Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lực lượng hạt nhân chiến lược

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lực lượng hạt nhân chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lực lượng hạt nhân chiến lược. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

>> Nga: Nhìn nhận về lực lượng vũ trang Trung Quốc P.4



[VITINFO news] Sức mạnh của lực lượng hạt nhân chiến lược Trung quốc đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù còn khó đuổi kịp Mỹ, nhưng trong một tương lai gần việc đuổi kịp Nga là điều hoàn toàn có khả năng thực tế.












Phần IV: Lực lượng hạt nhân chiến lược
Ban lãnh đạo Trung quốc coi LLHNCL (ở Trung quốc còn được gọi là Dàn pháo thứ hai) là lực lượng kiềm chế. LLHNCL của Trung quốc được xây dựng trên quan điểm “phòng vệ bằng phản đòn hạt nhân hạn chế”. Mặc dù Trung quốc chính thức tuyên bố rằng Trung Quốc sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên, nhưng theo một số nguồn tin, khả năng này có thể xảy ra trong trường hợp quân đội Trung quốc bị tổn thất nặng nề. Không những thế, sự hạn chế về về lực lượng nhiều khi đòi hỏi phải có cú đánh trước để gây tổn thất tối đa cho đối phương ngay trong những giây phút đầu tiên của cuộc chiến.

Trung Quốc chế tạo cả tên lửa đạn đạo liên lục địa (TLĐĐLLĐ) loại cố định (phóng từ dưới hầm lên) và TLĐĐLLĐ loại cơ động (phóng từ các bệ phóng cơ động). TLĐĐLLĐ cơ động “Dongfeng-31” được chế tạo tại Trung Quốc trong những năm gần đây. Trong thời gian tới loại TLĐĐLLĐ này của Trung Quốc sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn (hiện nay chỉ có một đầu đạn). Trung quốc đang nghiên cứu chế tạo TLĐĐLLĐ “Dongfeng-41” và sẽ lắp 3 đầu đạn công suất (50-100) kilôton cho loại tên lửa này và tên lửa “Dongfeng-31” (theo một số nguồn thông tin khác thì hai loại tên lửa này có thể được lắp tới 6 đầu đạn). Trung quốc còn có khoảng 50 TLĐĐLLĐ “Dongfeng-5” (bản sao TLĐĐLLĐ P-7 của Liên Xô trước đây). TLĐĐLLĐ “Dongfeng-5” mang đầu đạn công suất (2-5) Megaton có thể bay tới bất kỳ điểm nào của nước Mỹ, chỉ trừ các vùng phía nam Florida.

Các dữ liệu về kho vũ khí hạt nhân và TLĐĐLLĐ của Trung quốc được biết đến chỉ mang tính ước lượng. Phần lớn các tên lửa này được dấu kín trong hầm và hang động, giữ cho chúng không bị tiêu diệt khi đối phương tấn công bằng vũ khí hạt nhân cũng như vũ khí thông thường.

Ngoài TLĐĐLLĐ Trung quốc còn có khoảng (20-30) tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-4”, (50-90) tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-3”, 50 tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-21” (là loại tên lửa đạn đạo mới nhất của Trung quốc).

Do giữa Nga và Trung Quốc có đường biên giới dài trên đất liền nên hầu hết các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đối với Nga đều mang tính chiến lược. Ngay loại tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-4” mang đầu đạn công suất (2-5) Megaton đã có thể bay tới tận Moscow từ các vùng phía đông của Trung Quốc. Vì thế tên lửa này còn có tên gọi không chính thức là “tên lửa Moscow”. Theo một số nguồn dữ liệu thì tên lửa “Dongfeng-4” không phải là tên lửa đạn đạo tầm trung mà là TLĐĐLLĐ có cự ly hoạt động như tên lửa “Dongfeng-5”.

Tên lửa đạn đạo tầm trung “Dongfeng-3”, mang đầu đạn công suất từ 700 кт đến 3 Megaton, từ vùng Urumtri của Trung quốc có thể bay tới Nizhny Novgorod của Nga. Cự ly hoạt động của loại tên lửa này khoảng 3 nghìn km. Loại tên lửa mới nhất “Dongfeng-21” mang đầu đạn công suất (200-300) кт cũng có khả năng tương tự.

Các vùng Primorsky, Khabarovsk, Zabaikal và nước cộng hòa Altai của Nga nằm trong phạm vi hỏa lực của các loại tên lửa chiến thuật và chiến dịch của quân đội Trung quốc (“Dongfeng-11”, “Dongfeng-15”, M-7). Trung quốc có khoảng vài nghìn tên lửa chiến thuật và chiến dịch các loại này, trong số đó khoảng (400-700) tên lửa được bố trí hướng về phía Đài Loan.

Quân đội Trung quốc có sáu quân đoàn tên lửa (từ 51 đến 56), bao gồm 17 lữ đoàn. Quân đoàn 52, gồm bốn lữ đoàn, đóng quân ở tỉnh An Huy, được trang bị các loại tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa chiến dịch để đối phó với Đài loan. Năm quân đoàn còn lại, đóng quân ở các vùng khác nhau, được trang bị các loại TLĐĐLLĐ và tên lửa đạn đạo tầm trung.

TLĐĐLLĐ JL-2 (là tên gọi TLĐĐLLĐ “Dongfeng-31” của lực lượng Hải quân Trung quốc) sẽ được lắp trên loại tàu ngầm hạt nhân 094. Năm 2006 chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên loại này đã được đưa vào sử dụng. Trung quốc dự kiến sẽ đóng (2-4) tàu 094, mỗi tàu được trang bị 16 tên lửa đạn đạo JL-2. Đến năm 2010 Trung quốc có khoảng 200 TLĐĐLLĐ (cả trên đất liền và trên biển).

Tình báo Trung Quốc đã lấy được các bản vẽ thiết kế loại đầu đạn mới nhất W-88, là loại được lắp trên tên lửa đạn đạo “Trident-2” của Mỹ; và bản thiết kế chế tạo bom neutron; nhờ đó đã giúp cho Trung Quốc có được sự tiến bộ đáng kể trong việc chế tạo các hệ thống vũ khí của Trung quốc, tiết kiệm được hàng trăm tỷ đô la và rút ngắn được khoảng 10 năm về thời gian. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, mỗi năm Trung Quốc đã sản xuất ít nhất là 140 đầu đạn hạt nhân.

Hiện nay lực lượng hạt nhân chiến lược (LLHNCL) của Trung quốc vẫn còn nhỏ và các loại tên lửa đạn đạo của Trung quốc có độ chính xác chưa cao, vì vậy LLHNCL của Trung quốc chưa có đủ khả năng tấn công phủ đầu các nước có LLHNCL tương đương, và càng không thể tấn công phủ đầu các nước có LLHNCL mạnh hơn Trung quốc. Tuy nhiên, khả năng chiến đấu của LLHNCL Trung quốc đang tăng lên nhanh chóng. Mặc dù còn khó để đuổi kịp Mỹ, nhưng trong một tương lai gần việc đuổi kịp Nga về LLHNCL là điều hoàn toàn có khả năng thực tế.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang