Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Máy bay MiG-29K

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay MiG-29K. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay MiG-29K. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

>> Thăng trầm - MiG-29 Không quân Iran

Khó khăn chồng chất khó khăn khi kế hoạch nâng cấp các máy bay MiG-29 của Không quân Iran liên tục có sự can thiệp tay của Mỹ và phương Tây.

>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 - Không quân Iran

Tuy nhiên, Iran cũng phần nào cảm thấy "nhẹ nhõm" khi các máy bay này được Trung Quốc và Belarus tham gia giúp đỡ nâng cấp.

Các vụ 'chọc ngoáy' của Mỹ

Dưới sức ép của Mỹ, Nga đã hủy bỏ một hợp đồng bán 28 máy bay MiG-29 cho Iran, khiến giấc mộng tái sinh các phi đội chiến đấu bên bờ tan vỡ.

Đến năm 1992, Không quân Iran (IRAF) chỉ còn 9 máy bay MiG-29A và 4 máy bay MiG-29UB trong phi đội TFS số 11 là có thể bay được. Rõ ràng, Iran phải mua thêm MiG-29 từ nhiều nguồn khác nhau.

Khi đó, các quốc gia từng thuộc Liên Xô là cơ hội tốt nhất cho họ (IRAF), bởi các nước này có hàng trăm các máy bay MiG-29 của Không quân Liên Xô, đa phần được cất trong kho. Ukraine là lựa chọn đầu tiên, nhưng nước này từ chối bán 40 máy bay MiG-29 vì lo ngại sẽ tổn hại tới quan hệ với Mỹ.

Moldova là lựa chọn tốt thứ hai. Thế nhưng ngay trước đàm phán (năm 1996), CIA đã có thông tin về việc Iran muốn mua 14 máy bay MiG-29 Fulcrum-C, 6 máy bay MiG-29A và 1 máy bay MiG-29UB từ Moldova.

Lúc đó, Bộ Quốc phòng Mỹ không ngần ngại chi tiền mua toàn bộ số máy bay này cùng 500 tên lửa đi kèm trong một thoả thuận ngày 10/10/1997. Số máy bay này được sử dụng trong các chương trình đạo tạo TopGun cho phi công Mỹ, một phần được dân sự hóa để bán cho tư nhân. Số còn lại là được bán cho các công ty hàng không nghiên cứu phát triển máy bay đời mới.

Bảo dưỡng nội địa

Sau khi được bàn giao máy bay MiG-29 đầu tiên, toàn bộ các việc bảo trì thông thường được kỹ sư Iran tự thực hiện.

Phi đội TFS số 11 và TFS số 22 có các Trung đoàn bảo dưỡng riêng, chịu trách nhiệm toàn bộ các kiểm tra định kỳ cho máy bay MiG.

Sau 350 giờ bay, các động cơ RD-33 được kiểm tra tại trung tâm bảo trì động cơ của Không quân Hồi giáo Iran, với sự giúp đỡ từ kỹ sư của Nga và Ukraina.

Sau 800 giờ bay, khung máy bay được kiểm tra trong nhà chứa ở căn cứ không quân Mehrabad và Tabriz.


http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong xưởng bảo dưỡng, sửa chữa máy bay MiG-29 của IRAF.

Theo thoả thuận ban đầu, công ty hàng không MiG sẽ đảm bảo cung cấp toàn bộ các phụ tùng cho số máy bay MiG-29 cuả IRAF trong vòng 20 năm, nghĩa là phụ tùng phải được cung cấp đến năm 2008.

Thế nhưng, từ cuối thập kỷ 1990, dưới sức ép của Mỹ, MiG từ chối chuyển giao phụ tùng cần thiết cũng như là các tài liệu liên quan cần thiết để kỹ sư Iran tự bảo dưỡng.

Nga cũng từ chối yêu cầu của Iran về việc mua thêm động cơ RD-33 để thay thế những động cơ đã hết hạn sử dụng. Hơn một nửa phi đội máy bay MiG-29 của Iran vì thế đã không thể hoạt động, đa phần vì không có động cơ thay thế.

Vì vậy, Iran bắt buộc phải khởi động một chương trình để phục hồi phi đội MiG-29 bằng nội lực.

Giai đoạn 1 của chương trình hoàn thành với sự giúp đỡ của một nhóm nhân viên bảo dưỡng của Ukraina tại Mehrabad năm 1998. Tại thời điểmđó, 1 máy bay MiG-29UB và 1 chiếc MiG-29A đã đạt chuẩn phục hồi sử dụng tài liệu và thông số kỹ thuật được cung cấp từ các nước Cộng hoà Xô Viết cũ.

Kết quả của chương trình được đánh giá thành công, tuy nhiên một số phụ kiện quan trọng, như là các phụ kiện cho hệ thống điều khiển hoả lực, hệ thống vũ khí và hệ thống dẫn đường trở nên thiếu trầm trọng trong hệ thống hậu cần của Không quân Hồi giáo Iran. Việc thiếu động cơ RD-33 chất lượng tốt cũng là một vấn đề.

Kết quả, chỉ 3 chiếc MiG-29A và 3 chiếc MiG-29UB còn trong tình trạng hoạt động, và các máy bay này phục vụ trong các phi đội TFS số và TFS số 22 trong năm 2004.

Dù được cung cấp một vài động cơ cũ đã qua sử dụng, cho phép 3 máy bay được phục hồi trở lại trạng thái bay được nhưng thế vẫn là chưa đủ ( so với nhu cầu của Không quân Iran).

Ánh sáng cuối đường hầm

Mọi áp lực trở nên nhẹ nhàng hơn là vào ngày 16/10/2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đàm phán thành công một hợp đồng trị giá 150 triệu USD về việc bán 50 động cơ RD-33 cho IRAF. Công ty MiG cũng ký một hợp đồng với IACI (Công ty Công nghiệp Hàng không Iran) về một chương trình kéo dài tuổi thọ/hiện đại hoá cho các chiến đấu cơ MiG-29.

Chương trình này gồm:

- Kéo dài tuổi thọ các máy bay MiG-29 thêm 20 năm nữa (tới 2028).
- Chu kỳ trùng tu động cơ RD-33 nâng lên 750 giờ/lần.
- Chu kỳ trùng tu khung máy bay nâng lên 1.400 giờ/lần.
- Hợp đồng hiện đại hoá thiết bị bay, gồm hệ thống tác chiến điện tử mới, hiện đại hoá vũ khí và hệ thống điều khiển hoả lực, INS, IFF và radio VHF/UHF mới, cũng như lắp đặt 2 màn hình màu LCD đa chức năng trong buồng lái.
- Hiện đại hoá hệ thống vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER, R-27ET và R-77 cũng như bom có điều khiển bằng laser.
- Lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không và gia tăng trữ lượng bình xăng chính.

MiG và IACI đã gần đến việc ký hợp đồng trong năm 2008, tuy nhiên, một lần nữa, chương trình kéo dài tuổi thọ cho các máy bay MiG-29 của MiG đã bị huỷ bỏ dưới áp lực của phương Tây và chỉ có hợp đồng cung cấp 50 động cơ RD-33 và các phụ tùng quan trọng là được thực hiện.

Dù Iran nhận được rất nhiều phụ tùng quan trọng cũng như 50 động cơ RD-33 từ Nga, số máy bay MiG-29 vẫn rất cần một đợt trùng tu kéo dài tuổi thọ.

Trung Quốc và Belarus đã tham gia vào hỗ trợ Iran một phần nào trong việc này, và IRIAF đã trang bị chiếc MiG-29UB số hiệu 3-6305 của phi đội TFS số 11 với hệ thống hạ cánh mua từ Trung Quốc năm 2009.

Một năm sau (năm 2010), máy bay MiG-29A số hiệu 3-6117 được gắn 2 màn hình đa chức năng của Trung Quốc với sự giúp đỡ của kỹ sư của trung đội bảo trì từ phi đội TFS số 11.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 Iran sẵn sàng cất cánh tại một căn cứ không quân.

Ngoài ra, có tin đồn rằng, có thể có một thoả thuận được ký giữa một nhà máy sửa chữa máy bay ở Belarus và IACI về việc một gói thiết bị hiện đại hoá cho MiG-29 của Iran cũng như một đợt nâng tuổi thọ máy bay.

Hợp đồng này gồm hiện đại hoá các vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER mới, bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển qua truyền hình TV, cộng với việc lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không.

Báo cáo cho biết, các công việc trên được triển khai trên máy bay MiG-29A số hiệu 3-6118 tại IACI trong năm 2010. Máy bay chiến đấu này, thuộc phi đội TFS số 11 đã được bàn giao cho IACI năm 2008 để phục vụ làm mẫu thử nghiệm cho chương trình nâng cấp đã bị huỷ bỏ của MiG.

Trong lúc này, phi đội TFS số 11 đã hoàn thành việc đưa vào phục vụ 3 máy bay MiG-29 một chỗ ngồi của Iraq. Trùng tu máy bay MiG-29B của Iraq (số hiệu 3-6104) cuối cùng trong kho vào tháng 6/2010 (dự kiến bàn giao cho phi đội TFS số 11 trong tháng 1/2012). Máy bay này sẽ "nhập hội" với 2 chiếc MiG-29B khác từng phục vụ cho Iraq, được trùng tu và đưa vào sử dụng sau thời gian được cất trong kho của căn cứ không quân TFB.1 Mehrabad tới hơn 20 năm.

Trong các loại máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran, MiG-29 là loại máy bay chịu tổn thất ít nhất. Hầu như các thiệt hại của máy bay là do lỗi phi công. Với một chương trình nâng cấp nhằm vào mục đích nâng cao khả năng chiến đấu, các máy bay MiG-29 của phi đội TFS số 11 sẽ tiếp tục bảo vệ bầu trời Teheran trong tương lai gần.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> 'Trung Quốc có 1 thì Ấn Độ có 2 tàu sân bay'



Một sĩ quan Hải quân Ấn Độ cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về tàu sân bay đầu tiên sẽ chạy thử trên biển vào cuối năm nay đang gây chấn động trên toàn thế giới.

Tuy nhiên Ấn Độ cũng cảm thấy không quá lo ngại dù điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ chen lấn không gian chiến lược ở Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com


Thứ nhất, dù tàu sân bay này có đi được biển vào năm 2012-2013 thì Trung Quốc cũng phải mất thêm một số năm nữa để nắm vững nghệ thuật phức tạp của việc điều khiển máy bay tiêm kích trên một sân bay di động trên biển, rồi còn phải biến toàn bộ hoạt động của tàu sân bay thành một pháo đài di động, vũ khí tiến công mạnh.

Trong khi đó, tính đến nay, Ấn Độ đã có “nghề” điều khiển những chiếc tàu sân bay “boong phẳng” được 50 năm từ sau khi hạ thủy chiếc tàu INS Vikrant, cùng với phi đội máy bay Sea Hawk vào năm 1961. Hiện nay Hải quân Ấn Độ đang điều khiển tàu INS Viraat 28.000 tấn với 11 máy bay tiêm kích Sea Harrier hạ cánh thẳng đứng.

Một quan chức Hải quân Ấn Độ nhận xét: “Tàu sân bay có thể đi được 600 hải lý/ngày (khoảng 25 hải lý/giờ) rõ ràng là phương tiện để thay đổi thế trận. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian để điều khiển nó một cách có hiệu quả xét về góc độ học thuyết hạm đội và sách lược, đào tạo và kỹ thuật".

S quan này cho rằng điều đáng lưu ý ở đây là Trung Quốc có được tàu sân bay đầu tiên bằng cách tu sửa lại con tàu sân bay hoen rỉ 67.000 tấn mang tên Varyag do Liên Xô chế tạo dở dang trong những năm 1980.

Thứ hai, Ấn Độ đã chuẩn bị “biên chế” các phi đội MiG-29K, những máy bay tiêm kích siêu âm đầu tiên mà họ có được, cho tàu sân bay Vikramaditya (hiện là tàu Đô đốc Gorshkov) mà phía Nga sẽ bàn giao vào đầu năm 2013. Hơn nữa, tàu sân bay 40.000 tấn do Ấn Độ tự đóng lấy tại cảng Cochin “sẽ được hạ thủy trong vài tháng tới” sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015.

Với những gì có được về công nghệ tàu sân bay, Ấn Độ đang nhằm mục tiêu có được 2 “Nhóm tàu sân bay - tiến công” (CBG) được trang bị các máy bay tiêm kích, máy bay trinh sát, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu khu trục nhỏ và tàu tiếp dầu vào năm 2015. Về phương diện này, hiện nước Mỹ đã có đến 11 CBG để triển khai sức mạnh trên toàn cầu.

Viên sĩ quan này khẳng định: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ mang lại cho Ấn Độ những khả năng tấn công biển thực thụ chưa từng có. Với khả năng tiếp dầu trên không và tầm hoạt động tăng gấp đôi cùng với các tên lửa vượt tầm ngắm (BVR) và tên lửa chống tàu có điều khiển, bom thông minh và trang bị tên lửa, những chiếc MiG-29K sẽ tăng khả năng chiến đấu lên gấp 4 lần so với các máy bay tiêm kích Sea Harrier.”

Hải quân Ấn Độ đã có 11 trong số 45 máy bay MiG-29K mà Ấn Độ đã đặt hàng với hóa đơn trên 2 tỷ USD. Hai bên đã nhất trí bàn giao tàu Vikramaditya cho Ấn Độ vào đầu năm 2013 sau khi đã nâng giá khời đầu năm 2004 từ 974 triệu lên 2,33 tỷ USD.

Cuối cùng, viên sĩ quan quả quyết: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ bắt đầu chạy vào cuối năm 2011 sau các thử nghiệm về độ cản và rẽ nước. Sau đó sẽ tiến hành các thử nghiệm rộng rãi khác trên biển. Hơn 150 sĩ quan và thủy thủ Ấn Độ đã được đưa sang Nga đào tạo. Đợt tiếp theo sẽ sang vào tháng 1/2012”.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang