Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: UK

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn UK. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn UK. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Tàu sân bay Anh đội giá gấp đôi



Chi phí chế tạo hai hàng không mẫu hạm của Anh đã tăng gần gấp đôi, tính từ thời điểm ký hợp đồng vào tháng 7/2008.



Anh đã quyết định thay đổi thiết kế 2 hàng không mẫu hạm mới để phù hợp với khả năng mang máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của hãng Lockheed Martin.

Từ đó đến nay, chi phí chế tạo hai tàu sân bay mới bị “đội lên” đáng kể, từ 1,7 tới 3 tỷ USD.

Đây là một con số được coi là “khiêm tốn” vì Chính phủ Anh đã quyết định sử dụng hệ thống hãm, đẩy phù hợp với biến thể F-35 dành cho hải quân thay vì dùng hệ thống cất-hạ cánh theo phương thẳng đứng đắt tiền.




Hai tàu sân bay mới sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của hải quân hoàng gia Anh.


Theo người phát ngôn của Bộ quốc phòng Anh, việc trang bị những hệ thống cất/hạ cánh mới cho tàu sân bay sẽ tăng cường khả năng phối hợp cùng các đồng minh NATO và giảm thiểu chi phí vận hành.

Một liên minh bao gồm BAE Systems, Babcock International và Thales chịu trách nhiệm chế tạo hai hàng không mẫu hạm mới cho Hải quân Anh.

Ước tính, Anh sẽ phải chi tới 11,7 tỷ USD cho thương vụ này. Đây là một con số khổng lồ nếu so sánh với dự toán 6,5 tỷ USD vào thời điểm hợp đồng được ký vào tháng 7/2008.

Năm 2010, Anh đã buộc phải điều chỉnh chi phí lên 8,7 tỷ USD.


[BDV news]


Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

>> Trực thăng Anh trang bị tên lửa đa năng



[BDV news] Anh vừa công bố hợp đồng trang bị tên lửa hạng nhẹ đa chức năng (LMM) cho các trực thăng Lynx Wildcat của Hải quân nước này.

Công ty Thales UK đã nhận được đơn đặt hàng 1.000 đơn vị tên lửa hạng nhẹ đa chức năng, chưa đầy 3 năm sau khi bắt tay vào phát triển thiết kế.

Trong cuộc họp báo ngày 5/4 vừa qua, công ty cho biết bản hợp đồng “mang tính đột phá” này là kết quả của thỏa thuận giữa công ty với Bộ Quốc phòng Anh.

Việc phát triển hoàn thiện và đưa vào sản xuất hàng loạt phiên bản dẫn đường bằng laser của loại tên lửa này sẽ bắt đầu được thực hiện để trang bị cho trực thăng AgustaWestland Lynx Wildcat của Hải quân Anh.



Phiên bản tên lửa cho máy bay không người lái. Mỗi tên lửa LMM có trọng lượng khi phóng là 13kg, tầm bắn 8km.


Công ty Thales UK cũng đang thiết kế một phiên bản khác với đầu nổ mảnh và đầu đạn lõm dùng để chống lại xe thiết giáp hạng nhẹ và hạng trung. Những biến thể khác sẽ đáp ứng được các yêu cầu tấn công từ trên không khác nhau.

“Thiết kế của tên lửa cho phép cải tiến và lắp đặt các kiểu đầu đạn và hệ thống dẫn đường khác trong tương lai. Trong đó, có một phiên bản sử dụng công nghệ laser bán tự động dùng cho vai trò tấn công chính xác trên mặt nước", người phát ngôn Thales UK cho biết.

Theo các nhà phát triển, tên lửa có độ chính xác cao đối với các mục tiêu cố định và di động trong khi gây ra tổn thất phụ rất nhỏ.

Tên lửa LMM cũng có thể được trang bị cho các máy bay không người lái.


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

>> Hệ thống quan sát 3D cho phi công trực thăng Anh



[VietnamDefence news]  Phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật quốc phòng DSTL của Anh cùng với một số hãng quốc phòng đã bắt đầu phát triển hệ thống quan sát mới, cho phép các phi công trực thăng làm nhiệm vụ trong điều kiện tầm nhìn kém.
Bản chất của công nghệ này là đưa thông tin 3 chiều về tình hình hình xung quanh lên các màn hiển thị trên mũ bay của phi công.

Khí tài này có tên DNVG24T. Đây là một hệ thống tính toán và một bộ các sensor dùng để xác định vị trí của đầu phi công.





Các sensor bên ngoài không được sử dụng.

Để đưa ra chỉ thị cho phi công, hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu địa hình điện tử và thiết bị đo cao chính xác cao. Bản đồ 3 chiều được hiển thị trên màn hình mũ bay, khi vị trí đầu phi công thay đổi, hệ thống tính toán điều chỉnh hình ảnh cho phù hợp. Ngoài ra, DNVG24T còn được trang bị hệ thống quan sát ban ngày và nhìn đêm ...

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Quân đội Anh trở về thế kỷ XIX



Lục quân Anh sẽ cắt giảm quân số xuống mức... năm 1820.

Để cắt giảm thâm hụt ngân sách, London đang thực hiện bước đi chưa từng có: giảm quân số Lục quân Anh xuống như thời sau các cuộc chiến tranh của Napoléon. Anh cũng như nhiều nước EU cho rằng, châu Âu không bị chiến tranh đe dọa.

Nhưng quyết định của Thủ tướng Cameron có nghĩa là Mỹ sẽ phải tự gánh vác thêm gánh nặng quân sự của NATO.




Lục quân Anh đông đảo đang lùi vào quá khứ (Reuters)

Lục quân Anh sẽ bị cắt giảm đi 20.000 quân, còn lại khoảng 80.000, tức là bằng với thời Vua George IV. Hồi đó, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, quân đội Anh cũng bị cắt giảm.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh (Chief of the Defence Staff - CDS), Tướng David Richards đã phản đối các yêu cầu của Bộ Tài chính Anh đòi giảm 20% quân số Lục quân Anh. Ông chứng minh rằng, không thể cắt giảm như vậy một khi quân Anh tiếp tục giao tranh ở Afghanistan. Thủ tướng David Cameron nhất trí với các lập luận này. Nhưng sau khi quân Anh rút khỏi Afghanistan vào năm 2015, quân số Lục quân Anh sẽ được giảm xuống mức đầu những năm 1820.


Tướng David Richards (wikipedia)

Nguyên nhân của việc cắt giảm là cuộc khủng hoảng tài chính. Một nguồn tin trong quân đội Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Năm 2015, Bộ Tài chính sẽ gõ cửa Bộ Quốc phòng bằng cái búa rất to. Chúng ta sẽ bước vào thời kỳ chia sẻ khả năng với các đồng minh ở châu Âu. Những ngày, khi mà chúng ta làm được tất cả, đã qua từ lâu”.

Chuyên gia Nga Konstantin Eggert đánh giá, “quyết định của chính phủ Anh là có thể đoán trước. Thâm hụt ngân sách khổng lồ. N

ên ông Cameron coi việc cắt giảm quân đội là một nguồn giảm thâm hụt ngân sách đáng kể. Trong tương lai, điều đó có nghĩa là gánh nặng lớn hơn nhiều sẽ đè lên vai Mỹ. Bởi lẽ, quân đội Anh là lực lượng đứng thứ hai trong tổ chức NATO.

Ở châu Âu có sự nhất trí là nguy cơ chiến tranh không còn đe dọa lục địa này. Quân đội chỉ có thể sử dụng ở những khu vực xa xôi”.


Quân kỳ của Lục quân Anh (wikipedia)

Trong khi đó, ông Eggert cũng nhấn mạnh rằng, kết quả của sự cắt giảm quân đội là mất đi nguồn nhân lực trình độ cao. Và những tổn thất đó không thể bù đắp một khi lại phải tăng cường quân đội.

Các sĩ quan Anh than phiền rằng, việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ. Một sĩ quan Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Hãy tưởng tượng như là anh đã sống sót sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nhưng anh có thể mất việc sau năm 2015 hoặc là cơ hội thăng tiến của anh mờ mịt đi vì quân đội sẽ bị cắt giảm”.

Một số nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền cũng tức giận. Nghị sĩ Patrick Mercer tuyên bố: “Đầu những năm 1820, chúng ta đã mắc sai lầm khi cắt giảm quân đội đến mức nguy hiểm. Vài năm sau đó, chúng ta đã phải tăng cường quân đội để đối phó với sự mở rộng của đế quốc. Vậy là chúng ta không rút ra được bài học từ lịch sử”. Ông Mercer không nói đến sự cần thiết phòng thủ đế quốc Anh mà từ lâu được xem là còn sống lâu. Xét đến những sự kiện ở Cận Đông, ông chỉ ra là Anh sẽ cần không phải ít quân hơn mà là nhiều hơn.

Đầu những năm 20 của thế kỷ XIX, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, đã bắt đầu một thời kỳ tương đối yên bình trong quan hệ quốc tế. Nhưng giai đoạn xả hơi hòa bình kéo dài không lâu. Nó đã bị phá vỡ bởi cuộc chiến tranh mà ngày nay báo chí thế giới liên tục nói đến, đó là Afghanistan.

Cuộc chiến tranh kết thúc với thất bại hoàn toàn của Anh. Đội quân 16.000 người của Anh khi rút khỏi Kabul đã bị tấn công tại một con đèo. Người Anh sống sót duy nhất là bác sĩ William Brydon.

(tổng hợp)

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

>> Máy bay chiến đấu Panavia Tornado





Panavia Tornado là loại máy bay tấn công đa năng, kết quả của sự hợp tác nghiên cứu phát triển giữa ba nước Đức, Italy và Anh.

Đức và Italy đang cần thay thế F-104 Starfighter bằng máy bay Panavia Tornado ,còn Anh lại muốn sở hữu Panavia Tornado như một loại máy bay tấn công hiệu quả và hiện đại.





Có nhiều phiên bản Panavia Tornado khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất như Tornado Panavia tấn công, trinh sát, khống chế đường không…


Máy bay được thiết kế cho các cuộc tấn công ở cự ly cực ngắn so với mục tiêu nhờ vào tích hợp dạng 'cánh cụp cánh xoè’ cho phép máy bay vẫn giữ được tốc độ cao ở trần bay thấp.

Panavia Tornado GR4 được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu như tấn công các mục tiêu mặt đất, trên không và trên biển. Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực Turbo-Union RB199-34R Mk 103 Panavia Tornado GR4 được phát triển dựa trên các phiên bản Tornado trước đó như Tornado F.2 và Tornado F.3. Dưới đây là một số hình ảnh về máy bay Panavia Tornado GR4.


Từ năm 1999, Không quân Hoàng Gia Anh đã nhận được các biến thể nâng cấp từ Panavia Tornado GB.1 lên Panavia Tornado GB.4 và các phiên bản F-2, F-3.


Panavia Tornado GR4 có trang bị giá treo tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder hoặc tên lửa Taurus, tên lửa phòng vệ AIM-132 ASRAAM.


Máy bay có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối đất gồm Wasp ASM, tên lửa chống tàu Kormoran, BAe Sea Eagle, AGM-65 Maverick ASM, tên lửa chống bức xạ BAe ALARM, rocket LAU-51A và LR-25.


Ngoài ra còn có thể mang bom hạt nhân B61 và WE.177.


Các loại bom được trang bị gồm, bom napal, bom nổ chậm, bom chùm BL755, các loại bom dẫn đường laser Paveway, và các loại bom dẫn đường HOPE/HOSBO.


Tính năng kỹ thuật của Panavia Tornado GR4:

Phi đội: 2 người; Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg Tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ Vũ khí mang theo bao gồm: 2 pháo 27 mm Mauser BK-27 Trọng lượng vũ khí lên tới 9.000 kg bao gồm bom và tên lửa các loại.
(defence news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang