ là mơ ước. Dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đã chết yểu ngay trên xưởng đóng tàu, khi nó chưa kịp hoàn thành và chưa một lần được chạy thử.

Cội nguồn tham vọng
Năm 1988, Hải quân Liên Xô như được cởi tấm lòng khi Hội đồng nhà nước Liên Xô quyết định khởi đóng một tàu sân bay mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, tương đương với tàu sân bay lớp Nimizt của Mỹ. Tàu sân mới được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolayev ở Ukraine



Bản vẽ thiết kế của "Siêu tàu sân bay" Ulyanovsk.


Đồ án 1143,7 Ulyanovsk (đặt theo tên lãnh tụ cách mạng vô sản thế giới Lenin - V.I Ulyanovsk) mang theo bao kỳ vọng của Hải quân Liên Xô.

Thực chất là bản sửa đổi lại của Đồ án 1153 Orel trước đó đã bị hủy bỏ do chi phí tốn kém. Đây là một thiết kế lai giữa tàu sân bay lớp Nimizt và lớp Kuznetsov, boong tàu được thiết kế với 4 đường băng cho máy bay cất và hạ cánh.

Trong đó, hai đường băng được thiết kế tương tự như cho các máy bay cất cánh bằng máy phóng hơi nước có trên tàu sân bay lớp Nimizt.

Hai đường băng còn lại làm theo kiểu "nhảy cầu" như trên chiếc Đô đốc Kuznetsov.


Siêu tàu sân bay này có 4 đường băng dành cho 2 kiểu cất cánh.Thông số cơ bản: Dài 324,6 mét, rộng 75,5 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 65.000 tấn, 79.000 tấn đầy tải. Thủy thủ đoàn 2.300 người.


Thiết kế mới này đã khắc phục được sự thiếu sót và hạn chế của tàu sân bay lớp Kuznetsov. Nó có khả năng triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn như các máy bay vận tải quân sự, hay máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không.

Dự kiến, siêu tàu sân bay Ulyanovsk có khả năng mang theo 70 máy các loại, trong đó có 27 chiếc tiêm kích trên hạm Su-33 hoặc MiG-29, 10 chiếc cường kích Su-25, 4 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 tương đương với E-2 Hawkeyes của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, Ulyanovsk có thể chứa 15-20 chiếc trực thăng chống ngầm Ka-27 với nhà chứa máy bay có tới 3 thang máy, 1 ở bên mạn trái, 2 ở bên mạn phải.

Theo thiết kế, Ulyanovsk được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh, đúng trường phái Liên Xô với:

+ 12 tên lửa chống hạm tầm xa P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck);

+ 24 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa đối không đa kênh Shtil,

+ 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan,

+ 8 pháo bắn siêu nhanh AK-630.

Đồ án 1143,7 Ulyanovsk được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3 công suất 300MW, lò phản ứng này hiện đang được sử dụng trên chiếc tuần dương hạm nguyên tử lớp Kirov.

Hệ thống động lực của tàu gồm: 4 động cơ tuabin hơi nước 4 trục công suất 200.000 mã lực. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn.

Giấc mơ dang dở
Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, theo đó, đồ án 1143,7 Ulyanovsk cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Ngay thời điểm Ukraine tuyên bố độc lập, tàu sân bay Ulyanovsk thuộc quyền sở hữu của Ukraine. Một cuộc tranh cãi kịch liệt đã diễn ra giữa Nga và Ukraine về quyền sở hữu con tàu này. Ngày 4/2/1992, Hội đồng Bộ trưởng Ukraine ra quyết định “khai tử" siêu tàu sân bay này, bất chấp những nỗ lực khẩn cấp của Nga để cứu vãn dự án.


Một trong những bức ảnh hiếm hoi về siêu tàu sân bay Ulyanovsk trước khi bị dỡ bỏ.


Siêu tàu sân bay chưa kịp hoàn thành đã bị tháo dỡ và bán sắt vụn, con tàu đã hoàn toàn biến mất vào năm 1994.

Theo một báo cáo được trích dẫn bởi Tạp chí quân sựJane’s, tại thời điểm bị dỡ bỏ, siêu tàu sân bay đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Trong khi đó, theo nguồn tin từ Hải quân Nga, con tàu mới hoàn thành được 45%, phía Ukraine tuyên bố con tàu mới hoàn thành 20% khối lượng công việc.

Năm 1994, người ta đã tìm thấy một số lượng lớn thép tấm từ con tàu được bán ra thị trường thế giới.

"Chết" cùng siêu tàu sân bay Ulyanovsk, dự án phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 cũng chịu chung số phận.

Giấc mơ dang dở của Đồ án 1143,7 Ulyanovsk chỉ là một phần trong hệ lụy kéo theo từ sự sụp đổ của Liên Xô, đẩy lực lượng hải quân hùng mạnh thứ 2 thế giới chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Nga sẽ còn phải chờ rất lâu nữa mới có thể chứng kiến một siêu tàu sân bay khác xuất hiện trong biên chế của hải quân mình.


[BDV news]


Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Tiêu diệt không quân và phòng không Libya trong 5-8 giờ



Chiến dịch quân sự của NATO ở Libya sẽ kéo dài 5-8 giờ, trong thời gian đó các lực lượng không quân và các hệ thống phòng không của Libya sẽ bị tiêu diệt. Sau đó, sự tham gia của phương Tây vào chiến sự sẽ chỉ còn là trang bị và huấn luyện cho quân nổi dậy.

Hôm thứ sáu, Pháo và Anh công bố ý định mở chiến dịch quân sự chống Libya trong vài giờ tới. Tổng biên tập tạp chí Oborona (Nga) Igor Korot chenko cho rằng, các quốc gia tham gia chiến dịch tích cực nhất sẽ là 3 nước Mỹ, Anh, Pháp.




Các nước này đã sẵn sàng tiến hành chiến sự. “Từ góc độ thực tiễn, mọi biện pháp đã được thực hiện - các kế hoạch được thẩm định, các mục tiêu được xác định, đã tiến hành trinh sát vũ trụ, lập cơ sở dữ liệu. Bây giờ chỉ còn việc ấn nút”, đại tá Korotchenko nói.

Ông Korotchenko cho rằng, chiến dịch quân sự của NATO sẽ không kéo dài và nhận định: “Nhiệm vụ tiêu diệt không quân và hệ thống phòng không của Libya được giải quyết trong vòng 5-8 giờ. Sau một ngày đêm, tối đa là hai, bản thân giai đoạn quân sự sẽ kết thúc”.

Sau đó, sự can thiệp của nước ngoài chỉ còn là trang bị và huấn luyện quân nổi loạn chiến đấu với Gaddafi. Ông Korotchenko loại trừ khả năng châu Âu và Mỹ tham gia chiến dịch mặt đất.

Ông Korotchenko cho rằng, việc Nga bỏ phiếu trắng đối với nghị quyết 1973 chống Libya, nhưng không phản đối là một sai lầm chính trị nghiêm trọng

Ông nói: “Rõ ràng là chúng ta không vui vẻ gì với các phương pháp của ông Gaddafi, với cá nhân ông ấy. Nhưng ông ta là nhà cầm quyền hợp pháp và các hành động của ông ấy là hợp pháp. Gaddafi đang làm đúng cái điều mà ông Putin đang làm ở Chechnya, chỉ có điều là ở quy mô nhỏ hơn - đó là bảo đảm sự toàn vẹn của quốc gia”.

Ông cũng nói thêm: “Lật đổ Gaddafi sẽ không mang lại cho Nga bất kỳ lợi ích nào. Chúng ta mất 4,5 tỷ USD của các hợp đồng vũ khí chưa thực hiện và ảnh hưởng địa-chính trị trong khu vực. Những người sẽ thay thế Gaddafi sẽ hướng hoàn toàn sang các nước phương Tây”.

(vietnamdefence news)

>> Toàn cảnh giai đoạn đầu chiến dịch đánh Libya



Cuộc tấn công của liên quân vào Libya mở màn đêm 19/3 mới chỉ là giai đoạn đầu Anh, Mỹ và Pháp thực thi chiến dịch thị uy sức mạnh quân sự, chống lại chế độ Gadhafi mà họ cáo buộc đang “điên cuồng tàn sát dân lành”.





Chiến đấu cơ Rafale của Pháp tại căn cứ quân sự Saint-Dizier chuẩn bị cho chiến dịch tại Libya, hôm 19/3. Ảnh: AFP.

Việc lên kế hoạch tấn công các mục tiêu là cơ sở hạ tầng quân sự của Libya đã được liên quân nghiên cứu từ vài tuần trước, bằng cách sử dụng ảnh vệ tinh cùng những chuyến bay trinh sát của máy bay do thám Anh và Mỹ. Mục tiêu của việc thu thập thông tin tình báo này là theo dõi mọi di biến động và liên lạc giữa các lực lượng ủng hộ đại tá Gadhafi.

Tổng tư lệnh chiến dịch đánh Libya là đô đốc Mỹ Samuel Locklear, chỉ huy lực lượng liên quân đóng tại căn cứ Naples, Italy. Sau hội nghị thượng đỉnh bất thường về Libya tại Paris ngày 19/3, đô đốc Locklear được giao nhiệm vụ đập tan cỗ máy quân sự của Gadhafi và đảm bảo lệnh cấm bay trên toàn cõi Libya.

Theo đó, tấn công hệ thống radar và tên lửa phòng không của Libya là giai đoạn đầu của chiến dịch “đánh hội đồng” này. Mở màn chiến dịch, chiến đấu cơ Rafale của Pháp tiêu diệt một chiếc xe quân sự của Libya, có thể là xe tăng, lúc 16h45’ giờ GMT (23h45’ giờ Hà Nội) ngày 19/3, gần Benghazi. Khi màn đêm buông xuống, chiến dịch mang tên Odyssey Dawn của liên quân mới thực sự ác liệt khi Lầu Năm Góc cho biết có tổng cộng 110 quả tên lửa đối đất Tomahawk đã được Anh và Mỹ bắn vào Libya.

Cơn mưa tên lửa Tomahawk của liên quân đã rơi xuống dọc khu vực bờ biển trải dài của Libya. Những quả hỏa tiễn hạng nặng bay với tốc độ siêu thanh này được phóng từ tàu ngầm lớp Trafalgar của Anh và hai chiến hạm của Mỹ là khu trục hạm USS Mason mang tên lửa dẫn đường và tàu ngầm USS Providence gắn tên lửa Tomahawk tại Địa Trung Hải.

Tham gia màn phủ đầu này còn có những chiếc chiến đấu cơ cường kích mặt đất Tornado GR4 của Anh, trang bị tên lửa Storm Shadow chuyên oanh tạc các trung tâm chỉ huy, hầm điều khiểu và trạm radar của đối phương. Bên cạnh đó, những chiếc F-18 Super Hornet của hải quân Mỹ cũng xuất kích từ tàu sân bay USS Enterprise tại Biển Đỏ và máy bay chiến đấu Pháp từ tàu sân bay Charles de Gaulle tại cảng Toulon của Pháp.

Tổng cộng, Guardian cho biết trong đêm 19/3 đã có tổng cộng hơn 20 mục tiêu đã định của quân đội Libya bị tiêu diệt. Các đơn vị tên lửa đất đối không của lực lượng thân Gadhafi bị phá hủy hàng loạt. Ngoài ra, mạng lưới thông tin liên lạc quân sự có ý nghĩa sống còn đối với Gadhafi cũng bị đánh tơi tả.

Cuộc oanh tạc bằng tên lửa và máy bay nhằm vào quân đội Gadhafi này được mô tả là giai đoạn “tạo động lực” cho chiến dịch, với mục tiêu làm “câm họng” hệ thống phòng không của Libya. Đồng thời đợt tấn công này mở đường cho giai đoạn hai của màn dạo đầu đánh Libya.

Ngay khi hệ thống phòng không của Libya được xác định đã mất năng lực chiến đấu sau đợt tấn công đêm 19/3, đến lượt các chiến đấu cơ của NATO xuất hiện để tấn công các mục tiêu khác trên mặt đất. Mục tiêu của giai đoạn tấn công thứ hai này đa dạng từ các đơn vị xe tăng, xe bọc thép, hệ thống tên lửa tầm xa và những cỗ xe phóng hỏa tiễn tự hành của đại tá Gadhafi.

Ngay khi hai giai đoạn tấn công mục tiêu quân sự trên mặt đất hoàn tất, liên quân sẽ bước vào giai đoạn “làm cảnh sát trên không”, trong đó các máy bay liên tục quần đảo trên không phận Libya để đảm bảo vùng cấm bay có hiệu lực. Trong giai đoạn này, ngoài Anh, Mỹ và Pháp sẽ có máy bay và phương tiện của nhiều nước khác như Đan Mạch, Qatar, Canada, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và một số quốc gia tham gia.

Giai đoạn thực thi và giám sát vùng cấm bay thực sự cho thấy chiến dịch can thiệp vào Libya mang tính đa quốc gia. Nhưng việc điều phối các chuyến bay của chiến đấu cơ nhiều nước, cất cánh từ nhiều khu vực khác nhau cùng đến không phận Libya làm nhiệm vụ sẽ thực sự là một thách thức trong chiến dịch can thiệp Libya.

Vùng cấm bay tại Libya được Anh và Pháp cùng đề xuất sau khi quân đội ủng hộ đại tá Gadhafi tấn công người chống đối bằng vũ khí hạng nặng hồi tháng trước. Ban đầu Mỹ lưỡng lực với đề xuất này, nhưng sau đó ủng hộ. Sau khi chịu sức ép gay gắt, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đầu tuần này đã bỏ phiếu phê chuẩn lập vùng cấm bay tại Libya, nhằm ngăn chặn cuộc tấn công của quân Gadhafi vào thường dân.

Để thiết lập vùng cấm bay, liên quân đã tập trung một lượng lớn vũ khí gần Libya với hàng trăm máy bay chiến đấu có khả năng tiếp cận quốc gia Bắc Phi này trong thời gian ngắn. Trong số này có những phi đội F-16 của Mỹ, Đan Mạch, CF-18 của Canada, Tornado và Typhoon của Anh, chủ yếu đóng ở miền nam Italy. Pháp thì triển khai khoảng 100 máy bay chiến đấu, gồm chủ yếu là Rafale và Mirage 2000 cùng tàu sân bay Charles de Gaulle tham gia chiến dịch tại Libya.


(vnexpress.net news)

Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2011

>> Mỹ tính toán phí tổn không kích Libya



Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách (Center for Strategic and Budgetary Assessments - CSBA) của Mỹ đã chuẩn bị một báo cáo ước tính chi phí thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Libya, việc sẽ đòi hòi tiêu diệt hoàn toàn hay một phần hệ thống phòng không của ông Muammar Gaddafi.



Ở phương án tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya, chiến dịch sẽ tiêu tốn của NATO 300 triệu USD/tuần, 6 tháng bảo đảm duy trì vùng cấm bay đòi hỏi 8,8 tỷ USD. Cuộc tấn công ồ ạt một lần vào các trận địa phòng không Libya tiêu tốn 500 triệu USD đến 1 tỷ USD.

Những chi phí lớn đó là do các máy bay của Mỹ và đồng minh sẽ phải bay trên lãnh thổ thù địch với 500 mục tiêu phòng không bố trí trên một vùng rộng 680.000 dặm vuông. Để tiêu diệt 1 mục tiêu trung bình phải tốn 2 triệu USD, bởi vì nhiều mục tiêu sẽ phải tiêu hao mấy tên lửa hành trình và bom. Cần lưu ý là vùng cấm bay ở Iraq trước đây chỉ rộng 104.600 dặm vuông.

Phương án 2 là lập vùng cấm bay hạn chế, bao gồm không phận các thành phố lớn, nơi mà theo tính toán có bố trí tới 400 mục tiêu phòng không trên diện tích 230.000 dặm vuông. Lập vùng cấm bay kiểu này đòi hỏi chi 30-100 triệu USD/tuần.

Phương án 3 trù tính tiêu diệt các mục tiêu phòng không chính của ông Gaddafi bố trí ở các vùng ven biển. Việc làm “suy yếu” các mục tieu này sẽ đòi hỏi 400-800 triệu USD. Trong trường hợp này, NATO có thể sử dụng 3 tàu tuần dương AEGIS của Mỹ, các máy bay tiêm kích trang bị tên lửa không-đối-không AIM-120 và các máy bay AWACS. Phương án này không đòi hỏi tiêu diệt hoàn toàn phòng không Libya.


Trung tâm CSBA nói rằng, Mỹ và NATO cần xác định diện tích vùng cấm bay, nó (ở tất cả các phương án) đáp ứng các lợi ích của phương Tây và giúp loại bỏ Gaddafi đến mức nào.

Liên minh phương Tây phải quyết định chiến dịch quân sự như thế nào là hợp lý nhất, xác định các nguyên tắc sử dụng sức mạnh quân sự, cũng như khả năng hỗ trợ trực tiếp cho quân nổi loạn Libya.

Chi phí của chiến dịch sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định quy mô cuộc tấn công quân sự, báo cáo viết.

(worldtribune.com, lipmantimes.com)

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

>> Những 'quái vật nguyên tử' dưới biển của Hải quân Nga (kỳ 1)



Trong tình hình Bắc Cực đang nóng lên với những tranh chấp khó có thể giải quyết giữa Nga và các nước còn lại, lực lượng tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm nguyên tử của Nga luôn là phương tiện răn đe hữu hiệu.

Mặc dù lực lượng tàu ngầm nguyên tử của Nga đã bị cắt giảm đi rất nhiều, từ 197 chiếc năm 1985 còn 35 chiếc hoạt động hiện nay, nhưng vẫn là một hạm đội trong mơ với hầu hết quốc gia trên thế giới.

Lò phản ứng hạt nhân trong tàu ngầm hạt nhân không yêu cầu không khí khi vận hành, do đó tàu ngầm hạt nhân có khả năng lặn sâu dưới đáy biển hay hoạt động hàng tháng đến hàng năm trời phụ thuộc vào khả năng tích trữ oxy và thức ăn, nước uống cho thủy thủ đoàn. Do đó, đây thực sự là những con “quái vật” có khả năng thay đổi cả một cuộc chiến.

Tàu ngầm nguyên tử của Nga được thiết kế thành ba nhóm chính: Tàu tấn công dùng để tiêu diệt các tàu ngầm, tàu chiến khác của đối phương; tàu phóng tên lửa hành trình chiến thuật và tàu phóng tên lửa đạn đạo chiến lược.

Tàu ngầm tấn công hiện nay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Nga còn 14 chiếc, thuộc 5 lớp.

1. Project 1910 Kashalot (Định danh NATO: Uniform)
Kashalot không phải là một tàu ngầm tấn công đúng nghĩa. Nó thường không được trang bị vũ khí và chỉ làm những nhiệm vụ do thám, dò tìm hoặc nghiên cứu.





Tàu ngầm nguyên tử do thám và nghiên cứu đại dương AS-16 thuộc lớp Kashalot.

Toàn bộ thân của Kashalot làm bằng titan, giúp nó có khả năng lặn sâu đến 1.000 m với thủy thủ đoàn 36 người. Tuy có kích cỡ lớn (dài 69 m, rộng 7 m và cao 5,1 m, lượng giãn nước 1.390 tấn lúc nổi và 1.580 tấn khi lặn), nhưng tàu này chỉ có thể di chuyển với vận tốc tới 57,4 km mỗi giờ, nhờ một lò phản ứng hạt nhân nước áp lực (PWR).

Ngoài một số thông số kỹ thuật cơ bản, hầu như không có thông tin nào về Kashalot được hé lộ. Một chiếc Kashalot cũng đã xuất hiện trên truyền hình Nga khi làm nhiệm vụ cứu hộ tàu Kursk trong vụ tai nạn ngày 12/8/2000.

Chiếc Kashalot đầu tiên được hạ thủy năm 1982, cho đến nay chỉ có hai chiếc tàu ngầm lớp này còn hoạt động.

2. Project 1083.1 Paltus (Định danh NATO: Uniform) (*)
Paltus là tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất trong quân đội Nga hiện nay. Nó có kích thước 60 x 5,1 x 7 (m) và lượng giãn nước 730 tấn khi lặn.

Tương tự như Kashalot, Paltus cũng có nhiệm vụ là nghiên cứu biển sâu và tìm kiếm thông tin, vì thế khả năng lặn sâu cũng như tốc độ của Paltus tương tự Kashalot. Số lượng thủy thủ đoàn phục vụ trên một chiếc Paltus là 25 người.

Chiếc Paltus duy nhất của quân đội Nga đang sử dụng có tên AS-12, được nhà máy Admiralteiskiye, St.Peterburg, đóng và hạ thủy năm 1991. Hiện chưa có hình ảnh nào của chiếc AS-12 được công bố, tuy nhiên, theo giới chuyên môn thì nó có hình dạng tương tự tàu ngầm tấn công diesel lớp Kilo.

(*) Việc NATO gọi hai loại tầu ngầm Project 1083.1 Paltus và Project 1910 Kashalot cùng là Uniform vì rất khó phân biệt hai tàu ngầm này.

3. Project 945 Barracuda (Định danh NATO: Sierra)
 Sierra là một trong những lớp tàu ngầm tấn công chính của hải quân Liên Xô. Được kỹ sư N.E.Kvasha thiết kế từ tháng 3/1972 tại cục thiết kế 112 Lazurit, Sierra trang bị rất nhiều thiết bị hiện đại, như: các cảm biến mới, thiết bị triệt tiêu tiếng ồn, hệ thống thông tin liên lạc và đối kháng điện tử.


Sierra đang đỗ tại cảng.

Được thiết kế nhằm mục tiêu đánh bại loại tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ, Sierra hơn hẳn loại tàu ngầm này ở các thiết bị dò tìm sử dụng sóng điện từ cùng các hệ thống đối kháng điện tử. Để chống lại các thiết bị định vị bằng sóng âm, Sierra cũng trang bị thiết bị triệt tiêu tiếng vọng Cluster Guard trên thân.

Trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650, loại PWR tương tự các tàu ngầm lớp Mike và Akula có công suất 190MW, Sierra có thể hoạt động 50 ngày liên tục với tốc độ tối đa lên tới 33,3 km mỗi giờ khi nổi hoặc 66,7 km mỗi giờ khi lặn.

Vũ khí trang bị trên Sierra gồm có bốn ống phóng ngư lôi 533 mm, bốn ống phóng 655 mm, với 40 ngư lôi chứa trong khoang dùng để phóng các loại ngư lôi thông thường, như: SET-72, USET-80, rải mìn hoặc thậm chí là ngư lôi siêu khoang BA-111 Shkval (loại có tầm bắn 13 km và ứng dụng công nghệ siêu khoang để tốc độ có thể lên tới 560 km/h, tốc độ của ngư lôi thông thường như Mark 48 của Mỹ chỉ có 100 km mỗi giờ).


Tàu ngầm nguyên tử Sierra đang hoạt động.

Sierra được trang bị tên lửa chống hạm P-100 Oniks hoặc P-270 Moskit; tên lửa chống ngầm RPK-6, RPK-7 Vodopei... Mặc dù hiếm khi sử dụng đến nhưng Sierra còn được trang bị tên lửa phòng không 9K34 Strela-3, với tầm bắn 4,5 km.

Với kích thước khá lớn, 112,7 x 12,3 x 9,5 (m), giãn nước 10.400 tấn khi lặn, lượng khí tài điện tử mang theo của Sierra lên đến 15 loại radar, cảm biến, cùng các thiết bị thông tin liên lạc khác nhau, cho phép tàu có khả năng sớm phát hiện, tấn công mục tiêu cũng như chống đỡ các đòn tấn công một cách hiệu quả.

Do toàn bộ thân được làm bằng hợp kim titan nên giá thành của Sierra rất đắt. Vì thế, chỉ có bốn chiếc Sierra từng đưa vào hoạt động. Hiện còn ba chiếc phục vụ trong hải quân Nga.

4. Project 971 Schuka-B (Định danh NATO: Akula)
Schuka-B, hay được biết đến nhiều hơn với tên NATO đặt cho là Akula, là loại tàu ngầm tấn công hiện đại nhất hiện nay của hải quân Nga. Nó được thiết kế đa nhiệm, có thể tấn công một nhóm tàu chiến của đối phương (đặc biệt là hàng không mẫu hạm) hoặc tấn công các căn cứ ven biển.


Akula đang đỗ ở một quân cảng tại biển Baren.

Thân tàu Akula dài 110 m và được thiết kế thành hai khoang riêng biệt. Trong đó, khoang trong cách khá xa khoang ngoài, cho phép tăng khả năng sống sót khi bị bắn trúng.

Toàn bộ thân Akula được làm bằng một loại thép không nhiễm từ và chia làm 8 khoang riêng. Việc dùng thép để đóng thay cho hợp kim titan đắt đỏ đã khiến Akula được sản xuất với số lượng nhiều hơn hẳn các loại khác.

Akula là loại tàu ngầm nguyên tử ít tiếng ồn nhất mà Nga từng chế tạo. Sự yên tĩnh đáng kinh ngạc của nó đã khiến tình báo phương Tây ngạc nhiên khi người Nga giới thiệu Akula lần đầu. Ngay cả khi Akula chạy với vận tốc tối đa thì tiếng ồn Akula phát ra cũng chỉ ngang như tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ chạy ở tốc độ chậm.


Mô hình chi tiết tàu ngầm Akula.

Tương tự Sierra, Akula cũng được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650B công suất 190MW. Tuy nhiên, Akula còn có hai động cơ diesel công suất 500 kW để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp.

Vũ khí của Akula trang bị cũng tương tự Sierra với các loại ngư lôi cỡ 533 mm và 650 mm, tên lửa chống tàu RPK-6 và RPK-7 và tên lửa phòng không Igla-M.

Có 12 chiếc Akula đã đóng nhưng chỉ có 10 chiếc được hoàn thành và hiện còn 8 chiếc Akula phục vụ trong Hải quân Nga. Hai chiếc Akula đang đóng dở với mức độ hoàn thành khoảng 60% được Ấn Độ đặt mua với giá hai tỷ USD. Dự kiến hai chiếc Akula mới này được trang bị tên lửa 3M54 Klub-S với tầm bắn 300 km.
(RIA, VIT)

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Quân đội Anh trở về thế kỷ XIX



Lục quân Anh sẽ cắt giảm quân số xuống mức... năm 1820.

Để cắt giảm thâm hụt ngân sách, London đang thực hiện bước đi chưa từng có: giảm quân số Lục quân Anh xuống như thời sau các cuộc chiến tranh của Napoléon. Anh cũng như nhiều nước EU cho rằng, châu Âu không bị chiến tranh đe dọa.

Nhưng quyết định của Thủ tướng Cameron có nghĩa là Mỹ sẽ phải tự gánh vác thêm gánh nặng quân sự của NATO.




Lục quân Anh đông đảo đang lùi vào quá khứ (Reuters)

Lục quân Anh sẽ bị cắt giảm đi 20.000 quân, còn lại khoảng 80.000, tức là bằng với thời Vua George IV. Hồi đó, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, quân đội Anh cũng bị cắt giảm.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh (Chief of the Defence Staff - CDS), Tướng David Richards đã phản đối các yêu cầu của Bộ Tài chính Anh đòi giảm 20% quân số Lục quân Anh. Ông chứng minh rằng, không thể cắt giảm như vậy một khi quân Anh tiếp tục giao tranh ở Afghanistan. Thủ tướng David Cameron nhất trí với các lập luận này. Nhưng sau khi quân Anh rút khỏi Afghanistan vào năm 2015, quân số Lục quân Anh sẽ được giảm xuống mức đầu những năm 1820.


Tướng David Richards (wikipedia)

Nguyên nhân của việc cắt giảm là cuộc khủng hoảng tài chính. Một nguồn tin trong quân đội Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Năm 2015, Bộ Tài chính sẽ gõ cửa Bộ Quốc phòng bằng cái búa rất to. Chúng ta sẽ bước vào thời kỳ chia sẻ khả năng với các đồng minh ở châu Âu. Những ngày, khi mà chúng ta làm được tất cả, đã qua từ lâu”.

Chuyên gia Nga Konstantin Eggert đánh giá, “quyết định của chính phủ Anh là có thể đoán trước. Thâm hụt ngân sách khổng lồ. N

ên ông Cameron coi việc cắt giảm quân đội là một nguồn giảm thâm hụt ngân sách đáng kể. Trong tương lai, điều đó có nghĩa là gánh nặng lớn hơn nhiều sẽ đè lên vai Mỹ. Bởi lẽ, quân đội Anh là lực lượng đứng thứ hai trong tổ chức NATO.

Ở châu Âu có sự nhất trí là nguy cơ chiến tranh không còn đe dọa lục địa này. Quân đội chỉ có thể sử dụng ở những khu vực xa xôi”.


Quân kỳ của Lục quân Anh (wikipedia)

Trong khi đó, ông Eggert cũng nhấn mạnh rằng, kết quả của sự cắt giảm quân đội là mất đi nguồn nhân lực trình độ cao. Và những tổn thất đó không thể bù đắp một khi lại phải tăng cường quân đội.

Các sĩ quan Anh than phiền rằng, việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ. Một sĩ quan Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Hãy tưởng tượng như là anh đã sống sót sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nhưng anh có thể mất việc sau năm 2015 hoặc là cơ hội thăng tiến của anh mờ mịt đi vì quân đội sẽ bị cắt giảm”.

Một số nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền cũng tức giận. Nghị sĩ Patrick Mercer tuyên bố: “Đầu những năm 1820, chúng ta đã mắc sai lầm khi cắt giảm quân đội đến mức nguy hiểm. Vài năm sau đó, chúng ta đã phải tăng cường quân đội để đối phó với sự mở rộng của đế quốc. Vậy là chúng ta không rút ra được bài học từ lịch sử”. Ông Mercer không nói đến sự cần thiết phòng thủ đế quốc Anh mà từ lâu được xem là còn sống lâu. Xét đến những sự kiện ở Cận Đông, ông chỉ ra là Anh sẽ cần không phải ít quân hơn mà là nhiều hơn.

Đầu những năm 20 của thế kỷ XIX, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, đã bắt đầu một thời kỳ tương đối yên bình trong quan hệ quốc tế. Nhưng giai đoạn xả hơi hòa bình kéo dài không lâu. Nó đã bị phá vỡ bởi cuộc chiến tranh mà ngày nay báo chí thế giới liên tục nói đến, đó là Afghanistan.

Cuộc chiến tranh kết thúc với thất bại hoàn toàn của Anh. Đội quân 16.000 người của Anh khi rút khỏi Kabul đã bị tấn công tại một con đèo. Người Anh sống sót duy nhất là bác sĩ William Brydon.

(tổng hợp)

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

>> Thăm bảo tàng tăng - thiết giáp thế giới (kỳ 1)



Bảo tàng tăng thiết giáp Musee des Blindes (Pháp) là một trong những bảo tàng tăng lớn nhất thế giới với gần 900 hiện vật các loại.

Dưới đây là chùm ảnh bảo tàng thiết giáp Musee des Blindes (Pháp):



Bảo tàng Musee des Blindes được chia thành các phòng trưng bày thể hiện theo giai đoạn lịch sử, quân đội. Trong ảnh là xe tăng đầu tiên do Pháp sản xuất trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất mang tên Schneider CA1. Schneider cũng nắm giữ "kỷ lục" xe tăng siêu già
nhưng vẫn còn chạy tốt.

 

Một đại diện nổi tiếng khác trong phòng trưng bày hiện vật thế chiến thứ nhất là xe tăng hạng nhẹ FT17 (Pháp sản xuất). FT17 cũng là loại tăng đầu tiên trong lịch sử phát triển xe tăng thế giới thiết kế tháp pháo quay. Kiểu dáng FT17 được coi là hình mẫu của những xe tăng sau này, đến tận thế kỷ 21 hình mẫu này vẫn không có gì thay đổi.




Chiếc xe tăng hạng trung Char B1 đại diện cho thời kỳ lịch sử đen tối của nước Pháp trong giai đoạn bị quân Đức chiếm đóng từ năm 1940. Sau khi nước Pháp nằm dưới gót giày phát xít, những chiếc Char B1 lại được quân Đức sử dụng rộng rãi.



Bảo tành dành một gian trưng bày riêng cho 28 loại xe tăng, thiết giáp của quân Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai. Trong ảnh là xe tăng hạng trung Panther được phát triển để đối đầu với tăng T-34, khoảng 6.000 chiếc đã được sản xuất và tham chiến cho tới khi kết thúc chiến tranh.



Xe tăng huyền thoại T-34-85 có lẽ đã trở thành mẫu vật không thể thiếu ở bất kỳ viện bảo tàng quân sự nào trên thế giới.



Khu trưng bày vũ khí "kỳ lạ" nổi bật lên mẫu xe Vespa trang bị pháo không giật M20 cỡ 75mm. Đây là sự kết hợp tinh tế giữa thương hiệu xe máy nổi tiếng Italy với công nghệ vũ khí Mỹ. Có tới 800 chiếc Vespa loại này tham chiến tại Algerian.



Gian trưng bày vũ khí của khối Warsaw gồm các hiện vật xe tăng đã đi vào huyền thoại lịch sử quân sự như T-54, T-62, xe chiến đấu bộ binh BMP-1 và đặc biệt là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 - bậc tiền bối của "xe tăng bay" T-90 ngày nay.



Nếu đã có khí tài khối Warsaw thì tất nhiên phải có vũ khí của khối quân sự NATO. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu chủ lực M-60 của quân đội
 Mỹ.

 

Đại diện tới từ nước Anh là xe tăng chiến đấu chủ lực Centurion với lịch sử nửa thế kỷ phục vụ trong quân đội nhiều quốc gia trên thế giới.

 

Khu trưng bày cuối cùng dành cho dòng xe tăng của quân đội Pháp. Đầu tiên phải kể tới mẫu xe tăng hạng nhẹ AMX-13, có thể nói đây là thiết kế thành công nhất của nước Pháp với 7.700 chiếc được sản xuất và có mặt trong thành phần lực lượng thiết giáp 25 quốc gia.



Tiếp theo là xe tăng chiến đấu chủ lực AMX-30 phục vụ trong quân đội Pháp từ giữa những năm 1960.



Quân đội Pháp ngày nay trang bị chủ yếu xe tăng AMX-56 Leclerce. Không thể khẳng định đây là thiết kế thành công, phổ biến của nước Pháp nhưng hoàn toàn có thể nói đây là một trong những xe tăng tốt nhất thế giới. AMX-56 tích hợp nhiều thiết bị công nghệ cao hỗ trợ trong tác chiến.

(báo đất việt)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang