Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Anh

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Anh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Anh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

>> Tìm hiểu xe bọc thép TMV 6x6M SF của quân đội Anh

Lần đầu tiên được trình làng vào năm 2010, bọc thép TMV 6x6M SF đã trở thành loại xe được sử dụng nhiều trong các lực lượng đặc biệt.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép TMV 6x6M SF

Xe bọc thép TMV 6x6M SF do hãng sản xuất TMV của Anh phát triển, được thiết kế chế tạo cho lực lượng đặc biệt nhằm đáp ứng yêu cầu trước các mối đe dọa và các cuộc xung đột quân sự hiện đại.

TMV lần đầu tiên được ra mắt trước công chúng tại triển lãm quân sự DVD-2010.

Các biến thể

TMV có thể được sản xuất dưới các biến thể khác nhau với các công thức bánh 4x4, 6x6 và 8x8 nhưng vẫn sử dụng chung khung gầm và cơ cấu truyền động.

Phần phía sau của xe được thiết kế theo kiểu mô-đun cho phép nó có thể thích ứng với từng nhiệm vụ và mục đích sử dụng.

Cấu hình của xe có thể thay đổi bằng cách sử dụng các vật liệu khác nhau tùy thuộc vào mức độ bảo vệ và tải trọng mong muốn.

Ngoài biến thể bọc thép dành cho các lực lượng đặc biệt, TMV còn có các biến thể cứu thương, huấn luyện chiến đấu, cung cấp đạn dược và nhiều biến thể cho các mục đích khác.

Ở mỗi cômg thức bánh, trọng lượng của xe cũng rất khác nhau: Biến thể 4 bánh có trọng lượng 6 đến 9,5 tấn, biến thể 6 bánh xe có trọng lượng 7,5 đến 18 tấn và biến thể 8 bánh có trọng lượng từ 9,5 đến 22 tấn.

Vũ khí

Xe TMV 6x6M SF đem đến triển lãm DVD-2010 được trang bị hệ thống vũ khí gồm hai khẩu súng máy 12,7 mm trên mái xe và 1 súng máy 7,62-mm ở phía trước của xe.

Các súng máy có thể xoay theo các hướng để tấn công mục tiêu và bao vệ an toàn cho xe khi cần thiết.

Hệ thống bảo vệ

Xe TMV 6x6M SF được thiết kế để tăng cường sức bảo vệ trước mìn và các loại bom tự chế (mức độ bảo vệ lên đến mức 4 theo tiêu chuẩn STANAG 4569).

Để đạt được mức độ bảo vệ đến mức tốt nhất có thể cho binh lính trong xe từ tác động của các vụ nổ và giảm thiểu tối đa năng lượng của những vụ nổ đó, người ta đã thiết kế thân xe có dạng hình chữ V và cấu trúc này đã được sử dụng cho tất cả các biến thể của TMV.

Cấu trúc thân xe hình chữ V này rất giống với cấu trúc của xe bọc thép “Hổ mang chúa” Cobra – một sản phẩm xe bọc thép hạng nhẹ đa năng của công ty Thổ Nhĩ Kỳ Otocar.

“Hổ mang chúa” Cobra
Khung gầm và thân TMV được làm bằng thép không gỉ và được tăng cường sức bảo vệ bởi một lớp giáp đặc biệt. Hình dạng của xe giúp cho nó có khả năng tán xạ dường như tối đa năng lượng sóng xung kích của vụ nổ tại các điểm tác động, bảo vệ an toàn cho binh lính trong xe.

Phía trên đáy của khung gầm hình chữ V, người ta tích hợp mô-đun thượng tầng bằng cách ghép nhiều lớp vật liệu công nghệ cao với nhau để giảm thiểu trọng lượng của xe.

Mô-đun này bao gồm các lớp thép và vật liệu bảo vệ hỗn hợp được sản xuất bởi công ty SMART Plasan, nó đảm bảo cho xe có mức độ bảo vệ đạn đạo lên đến cấp 3 theo tiêu chuẩn STANAG và mức độ bảo vệ từ các vụ nổ là 2A và 2B (6 kg thuốc nổ dưới bánh xe hoặc gầm xe).

Với cách thức bảo vệ như vậy, áp lực trên mặt đất gây ra với TMV 6x6M thấp hơn đáng kể so với những chiếc xe tương tự được sản xuất.

Động cơ và khả năng cơ động

Xe TMV 6x6M SF sử dụng động cơ diesel 4 xi lanh Cummins ISBe5 với máy quạt tuốc-bin dung tích 4.500 cc làm mát bằng nước, công suất 200 mã lực và mô-men xoắn 900 nm cho phép xe có thể đạt tốc độ tốc độ tối đa 137 km/h. TMV được trang bị hộp số 6 cấp tốc độ hoàn toàn tự động Allison 2500SP và có khả năng tự động khóa vi sai bằng 6 khóa vi sai Dana.


Động cơ công suất cao kế hợp với hệ thống truyền động xoay 6 bánh tạo cho xe khả năng cơ động tuyệt vời và khả năng di chuyển tốt trên mọi địa hình.

Hệ thống treo hoàn toàn độc lập cùng với hai lò xo giảm xóc trên tất cả các bánh xe đảm bảo cho xe có độ đàn hồi cực tốt, tạo ra sự thoải mái cho kíp lái.

Điểm đặc biệt ở cấu trúc của TMV là xe có thể điều chỉnh độ cao cho phép người điều khiển xe có thể hạ thấp trọng tâm của nó khi di chuyển với tốc độ cao, nhưng quan trọng nhất – người ta có thể nâng xe lên một độ cao xác định để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trong trường hợp nó đè phải mìn và bom tự chế trong quá trình cơ động.

Các thông số kỹ thuật cơ bản

Nhà phát triển: TMV

Vũ khí: hai súng máy 12,7 mm và một súng máy 7,62 mm

Ê-kíp: 2 + 4 binh sĩ

Trọng lượng có tải: 7.500 kg

Trọng lượng không tải: 3.500 kg

Kích thước

Chiều dài: 5,84 m

Chiều rộng: 2,1 – 2,36 m

Chiều cao: 2,7 m

Động cơ và cơ cấu truyền động

Động cơ Cummins ISBe5 4,5 lít

Công suất: 147 kW (200 mã lực)

Mômen xoắn cực đại: 900 nm

Tốc độ tối đa: 137 km/h

Tốc độ kéo: 3,2 km/h

Tầm hoạt động: 1.120 km

Hệ truyền động: Allison 2500SP, hộp số 6 cấp tốc độ tự động.

Hệ thống treo

Hệ thống treo độc lập: Khối lượng phần không được treo là nhỏ, đặc tính bám đường của bánh xe tốt, vì vậy sẽ êm dịu trong khi di chuyển và có tính ổn định cao. Các lò xo trong hệ thống treo độc lập chỉ làm nhiệm vụ đỡ thân xe mà không có tác dụng định vị các bánh xe, điều có có nghĩa là có thể dùng các lò xo mềm hơn.

TMV được trang bị thanh ổn định để giảm sự lắc ngang khi xe chuyển động quay vòng, cải thiện được tính ổn định và các tính năng khác.

Hệ thống phanh

Phanh đĩa trên từng bánh xe với 2 pit-tông giá đỡ và đĩa 300mm

Phanh tăng áp: thủy lực

Khung gầm

Thiết kế: theo kiểu khung máy bay và sống dọc

Khung: dày 8 mm bằng thép không gỉ

Bánh xe: bánh xe đường kính 20 inch với hệ thống thông gió làm mát tuần hoàn

Lốp xe: 365/85 20 XZL Michelin

Khả năng cơ động

Leo dốc: 52 độ

Xuống dốc: 50 độ

Góc hãm phanh: 135 độ

Vượt chướng ngại vật cao: 0,265 – 0,4 m

Lội sâu: 0,7 – 0,8 m

Phương tiện vận chuyển (máy bay)

Hercules C130

Boeing C17 Globemaster

400M

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

>> Xe tăng sẽ sớm biến mất khỏi lục quân Tây Âu?



Châu Âu, nơi khởi nguồn xe tăng và phát triển đưa nó tới sự hoàn thiện về mọi mặt trong thế kỷ 20 đang nhanh chóng cho cỗ máy chiến tranh này “về hưu” .

Gần một thế kỷ tung hoành, sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 xe tăng bắt đầu mất dần vị trí trong thành phần vũ trang Quân đội các nước Châu Âu.

http://nghiadx.blogspot.com
Anh đã quyết định không phát triển xe tăng dù họ là nước đầu tiên chế tạo ra cỗ máy sắt thép này.


Hai thập kỷ trước, trên toàn châu Âu có 80.000 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) được sản xuất và phục vụ. Nhưng tới cuối thập kỷ này, khoảng 80% trong số đó bị loại bỏ hoàn toàn. Xe tăng đang được thay thế bằng các dòng xe bọc thép chống mìn (MRAP) hoặc xe thiết giáp chiến đấu bánh hơi như Stryker của Mỹ.

Thực tế, các quốc gia châu Âu đang nhìn về tương lai không còn trận đấu tăng lớn như trong thế chiến 2. Tuy nhiên, họ vẫn cần xe thiết giáp trong các hoạt động giữ gìn hòa bình. Và MRAP hay Stryker là những lựa chọn tối ưu

Trong vòng 10 năm, 80% xe tăng trong đội quân đông đảo 50.000 chiếc của Quân đội Liên Xô đã “ra quân”. Chừng 10.000 chiếc tăng tại các quốc gia thành viên Liên bang Xô Viết thành đống phế liệu. Gần đây “người khai sinh ra xe tăng” – nước Anh đã quyết định không sản xuất thêm xe tăng.

Trong khi, kỷ nguyên xe tăng ở Châu Âu chuẩn bị kết thúc thì ở Châu Á nó vẫn đang phát triển mạnh. Đặc biệt, Trung Quốc và Ấn Độ đang tính cực mở rộng lực lượng xe tăng. Điều này khiến các chuyên gia quân sự ở trang Strategy Page nhận định, tương lai, nếu những trận đấu tăng lớn còn có thể diễn ra thì chắc chỉ nó chỉ ở khu vực Châu Á.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Tổ hợp tên lửa phòng không Tracked Rapier của Anh



Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành bánh xích Tracked Rapier (TRLV - Tracked Rapier Launch Vehicle) ban đầu được chế tạo bởi công ty Matra BAe Dynamics theo đơn đặt hàng của quân đội Iran.


Nhưng năm 1979, Chính phủ mới của Iran đã hủy bỏ đơn đặt hàng này. Chính vì vậy, dựa trên các kết quả đánh giá thử nghiệm Bộ Tư lệnh Quân đội Anh đã thông qua quyết định mua 50 tổ hợp Tracked Rapier. Việc chuyển giao lô hàng đầu tiên được thực hiện năm 1983.

Xe cơ sở của Tracked Rapier là xe vận tải cải tiến bánh xích M548 do Mỹ sản xuất. Xe được trang bị cabin bọc thép đủ cho 3 người ngồi. Ở phía đuôi xe bố trí khối ống phóng gồm 8 tên lửa phòng không có điều khiển Rapier (mỗi bên 4 tên lửa).

Ngoài ra, xe còn được bố trí trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu với cự ly hoạt động 11,5km, thiết bị tính toán, thiết bị nhận biết “địch - ta”. Ngay phía trước thân xe bố trí 2 khối gồm 6 súng phóng lựu đạn khói, phía sau bố trí 2 khối, mỗi khối gồm 4 lựu đạn khói. Điều này cho phép khi cần có thể tạo các màn khói ngụy trang dày đặc bảo vệ xe.


http://nghiadx.blogspot.com

Tracked Rapier là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tự
hành hiện đại nhất một thời của Anh


Tên lửa phòng không có điều khiển Rapier được đồng nhất tuyệt đối với các tên lửa được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không kéo, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở cự ly từ 0,5 – 7km, độ cao từ 227m – 6.858m.

Anten của hệ thống chỉ huy dẫn hướng được lắp đặt trên giá, có thể nâng lên cabin. Điều này cho phép tiến hành bắn vòng tròn (mẫu thử nghiệm đầu tiên dải bắn bị hạn chế). Tất cả các thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không tự hành đều được bọc thép.

Xe được trang bị động cơ 6 xi lanh 6V53 do công ty Detroit Diezel sản xuất. Khi quay 2.800 vòng/ phút, động cơ có thể tăng công suất 154kW, điều này cho phép xe có thể cơ động trên đường gồ gề với tốc độ 48km/h.


http://nghiadx.blogspot.com

Tracked Rapier có khả năng cơ động nhanh và dễ dàng vượt qua các
chướng ngại vật dưới nước


Tổ hợp Tracked Rapier có thể lội nước và vượt qua các chướng ngại vật dưới nước. Dưới địa hình lội nước, xe có thể tăng tốc đến 5,6km/h.
Cabin của tổ hợp được trang bị thiết bị quan sát đặt trên nóc, các phương tiện liên lạc, nhưng không có hệ thống bảo vệ trước các vụ tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tuy nhiên, kíp chiến đấu có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến khi mặc các tổ hợp bảo vệ hóa học cá nhân. Cabin bọc thép có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước các mảnh đạn văng và đầu đạn.

Theo cách bố trí, lái xe ngồi bên trái, chỉ huy ngồi giữa và trắc thủ ngồi bên phải. Khi cần, lái xe và chỉ huy có thể sử dụng thiết bị quan sát đêm và thiết bị cứu hỏa.


http://nghiadx.blogspot.com

... và được trang bị các hệ thống hiện đại và có độ bền cao


Trong thành phần của tổ hợp Tracked Rapier còn có thể gồm trạm radar Blindfire với chức năng theo dõi các mục tiêu trên không và dẫn hướng tên lửa. Radar này được lắp đặt trên cơ sở xe bọc thép chở quân M113.

Trên thùng xe có 4 tên lửa phòng không có điều khiển đặt trong khí tài chuyên dụng. Mệnh lệnh chỉ huy và liên lạc được truyền đến thiết bị phóng theo cáp chuẩn.

Radar có thể sử dụng trong điều kiện quan sát kém, thậm chí trong đêm tối. Thời gian triển khai vào vị trí chiến đấu chỉ mất 30 phút.

Trong quá trình chiến đấu, xe yểm trợ M548 được trang bị 20 tên lửa phòng không có điều khiển sẽ hộ tống tổ hợp Tracked Rapier. Xe yểm trợ kỹ thuật FAST (Forward Area Support Team) bảo đảm cung cấp các thiết bị và phụ tùng.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tracked Rapier khai hỏa


Cho đến nay, tổ hợp đã nhiều lần được cải tiến nhằm mục đích bảo đảm khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm.

Phiên bản Tracked Rapier được trang bị thiết bị quan sát nhiệt dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu có tên gọi là SP Mk.1B. Việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không SP Mk.1B cho các lực lượng vũ trang Anh được tiến hành từ năm 1993.

Tổ hợp Tracked Rapier của phiên bản SP Mk.1B được trang bị hệ thống phát hiện cải tiến TOTE (Tracked Optical Thermally Enhanced), có thể được sử dụng trong bất kỳ thời gian nào, ban ngày cũng như ban đêm. Hệ thống phát hiện cải tiến TOTE gồm thiết bị quan sát nhiệt với cự ly hoạt động đến 10km, thiết bị điện tử bổ trợ và hệ thống làm mát.

Xem tổ hợp Tracked Rapier tiêu diệt máy bay ở 2 chế độ (tự động và điều khiển bằng tay):





Thứ Năm, 21 tháng 7, 2011

>> 10 vũ khí sinh học đáng sợ nhất (kỳ 1)



Chiến tranh là nơi con người sử dụng mọi công cụ có thể tìm ra trên trái đất để triệt hạ kẻ thù. Để chiến thắng, tôn giáo, triết học, khoa học và nghệ thuật tất cả đều có thể bị bóp méo hoặc bị lợi dụng bằng mọi phương án có thể.


Trong số đó, vũ khí sinh học chính là một trong những “sáng tạo” khủng khiếp nhất, bao gồm các loại virus, vi khuẩn, nấm, côn trùng được dùng để giết hại đối thủ, làm đối phương tê liệt hoặc hủy diệt tài nguyên của kẻ thù.

Ngay từ những năm 1.500 trước Công Nguyên, người Hittie ở Tiểu Á đã nhận ra sức mạnh của bệnh truyền nhiễm và tìm cách làm lây truyền bệnh dịch hạch tại vùng đất của kẻ thù. Các đội quân tìm cách bắn các xác chết mang dịch bệnh vào các pháo đài kiên cố hoặc đầu độc các giếng nước của đối phương.

Đáng chú ý hơn, nhiều nhà sử học còn cho rằng 10 loại bệnh dịch mà theo kinh thánh là của nhà tiên tri Moses làm phép chống lại người Ai Cập thực chất là vũ khí sinh học có thật chứ không phải thần thánh gì.

Đấy là câu chuyện về thời cổ. Từ đó đến nay kiến thức của loại người về các tác nhân gây bệnh và về hệ miễn dịch đã tăng lên chóng mặt cùng với sự tiến bộ của y học. Oái oăm thay, tri thức y học cũng đồng thời được ấp ủ để làm mầm mống vũ khí.

Nửa đầu thế kỷ 20 đã chứng kiến người Đức và người Nhật sử dụng bệnh Than trong chiến trận, sau đó Mỹ, Anh và Nga cũng nối gót phát triển loại vũ khí này.

Năm 1972, vì hậu quả thảm khốc của nó mà cộng đồng quốc tế đã nhất trí thực thi hiệp ước về việc hủy diệt vũ khí sinh hóa và cấm phát triển, sản xuất cũng như tàng trữ vũ khí sinh học và hóa học. Tuy nhiên đến giờ, không có ai đảm bảo rằng không có quốc gia nào đang lén lút phát triển vũ khí sinh học, cũng như không có ai chắc chắn trong thực tế những kiến thức sinh hóa đang có sẽ không bị lợi dụng bởi các nhóm khủng bố dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Trong kịch bản kinh hoàng nhất mà các nhà khoa học đang lo ngại, bộ gien của đối phương có thể được sử dụng làm chỉ thị đặc hiệu để các sinh vật tấn công. Nói cách khác, vũ khí sinh học có thể khiến một dân tộc cụ thể biến mất một cách có chọn lọc.



Các chuyên gia chống độc có mặt tại toà nhà Hart Building của Thượng nghị viện Hoa Kỳ sau khi một bức thư chứa vi khuẩn than được gửi tới văn phòng của Thượng nghị sỹ Tom Daschle (AFP).


Trong loạt bài này xin tổng hợp 10 loại tác nhân đáng sợ nhất đã, đang hoặc sẽ có thể được sử dụng trong chiến tranh sinh học của loài người:

Vũ khí sinh học loại A:

Trung tâm phòng chống bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) phân loại các vũ khí sinh học loại A với các tiêu chí:

Có thể lây lan dễ dàng với số nạn nhân lớn, có thể gây ra rối loạn đối với dân chúng, và cần được chuẩn bị phòng chống ở chế độ đặc biệt.

Hiện tại mới có 6 tác nhân sinh học được xếp vào nhóm A và tất cả đều đáng được xếp và danh sách mười vũ khí sinh học đáng sợ nhất. (nguồn: CDC).


1. Đậu mùa

Thuật ngữ “vũ khí sinh học” thường gợi ra hình ảnh về các phòng thí nghiệm sạch bong với những nhân viên mặc áo bảo hộ và các ống nghiệm chứa đầy các chất lỏng hủy diệt. Thực tế, trong lịch sử vũ khí sinh học có bộ mặt đời thường hơn nhiều: một kẻ đi đày lang thang trên vùng đất mới, vài cái túi đã được bổ sung bọ chét mang dịch hạch.

Thậm chí trong cuộc chiến giành thuộc địa giữa Anh và Pháp năm 1763, vũ khí sinh học đơn giả chỉ là một cái chăn. Theo lệnh của viên tướng nổi tiếng Jeffrey Amherst, Quân đội Anh đưa những chiếc chăn tẩm virus đậu mùa để triệt hạ các bộ lạc thổ dân Bắc Mỹ tại Ottawa lúc đó là đồng minh của Pháp.

Những người dân bản xứ này hoàn toàn không có khả miễn dịch với virus đậu mùa bởi họ chưa hề gặp bệnh dịch này như đối thủ của họ. Kết quả của chiến thuật này là dịch bệnh đã quét qua những bộ lạc khốn khổ đó không khác gì độ hủy diệt của một trận cháy rừng.

Bệnh đậu mùa có thủ phạm là virus variola trong đó chủng phổ biến nhất gây chết ở 30% số người mắc phải. Dấu hiệu nhận thấy bệnh bao gồm sốt, đau toàn thân và phát ban do các vết sưng chứa nước hoặc vảy, cuối cùng sẽ biến thành sẹo lõm suốt đời nếu như bệnh nhân còn sống.

Đậu mùa thường được lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm virus hoặc dịch cơ thể của họ nhưng cũng có thể được truyền qua không khí qua các môi trường kín và chật hẹp.

Năm 1967 tổ chức Y tế thế giới mở một chiến dịch để loại bỏ hoàn toàn bệnh đậu mùa bằng tiêm chủng hàng loạt. Chiến dịch đã thành công rực rỡ khi bệnh đậu mùa không còn lây lan tự nhiên sau ca bệnh cuối cùng ghi nhận năm 1977.

Tuy bệnh đã không còn trong tự nhiên nhưng các chủng virus vẫn được duy trì trong các phòng thí nghiệm ở Nga và Mỹ dưới sự đồng ý của WHO. Mặt khác do virus đậu mùa đã từng được quan tâm rất lớn trong các chương trình vũ khí của một số quốc gia, không ai dám chắc có nơi nào vẫn đang cất giấu loại virus chết người này.

CDC xếp đậu mùa vào nhóm vũ khí sinh học loại A do tỷ lệ tử vong cao và khả năng lan truyền qua không khí của nó. Hiện đã có vaccine phòng đậu mùa nhưng nhìn chung chỉ có các nhân viên y tế và quân sự là được tiêm phòng, đồng nghĩa với việc đa số dân chúng còn lại hứng chịu rủi ro cực lớn nếu xảy ra tấn công bằng virus đậu mùa. Virus có thể được phát tán dưới dạng hơi giống như phun thuốc sâu hoặc thậm chí bằng cách cổ điển nhất là đưa một người mang bệnh vào khu vực cần tấn công.

2. Bệnh Than

Mùa thu 2001, những bức thư chứa một loại bột trắng bí ẩn đã được gửi đến các văn phòng Thượng nghị sỹ và báo giới Mỹ. Khi những người có trách nhiệm thông báo chất bột đó là bào tử của loại vi khuẩn chết người Bacillus anthracis, cảm giáchoảng loạn bao trùm xã hội Mỹ.

Vụ tấn công này đã làm 22 người nhiễm virus và 5 người trong số đó tử vong. Bảy năm sau đó FBI mới lần đến được thủ phạm là nhà nghiên cứu Bruce Ivans, ông này được chính phủ trả lương để nghiên cứu bệnh than nhưng đã tự tử trước khi việc điều tra hoàn tất.

Với tỷ lệ tự vong cao và khả năng tồn tại lâu trong môi trường, hiển nhiên vi khuẩn than được xếp vào nhóm vũ khí sinh học loại A. Loại vi khuẩn này sống trong đất và do đó tiếp xúc và truyền bào tử sang các động vật ăn cỏ. Con người có thể nhiễm qua tiếp xúc, hít thở hoặc nuốt phải B. anthracis.



Con đường tấn công của Bacillus anthracis.


Phần lớn các ca nhiễm bệnh than là qua tiếp xúc ngoài da với vi khuẩn nhưng hình thức nguy hiểm nhất là hít vào qua đường hô hấp, trong đó bào tử xuất hiện tại phổi và được các tế bào miễn dịch mang đến các hạch bạch huyết. Tại đây các bào tử sẽ nhân lên và giải phóng độc tố dẫn đến các triệu chứng sốt, rối loạn hô hấp, đau mỏi cơ, sưng hạch bạch huyết, nôn, tả và xuất hiện các nhọt màu đen.

Nếu không được điều trị, chắc chắn bệnh nhân sẽ tử vong, thậm chí cả khi có trợ giúp y tế cũng chỉ có một phần tư số bệnh nhân sống sót. Tất cả 5 ca tử vong năm 2001 đều là do lây nhiễm qua hình thức nguy hiểm này.

Bệnh than không dễ mắc phải trong các điều kiện bình thường và nó cũng không thể lây từ người sang người. Giống như đậu mùa, cũng lại chỉ có các nhân viên y tế, bác sỹ thú y và nhân viên quân đội là được chủng ngừa căn bệnh này. Phần còn lại luôn nằm trong nguy cơ khi có bất kỳ một cuộc tấn công tương tự xảy ra.

Cùng với việc không được tiêm chủng đầy đủ (điều kiện chung thấy ở hầu hết các tác nhân trong danh sách của chúng ta), khả năng sống dai cũng là một đặc điểm quan trọng của vi khuẩn bệnh than. Một số vi khuẩn Bacillus anthracis có thể được giữ 40 năm hoặc hơn mà vẫn không mất đi khả năng giết người, trong khi nhiều tác nhân sinh học khác chỉ có thể tồn tại một thời gian ngắn dưới điều kiện đặc biệt. Đặc tính này khiến cho vi khuẩn than chiếm ưu thế trong các chương trình vũ khí sinh học trên khắp thế giới.

Năm 1930 các nhà khoa học Nhật Bản đã thực hiện các thí nghiệm trên người với vi khuẩn than trong môi trường phun khí tại Đơn vị nghiên cứu vũ khí sinh học 731, một trạm nghiên cứu tai tiếng đặt tại vùng chiếm đóng Manchuria (Mãn Châu Lý, Trung Quốc) của người Nhật.

Quân đội Anh cũng làm thí nghiệm với bom vi khuẩn than vào năm 1942 khiến cho cả đảo Gruinard bị nhiễm khuẩn đến mức 44 năm sau người ta phải dùng đến 280 tấn formaldehyde để khử trùng khu vực này. Quân đội Liên Xô cũng vô tình để rò rỉ vi khuẩn than theo đường không khí khiến 66 người thiệt mạng.

Ngày nay, Bacillus anthracis vẫn là một trong những loại vũ khí sinh học đáng sợ và nổi tiếng nhất. Vô số chương trình vũ khí đã hợp sức sản xuất tác nhân chết người này, trong khi tiêm chủng hàng loạt chỉ có thể tiến hành khi đã xảy ra nhiễm khuẩn hàng loạt

[BDV news]


Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

>> Hồ sơ tranh chấp trên quần đảo Falkland (P 2)



>> Hồ sơ tranh chấp trên quần đảo Falkland (P1)

Cuộc tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Falkland đã gây ra những thiệt hại lớn cả về sinh mạng và của cải, nhưng vẫn không xóa đi được tranh cãi tiêp tục dai dẳng.

Con đường chuyển quân của quân đội Anh, với đảo Ascension làm điểm tập trung.

Các dấu mốc quan trọng của cuộc chiến

Ngày 2/4/1982, Argentina mở màn cuộc chiến bằng việc sử dụng tàu đổ bộ đưa một đơn vị với quân số gần 1.000, tấn công bờ biển gần cảng Stanley. Lực lượng này đụng độ với đơn vị lính thủy quân lục chiến Hoàng gia Anh khoảng 80 người. Kết quả, lính Anh bị bắt giữ toàn bộ còn Argentina đổ bộ tiếp 3.000 lính.

Con đường chuyển quân của quân đội Anh, với đảo Ascension làm điểm tập trung.

Ngày 3/4/1982, biệt kích Argentina tiếp tục tràn lên hòn đảo Nam Georgia, đụng độ với đơn vị thủy quân lục chiến khác của Anh đang làm nhiệm vụ đuổi các công nhân đã dựng cờ Argentina tại đây. Vì số lượng ít ỏi, quân Anh tiếp tục thất bại và bị bắt giữ toàn bộ nhưng không có thương vong.

Từ 5 – 22/4/1982, chính quyền Anh bắt đầu huy động lực lượng Hải quân và Lục quân hùng hậu tiến về phía Nam để giành lại quyền kiểm soát quần đảo Falkland, với hành trình dài hơn 12.800 km.

Điểm nhấn chính là 2 chiếc tàu sân bay HMS Invicible và Hermes, trung tâm của lực lượng; tất cả lực lượng đặt dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Hải quân Woodward.

Đảo Ascension, nằm ở giữa con đường từ Anh tới Falkland là điểm tập trung quân. Chiến thuật của Anh là phong tỏa vùng biển bán kính 320 km quanh quần đảo, sẵn sàng tiêu diệt bất cứ con tàu của Argentina xâm nhập vùng cấm.

Giai đoạn này, theo nhiều chuyên gia quân sự, các lãnh đạo quân đội Argentina đã mắc nhiều sai lầm chiến lược.

Thất bại tai hại nhất là việc người Argentina không nỗ lực xây dựng, mở rộng đường băng lớn để cho phép các máy bay Skyhawk, Mirage, Super Etendard cất hạ cánh trên các đảo. Từ đó, suy giảm về mặt sức mạnh chiến đấu cũng như không thể thực hiện không kích quy mô lớn vào hạm đội tàu của Anh.


Các máy bay của Argentina chỉ có thể xuất kích từ nội địa và sớm trở về đất liền với quãng đường gần 500 km, trong khi bị hạn chế nhiên liệu.


Trước tình hình nghiêm trọng, lãnh đạo Argentina đưa tàu sân bay Veinticinco de Mayo rời quân cảng Puerto Belgrano tiến về Falkland, cùng với 3 tàu ngầm, 1 tuần dương, 2 khu trục hạm và một số tàu khác. Tuy nhiên, tàu của Argentina chủ yếu ở ngoài khu vực phong toả của người Anh.

22-25/4/1982, quân đội Anh tiến hành tấn công chiếm lại đảo Nam Georgia, tiêu diệt tàu ngầm Santa Fe bằng 3 quả tên lửa diệt ngầm, bắt giữ gần 200 lính Argentina.

1/5/1982, chiến sự bước vào giai đoạn quyết liệt trên các đảo chính Đông và Tây Falkland. Dù máy bay chiến đấu của Argentina, bao gồm Mirage và máy bem ném bom Canberra làm hư hỏng 2 tàu chiến Anh, nhưng Harrier và máy bay ném bom Vulcan gây ra những tổn thất lớn hơn nhiều cho Argentina.

2/5/1982 diễn ra sự kiện đẫm máu nhất trong cuộc chiến, cũng như buộc hạm đội của Argentina bó buộc trong cảng trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến.

Tàu ngầm HMS Conquer của Anh đã phát hiện và tiêu diệt tàu tuần dương hạng nhẹ ARA General Belgro với 3 quả ngư lôi, khiến 320 lính Argentina thiệt mạng.




Tàu General Belgro dính ngư lôi và chìm dần, khiến 320 lính Argentina thiệt mạng. Ngay sau đó, Argentina trả thù bằng phá hỏng tàu Sheffield.


4/5/1982, quân đội Anh nếm đòn trả thù khi máy bay Argentina sử dụng tên lửa có điều khiển Exocet tấn công tàu khu trục Sheffield khiến chiếc tàu này hư hỏng nặng và 20 người chết.

Từ ngày 21/5, cục diện chuyển dần từ hải - không chiến sang chiến trường trên bộ khi quân đội Anh bắt đầu đổ bộ tái chiếm đảo. Tuy nhiên, cuộc đổ bộ khiến Anh tổn thất khá nặng với các tàu HMS Ardent, Antelope, Conventry bị đánh chìm…

Với 4.000 lính dưới sự chỉ huy Chuẩn tướng Thủy quân lục chiến Julian Thompson, quân đội Anh tiến hành giành lại nhiều chiến trường: chiếm lại Darwin và Goose Green ngày 27-28/5; đánh bại quân Argentina ở núi Kent. 5.000 quân Anh được bổ sung, đảm bảo lực lượng để tấn công vào thủ phủ Stanley.

Từ đầu tháng 6, phía Anh chuyển đại pháo, súng cối, và những thiết bị khác lên vùng đất cao gần Stanley. Tàu chiến liên tục tấn công vị trí của quân Argentina. Những đơn vị biệt kích tinh nhuệ của Anh di chuyển ngang qua hòn đảo từ Darwin, Goose Green tới chiếm lĩnh những vị trí gần Stanley.



Bản đồ các hướng tấn công của quân đội Anh vào thủ phủ Stanley.


Tuy nhiên, quá trình xây dựng, củng cố lực lượng của Anh gặp phải sự công kích của Không quân Argentina. Ngày 8/6/1982, máy bay Skyhawk và Mirage liên tục dội bom khiến 2 chiếc tàu chở lính RFA Sir Galahad và Sir Tristam hư hỏng nặng, 56 lính thiệt mạng.

11-14/6/1982, cuộc chiến bắt đầu ngã ngũ. Những đơn vị Gurkha và Vệ binh cùng lính bộ binh, lính thủy đánh bộ Anh tiến vào thủ phủ Stanley. Hàng loạt các trận chiến dữ dội nổ ra giữa 2 bên. Các chiến trường chủ yếu là núi Harriet, Longdon, trận Wireless Ridge, Two Sisters.

Tuyến phòng thủ cuối cùng của quân đội Argentina tại núi Mount Tumbledown sụp đổ. Bị bao vây trên bộ và chặn đứng ở biển, tình thế này buộc chỉ huy quân đội Argentina, chuẩn tướng Mario Menendez phải đầu hàng cùng 9.800 lính của mình, chính thức kết thúc cuộc chiến trên quần đảo Falkland.

Hậu quả và thương vong

Tổng số, 907 người thiệt mạng trong 74 ngày diễn ra cuộc tranh chấp. Trong đó, con số bên Argentina là 649 người. Bên phía Anh, có 255 binh lính và sĩ quan thiệt mạng.

Số người bị thương lên tới 1.188 (phía Argentina) và 777 (phía Anh). Số người Argentina bị bắt làm tù binh là 11.313 người, còn phía Anh chỉ có 115 người.

Thiệt hại về khí tài:

Quân đội Anh mất 2 tàu khu trục (Conventry và Sheffield) và 2 tàu khinh hạm (Ardent và Antelope), 1 tàu đổ bộ, 1 tàu vận chuyển, 24 trực thăng và 10 máy bay chiến đấu.

Về phía Argentina, tàu tuần dương General Belgrano, tàu ngầm Santa Fe, 4 tàu chở 2 hàng, 2 thuyền tuần dương, 1 thuyền đánh cá do thám.

Tuy nhiên, thiệt hại nghiêm trọng nhất của Argentia là máy bay: mất 25 trực thăng, 35 máy bay chiến đấu, 2 máy bay ném bom, 4 máy bay vận tải, 9 máy bay huấn luyện có vũ trang, 25 máy bay.

Hệ quả gián tiếp giành cho 2 nước cũng khác biệt. Tại Argentina, 3 ngày sau thất bại tại Falkland, Tổng thống Galtieri bị hạ bệ, kết thúc giai đoạn lãnh đạo quân sự cầm quyền, phục hồi nền dân chủ.

Còn ở Anh, chiến thắng đã củng cố niềm tin quốc gia cũng như vị thế trên trường quốc tế, đảm bảo cho chiến thắng của chính quyền Thatcher trong kỳ bầu cử năm 1983.

Những tuyên bố hiện tại về chủ quyền của hai nước

Tuyên bố từ phía Argentia:

Từ sau cuộc chiến Falkland, chính quyền Argentina vẫn tiếp tục tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Falkdland. Mới đây nhất, trong Hiến pháp sửa đổi, nước này coi đây là một phần của tỉnh Tiera del Fuego cùng với quần đảo Nam Georgia, Nam Sandwich. Những lý do mà Argentina đưa ra:

+ Chủ quyền được chuyển từ Tây Ban Nha sang Argentina sau khi giành độc lập với nguyên tắc “uti possidetis juris” (sở hữu cái hiện có). Trong khi, bản thân Tây Ban Nha chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền, ngay cả khi có sự thuộc địa hóa của người Anh.
+ Anh đã từ bỏ thuộc địa này năm 1776, chính thức trong Công ước Nootka Sound, trong khi Argentina thì không.
+ Việc Anh quay trở lại năm 1833 là bất hợp pháp theo luật quốc tế, nên Argentina luôn phản đổi hành động này từ 17/6/1833 đến nay.
+ Nguyên tắc tự định đoạt mà Anh đưa ra không thích hợp, khi mà những người dân hiện tại không phải là dân bản xứ. Thực chất, Anh đã đưa công dân của mình tới thay thế người Argetina sau năm 1883.
+ Quần đảo nằm trong thềm lục địa của Argentia tuân theo Hiệp ước Liên hiệp quốc về thềm lục địa năm 1958.

Tuyên bố từ phía Anh:

+ Người Anh đã tuyên bố chủ quyền từ năm 1690 và chưa bao giờ từ bỏ.
+ Quần đảo được người Anh xây dựng cơ sở hạ tầng, liên tục và hòa bình từ năm 1833, trừ 2 tháng xung đột với Argentia năm 1982.
+ Những cố gắng của Argentia trong việc thành lập thuộc địa trên quần đảo giai đoạn 1820-1833 là không liên tục và vô ích.
+ Bản thân quần đảo không có người bản xứ trước khi Anh khai hoang lập địa tại đây.
+ Trong cuộc bỏ phiếu do Argetina khởi xướng năm 1994, 87 % dân số đảo từ chối bất kỳ thảo luận về chủ quyền trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
+ Hiệp ước Lisbon phê chuẩn, quần đảo Falkland thuộc về Anh.
[Vitinfo news]


Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Quân đội Anh trở về thế kỷ XIX



Lục quân Anh sẽ cắt giảm quân số xuống mức... năm 1820.

Để cắt giảm thâm hụt ngân sách, London đang thực hiện bước đi chưa từng có: giảm quân số Lục quân Anh xuống như thời sau các cuộc chiến tranh của Napoléon. Anh cũng như nhiều nước EU cho rằng, châu Âu không bị chiến tranh đe dọa.

Nhưng quyết định của Thủ tướng Cameron có nghĩa là Mỹ sẽ phải tự gánh vác thêm gánh nặng quân sự của NATO.




Lục quân Anh đông đảo đang lùi vào quá khứ (Reuters)

Lục quân Anh sẽ bị cắt giảm đi 20.000 quân, còn lại khoảng 80.000, tức là bằng với thời Vua George IV. Hồi đó, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, quân đội Anh cũng bị cắt giảm.

Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh (Chief of the Defence Staff - CDS), Tướng David Richards đã phản đối các yêu cầu của Bộ Tài chính Anh đòi giảm 20% quân số Lục quân Anh. Ông chứng minh rằng, không thể cắt giảm như vậy một khi quân Anh tiếp tục giao tranh ở Afghanistan. Thủ tướng David Cameron nhất trí với các lập luận này. Nhưng sau khi quân Anh rút khỏi Afghanistan vào năm 2015, quân số Lục quân Anh sẽ được giảm xuống mức đầu những năm 1820.


Tướng David Richards (wikipedia)

Nguyên nhân của việc cắt giảm là cuộc khủng hoảng tài chính. Một nguồn tin trong quân đội Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Năm 2015, Bộ Tài chính sẽ gõ cửa Bộ Quốc phòng bằng cái búa rất to. Chúng ta sẽ bước vào thời kỳ chia sẻ khả năng với các đồng minh ở châu Âu. Những ngày, khi mà chúng ta làm được tất cả, đã qua từ lâu”.

Chuyên gia Nga Konstantin Eggert đánh giá, “quyết định của chính phủ Anh là có thể đoán trước. Thâm hụt ngân sách khổng lồ. N

ên ông Cameron coi việc cắt giảm quân đội là một nguồn giảm thâm hụt ngân sách đáng kể. Trong tương lai, điều đó có nghĩa là gánh nặng lớn hơn nhiều sẽ đè lên vai Mỹ. Bởi lẽ, quân đội Anh là lực lượng đứng thứ hai trong tổ chức NATO.

Ở châu Âu có sự nhất trí là nguy cơ chiến tranh không còn đe dọa lục địa này. Quân đội chỉ có thể sử dụng ở những khu vực xa xôi”.


Quân kỳ của Lục quân Anh (wikipedia)

Trong khi đó, ông Eggert cũng nhấn mạnh rằng, kết quả của sự cắt giảm quân đội là mất đi nguồn nhân lực trình độ cao. Và những tổn thất đó không thể bù đắp một khi lại phải tăng cường quân đội.

Các sĩ quan Anh than phiền rằng, việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ. Một sĩ quan Anh nói với tờ Sunday Telegraph: “Hãy tưởng tượng như là anh đã sống sót sau khi hoàn thành nghĩa vụ của mình. Nhưng anh có thể mất việc sau năm 2015 hoặc là cơ hội thăng tiến của anh mờ mịt đi vì quân đội sẽ bị cắt giảm”.

Một số nghị sĩ thuộc đảng Bảo thủ cầm quyền cũng tức giận. Nghị sĩ Patrick Mercer tuyên bố: “Đầu những năm 1820, chúng ta đã mắc sai lầm khi cắt giảm quân đội đến mức nguy hiểm. Vài năm sau đó, chúng ta đã phải tăng cường quân đội để đối phó với sự mở rộng của đế quốc. Vậy là chúng ta không rút ra được bài học từ lịch sử”. Ông Mercer không nói đến sự cần thiết phòng thủ đế quốc Anh mà từ lâu được xem là còn sống lâu. Xét đến những sự kiện ở Cận Đông, ông chỉ ra là Anh sẽ cần không phải ít quân hơn mà là nhiều hơn.

Đầu những năm 20 của thế kỷ XIX, sau các cuộc chiến tranh Napoléon, đã bắt đầu một thời kỳ tương đối yên bình trong quan hệ quốc tế. Nhưng giai đoạn xả hơi hòa bình kéo dài không lâu. Nó đã bị phá vỡ bởi cuộc chiến tranh mà ngày nay báo chí thế giới liên tục nói đến, đó là Afghanistan.

Cuộc chiến tranh kết thúc với thất bại hoàn toàn của Anh. Đội quân 16.000 người của Anh khi rút khỏi Kabul đã bị tấn công tại một con đèo. Người Anh sống sót duy nhất là bác sĩ William Brydon.

(tổng hợp)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang