Báo Mỹ cho rằng, Trung-Ấn có thể gây ra chạy đua tàu sân bay ở Thái Bình Dương, xu thế xây dựng lực lượng hàng không trên biển gia tăng. Tàu sân bay Trung Quốc. Ngày 4/4, tờ “Tuần san Hàng không” Mỹ có bài viết cho rằng, cách đây không lâu, số lượng những nước sở hữu lực lượng hàng không trên biển còn liên tục giảm xuống. Nhưng, xu thế này hiện lại đảo ngược. Trung Quốc là một thành viên mới của câu lạc bộ này. Brazil thì đang duy trì vị thế của mình; 10 năm trước, họ đã cho nghỉ hưu một chiếc tàu sân bay do Anh chế tạo từ năm 1945. Ấn Độ thì đang tăng số lượng tàu sân bay của mình, những nước hiện sử dụng hoặc mua máy bay chiến đấu cất/hạ cánh cự ly ngắn kiểu “Harrier”có thể sẽ mua máy bay tấn công liên hợp F-35B do Công ty Lockheed Martin chế tạo, để tăng khả năng hàng không trên biển của mình. Tuy nhiên, đại đa số các quốc gia này chỉ mới bắt đầu hoặc còn chưa bắt đầu xây dựng lực lượng hàng không trên biển của mình. Phát triển lực lượng hàng không trên biển đòi hỏi đầu tư tương đối lớn; mua máy bay trang bị cho tàu chiến vốn đã phải đầu tư rất nhiều kinh phí, trừ việc mua máy bay ra, các nước còn phải tiến hành đầu tư rất lớn trên các phương diện khác. Sự quan tâm của dư luận thường tập trung vào chi phí chế tạo tàu sân bay, nhưng việc đầu tư cho máy bay chiến đấu phiên bản hải quân lại cần nhiều hơn đầu tư chế tạo tàu sân bay. Biên đội tàu sân bay Ấn Độ. Hải quân Mỹ có kế hoạch đến năm 2013 chi 967 triệu USD cho chương trình tàu sân bay, chi 6 tỷ USD cho mua máy bay phiên bản hải quân (không bao gồm máy bay chiến đấu F-35B của lực lượng lính thủy đánh bộ). Còn chi phí dùng để duy trì hoạt động bình thường có thể còn nhiều hơn, những chi phí này bao gồm chi phí huấn luyện, chi phí cho nhân viên và các chi phí cần thiết khác như nhiên liệu, linh kiện và cải tiến máy bay chiến đấu. Các nước này tin rằng những đầu tư này là đương nhiên, bởi vì tầm quan trọng của thương mại trên biển và tài nguyên ven biển ngày càng tăng. Vấn đề ở chỗ, các thành viên câu lạc bộ tàu sân bay có ý thức được việc chế tạo tàu sân bay chỉ là sự khởi đầu cho một cuộc đầu tư lớn. Sau khi xây dựng được lực lượng hàng không trên biển, mỗi năm đều phải tiến hành đầu tư tương đối lớn. Rất nhiều nước đều đang chế tạo tàu chiến đổ bộ có thể mang theo máy bay chiến đấu F-35B. Tàu chiến đổ bộ Canberra và Adelaide của Australia sẽ lần lượt đi vào hoạt động vào năm 2014 và 2015, chúng đã tham khảo thiết kế của tàu Juan Carlos I. Chúng thậm chí có đường băng kiểu nhảy cầu, điều này rất quan trọng đối với tiến hành hoạt động cất/hạ cánh thẳng đứng/cự ly ngắn, nhưng lúc khác có thể xuất hiện một số vấn đề. Bởi vì, đường băng kiểu sườn dốc không thể dùng để đặt các trang bị khác. Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B phiên bản hải quân. Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ gây ra một cuộc “chạy đua tàu sân bay” ở khu vực vành đai Thái Bình Dương, có được tàu chiến tác dụng kép (như tàu chiến đổ bộ cỡ lớn có thể mang theo máy bay chiến đấu) cần kinh phí tương đối ít, cũng có tính nhạy cảm chính trị và chiến lược tương đối ít; nhưng, nếu trang bị máy bay chiến đấu tàng hình, sẽ có sức chiến đấu rất mạnh. Vấn đề ở chỗ, rốt cuộc có bao nhiêu nước sẽ mua máy bay chiến đấu F-35B để trang bị cho tàu chiến đổ bộ của mình? Tàu chiến đổ bộ chủ yếu là để thực hiện nhiều nhiệm vụ, vì vậy nó còn phải mang theo tàu đổ bộ, máy bay trực thăng, binh sĩ, xe bọc thép, trung tâm chỉ huy và các nhân viên. Cho dù là tàu chiến có lượng choán nước tới 30.000 tấn, không gian của nó cũng rất có hạn. So với tàu sân bay thực sự, đường băng của tàu chiến đổ bộ tương đối hẹp, điều này đã hạn chế không gian có thể dùng cho hoạt động bay; một nhân tố quan trọng khác là chi phí mua và sử dụng F-35B còn chưa xác định. Tàu vận tải đổ bộ Côn Lôn Sơn của Hạm đội Nam Hải-Hải quân Trung Quốc. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Ấn Độ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2012
>> Trung Quốc-Ấn Độ và cuộc chạy đua tàu sân bay ở vành đai Thái Bình Dương
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
>> Đánh giá mạnh yếu của Ấn Độ qua lời tướng TQ
Năm 2012, chi phí quân sự của Ấn Độ sẽ tăng 17% và đạt 1,93 ngàn tỷ rupi, tức gần 38,6 tỷ USD.
Hãng tin “Tiếng nói Trung Quốc” đưa tin, trong năm tới, chi phí quân sự của Ấn Độ sẽ tăng 17% và đạt 1,93 ngàn tỷ rupi, tức gần 38,6 tỷ USD. Nhưng kể có tăng như các nguồn tin quân sự Ấn Độ loan tin thì cũng không đủ để thỏa mãn các nhu cầu của quân đội nước này.
Dưới đây là bình luận của cục trưởng cục công nghệ thông tin quân đội Trung Quốc, thiếu tướng Yin Zhuo về vấn đề này. Ấn Độ tăng mạnh chi phí quốc phòng để đối phó với Trung Quốc và Pakistan Tướng Yin cho rằng, chi phí quân sự Ấn Độ tăng nhanh là do hai nguyên nhân. Một là nhờ sự tăng trưởng kinh tế của nước này. Trong 10 năm gần đây, kinh tế Ấn Độ tăng trưởng nhanh mặc dù hơi chậm lại vào năm 2011. Xét về tổng GDP, Ấn Độ có khả năng vượt qua Anh và Pháp. Hai là Ấn Độ có “những ước mơ lớn”. Gần đây, nước này có những nỗ lực to lớn để trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ. Quy chế này đặt ra những yêu cầu cao: cần phải có vị thế ngoại giao và kinh tế cao, cụ thể là nước này phải có tiềm lực quân sự tương ứng để duy trì vị thế đại cường. Được Ấn Độ liệt vào số các nhiệm vụ cục bộ là duy trì ưu thế quân sự với Pakistan. Những yếu tố đó đã dẫn tới việc trong 10 năm qua, Ấn Độ đã tăng gấp đôi chi phí quân sự của mình. Để tăng cường tiềm lực quân sự, Ấn Độ cố gắng mua thật nhiều vũ khí trang bị hiện đại từ nước ngoài. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu hòa bình Stockholm, từ năm 2006, Ấn Độ đã trở thành nước nhập khẩu vũ khí trang bị lớn nhất thế giới. Ông Yin Zhuo đánh giá, số lượng lớn vũ khí trang bị mua từ nước ngoài có thể nâng cao sức mạnh quân sự Ấn Độ trong tương lai ngắn hạn, nhưng trong tương lai dài hạn, Ấn Độ sẽ buộc phải phát triển tích cực hơn công nghiệp quốc phòng của mình nếu không muốn vấp phải “vòng luẩn quẩn bất tận của những điều khó chịu”. Ấn Độ đang cố “đi tắt”. Bằng cách mua sắm vũ khí trang bị nước ngoài, nước này đang nỗ lực xây dựng công nghiệp quốc phòng hiện đại. Ví dụ, với sự hỗ trợ của các công nghệ nước ngoài, Ấn Độ đang đóng các tàu sân bay, tàu chiến mặt nước cỡ lớn và tàu ngầm. Việc tự lực phát triển các loại vũ khí chủ yếu có thể mất trung bình 15 năm, còn phát triển các loại vũ khí trang bị công nghệ cao như máy bay tiêm kích và tàu ngầm có thể mất 20 năm hoặc lâu hơn. Vì vậy, Ấn Độ đang cố gắng mua sắm các vũ khí trang bị hiện đại và trang bị thật nhanh cho quân đội của họ. Ở các lĩnh vực như máy bay chỉ huy/báo động sớm, máy bay tuần tra chống ngầm, máy bay tác chiến điện tử, Ấn Độ dựa vào mua sắm các phương tiện hiện đại của nước ngoài, điều này có thể giúp Ấn Độ có sự đột phá lớn trong lĩnh vực các hệ thống thông tin quân sự. Đây là mặt tốt của “đi tắt”. Bên cạnh đó, một nước lớn như Ấn Độ đòi hỏi nhiều vũ khí trang bị hơn, điều không thể thỏa mãn chỉ bằng cách mua sắm từ nước ngoài. Ngoài ra, cũng có nguy cơ trở thành “con tin của phụ tùng nước ngoài”, điều có thể có hậu quả chết người một khi xảy ra chiến tranh. Trong cuộc chiến với Pakistan, Ấn Độ đã từng nếm trái đắng từ việc phong tỏa của nước ngoài (cấm vận vũ khí). Là một nước đang khát khao trở thành ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ, Ấn Độ phải có nền công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh. Nhưng vấn đề là ở chỗ nền kinh tế Ấn Độ phát triển mất cân đối. Chẳng hạn, công nghiệp phần mềm máy tính của họ đang phát triển nhanh, nhưng các ngành công nghiệp truyền thống thì tụt hậu. Cụ thể, Ấn Độ đang tụt hậu về sản xuất thép kỹ thuật và các hợp kim đặc biệt, các cơ sở sản xuất hàm lượng khoa học cao yếu ớt, thiếu kỹ sư và công nhân tay nghề cao, điều có tầm quan trọng sống còn để xây dựng một tổ hợp công nghiệp quốc phòng mạnh. Vì vậy, việc phát triển các hệ thống vũ khí lớn công nghệ cao diễn ra cực kỳ khó khăn. Sai lầm của Ấn Độ là trong một thời gian dài, nước này giống như một nước nhỏ và trung bình đã dựa vào việc mua sắm vũ khí nước ngoài, nên khi họ muốn trở thành “nước lớn” thì sự kém phát triển của công nghiệp quốc phòng của họ đã gây ra “những khó khăn bất tận”, tướng Yin Zhuo kết luận. Tướng Doãn Trác : Ấn Độ phụ thuộc vào mua vũ khí sẽ vỡ mộng nước lớn Trong điều kiện chiến tranh, chỉ cần một lời nói gây bất hòa hoặc ý thức chính trị mâu thuẫn, lập tức tiến hành phong tỏa công nghệ, bao gồm phụ thùng thay thế. Khi đó, những trang bị chủ yếu được nhập khẩu này đều trở thành đống sắt vụn, cơ bản không thể sử dụng. Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ, do Nga chế tạo. Tờ “Phương Đông” dẫn các nguồn tin cho biết, gần đây Chính phủ Ấn Độ tuyên bố, trong năm tài chính tiếp theo, chi tiêu quân sự của Ấn Độ sẽ tăng 17%, lên tới 1.930 tỷ rupee, khoảng 38,6 tỷ USD. Nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho biết, tốc độ tăng như vậy không thể đáp ứng nhu cầu của Quân đội Ấn Độ. Như vậy, nhu cầu nội tại để Ấn Độ duy trì tăng trưởng chi tiêu quân sự cao đến từ đâu? Những vũ khí trang bị được Ấn Độ nhập khẩu từ nhiều nước sẽ phát huy hiệu quả như thế nào trong chiến đấu thực tế? Về vấn đề này, nhà quan sát quân sự, Chủ nhiệm Ủy ban Tư vấn Thông tin hóa – Hải quân Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác đã có bài trả lời phỏng vấn báo chí. Có vật chất là có giấc mơ, Ấn Độ tăng lớn chi tiêu quân sự trong mười mấy năm Những năm gần đây, Ấn Độ đã duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh, từ đó duy trì tăng trưởng chi tiêu quân sự cao, đã có được nền tảng vật chất. Đồng thời, Ấn Độ - nước luôn có “mộng nước lớn” lấy phát triển sức mạnh quân sự làm một phương diện quan trọng để nâng đỡ cho vị thế nước lớn của họ. Doãn Trác cho rằng, sự tăng trưởng nhanh chóng về chi tiêu quốc phòng của Ấn Độ trong mấy năm qua chủ yếu dựa trên nguyên nhân trên 2 phương diện: Thứ nhất, nền tảng vật chất. Nền kinh tế Ấn Độ về cơ bản có triển vọng tốt đẹp, mặc dù năm 2011 phát triển có giảm chút ít, nhưng trước đây về cơ bản đã duy trì được giai đoạn tăng trưởng tốc độ cao 10 năm. Sức mạnh kinh tế Ấn Độ đang mở rộng nhanh chóng, GDP hiện nay đã vươn lên khoảng vị trí thứ 7 của thế giới, có thể vượt Anh, Pháp. Chi tiêu dùng cho lĩnh vực quốc phòng của Ấn Độ có thể nhiều hơn nữa. Cho nên, đây là nền tảng vật chất để Ấn Độ duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối cao về chi tiêu quân sự. Máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ. Thứ hai, giấc mộng nước lớn. Từ thời kỳ Nehru đã từng đề xuất, Ấn Độ hoặc là một quốc gia rất xuất sắc trên thế giới, hoặc là một nước không ai biết đến. Những năm gần đây, Ấn Độ tìm cách trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, có các động thái rất mạnh. Muốn trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, phải có vị thế ngoại giao, kinh tế tương ứng, đặc biệt là phải có vị thế quân sự, sức mạnh quốc phòng để nâng đỡ cho vị thế nước lớn. Đồng thời, Ấn Độ cơ bản ở trong một trạng thái sức ép cao ở toàn bộ khu vực Nam Á, trong đó có Ấn Độ Dương và các nước láng giềng. Muốn ra sức mở rộng khoảng cách về quân sự với các nước xung quanh, đặc biệt là Pakistan, đây là một tư tưởng chỉ đạo quan trọng của quốc phòng-an ninh Ấn Độ. Vì vậy, sự kết hợp giữa giá đỡ vật chất (có được tự nền tảng kinh tế) và giấc mộng nước lớn, làm cho chi tiêu quân sự của Ấn Độ mười mấy năm qua luôn duy trì tăng trưởng hai con số. Phương Đông Báo: Vũ khí trang bị của Ấn Độ “đi đường tắt” thực ra cực kỳ có hại? Cùng với việc mở rộng quy mô của nền kinh tế, Ấn Độ muốn thông qua mua sắm vũ khí trang bị tiên tiến để đạt mục tiêu nhanh chóng thực hiện hiện đại hóa vũ khí trang bị, trở thành cường quốc quân sự trên thế giới. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm Thụy Điển, từ năm 2006 Ấn Độ luôn là nước nhập khẩu vũ khí trang bị lớn nhất thế giới. Tàu sân bay Gorshkov đang được Nga cải tạo cho Ấn Độ. Doãn Trác cho rằng, Ấn Độ thông qua phương thức mua sắm lượng lớn vũ khí trang bị của nước ngoài để tăng cường sức mạnh quân sự, nhìn vào ngắn hạn, sức mạnh kinh tế có thể nhanh chóng chuyển hóa thành sức mạnh quốc phòng, nhưng nhìn về dài hạn, sẽ có hại vô cùng. Ấn Độ đã áp dụng biện pháp “đi đường tắt”. Những nước vừa và nhỏ bình thường áp dụng biện pháp “đi đường tắt”, bởi vì trong tình hình hệ thống công nghiệp chế tạo, hệ thống công nghiệp quốc phòng không hoàn chỉnh, không thể tiến hành tự nghiên cứu phát triển và chế tạo những vũ khí tác chiến chủ yếu cỡ lớn, buộc phải mua của nước ngoài. Ấn Độ chủ yếu đã áp dụng phương thức phát triển của các nước vừa và nhỏ, chẳng hạn, tàu chiến, tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay về cơ bản đều mua của nước ngoài. Đi con đường này có một cái hay là trong vài năm sức mạnh quốc phòng của họ có thể có một bước tiến mới, tức là sức mạnh kinh tế có thể thông qua “đi đường tắt” chuyển hóa tương đối nhanh chóng thành sức mạnh quốc phòng. Nếu là mua vũ khí tác chiến mới của nước ngoài, trải qua 5 – 7 năm huấn luyện và nội địa hóa một bộ phận linh kiện là có thể trang bị cho quân đội. Trong 5 – 7 năm, sức mạnh kinh tế lập tức chuyển hóa thành sức mạnh quốc phòng, chuyển hóa thành ưu thế trên chiến trường, điều này rất quan trọng đối với Ấn Độ. Ấn Độ mua máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-8I Poseidon của Mỹ. Trong lĩnh vực thông tin hóa, chẳng hạn như máy bay cảnh báo sớm, máy bay tuần tra chống tàu ngầm, máy bay tác chiến điện tử, về cơ bản đều là mua của nước ngoài. Như vậy sẽ có thể giúp cho trình độ thông tin hóa có một bước tiến lớn. Đây là một mặt tốt của “đi đường tắt” Tuy nhiên, đối với một nước lớn, cần lượng trang bị tương đối lớn, không thể luôn mua của nước ngoài. Bởi vì, phải mua trang bị của nước ngoài, bạn lại muốn làm một nước lớn, vị thế không thể được bảo đảm. Trong điều kiện chiến tranh, chỉ cần một lời nói gây bất hòa hoặc ý thức chính trị mâu thuẫn, lập tức tiến hành phong tỏa công nghệ, bao gồm phụ thùng thay thế. Khi đó, những trang bị chủ yếu được nhập khẩu này đều trở thành đống sắt vụn, cơ bản không thể sử dụng. Trong cuộc chiến tranh với Pakistan, Ấn Độ từng nếm phải quả đắng phong tỏa của nước ngoài. Là một nước lớn, muốn trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, phải xây dựng được hệ thống công nghiệp quốc phòng của mình. Muốn xây dựng hệ thống công nghiệp quốc phòng thì phải có hệ thống công nghiệp, hệ thống ngành chế tạo hoàn chỉnh. Máy bay cảnh báo sớm AWACS của Không quân Ấn Độ, mua của Israel. Sự phát triển kinh tế của Ấn Độ hoàn toàn không cân bằng. Sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm máy tính của họ tương đối nhanh, thu nhập từ thương mại nước ngoài cũng tương đối cao. Nhưng ngành chế tạo tương đối không hoàn chỉnh, thép vật liệu thì có thể, nhưng thép có tính năng cao dùng cho công nghiệp quốc phòng và vật liệu đặc biệt cần cho ngành chế tạo cao cấp, bao gồm các năng lực cần thiết, hạ tầng cơ sở, kỹ sư và công nhân cũng rất thiếu thốn, đồng thời chưa xây dựng được hệ thống ngành chế tạo hoàn chỉnh, như vậy sẽ không thể nâng đỡ được hệ thống công nghiệp độc lập. Vì vậy, muốn nghiên cứu chế tạo ra các loại vũ khí trang bị cỡ lớn cũng rất khó khăn. Điều này có liên quan đến sai lầm trong hoạch định chính sách của Chính phủ Ấn Độ, đánh đồng mình với các nước vừa và nhỏ, không phải nhìn với tư các một nước lớn. Là một nước lớn, đi con đường này, về lâu dài sẽ rất có hại. |
Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012
>> Không quân Trung Quốc - Pakistan gộp lại cũng khó địch nổi Ấn Độ
Trong cuộc đối đầu với Ấn Độ có thể xảy ra, Không quân Trung Quốc có nhiều hạn chế về thế hệ máy bay, khoảng cách địa lý và yếu tố địa hình...
Ngày 7/3, tờ “Bình luận Quốc phòng Ấn Độ” có bài viết cho rằng, mặc dù số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đã tăng lên khoảng 1687 chiếc, nhưng những máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba, hơn nữa những máy bay chiến đấu này cơ bản không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, trừ việc tham gia cuộc diễn tập chung giữa Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ.
Điều quan trọng hơn là, về phương diện tác chiến đối với Ấn Độ, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ bên trong nội địa tương đối xa, cộng với lượng tải đạn hiệu quả của máy bay chiến đấu rất có hạn khi hoạt động tại các sân bay ở Tây Tạng, khu vực có độ cao lớn so với mặt nước biển, cho nên khả năng tấn công thực tế của chúng có hạn. Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc. Bài viết cho rằng, trong thời gian chưa đến 20 năm, sức mạnh của Không quân Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt xa so với trình độ thập niên 1980. Hơn nữa, khác với dự đoán của phương Tây, Trung Quốc sử dụng khéo léo các ảnh hưởng từ kinh tế và ngoại giao của họ, cải cách Không quân Trung Quốc thành một lực lượng không quân hiện đại. Trung Quốc không chỉ chú trọng đến máy bay chiến đấu, mà còn nghiên cứu phát triển, chế tạo và nỗ lực sao chép thiết kế của nhiều loại vũ khí và tên lửa phóng từ máy bay, thiết kế của máy bay vận tải, máy bay trực thăng và máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái… mua từ Nga và các nước khác. Trung Quốc có nguồn vốn đầy đủ, có thể giành được bất cứ vũ khí nào mà họ muốn có từ Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chế tạo động cơ phản lực AL-31F (cho máy bay chiến đấu Su-30) tại nước mình vẫn chưa thành công. Song, phần lớn các nhà quan sát Trung Quốc đều tin rằng, công việc này có thể sẽ giành được thành công trong vài năm nữa. Khi đó, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những nước tiên tiến có thể chế tạo động cơ phản lực hiện đại. Máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc. Theo bài báo, ngoài ra, Trung Quốc đã cải tạo thành công máy bay vận tải An-12 (Y-8) thành một loại máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), đã lắp thêm động cơ mạnh hơn, cánh quạt mới và thiết bị điện tử hàng không hiện đại. Trung Quốc cũng đã tự sản xuất một loại máy bay trực thăng vũ trang – WZ-10. Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu khoảng 100 máy bay ném bom H-6, máy bay này đã cải tạo trên nền tảng máy bay ném bom Tu-6 kiểu cũ thập niên 1950, được lắp động cơ D-30KP mạnh hơn do Nga chế tạo. Hiện nay, H-6 được dùng để tiến hành tiếp dầu trên không, trinh sát điện tử và phóng tên lửa hành trình chống hạm trong tình hình có mối đe dọa. Trung Quốc cũng đã bay thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, đồng thời tin là có thể trang bị máy bay chiến đấu này trong vòng 10 năm tới. Sức chiến đấu của Không quân Trung Quốc bị hạn chế do độ cao so với mặt biển và khoảng cách Báo cáo “Cân bằng sức mạnh quân sự 2011” mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS) cho biết, số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc từ 1653 chiếc năm 2010 tăng lên khoảng 1687 chiếc. Hiện nay, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng mỗi năm sản xuất 40-50 máy bay chiến đấu hiện đại. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã giảm nhiều sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ công nghệ của Nga. Máy bay ném bom H-6H của Trung Quốc. Nhưng, Không quân Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm tác chiến, hơn nữa ngoài việc cử vài chiếc máy bay tham gia cuộc diễn tập không quân với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011, Không quân Trung Quốc chưa từng tổ chức tập trận với không quân các nước khác. Nếu coi chủng loại và kiểu cỡ (liên quan đến vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu không người lái) và hệ thống trong không gian (như hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS, vệ tinh do thám) là một biểu tượng, thì tình hình cho thấy, Không quân Trung Quốc tuyệt đối không thua kém không quân các nước khác trên phương diện yếu lĩnh thông hiểu cách sử dụng lực lượng không quân hiện đại. Tuy nhiên, 1687 máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba. Ngoài khoảng 144 máy bay J-10, 243 máy bay Su-27/30 và 72 máy bay JH-7A, còn lại đều là máy bay chiến đấu J-7, J-8 thế hệ cũ. Máy bay chiến đấu JH-7A của Trung Quốc. Ngoài ra, liên đội hàng không của Hải quân Trung Quốc sở hữu khoảng 311 máy bay chiến đấu, trong đó bao gồm 24 máy bay chiến đấu Su-30 Flanker và 84 máy bay ném bom chiến đấu JH-7, còn lại là máy bay phiên bản thay đổi của J-7 và J-8. Có khoảng 15 máy bay chiến đấu J-15 (phiên bản Trung Quốc của máy bay chiến đấu Su-33) sẽ được triển khai cho tàu sân bay Varyag của Hải quân Trung Quốc. Mặc dù Không quân và Hải quân Trung Quốc có số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba tương đối lớn, thậm chí máy bay chiến đấu tiên tiến có số lượng nhiều hơn một chút, nhưng những máy bay chiến đấu này có được dùng để thực hiện nhiệm vụ truyền thống hay không vẫn còn chưa biết. Xét thấy quan điểm “không đánh mà khuất phục được người khác” của “Binh pháp Tôn Tử” có sức ảnh hưởng rất lớn, vị thế chủ đạo của Lục quân Trung Quốc và kinh nghiệm tác chiến tương đối có hạn của Không quân Trung Quốc, việc dựa dẫm của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc vào lực lượng tên lửa của nước này có thể sẽ cao hơn mức bình thường. Những vũ khí có số lượng rất nhiều này có thể sẽ được dùng cho giai đoạn bắt đầu của cuộc xung đột biên giới, qua đó truyền đi quyết định chính trị của Trung Quốc và duy trì tiêu hao mức độ thấp. J-10 Trung Quốc. Do yếu tố địa hình, cách các sân bay ở Tứ Xuyên và Vân Nam rất xa (khoảng cách từ nam Tây Tạng đến Thành Đô – Tứ Xuyên và Côn Minh – Vân Nam là 1.600 – 1.800 km), hơn nữa do tác động của độ cao so với mặt nước biển của các sân bay ở Tây Tạng, cho nên các hoạt động tác chiến của máy bay chiến đấu cất cánh từ sân bay Tây Tạng bị hạn chế. Điều này có thể sẽ buộc Trung Quốc phụ thuộc vào tên lửa thông thường. Ngoài ra, khi máy bay Trung Quốc ngắm chuẩn các mục tiêu trong biên giới của Ấn Độ, việc thông qua không phận của Myanmar và Bangladesh cũng có vấn đề. Nhìn vào khoảng cách thẳng tắp, thành phố Mandalay của Myanmar cách Calcutta 805 km, cách Tawang 821 km, cách Chennai 1.913 km. Hơn nữa, căn cứ ở đảo Great Coco của Myanmar chỉ có một đường băng dài 1.300 m, ở đây cách cảng Blair của Ấn Độ chỉ 284 km. Khả năng vận tải và tiếp nhiên liệu của Không quân Trung Quốc có hạn Bài viết cho rằng, điều này phải chăng có nghĩa là Không quân Ấn Độ không thể chống lại được đối thủ được xem là mạnh này, bảo vệ không phận của Ấn Độ? Câu trả lời là phủ định. Như đã nói ở trên, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ trong nội địa tương đối xa, cộng thêm lượng tải đạn của máy bay chiến đấu bị hạn chế nghiêm trọng ở các sân bay ở Tây Tạng - khu vực có độ cao so với mặt nước biển lớn, vì vậy khả năng tấn công thực tế có hạn. Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc. Không quân Trung Quốc có vài chiếc máy bay vận tải IL-76 và 10 chiếc máy bay tiếp dầu Tu-160 được tân trang. Nhưng, hiệu suất, tình hình huấn luyện và khả năng sử dụng của những máy bay này vẫn không được chắc chắn lắm. Nếu Hải quân Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, Không quân Ấn Độ có thể sẽ nhận lệnh tham chiến. Xét tới hành trình của máy bay, Không quân Ấn Độ sẽ buộc phải điều động biên đội máy bay chiến đấu Su-30 có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu trên không (FRA). Theo bài báo, biên đội máy bay tiếp dầu của Không quân Trung Quốc có quy mô không đủ, huấn luyện cũng thiếu, không thể bù đắp cho những hạn chế khi hoạt động ở các sân bay có độ cao so với mặt nước biển lớn. Ngoài ra, các sân bay ở Tây Tạng rất dễ trở thành mục tiêu của Không quân Ấn Độ, vì vậy rất dễ bị tấn công. Hiện nay, Không quân Ấn Độ có lượng máy bay chiến đấu khổng lồ và lượng nhỏ tên lửa thông thường lớp Prithvi. Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI ở miền đông Ấn Độ đang từng bước cải tiến, cộng với máy bay Mirage 2000 và MiG-20, Ấn Độ có thể chống lại sự tấn công của bất cứ lực lượng nào của Không quân Trung Quốc đóng tại Ladakh và miền nam Tây Tạng. Một khi biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI có đầy đủ sức mạnh, cộng với 126 máy bay chiến đấu đa dụng hạng trung và 40 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas được Không quân Ấn Độ nhập khẩu trong tương lai, tình hình của Ấn Độ chắc chắn sẽ được cải thiện. Đến năm 2020, Không quân Ấn Độ sẽ còn có triển vọng có được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Ấn-Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo. Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Bài báo viết, trước đây, Ấn Độ không hy vọng lắm vào việc triển khai lực lượng không quân mang tính tấn công. Ví dụ, trong thời gian chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, do sợ chiến sự leo thang, Ấn Độ không sử dụng lực lượng tác chiến của Không quân, cuối cùng đã bị thất bại. Sau 37 năm, trong cuộc xung đột Kargil năm 1999, việc sử dụng Không quân Ấn Độ lạc hậu, hơn nữa do lo ngại chiến sự leo thang, hành động của Ấn Độ đã bị hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo quân đội và chính trị Ấn Độ cần thiết phải chuẩn bị tốt cho việc thể hiện quyết tâm của Ấn Độ. Không có điều này, bất cứ vũ khí trang bị đắt giá nào đều vô ích. Bài báo cho rằng, nếu Không quân Pakistan và Không quân Trung Quốc hợp tác phát động tấn công, chiến tuyến phân bổ các nguồn lực của Không quân Ấn Độ chắc chắn sẽ kéo dài. Nhưng, cho dù trong tình hình đó, Không quân Trung Quốc-Pakistan muốn giành được chiến thắng cũng không dễ dàng. Khả năng Trung Quốc-Pakistan triển khai tấn công đồng bộ và phối hợp là rất nhỏ, nhưng Ấn Độ chắc chắn chuẩn bị tốt cho tình huống này. Xuất phát từ các nguyên nhân, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đều không thể triển khai một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn. Thứ nhất, mặc dù đối mặt với tình hình ngày càng tự tin của Pakistan, Ấn Độ cũng luôn tránh sử dụng vũ lực. Thứ hai, đối với Trung Quốc, do gần đây Mỹ tái khẳng định lợi ích của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho nên tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan và tranh chấp biển Đông phải lớn hơn nhiều. Thứ ba, Trung Quốc không còn là quốc gia bị cô lập như thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, Trung Quốc là một nước lớn kinh tế quan trọng, có lợi ích thương mại ở các khu vực trên thế giới, chắc chắn phải duy trì hình tượng một nước lớn có trách nhiệm. Thứ tư, việc nhập khẩu năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào tuyến đường vận tải trên biển (đặc biệt là tuyến đường ở eo biển Malacca), đã làm hạn chế sự lựa chọn chiến lược của bản thân Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay hoàn toàn không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột nhỏ cục bộ ở biên giới Trung-Ấn do sự hiểu ngầm về tình hình như “Tuyến kiểm soát thực tế”. Vì vậy, Ấn Độ cần lập tức đưa ra phản ứng quân sự/ngoại giao thận trọng, hạn chế thời gian và quy mô của cuộc xung đột nhỏ này. Đồng thời, Không quân Ấn Độ còn phải toàn lực tăng cường khả năng tự thân, đáp trả có hiệu quả và nhanh chóng đối với các đợt tấn công của Không quân Trung Quốc. Tên lửa đất đối đất chiến thuật Prithvi của Ấn Độ. Tương lai có thể nổ ra xung đột mang tính khu vực Bài báo cho rằng, tháng 8/2009, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Thượng tướng Sureesh Mehta nói rằng, Ấn Độ không tiến hành “đối kháng sức mạnh” với Trung Quốc, đề nghị Ấn Độ áp dụng phương án giải quyết có hàm lượng công nghệ hơn để ứng phó với các mối đe dọa, không nên chống lại nước đang trỗi dậy Trung Quốc. Tháng 7/2011, Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, Trung tướng PV Naik cho rằng, quy mô của Không quân Trung Quốc gấp 3 lần Không quân Ấn Độ. Những quan điểm này có sự khác biệt rất lớn so với quan điểm của các quan chức quân sự Ấn Độ trong thời gian 1960-1691. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đều đã khác trước rất nhiều. Tuy Trung Quốc có thái độ cứng rắn, nhưng sử dụng vũ lực thực tế lại là một chuyện khác. Hơn nữa, cho dù hành động phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu của Ấn Độ có chậm chạp thì cũng không còn bị động nữa. Máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 do Pháp sản xuất. Ấn Độ sở hữu loại máy bay này. Bài báo viết, hiện nay, Không quân Ấn Độ đang chế tạo radar có thể mang theo hạng nhẹ, cải thiện hạ tầng cơ sở sân bay, trang bị máy bay chiến đấu mới/máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái, hơn nữa hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không mang theo trên máy bay và máy bay tiếp dầu trên không đã tăng cường rất lớn sức mạnh trên không. Điều không may là, tất cả những vũ khí trang bị này đều mua từ nước ngoài. Công nghiệp quốc phòng chiến lược của Trung Quốc đã giành được tiến bộ kinh ngạc, nhanh chóng bước vào hàng ngũ những nước sản xuất và xuất khẩu vũ khí chính. Tuy kinh tế Ấn Độ cũng đang tăng lên, nhưng khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc vẫn luôn nới rộng. Cuối cùng, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là láng giềng, điều may mắn là, Quân đội hai nước hiện vừa không xảy ra xung đột, vừa không triển khai cạnh tranh. Yếu tố địa lý vẫn sẽ phát huy vai trò quan trọng, hơn nữa có thể sẽ tạo ra xung đột trong tương lai, nhưng có thể chỉ là mang tính khu vực. Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất, do Cục Phát triển Hàng không Ấn Độ (Aeronautical Development Agency) phụ trách nghiên cứu phát triển. Tejas bay thử có tốc độ Ma1. 1, bay ở độ cao 11.000 m. |
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011
>> Báo Hàn: Ấn Độ phóng Agni-5 làm TQ vô cùng căng thẳng
An ninh quốc gia của Ấn Độ ngày càng chịu sức ép lớn từ bên ngoài, khiến cho nước này đang đẩy nhanh phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới. Theo các nguồn tin từ báo chí nước ngoài, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch, nhanh nhất là vào tháng 12/2011 và chậm nhất là trước tháng 2/2012, sẽ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 có tầm phóng 5.000 km và có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Ngày 3/12, báo chí Hàn Quốc có bài viết cho rằng, kế hoạch này khiến cho Trung Quốc “vô cùng căng thẳng”, bởi vì những thành phố chủ yếu của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong phạm vi tầm phóng của quân đội Ấn Độ. Các loại tên lửa đạn đạo của Ấn Độ Tờ “Chosun Ilbo” Hàn Quốc dần nguồn tin từ Tân Hoa xã cho biết, tên lửa đạn đạo trên 5.000 km mới là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thực sự, những nước sở hữu loại tên lửa này chỉ có một số ít quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Nga và Anh. Agni có nghĩa là “Vulcan” (thần lửa), là tên gọi của dòng tên lửa đạn đạo Ấn Độ. Tờ “Chosun Ilbo” bình luận, nhà cầm quyền Ấn Độ có kế hoạch tiến hành phóng thử lần đầu tiên trong thời gian từ tháng 12/2011 đến tháng 2/2012, trong thời gian 2-3 năm sẽ tiến hành phóng 3-4 lần, sau đó trước sau năm 2014 sẽ triển khai Agni-5 cho lực lượng ở tuyến đầu. Đồng thời đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu phát triển phiên bản cải tiến của Agni-5 có tầm phóng lên tới 6.000 km. Kế hoạch này khiến cho Trung Quốc “cực kỳ lo lắng”. So sánh các loại tên lửa dòng Agni của Ấn Độ Có tờ báo Trung Quốc thậm chí cho rằng, trình độ phát triển tên lửa đạn đạo của Ấn Độ tuy lạc hậu từ 10 năm trở lên so với Trung Quốc, nhưng sau khi phát triển tên lửa này, những thành phố chủ yếu trên toàn lãnh thổ Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải đều nằm trong phạm vi tầm phóng của quân đội Ấn Độ. Tiến sĩ Saraswat của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO), người phụ trách chương trình tên lửa Agni cho biết: “Chúng tôi không nhằm vào Trung Quốc hoặc Pakistan. Chúng tôi sẽ thực hiện chính sách không sử dụng vũ khí hạt nhân trước, chỉ sử dụng loại tên lửa này để bảo vệ an ninh của Ấn Độ trong thời điểm khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của đất nước”. Tên lửa đạn đạo Agni-5 của quân đội Ấn Độ có tầm phóng 5.000 km,đặt Bắc Kinh, Thượng Hải của Trung Quốc trong tầm ngắm Nhưng, một nhà khoa học Ấn Độ khác nói thẳng rằng, Agni-5 sẽ trở thành “sát thủ Trung Quốc”, hoàn toàn không che giấu loại tên lửa này là nhằm vào Trung Quốc. Tên lửa Agni-2 của quân đội Ấn Độ |
Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011
>> Chiến lược hải quân của Trung Quốc
Hải quân Trung Quốc đang thực thi những chiến lược và nhiệm vụ cụ thể để vươn mạnh ra đại dương. Tờ “Bình luận quân sự độc lập” Nga đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Alexander Shihundorf và Nicholas Jiebin của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản - Viện Viễn Đông – Viện Khoa học Nga cho rằng, do sức mạnh Hải quân Trung Quốc được tăng cường, phòng tuyến trên biển của TQ tiếp tục mở rộng và củng cố, tiền tuyến phòng thủ trên biển cũng bắt đầu mở rộng ra đại dương. Ba hạm đội trên biển Các chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân là một trong ba quân chủng lớn độc lập của Quân đội Trung Quốc, có trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân nằm tại Bắc Kinh. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London-Anh thống kê cho hay, đến năm 2010, Hải quân Trung Quốc có tổng số 215.000 quân, lực lượng dự bị có tính tổ chức là 40.000 quân. Các binh chủng chủ yếu bao gồm lực lượng tàu nổi, lực lượng tàu ngầm, lực lượng không quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thuỷ quân lục chiến, ngoài ra còn có lực lượng phòng không, lực lượng đặc nhiệm, cơ quan hậu cần. Tàu khu trục 054A của Hạm đội Nam Hải - Trung Quốc Về thể chế tổ chức, Hải quân Trung Quốc do 3 hạm đội cấu thành, gồm: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội là quân đoàn chiến dịch, chiến lược chính của Hải quân Trung Quốc, Thủy cảnh khu là binh đoàn chiến thuật, chi đội tàu chiến (tương đương trung đoàn) và đại đội tàu chiến (tương đương tiểu đoàn) là lực lượng chiến thuật. Hạm đội Hải quân Trung Quốc có các khu vực hoạt động là các vùng biển tương ứng hay vùng biển xa chiến lược, mỗi hạm đội thực hiện nhiệm vụ trong một khu vực phòng thủ nhất định, trong thời bình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, khi chiến tranh xảy ra làm nhiệm vụ tác chiến. Theo các chuyên gia Nga, Hạm đội Bắc Hải có tiền duyên khu vực hoạt động từ đường bờ biển biên giới Trung-Triều (sông Áp Lục) đến thành phố cảng Liên Vân, giáp giới với Quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Tế Nam, kéo ra phía đông, bao gồm biển Bột Hải và Hoàng Hải. Hạm đội Bắc Hải có 9 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh ở Thanh Đảo và các căn cứ ở Lữ Thuận và Uy Hải. Hạm đội Đông Hải có khu vực hoạt động từ thành phố cảng Liên Vân đến huyện Đông Sơn, điểm cực nam của tỉnh Phúc Kiến, giáp giới với Quân khu Nam Kinh, kéo sang phía đông, bao gồm biển Hoa Đông. Hạm đội Đông Hải có 7 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh tại Ninh Ba và các căn cứ ở Thượng Hải, Hàng Châu, Ôn Châu, Phúc Châu, Hạ Môn. Hạm đội Đông Hải tập trận Còn khu vực hoạt động của Hạm đội Nam Hải được tính từ huyện Đông Sơn – Phúc Kiến đến biên giới Trung-Việt, bao gồm các tỉnh, thành phố duyên hải Trung Quốc, Đặc khu Hành chính Hồng Kông, biển Đông, eo biển Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippinese và kéo ra ngoài biển. Chiến lược chủ yếu Chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu giai đoạn một của Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tạo điều kiện giữ vững tăng cường sức chiến đấu một cách ổn định, xây dựng được cụm chiến đấu tàu chiến có mô hình tác chiến tốt, hoạt động có hiệu quả trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, gồm đảo Ryukyu, quần đảo Philippinese, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Mục tiêu giai đoạn hai của Kế hoạch này là, đến năm 2016, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc, có thể tiến hành hoạt động hiệu quả ở phạm vi chuỗi đảo thứ hai, hoạt động tự do ở quần đảo Kuril, đảo Okinawa, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline, New Guinea, biển Nhật Bản, biển Philippinese và quần đảo Indonesia. Tàu Thẩm Dương 051C số hiệu 115 của Hạm đội Bắc Hải Về lý luận, Hải quân Trung Quốc coi chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai là khu vực địa lý cơ bản của phòng tuyến trên biển Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích chi tiết các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là chiến tranh Iraq và Nam Tư, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia giai đoạn mới, trong đó một nội dung chủ yếu là chủ động phòng ngự. Dựa trên chiến lược phòng ngự chủ động trên biển tương ứng, Hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự xâm lược biển gần từ đại dương, bảo đảm phòng không duyên hải và phòng ngự chống đổ bộ, ngăn chặn đối phương chiếm ưu thế chủ đạo ở khu vực duyên hải Trung Quốc, thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển; tạo điều kiện an ninh để bảo vệ các hoạt động trên biển cũng như các hoạt động khác của Trung Quốc ở lãnh hải, khu kinh tế, thềm lục địa và khu vực biển xa; tạo điều kiện tốt cho các quân chủng khác hoạt động ở hướng duyên hải; bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển quan trọng; bảo đảm an ninh trên biển cho các tàu thuyền và cơ sở dân sự của Trung Quốc. Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cần tiến hành ngăn chặn hạt nhân tin cậy, đề phòng xâm lược hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn có sử dụng vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí chính xác cao có hiệu quả tác chiến tương đương vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Nguyên tắc chỉ đạo chiến lược phòng ngự chủ động của Hải quân Trung Quốc còn yêu cầu phối hợp hiệu quả và tiến hành các hành động trên biển, quy định các loại hình tác chiến tiến công và phòng ngự, chủ yếu là tổ chức phong toả trên biển và chiếm đoạt đảo, tiến hành nhảy dù và tác chiến đổ bộ, phá hoại tuyến đường giao thông trên biển, tiến hành tấn công các mục tiêu của đối phương trên biển, tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ cảng biển đóng quân, tiến hành tác chiến phòng không và chống đổ bộ, bảo đảm an toàn hàng hải. Nhiệm vụ chính trị ở nước ngoài Các chuyên gia Nga cho rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển và việc triển khai tuần tra chiến đấu thông thường của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc, bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược tác chiến ổn định ở khu vực triển khai, hoàn thành thuận lợi phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm - một trong những chức năng chính của Hải quân Trung Quốc. Với việc tăng cường uy tín và ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc và tiếng nói của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác tăng lên, Hải quân Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiệm vụ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tiến hành các hoạt động gìn giữ hoà bình, gây sức ép cho các bên xung đột thực hiện hoà bình. Căn cứ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc Nhiệm vụ này đã được ghi nhận trong các thoả thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Thông qua phương thức tổ chức tập trận chung trên biển với nước khác, Hải quân Trung Quốc thực hiện chức năng quốc tế này, bao gồm tập trận cứu trợ trên biển, sơ tán các thuyền viên gặp nạn, ứng phó với sự cố kỹ thuật, vận chuyển vật tư nhân đạo và trang bị hạng nặng, giúp tái thiết các công trình và nhà ở khu vực thiên tai. Tiến hành hợp tác tấn công cướp biển hay độc lập tiến hành hộ tống cũng có tác dụng quan trọng. Với việc sức mạnh tổng thể và vị thế cường quốc thứ hai thế giới của Trung Quốc được nâng lên, Hải quân Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ phô trương sức mạnh của Trung Quốc với bên ngoài, qua đó bảo đảm cho Trung Quốc hiện diện quân sự ở các đại dương trên thế giới (có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc), tập trung thông qua các hoạt động có tính chất phi quân sự để tuyên truyền phương châm chính trị của Trung Quốc, gây ảnh hưởng lên các nước khác. Đặc điểm có tính chất quân sự rõ ràng chủ yếu là tập trận, huấn luyện và tiến hành các chuyến thăm, trong đó bao hàm nhân tố sử dụng hoặc răn đe sử dụng vũ lực nhằm tác động đến một quốc gia hay nhóm quốc gia nào đó, buộc đối phương phải nhượng bộ. Hơn nữa trong tương lai không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay Theo các chuyên gia Nga, để loại bỏ tính chất can dự của khái niệm “điều động binh lực”, các nhà hoạt động quân sự Trung Quốc thường nhấn mạnh, hành động này không nhằm để bảo đảm sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài, mà nhằm có được khả năng điều động binh lực tới các khu vực đặc biệt. Báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc hàng năm của Mỹ cho rằng, cấp cao Trung Quốc từng nhấn mạnh, khả năng điều động binh lực là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Theo đó, cần sử dụng các biện pháp có thể, nhanh chóng nâng cao khả năng tiến hành cơ động nhanh chóng lực lượng và vũ khí của quân đội ở tất cả các hướng lục, hải, không quân. Những năm gần đây, Trung Quốc và các nước Đông Á, Đông Nam Á khác xảy ra xung đột ngày càng kịch liệt trong tranh chấp chủ quyền biển đảo và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa. Các nước này không chỉ được Mỹ ủng hộ, mà còn được Mỹ cam kết bảo vệ quân sự, khiến cho Trung Quốc phải thận trọng hơn khi quy hoạch khu vực phòng thủ của các hạm đội; căn cứ vào tình hình khách quan như sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực về quân sự, chính trị và kinh tế, sự xuất hiện của vũ khí mới, sự tăng cường sức chiến đấu của vũ khí trang bị hải quân và phương thức sử dụng mới, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tương ứng một cách thích hợp. Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan Các chuyên gia Nga cho rằng, vịnh Bột Hải có vị trí địa lý, hình dáng đặc biệt, đã trở thành khu vực phòng thủ trên biển rất tốt, không những khiến cho các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương khó tiếp cận được, hơn nữa còn là khu vực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm khá lý tưởng. Đồng thời, tàu chiến Trung Quốc có thể tự do ra vào biển Hoàng Hải, hỗ trợ cho Hạm đội Bắc Hải có thể kiểm soát hiệu quả Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc và các hoạt động của tàu chiến Mỹ (triển khai ở các căn cứ tại Nhật Bản) ở biển Hoàng Hải. Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094 Do Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến, cộng với khả năng tham gia của Hàn Quốc, một nhiệm vụ rất quan trọng khác của Hạm đội Nam Hải là ngăn chặn tàu chiến của các nước này tiến vào khu vực có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa của Trung Quốc. Các chuyên gia Nga cho biết, vấn đề Đài Loan vẫn là vấn đề mà Trung Quốc rất lo ngại và tiếp tục quan tâm, mặc dù những năm gần đây, bầu không khí căng thẳng hai bờ đã giảm xuống rõ rệt. Mặt khác, chính phủ Tổng thống Obama tuyên bố chuẩn bị bán cho Đài Loan vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ USD, bao gồm UH-60, hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3, tên lửa chống hạm Harpoon. Để ủng hộ Đài Loan xây dựng hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo và trinh sát tự động hoá, Mỹ còn cung cấp cho Đài Loan hệ thống xử lý thông tin đa năng phức tạp nhất về công nghệ. Ngoài ra, Mỹ còn chuyển nhượng không hoàn lại cho Hải quân Đài Loan tàu quét mìn hiện đại. Điều làm cho Trung Quốc bất an hơn là, Đài Loan còn gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến của Mỹ-Nhật. Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp ứng phó, ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ rõ cần toàn lực ngăn chặn Mỹ cuốn vào xung đột eo biển Đài Loan trong bất cứ tình huống nào. Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để ứng phó với mối đe doạ Mỹ can thiệp vấn đề Eo biển Đài Loan, cần phải tiếp tục ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, đặc biệt là mở rộng phạm vi đáp trả, bảo đảm có được khả năng tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến đối phương khi tiếp cận khu vực tác chiến Tây Thái Bình Dương, đồng thời tích cực xây dựng cụm chiến đấu tàu chiến duyên hải của Trung Quốc. Trung Quốc sử dụng “lực lượng chống can dự” chủ yếu nhằm ngăn chặn thế lực bên ngoài can thiệp xung đột eo biển Đài Loan, được sử dụng các loại lực lượng, vũ khí để tiến hành các hoạt động phong toả, bảo đảm đoạt được quyền kiểm soát khu vực eo biển Đài Loan, ngăn chặn cụm chiến đấu tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực chiến đấu theo giả thiết hoặc thực tế. Để hoàn thành nhiệm vụ chống can dự, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng toàn diện các lực lượng, vũ khí trang bị, sử dụng các thủ đoạn như trên không, mặt biển, dưới biển, phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy, tác chiến điện tử và tác chiến thông tin, xây dựng và hoàn thiện sách lược vận dụng linh hoạt các lực lượng và vũ khí trang bị, cuối cùng hình thành hệ thống tác chiến đa tầng độc lập với nhau, bảo đảm cho khu vực hoạt động có hiệu quả của Trung Quốc bao trùm Tây Thái Bình Dương - vùng biển nước sâu trên 1.500 km. Giáo sư Đại học Quốc phòng Mỹ Bernard Coward cho rằng, trong 10 năm tới, cùng với Không quân, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là công cụ chủ yếu tác động đến nhà cầm quyền Đài Loan. Tập trận phóng thẳng tên lửa Nếu Trung Quốc có thể triển khai thuận lợi tuần tra và phong toả cho dù chỉ có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân đa năng, duy trì trong vòng 1 tháng, Đài Bắc chắc chắn sẽ đưa ra quyết định tốt nhất là đàm phán với Bắc Kinh, chứ không triển khai các hoạt động chiến đấu quy mô lớn. Nhưng các nhà lý luận quân sự TQ hoàn toàn không loại trừ khả năng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời tính đến phương án hành động tác chiến liên hợp giữa các quân chủng, bảo đảm toàn diện tiến hành đổ bộ liên hợp hải, không quân ở ven bờ Đài Loan. Trong các chiến dịch đổ bộ bờ biển, Hải quân sẽ đóng vai trò mang tính quyết định, Lục quân, Không quân và Lực lượng Nhảy dù Bộ binh Trung Quốc cũng sẽ tham gia. Hải quân cần bảo đảm các trang bị đổ bộ trên biển, hộ tống lực lượng đổ bộ đến khu vực đổ bộ, chiếm lấy trận địa trên bờ biển, đồng thời tạo điều kiện có lợi cho Lực lượng đổ bộ của Hải quân, Lực lượng Nhảy dù Bộ binh của Không quân đổ bộ ở ven bờ Đài Loan, yểm trợ cho lực lượng đổ bộ phòng bị sự tấn công từ trên biển và trên không của đối phương, bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho khu vực xuất phát, vùng biển vượt qua và khu vực đổ bộ, chế áp lực lượng phòng ngự chống đổ bộ của đối phương, triển khai các hành động chống tàu ngầm, quét mìn, ủng hộ và bảo đảm cho đổ bộ chiếm đóng bờ biển, đồng thời tích cực cấp cứu và sơ tán thương binh. Biển Hoa Đông - cửa ngõ trên biển Các chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu chủ yếu của chiến lược xây dựng hiện đại hoá và phát triển lâu dài của Hải quân Trung Quốc là tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng, nâng cao và hoàn thiện trình độ xây dựng các lực lượng có chất lượng, bảo đảm ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình hình khó dự đoán ở eo biển Đài Loan. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và thực tế hơn là ngăn chặn quân đội Mỹ điều động lực lượng tới khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chủ yếu là biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan và vùng biển xung quanh. Hộ tống trên đại dương Chuyên gia Nga cho rằng, biển Hoa Đông luôn được coi là cửa ngõ trên biển của Trung Quốc, hiện biển Hoa Đông cũng được Trung Quốc gọi là khu vực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược mang tính nguyên tắc đối với việc bảo đảm an ninh quân sự quốc gia. Biển Hoa Đông hội tụ nhiều tuyến đường giao thông trên biển quan trọng, có tài nguyên hải sản và nghề cá phong phú, khu vực thềm lục địa còn có trữ lượng dầu khí và kim loại hiếm phong phú. Tại khu vực này, Trung-Nhật luôn có xung đột gay gắt trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư. Mùa hè năm 2010, tàu chiến của Cục Bảm đảm An ninh Biển Nhật Bản đã dùng vũ lực bắt giữ tàu cá và thuyền viên của Trung Quốc, khiến cho quan hệ hai nước tụt dốc nhanh chóng. Tàu chiến hai nước thường xuyên đối mặt và không nhượng bộ lẫn nhau tại khu vực này. Hải quân lục chiến tập trận đột kích trên biển Quy mô hiện diện của tàu chiến TQ ở biển Hoa Đông, gần đảo Điếu Ngư lớn hơn một chút so với Nhật Bản, hơn nữa tàu chiến Trung Quốc hầu như thường trú ở đó. Để xác lập đặc quyền của mình ở khu vực thềm lục địa biển Hoa Đông, gần đây Trung Quốc tích cực khảo sát và nghiên cứu tình hình đáy biển Hoa Đông, phía chính quyền giải thích là hoạt động này nhằm thăm dò dầu khí, nhưng trên thực tế còn có thể là đang xây dựng sơ đồ chi tiết về sự thay đổi độ sâu đáy biển và thềm lục địa đáy biển. Điều này rất quan trọng trong bảo đảm cho hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc. Chuyên gia Nga cho rằng, đầu năm 2010, 10 tàu chiến Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục trang bị tên lửa) đã đi vào khu vực đảo cực nam của Nhật Bản về phía tây, máy bay trực thăng tuần tra của Trung Quốc 2 lần bay sát trên không gần tàu khu trục Nhật Bản. Một khi Trung-Nhật bùng phát xung đột, và lại không thể nhanh chóng hoà giải, Mỹ có thể can thiệp. Trong tình hình đó, sự phát triển của tình hình sẽ rất nguy hiểm, quy mô chiến tranh khu vực có thể sẽ mở rộng. Trên thực tế, đằng sau tranh chấp trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư, đã phát hiện 4 mỏ dầu khí lớn ở khu vực thềm lục địa của hòn đảo này. Thường xuyên tập trận đổ bộ Các chuyên gia nhận định, trữ lượng dầu khí của nó có thể sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng đối với cung ứng năng lượng cho Trung Quốc hoặc Nhật Bản trong thời gian khá dài. Mặc dù năm 2006, Trung-Nhật từng đạt được thoả thuận gác lại tranh chấp, cùng khai thác các hòn đảo tranh chấp, nhưng xung đột nghiêm trọng giữa hai bên đến nay vẫn chưa chấm dứt. Biển Đông và eo biển Malacca Các chuyên gia Nga cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, thiết bị công nghệ cao và linh kiện có liên quan. Tuyến đường giao thông trên biển chủ yếu để đưa dầu mỏ nhập khẩu từ vịnh Péc-xích về Trung Quốc, phải chạy qua Eo biển Malacca và biển Đông, đây cũng là tuyến đường quan trọng chiến lược để hàng hoá Trung Quốc đi ra thị trường thế giới. Tàu chiến Lan Châu và Côn Lôn Sơn hoạt động trên Ấn Độ Dương Vì vậy, hai khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nếu phong toả eo biển Malacca có thể phá hoại tự do thương mại của tuyến đường giao thông ở biển Đông, chắc chắn khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn, cuối cùng đe doạ đến sự ổn định của Trung Quốc. Trung Quốc cho rằng, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy hoà bình. Để bảo đảm hệ thống căn cứ cảng trong khu vực hoạt động ngày càng mở rộng của cụm chiến đấu Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ tích cực tiến hành xây dựng hiện đại hoá các căn cứ hải quân hiện có, mà còn đang xây dựng các căn cứ mới và căn cứ tiền duyên. Hiện nay, căn cứ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc được xây dựng ở vịnh Á Long, khu vực lân cận Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ở đây bảo vệ nghiêm ngặt, có thể đồng thời neo đậu một số tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân đa năng, cũng như các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay. Các công trình ngầm của căn cứ đầy đủ, có thể bảo đảm cho tàu ngầm đa năng phóng ra biển qua 3 đường hầm, bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển rất quan trọng. Công trình này không chỉ có thể bảo đảm khả năng sinh tồn và tính ổn định trong chiến đấu khá cao của tàu ngầm Trung Quốc, hơn nữa còn có thể bí mật triển khai cụm tấn công tàu ngầm, răn đe đối phương tại khu vực chiến lược quan trọng nhất, đặc biệt là biển Đông. Các chuyên gia Nga cho rằng, gần đây Trung Quốc còn coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ neo đậu của hải quân ở ven bờ Ấn Độ Dương. Để củng cố vị thế của mình ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký thoả thuận với Sri Lanka cung cấp viện trợ kinh tế xây dựng khu cảng biển Hambantota, tích cực viện trợ xây dựng cảng biển container và hạ tầng cơ sở tương ứng. Tên lửa hạm đối không SA-N-6 trang bị cho tàu chiến 051C Động thái tham gia xây dựng cảng nước sâu Gwadar – Pakistan của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Cảng biển này có vị trí chiến lược rất quan trọng, cách biên giới Pakistan và Iran chỉ 70 km, cách eo biển Hormuz 400 km, là nơi tuyến đường biển xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh phải đi qua. Hải quân Trung Quốc nếu đóng quân tại cảng biển này, sẽ bảo đảm an toàn cho tuyến đường biển nhập khẩu dầu mỏ của mình, đồng thời kiểm soát tuyến đường biển cung ứng dầu khí của các nước Đông Nam Á, hơn nữa phần nào còn có thể hạn chế tự do hoạt động của Hải quân Mỹ. |
Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011
>> Trung Quốc đưa tên lửa tới gần biên giới Ấn Độ
Bắc Kinh đã nhanh chóng cải thiện hạ tầng cơ sở gần biên giới giáp Ấn Độ để có thể sử dụng cho các mục đích quân sự.
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn nguồn tin từ tờ Tin nhanh Ấn Độ ngày 26/8, trích báo cáo mới nhất của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sau khi cho chạy thử tàu sân bay Varyag, Trung Quốc dường như sẽ bổ sung cho lực lượng hải quân nước này một số tàu sân bay nữa trong vài năm tới. Tên lửa hạt nhân Trung Quốc(ảnh minh họa) Cũng theo báo cáo, do tiếp tục không tin tưởng lẫn nhau và xuất hiện những căng thẳng trong quan hệ song phương cũng như tranh cãi về vấn đề lãnh thổ, Trung Quốc đã triển khai thêm các tên lửa hiện đại tầm trung CSS-5 nhằm răn đe Ấn Độ. Theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh đã nhanh chóng cải thiện hạ tầng cơ sở gần biên giới giáp Ấn Độ để có thể sử dụng cho các mục đích quân sự và đã triển khai các tên lửa mới gần biên giới để răn đe New Delhi. Cụ thể, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã triển khai các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân CSS-2 IRBM sử dụng nhiên liệu lỏng cùng với loại tên lửa CSS-5 IRBM sử dụng nhiên liệu rắn hiện đại hơn và có khả năng cao hơn trong việc đối phó với hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương ở gần biên giới Ấn Độ. |
Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011
>> 'Trung Quốc có 1 thì Ấn Độ có 2 tàu sân bay'
Một sĩ quan Hải quân Ấn Độ cho rằng tuyên bố của Trung Quốc về tàu sân bay đầu tiên sẽ chạy thử trên biển vào cuối năm nay đang gây chấn động trên toàn thế giới.
Tuy nhiên Ấn Độ cũng cảm thấy không quá lo ngại dù điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ chen lấn không gian chiến lược ở Ấn Độ Dương. Thứ nhất, dù tàu sân bay này có đi được biển vào năm 2012-2013 thì Trung Quốc cũng phải mất thêm một số năm nữa để nắm vững nghệ thuật phức tạp của việc điều khiển máy bay tiêm kích trên một sân bay di động trên biển, rồi còn phải biến toàn bộ hoạt động của tàu sân bay thành một pháo đài di động, vũ khí tiến công mạnh. Trong khi đó, tính đến nay, Ấn Độ đã có “nghề” điều khiển những chiếc tàu sân bay “boong phẳng” được 50 năm từ sau khi hạ thủy chiếc tàu INS Vikrant, cùng với phi đội máy bay Sea Hawk vào năm 1961. Hiện nay Hải quân Ấn Độ đang điều khiển tàu INS Viraat 28.000 tấn với 11 máy bay tiêm kích Sea Harrier hạ cánh thẳng đứng. Một quan chức Hải quân Ấn Độ nhận xét: “Tàu sân bay có thể đi được 600 hải lý/ngày (khoảng 25 hải lý/giờ) rõ ràng là phương tiện để thay đổi thế trận. Nhưng phải mất rất nhiều thời gian để điều khiển nó một cách có hiệu quả xét về góc độ học thuyết hạm đội và sách lược, đào tạo và kỹ thuật". S quan này cho rằng điều đáng lưu ý ở đây là Trung Quốc có được tàu sân bay đầu tiên bằng cách tu sửa lại con tàu sân bay hoen rỉ 67.000 tấn mang tên Varyag do Liên Xô chế tạo dở dang trong những năm 1980. Thứ hai, Ấn Độ đã chuẩn bị “biên chế” các phi đội MiG-29K, những máy bay tiêm kích siêu âm đầu tiên mà họ có được, cho tàu sân bay Vikramaditya (hiện là tàu Đô đốc Gorshkov) mà phía Nga sẽ bàn giao vào đầu năm 2013. Hơn nữa, tàu sân bay 40.000 tấn do Ấn Độ tự đóng lấy tại cảng Cochin “sẽ được hạ thủy trong vài tháng tới” sẽ đi vào hoạt động vào năm 2015. Với những gì có được về công nghệ tàu sân bay, Ấn Độ đang nhằm mục tiêu có được 2 “Nhóm tàu sân bay - tiến công” (CBG) được trang bị các máy bay tiêm kích, máy bay trinh sát, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu khu trục nhỏ và tàu tiếp dầu vào năm 2015. Về phương diện này, hiện nước Mỹ đã có đến 11 CBG để triển khai sức mạnh trên toàn cầu. Viên sĩ quan này khẳng định: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ mang lại cho Ấn Độ những khả năng tấn công biển thực thụ chưa từng có. Với khả năng tiếp dầu trên không và tầm hoạt động tăng gấp đôi cùng với các tên lửa vượt tầm ngắm (BVR) và tên lửa chống tàu có điều khiển, bom thông minh và trang bị tên lửa, những chiếc MiG-29K sẽ tăng khả năng chiến đấu lên gấp 4 lần so với các máy bay tiêm kích Sea Harrier.” Hải quân Ấn Độ đã có 11 trong số 45 máy bay MiG-29K mà Ấn Độ đã đặt hàng với hóa đơn trên 2 tỷ USD. Hai bên đã nhất trí bàn giao tàu Vikramaditya cho Ấn Độ vào đầu năm 2013 sau khi đã nâng giá khời đầu năm 2004 từ 974 triệu lên 2,33 tỷ USD. Cuối cùng, viên sĩ quan quả quyết: “Tàu sân bay Vikramaditya sẽ bắt đầu chạy vào cuối năm 2011 sau các thử nghiệm về độ cản và rẽ nước. Sau đó sẽ tiến hành các thử nghiệm rộng rãi khác trên biển. Hơn 150 sĩ quan và thủy thủ Ấn Độ đã được đưa sang Nga đào tạo. Đợt tiếp theo sẽ sang vào tháng 1/2012”. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)