Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Iran

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Iran. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

>> Thăng trầm - MiG-29 Không quân Iran

Khó khăn chồng chất khó khăn khi kế hoạch nâng cấp các máy bay MiG-29 của Không quân Iran liên tục có sự can thiệp tay của Mỹ và phương Tây.

>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 - Không quân Iran

Tuy nhiên, Iran cũng phần nào cảm thấy "nhẹ nhõm" khi các máy bay này được Trung Quốc và Belarus tham gia giúp đỡ nâng cấp.

Các vụ 'chọc ngoáy' của Mỹ

Dưới sức ép của Mỹ, Nga đã hủy bỏ một hợp đồng bán 28 máy bay MiG-29 cho Iran, khiến giấc mộng tái sinh các phi đội chiến đấu bên bờ tan vỡ.

Đến năm 1992, Không quân Iran (IRAF) chỉ còn 9 máy bay MiG-29A và 4 máy bay MiG-29UB trong phi đội TFS số 11 là có thể bay được. Rõ ràng, Iran phải mua thêm MiG-29 từ nhiều nguồn khác nhau.

Khi đó, các quốc gia từng thuộc Liên Xô là cơ hội tốt nhất cho họ (IRAF), bởi các nước này có hàng trăm các máy bay MiG-29 của Không quân Liên Xô, đa phần được cất trong kho. Ukraine là lựa chọn đầu tiên, nhưng nước này từ chối bán 40 máy bay MiG-29 vì lo ngại sẽ tổn hại tới quan hệ với Mỹ.

Moldova là lựa chọn tốt thứ hai. Thế nhưng ngay trước đàm phán (năm 1996), CIA đã có thông tin về việc Iran muốn mua 14 máy bay MiG-29 Fulcrum-C, 6 máy bay MiG-29A và 1 máy bay MiG-29UB từ Moldova.

Lúc đó, Bộ Quốc phòng Mỹ không ngần ngại chi tiền mua toàn bộ số máy bay này cùng 500 tên lửa đi kèm trong một thoả thuận ngày 10/10/1997. Số máy bay này được sử dụng trong các chương trình đạo tạo TopGun cho phi công Mỹ, một phần được dân sự hóa để bán cho tư nhân. Số còn lại là được bán cho các công ty hàng không nghiên cứu phát triển máy bay đời mới.

Bảo dưỡng nội địa

Sau khi được bàn giao máy bay MiG-29 đầu tiên, toàn bộ các việc bảo trì thông thường được kỹ sư Iran tự thực hiện.

Phi đội TFS số 11 và TFS số 22 có các Trung đoàn bảo dưỡng riêng, chịu trách nhiệm toàn bộ các kiểm tra định kỳ cho máy bay MiG.

Sau 350 giờ bay, các động cơ RD-33 được kiểm tra tại trung tâm bảo trì động cơ của Không quân Hồi giáo Iran, với sự giúp đỡ từ kỹ sư của Nga và Ukraina.

Sau 800 giờ bay, khung máy bay được kiểm tra trong nhà chứa ở căn cứ không quân Mehrabad và Tabriz.


http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong xưởng bảo dưỡng, sửa chữa máy bay MiG-29 của IRAF.

Theo thoả thuận ban đầu, công ty hàng không MiG sẽ đảm bảo cung cấp toàn bộ các phụ tùng cho số máy bay MiG-29 cuả IRAF trong vòng 20 năm, nghĩa là phụ tùng phải được cung cấp đến năm 2008.

Thế nhưng, từ cuối thập kỷ 1990, dưới sức ép của Mỹ, MiG từ chối chuyển giao phụ tùng cần thiết cũng như là các tài liệu liên quan cần thiết để kỹ sư Iran tự bảo dưỡng.

Nga cũng từ chối yêu cầu của Iran về việc mua thêm động cơ RD-33 để thay thế những động cơ đã hết hạn sử dụng. Hơn một nửa phi đội máy bay MiG-29 của Iran vì thế đã không thể hoạt động, đa phần vì không có động cơ thay thế.

Vì vậy, Iran bắt buộc phải khởi động một chương trình để phục hồi phi đội MiG-29 bằng nội lực.

Giai đoạn 1 của chương trình hoàn thành với sự giúp đỡ của một nhóm nhân viên bảo dưỡng của Ukraina tại Mehrabad năm 1998. Tại thời điểmđó, 1 máy bay MiG-29UB và 1 chiếc MiG-29A đã đạt chuẩn phục hồi sử dụng tài liệu và thông số kỹ thuật được cung cấp từ các nước Cộng hoà Xô Viết cũ.

Kết quả của chương trình được đánh giá thành công, tuy nhiên một số phụ kiện quan trọng, như là các phụ kiện cho hệ thống điều khiển hoả lực, hệ thống vũ khí và hệ thống dẫn đường trở nên thiếu trầm trọng trong hệ thống hậu cần của Không quân Hồi giáo Iran. Việc thiếu động cơ RD-33 chất lượng tốt cũng là một vấn đề.

Kết quả, chỉ 3 chiếc MiG-29A và 3 chiếc MiG-29UB còn trong tình trạng hoạt động, và các máy bay này phục vụ trong các phi đội TFS số và TFS số 22 trong năm 2004.

Dù được cung cấp một vài động cơ cũ đã qua sử dụng, cho phép 3 máy bay được phục hồi trở lại trạng thái bay được nhưng thế vẫn là chưa đủ ( so với nhu cầu của Không quân Iran).

Ánh sáng cuối đường hầm

Mọi áp lực trở nên nhẹ nhàng hơn là vào ngày 16/10/2007, Tổng thống Nga Vladimir Putin đàm phán thành công một hợp đồng trị giá 150 triệu USD về việc bán 50 động cơ RD-33 cho IRAF. Công ty MiG cũng ký một hợp đồng với IACI (Công ty Công nghiệp Hàng không Iran) về một chương trình kéo dài tuổi thọ/hiện đại hoá cho các chiến đấu cơ MiG-29.

Chương trình này gồm:

- Kéo dài tuổi thọ các máy bay MiG-29 thêm 20 năm nữa (tới 2028).
- Chu kỳ trùng tu động cơ RD-33 nâng lên 750 giờ/lần.
- Chu kỳ trùng tu khung máy bay nâng lên 1.400 giờ/lần.
- Hợp đồng hiện đại hoá thiết bị bay, gồm hệ thống tác chiến điện tử mới, hiện đại hoá vũ khí và hệ thống điều khiển hoả lực, INS, IFF và radio VHF/UHF mới, cũng như lắp đặt 2 màn hình màu LCD đa chức năng trong buồng lái.
- Hiện đại hoá hệ thống vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER, R-27ET và R-77 cũng như bom có điều khiển bằng laser.
- Lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không và gia tăng trữ lượng bình xăng chính.

MiG và IACI đã gần đến việc ký hợp đồng trong năm 2008, tuy nhiên, một lần nữa, chương trình kéo dài tuổi thọ cho các máy bay MiG-29 của MiG đã bị huỷ bỏ dưới áp lực của phương Tây và chỉ có hợp đồng cung cấp 50 động cơ RD-33 và các phụ tùng quan trọng là được thực hiện.

Dù Iran nhận được rất nhiều phụ tùng quan trọng cũng như 50 động cơ RD-33 từ Nga, số máy bay MiG-29 vẫn rất cần một đợt trùng tu kéo dài tuổi thọ.

Trung Quốc và Belarus đã tham gia vào hỗ trợ Iran một phần nào trong việc này, và IRIAF đã trang bị chiếc MiG-29UB số hiệu 3-6305 của phi đội TFS số 11 với hệ thống hạ cánh mua từ Trung Quốc năm 2009.

Một năm sau (năm 2010), máy bay MiG-29A số hiệu 3-6117 được gắn 2 màn hình đa chức năng của Trung Quốc với sự giúp đỡ của kỹ sư của trung đội bảo trì từ phi đội TFS số 11.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 Iran sẵn sàng cất cánh tại một căn cứ không quân.

Ngoài ra, có tin đồn rằng, có thể có một thoả thuận được ký giữa một nhà máy sửa chữa máy bay ở Belarus và IACI về việc một gói thiết bị hiện đại hoá cho MiG-29 của Iran cũng như một đợt nâng tuổi thọ máy bay.

Hợp đồng này gồm hiện đại hoá các vũ khí không đối không và không đối đất, gồm tên lửa R-27ER mới, bom điều khiển bằng laser và bom điều khiển qua truyền hình TV, cộng với việc lắp đặt hệ thống tiếp dầu trên không.

Báo cáo cho biết, các công việc trên được triển khai trên máy bay MiG-29A số hiệu 3-6118 tại IACI trong năm 2010. Máy bay chiến đấu này, thuộc phi đội TFS số 11 đã được bàn giao cho IACI năm 2008 để phục vụ làm mẫu thử nghiệm cho chương trình nâng cấp đã bị huỷ bỏ của MiG.

Trong lúc này, phi đội TFS số 11 đã hoàn thành việc đưa vào phục vụ 3 máy bay MiG-29 một chỗ ngồi của Iraq. Trùng tu máy bay MiG-29B của Iraq (số hiệu 3-6104) cuối cùng trong kho vào tháng 6/2010 (dự kiến bàn giao cho phi đội TFS số 11 trong tháng 1/2012). Máy bay này sẽ "nhập hội" với 2 chiếc MiG-29B khác từng phục vụ cho Iraq, được trùng tu và đưa vào sử dụng sau thời gian được cất trong kho của căn cứ không quân TFB.1 Mehrabad tới hơn 20 năm.

Trong các loại máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran, MiG-29 là loại máy bay chịu tổn thất ít nhất. Hầu như các thiệt hại của máy bay là do lỗi phi công. Với một chương trình nâng cấp nhằm vào mục đích nâng cao khả năng chiến đấu, các máy bay MiG-29 của phi đội TFS số 11 sẽ tiếp tục bảo vệ bầu trời Teheran trong tương lai gần.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

>> "Người" gác cổng trời Tehran (kỳ 1)

Tạp chí hàng không Airforces Monthly mới đây có một bài viết toàn diện về lịch sử hình thành và sự phát triển của những phi đội tiêm kích MiG-29 tiên tiến nhất của Không quân Iran.

>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN
>> Su-27 ra Trường Sa



http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Iran.


Bài viết có tiêu đề "Thần hộ vệ (bầu trời) của Tehran – MiG-29 Fulcrum của Không quân Iran (IRIAF)".

Dưới đây nội dung bài viết:

Sau cuộc chiến với quốc gia làng giềng Iraq, hơn 52% số máy bay chiến đấu của Không quân Hồi giáo Iran đã bị bắn hạ. Đa phần các máy bay F-4, F-5 và F-14 đều không hoạt động do thiếu phụ tùng, và phần lớn các máy bay có khả năng chiến đấu đều chỉ có khả năng hoạt động 1 phần nhiệm vụ. Không quân Iran lúc đó rất muốn bù lấp khoảng trống lớn lao này.

Năm 1989, nhân chuyến thăm Liên Xô của Tổng thống Iran, lúc đó là ông Hashemi Rafsanjani, hai nước đã ký nghị quyết, hợp đồng về mặt quân sự, kinh tế và công nghiệp trị giá 10 tỷ USD. Trong đó, có các điều khoản liên quan đến thương vụ mua bán MiG-29 cho Không quân Iran.

Cần nhớ, những năm cuối của cuộc chiến (1987), do Moscow hỗ trợ chế độ Saddam Hussein, kẻ thù của nước Cộng hòa Hồi giáo, Iran buộc phải đàm phán với Trung Quốc để mua máy bay Chengdu J-7. Tới năm 1989, quan hệ ngoại giao giữa Tehran và Moscow lại có bước tiến triển nên việc mua máy bay chiến đấu từ Liên Xô được thông qua.

Hợp đồng ban đầu được ký vào ngày 15/11/1989, nội dung gồm việc mua 14 máy bay MiG-29A và 6 máy bay huấn luyện MiG-29UB cho một phi đội IRIAF, huấn luyện 40 phi công, đa phần là những người từng được đào tạo ở Mỹ để lái các máy bay F-4, F-5 và F-14 trước Cách mạng Hồi giáo 1979, cùng với 200 kỹ thuật viên mặt đất và nhân viên hỗ trợ. Vũ khí kèm hợp đồng gồm 150 tên lửa R-27R, 400 tên lửa R-60MK và 300 tên lửa R-73E, 40 bình nhiên liệu phụ, ống phóng rocket B-8M và bom không điều khiển FAB.

Toàn bộ số máy bay MiG-29 cho Iran được bàn giao giữa tháng 10-12/1990. Trong đó, một máy bay MiG-29A đâm xuống biển Caspian. Trong tai nạn này, một phi công Nga đã thiệt mạng. Sau đó, Liên Xô bồi thường Iran một máy bay tương tự.

Trong khoảng thời gian này, IRAF cố gắng tái sinh các phi đội chiến đấu nên mua thêm 12 chiếc MiG-21PFM của Đông Đức, 4 máy bay MiG-21U cho mục đích đào tạo phi công. Tuy nhiên, chỉ có 2 chiếc MiG-21U được bàn giao, số còn lại bị cấm vận do 2 miền Đông và Tây Đức thống nhất.

Không quân Iran còn cử 12 phi công đi đào tạo ở nước ngoài. Đa phần các phi công bị từ chối nhập học ở Học viện hàng không Liên Xô, Triều Tiên và Đông Đức do trình độ tiếp thu kém. Cuối cùng, chỉ có 3 phi công đỗ các khoá học bay tại Liên Xô. Số còn lại học các khoá kỹ thuật cho máy bay MiG-29.

Sau khi được bàn giao 20 máy bay MiG-29, 48 máy bay nữa được đặt sản xuất ở Liên Xô vào mùa đông năm 1992. Tuy nhiên, mọi thứ thay đổi sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết. Do phải đối mặt với các vấn đề kinh tế và muốn gia tăng quan hệ ngoại giao với Mỹ, Nga chặn đa số các hợp đồng mua bán vũ khí cũ của Liên Xô với Iran. Trong đó, có hợp đồng 48 chiếc MiG-29 ký chưa ráo mực.

Món quà từ Iraq

Chiến dịch Bão táp Sa mạc (Operation Desert Storm) của Mỹ làm 144 máy bay Iraq chạy sang Iran giữa ngày 23-28/1/1991.

Trong những ngày căng thẳng của cuộc chiến giữa một bên là chế độ Sadam Hussein ở Iraq và một bên là Mỹ và đồng minh, bốn chiếc MiG-29 của phi đội 6 của Không quân Iraq đóng tại Tammuz đã tìm cách "tị nạn" tại Iran.

Những máy bay này hạ cánh gần thành phố Hamedan, phía Tây Iran trong một buổi sáng trời mưa ngày 27/1.

Ngay lập tức, số máy bay trên được cất vào nhà kho ở phía bắc căn cứ cho đến khi Bộ Tham mưu Không quân Iran cho phép gia biên chế số máy bay “tị nạn” này vào các vào tháng 7/1993.

http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Hồi giáo Iran sử dụng 6 động cơ RD-33 lấy từ 3 máy bay tị nạn của không quân Iraq để thay thế động cơ tuabin quạt gió của máy bay MiG-29A và UB của họ.

Chiếc MiG-29 3-6307 được dùng vào dự án tự chủ, tự cường sản xuất hàng nội địa cho quân sự Jihad tên là Talle (nghĩa là "may mắn").

Năm 1994, trong dự án đó, 1 que tiếp dầu được lắp vào hông của máy bay số 3-6307 để thực hiện tiếp dầu trên không từ khoang phụ Beech 1080, gắn trên cánh của máy bay Boeing 707-3J9C.

Sau này, trong cuộc diễu binh "Tuần Quốc phòng Thần thánh", máy bay 3-6307 được trưng bày trước công chúng sau một chiếc 707-3J9C. Tuy nhiên, dự án này bị huỷ bỏ, do các kỹ sư của chương trình Jihad không biết cách chuyển nhiên liệu từ que tiếp dầu vào bình xăng chính của MiG-29.

Các kỹ sư của chương trình Jihad tiếp tục thực hiện 1 dự án nữa trên máy bay MiG-29 vào những năm 1990, tên là Khorshid (Mặt trời toả sáng). Chương trình gồm việc gắn 2 bình xăng phụ ngoài cánh vào các điểm cứng trên giá đỡ mới ở phần bụng của máy bay MiG-29UB 3-6305.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Iran biến An-140 thành máy bay tuần tra biển

Iran vừa chính thức ra mắt loại máy bay tuần tra biển mới nhất do nước này tự chế tạo từ loại máy bay chở khách An-140 của Ukraina.


Dưới đây là chùm ảnh máy bay tuần thám biển Iran-140 do quốc gia hồi giáo tự chế tạo:

http://nghiadx.blogspot.com
Iran đã trình làng mẫu máy bay tuần tra biển có tên Iran-140, biến thể được công ty máy bay HESA ở Isfahan (Iran) sản xuất theo giấy phép từ năm 2000 của loại máy bay chở khách An-140 của Ukraina.


http://nghiadx.blogspot.com
Hợp đồng sản xuất theo giấy phép đối với loại máy bay trở khách An-140 được Iran ký kết với Ukraina từ năm 1995. Tính đến đầu năm 2006, Iran đã lắp ráp được 50 máy bay chở khách như vậy. Trong ảnh là máy bay tuần tra biển Iran-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tháng 9/2007, Ukraina đã ký kết một hợp đồng bổ sung để cung cấp cho Iran 16 máy bay chở khách An-140-100 đời mới hơn. Ảnh máy bay Iran-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài Iran, máy bay chở khách An-140 còn được Ukraina bán cho Azerbaijan (8 chiếc) và Libya (chiếc). Iran-140 trong gara.

http://nghiadx.blogspot.com
Tới dự buổi ra mắt máy bay tuần tra biển mới còn có Bộ trưởng Quốc phòng Iran, Chuẩn tướng Ahmad Vahidi, ông phát biểu trước giới báo chí về sự tiến bộ vượt bậc của Iran trong việc phát triển công nghệ quân sự trình độ cao.

http://nghiadx.blogspot.com
Sẽ không có gì đáng nói nếu như không quan sát kỹ "mắt thần" của máy bay Iran-140. Theo quan sát, bộ cảm biến này gần giống hoàn toàn so với loại Ultra 7500B (U 7500B) do công ty FLIR của Mỹ chế tạo.

U 7500B là một module trinh sát quang học hiện đại có khả năng phóng đại hình ảnh hồng ngoại tới 18x trong điều kiện ánh sáng kém và có thể kết hợp với lựa chọn chỉ điểm laser để phối hợp tác chiến với các lực lượng mặt đất.

Nếu thực sự đây là "mắt thần" do công ty FLIR chế tạo, người Mỹ sẽ phải tự mình đặt ra nhiều câu hỏi, tại sao họ (Mỹ) đã cấm vận vũ khí với Iran mà quốc gia hồi giáo lại có được thiết bị điện tử hiện đại do chính công ty Mỹ chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Bên trong là bàn điều khiển hệ thống giám sát rất hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Tướng Vahidi thăm bên trong máy bay Iran-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Khoang lái của Iran-140 hầu như không có sự thay đổi nhiều so với máy bay chở khách An-140 bản gốc. Sự tiện nghi chưa được chú trọng lắm, nhất là hệ thống làm mát cho phi công.

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

>> Iran đã làm cho tình báo phương Tây phải choáng váng



Nguồn tin tình báo châu Âu hôm 17/12 đã tiết lộ, Iran đã gây "choáng" vệ tinh giám điệp của Mỹ bằng cách 'sử dụng năng lượng laser chính xác cao'.

Theo nguồn tin tình báo châu Âu tiết lộ, Iran đã gây "choáng" vệ tinh giám điệp của Mỹ bằng cách 'sử dụng năng lượng laser chính xác cao' và "làm lú lẫn" hệ thống GPS của UAV để buộc nó hạ cánh nó.

Theo các quan chức Mỹ: Nếu Nga cung cấp cho Iran với các thiết bị gây nhiễu phức tạp, điều này đồng nghĩa là sẽ gây ra rất nhiều nguy cơ khác cho các hệ thốn dẫn hướng vũ khí của họ.

Iran sở hữu của công nghệ gây nhiễu vệ tinh? Một nguồn tin tình báo châu Âu tuyên bố Iran đã làm cho các cơ quan tình báo phương Tây thấy "choáng váng" khi họ đã làm "mù một vệ tinh gián điệp của CIA bằng một laser nổ chính xác cao", một thông tin mà chưa hề được báo cáo trước đó.

Tờ 'The Christian Science Monitor' cho biết, sự cố này không được báo cáo, có thể người Iran đã được tiếp cận với công nghệ gây nhiễu, cho phép họ theo dõi, giám sát hệ thống dẫn hướng trên không đối với các phương tiện bay không người lái (UAV).


http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh UAV RQ-170 của Mỹ bị Iran thu giữ
"Một số báo cáo cho biết, gần đây Nga đã bán cho Iran một hệ thống gây nhiễu rất tinh vi. Nhưng quân đội chúng tôi lại cho rằng không phải vậy, UAV RQ-170 đã rơi xuống đất vì trục trặc kỹ thuật. Tôi khẳng định điều này là chính xác, bởi vì nếu người Nga đã cung cấp các thiết bị gây nhiễu phức tạp cho Iran, điều này đồng nghĩa là sẽ có rất nhiều nguy cơ khác", ông Bolton, một nghị sỹ Quốc hội Mỹ cho biết.

Ông nói thêm rằng, Quốc hội nên chú ý nếu Iran sở hữu của công nghệ gây nhiễu, và họ có thể tấn công các hệ thống dẫn hướng cho tên lửa, máy bay, và hệ thống thông tin liên lạc và "vô hiệu hóa một loạt các hệ thống vũ khí của chúng ta".

Gót chân Achilles (gót chân Asin) của máy bay không người lái

Một kỹ sư giấu tên của Iran cho biết, họ đang cố gắng để giải mã những bí mật của các máy bay không người lái RQ-170 của Mỹ, tuyên bố Iran quản lý tần số của thủ công, làm cho nó chuyển sang chế độ lái tự động và tiếp đất trên lãnh thổ Iran.

Kỹ sư này cho rằng, gót chân Achilles của máy bay không người lái RQ-170 đó là hệ thống định vị toàn cầu (GPS). Ông giải thích rằng, bằng cách gây nhiễu hệ thống định vị GPS của UAV, buộc nó phải chuyển sang lái tự động, và bị mất kiểm soát.

Theo kỹ sư này, Iran đã có thể gây nhiễu thông tin liên lạc sau khi tích lũy dữ liệu trên những máy bay không người lái khác của Mỹ bị bắn hạ ở Afganistan. Các chuyên gia Iran sau đó có thể lập trình lại dữ liệu GPS để làm cho UAV Mỹ tiếp đất ở Iran.

Trì hoãn công bố hình ảnh của UAV RQ-170

Trong khi đó, bộ trưởng ngoại giao của Iran nói hôm 17/12 rằng, Iran cố tình trì hoãn thông báo công bố hình ảnh một máy bay do thám không người lái của Mỹ mà họ đang giữ mục đích kiểm tra phản ứng của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Iran (ảnh minh hoạ)
Ali Akbar Salehi được trích dẫn thông tin của cơ quan thông tấn chính thức IRNA nói rằng, lực lượng vũ trang của Iran chặn đứng và ép UAV hạ cánh mà không có bất kỳ sự viện trợ nào của nước ngoài.

Các quan chức Mỹ hôm 16/12 tin rằng, UAV tàng hình Mỹ được trưng bày ở Iran đã bị rơi và vỡ thành nhiều mảnh và đã được Iran chắp vá trở lại để làm cho nó có vẻ không bị hư hại bởi tai nạn, theo The Wall Street Journal.

'Giống như một câu đố'

Các quan chức Mỹ tin rằng Iran đã lắp ráp lại các máy bay không người lái và trưng bày nó, điều này đã khuấy lên một cuộc thảo luận giữa các nhà lập pháp Washington, những người đang bị chỉ trích vì UAV tinh vi của họ “không tự hủy” trong các trường hợp không mong muốn.

Họ cũng cho rằng, UAV RQ-170 đã được Iran sơn lại để giấu đi các dấu vết thiệt hại của UAV. Điều đó được thể hiện qua màu sắc thực tế của RQ-170 là màu xám than chứ không phải màu trắng như hình ảnh xuất hiện trong đoạn video.

Tehran nói rằng phi công điều khiển UAV của Mỹ đã mất kiểm soát, điều này đã làm tăng thêm những nghi ngờ giữa các quan chức Mỹ.

Trong khi đó, CEO Google Eric Schmidt khẳng định rằng, Iran đã phát triển chiến tranh không gian mạng mà có thể gây nguy hiểm cho Mỹ trong tương lai.

"Iran có tài năng “khác thường” trong chiến tranh không gian mạng mà chúng tôi không thể hiểu được", ông Schmidt cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CNN hôm 16/12.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

>> Nga để tuột ‘miếng bánh’ Iran vào tay Trung Quốc?



Tổng thống Medvedev hủy hợp đồng cung cấp hệ thống phòng không S-300 cho Iran sẽ chỉ khiến Nga phải chịu thiệt thòi. Những lợi ích của Moscow tại Tehran sẽ “nhường lại” cho Bắc Kinh, tờ Hindu nhận định.


Theo tờ báo này, bao nỗ lực của Nga để S-300 không nằm trong danh sách những vũ khí bị cấm xuất khẩu sang Iran của nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc giờ “đổ sông đổ bể” bởi sắc lệnh của ông chủ điện Kremlin.

Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm.

Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga.

“Cái giá mà Nga phải trả sẽ không nhỏ. Quyết định hủy hợp đồng bán S-300 cho Iran không chỉ ảnh hướng đến uy tín của Nga trong các hợp đồng mua bán vũ khí mà còn để thị trường vũ khí của Tehran lọt vào tay Trung Quốc và Ấn Độ. Hơn nữa, các sản phẩm công nghệ dân sự khác của Nga cũng sẽ khó có thể thâm nhập thị trường Iran”, ông Konstantin Makienko, chuyên gia quốc phòng tại Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ có trụ sở tại Moscow nhận định.

Theo chuyên gia này, tuyên bố gần đây của Tehran về kế hoạch tự sản xuất hệ thống tên lửa của riêng mình rõ ràng cho thấy Bắc Kinh đã kịp thời xuất hiện để “trợ giúp” quốc gia Hồi giáo này.

Ông Makienko dẫn chứng thêm, các hợp đồng mua máy bay chở khách Tu-204SM của Nga cũng vừa bị Iran quyết định “đóng băng”. Ngoài ra, Tehran cũng đang cân nhắc lại thỏa thuận hợp tác năng lượng vừa ký kết với Moscow cách đây hai tháng.


http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều chuyên gia cho rằng, quyết định hủy hợp đồng S-300 của Nga là sai lầm.


Trước đó, Đại sứ Iran tại Moscow Mahmoud Reza Sajjadi khẳng định, việc cấm xuất khẩu S-300 cho Tehran là một biện pháp chính trị. Theo ông Mahmoud Reza Sajjadi, quyết định này của Nga chỉ chứng tỏ rằng, Moscow không có đủ khả năng và năng lực để tự giải quyết các vấn đề đơn giản.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Ahmad Vahidi cũng coi việc Nga từ bỏ ý định cung cấp S-300 cho Iran là hành động thiếu tính logic và chịu nhiều áp lực từ phía Mỹ và Israel.

“Nước Nga phải cho thấy họ có quan điểm độc lập liên quan đến mối quan hệ với các quốc gia khác và các vấn đề quốc tế khác”, Tướng Vahidi nhấn mạnh. Đồng thời, ông khẳng định hành động của Nga từ chối cung cấp cho Iran hệ thống S-300 không ảnh hưởng gì đến việc phòng thủ của nước này, bởi vì Iran có thể tự chế tạo các hệ thống phòng thủ tương tự.

Thẳng thừng chỉ trích chính quyền Nga, báo giới Iran cho rằng, nghị quyết 1929 không cấm việc cung cấp các hệ thống tên lửa tự vệ như S-300. Chính vì vậy, không có lý do gì Moscow không bán tên lửa cho Tehran ngoài việc “vào hùa” với Mỹ chống lại Iran.

Phản bác lại làn sóng chỉ trích này, Đại diện Ủy ban phụ trách các vấn đề quốc tế của hạ viện Nga Konstanchin Kosachev ngày 28/9 tuyên bố, việc Nga quyết định từ bỏ ý định cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 cho Iran là do chính sách đối ngoại thiếu hợp lý của Iran, không phải do Nga.

S-300 là tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa được sử dụng để bảo vệ các trụ sở hành chính và các trung tâm công nghiệp, các căn cứ quân sự và sở chỉ huy tác chiến trước các đòn tấn công bằng các phương tiện tấn công đường không của đối phương.

Tổ hợp tên lửa loại này có thể tiêu diệt mục tiêu là tên lửa đạn đạo, các mục tiêu mặt đất, thậm chí ở một số phiên bản mới nhất còn có khả năng tấn công, tiêu diệt cả các máy bay chiến đấu tối tân của đối phương ngay từ khoảng cách 150 km, ở độ cao 27 km.

Theo thỏa thuận giữa Nga và Iran ký kết từ năm 2007, Nga sẽ cung cấp cho Iran 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 với giá gần 800 triệu USD. Tháng 6 vừa qua, Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết trừng phạt Iran, với hợp đồng cung cấp S-300 nằm ngoài danh sách cấm.

Tuy nhiên, sắc lệnh của Tổng thống Medvedev về việc cấm xuất khẩu S-300 cùng các loại vũ khí, phương tiện quân sự khác như xe bọc thép, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và tàu chiến sang Tehran đánh dấu chấm hết và dập tắt mọi hy vọng của Iran khi muốn sở hữu các loại vũ khí hiện đại từ Nga.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang