Một tên lửa hành trình mới đã được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân Nga.
Một tên lửa hành trình mới đã được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov cho biết vào thứ ba (20/3).
Tuy nhiên ông không cung cấp bất kỳ thông tin cụ thể nào về loại tên lửa này, chỉ nói rằng đó là một loại tên lửa tầm xa. Tư lệnh không quân Nga, Tướng Alexander Zelin trước đó cho biết tên lửa hành trình mới được phát triển bởi công ty quốc phòng Raketnoye Taktitcheskoye Vooruzhenie (Tactical Missile) và các thông số kỹ thuật của nó sẽ được bảo mật. Ông cũng cho biết thêm các tên lửa mới sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tên lửa Kh-55 Douglas Barrie, một nhà phân tích chiến tranh hàng không của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, cho biết các loại tên lửa mới có khả năng là Kh-555 hoặc Kh-101/102. Kh-555 là một loại tên lửa mới biến thể của Kh-55 - tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân, đã được sử dụng từ năm 1984 trên các máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160. Kh-101 là tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga, cùng với một biến thể của nó là Kh-102. Trang web Globalsecurity.org đưa tin Kh-101 đã được phóng thử vào tháng 10 năm 1998. Một số nguồn tin khác lại cho hay Kh-101 là một phiên bản mới của Kh-555. Serdyukov cũng cho biết phi đội Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear của Nga sẽ được hiện đại hóa. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Vladimir Drik trước đó thông báo lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân sẽ nhận được hơn 10 chiếc máy bay ném bom Tu-160M Blackjack kiểu mới vào năm 2020. Các máy bay ném bom kiểu mới sẽ được điều chỉnh để có thể mang tên lửa hành trình và các loại bom tiên tiến khác. Zelin cho biết, trong tháng 1, Không quân đã triển khai kế hoạch nâng cao khả năng chiến đấu của các tên lửa không-đối-không. Điều này sẽ giúp tăng cường đáng kể hiệu quả hoạt động của của các phi đội chiến đấu. Trước tiên, tên lửa sẽ được trang bị cho các máy bay đánh chặn MiG-31BM Foxhound và sau đó sẽ được sử dụng cho các máy bay chiến đấu khác. Tướng Zelin đã không cho biết thông tin về các tên lửa được trang bị nhưng các chuyên gia tin rằng nó có thể là K-37M, hay còn được gọi là RVV-BD, hoặc AA-X-13 Arrow the định danh NATO. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Tu-160. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Máy bay Tu-160. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
>> Tên lửa hành trình mới của Không quân Nga
Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011
>> Vũ khí phi hạt nhân uy lực nhất
Nga đã sản xuất và thử nghiệm thành công bom chân không được trang bị trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160 và được gọi là "Cha các loại bom" Theo các chuyên gia quân sự Nga, sức mạnh và độ hủy diệt của bom chân không hoàn toàn có thể so sánh được với đầu đạn hạt nhân. Các chuyên gia nhấn mạnh rằng, loại vũ khí này không gây ô nhiễm môi trường, giá thành để sản xuất cũng rẻ hơn nhiều so với sản xuất đầu đạn hạt nhân. Sự phát triển của loại vũ khí này hoàn toàn không vi phạm bất cứ điều ước nào của luật pháp quốc tế. Trước đó, Mỹ là quốc gia đầu tiên phát triển và thử nghiệm thành công bom chân không vào năm 2003. Tại thời điểm đó, quả bom chân không của Mỹ được mạnh danh là “mẹ của tất cả các loại bom”. Nga cũng đã phát triển một lối đi riêng của mình cho bom chân không, và được đặt tên là “cha của tất cả các loại bom”. Các thông số ghi nhận từ thử nghiệm cho thấy “Cha của các loại bom” vượt trội hơn nhiều so với “Mẹ của các loại bom”. Cha của các loại bom được trang bị cho máy bay ném bom chiến lược Tu-160. Bom chân không của Nga có khối lượng ít hơn của Mỹ nhưng sức mạnh của vụ nổ lại lớn hơn 4 lần, nhiệt độ tỏa tại tâm của vụ nổ cao hơn 2 lần, diện tích sát thương cao hơn 20 lần so với bom chân không của Mỹ. Nguyên tắc hoạt động của bom chân không cũng khá đơn giản, chủ yếu dựa trên quá trình oxy hóa. Tương tự như vụ nổ khí metan trong các hầm mỏ, ứng dụng nguyên tắc của vụ nổ đám mây không khí UVCE. Tức là có thể tạo ra áp suất mà không cần có sự hiển diện của bình nén khí. Nguyên liệu chế tạo bom chân không thường được trộn một tỷ lệ nhất định giữa vật liệu nổ và chất oxy hóa, thông thường theo tỷ lệ 15% và 75%. Bom chân không sử dụng một loại đầu đạn đặc biệt có khả năng đốt cháy không khí tại tâm của vụ nổ từ đó tạo ra một vùng áp suất thấp. Vùng áp suất thấp này sẽ hút không khí từ xung quanh tạo thành một vùng không khí bị oxy hóa mạnh. Vùng không khí bị oxy hóa này sẽ tỏa ra xung quanh và tạo thành sóng xung kích phá hủy tất cả mọi thứ trong một bán kính nhất định. Bán kính tàn phá của bom chân không tùy thuộc vào vùng áp thấp do đầu đạn tạo ra. Vụ nổ của bom chân không tạo ra môt cột lửa hình nấm tương tự như vụ nổ hạt nhân. Bom chân không “Cha các loại bom” của Nga được chế tạo từ hỗn hợp bao gồm nhiên liệu lỏng chất oxit ethylene cùng với một lượng hạt nano nhôm năng lượng cao. Theo kết quả thử nghiệm, sóng xung kích tạo ra từ vụ nổ mạnh gấp 5-8 lần so với chất nổ thông thường. Phá hủy toàn bộ mọi thứ ở bán kính 90 mét từ tâm vụ nổ, ngay cả những cấu trúc cứng nhất. Phá hủy hoàn toàn các kết cấu bê tông cốt thép ở bán kính 170 mét từ tâm vụ nổ, phá hủy toàn bộ nhà cửa với tường xây thông thường ở bán kính 300 mét, phá hủy một phần cấu trúc nhà cửa ở bán kính 400 mét. Làm vở kính cửa ở bán kính 1120 mét, hạ gục một người ở bán kính 2290 mét. Tờ báo Telegraph của Anh gọi sự kiện thử nghiệm thành công bom chân không của Nga là “Một thách thức đối với phương Tây”. Bom chân không có nhược điểm là không thể sử dụng dưới nước. Song bom chân không lại tỏ ra rất hữu ích trong việc tiêu diệt đối phương ở trong các đường hầm căn cứ kiên cố. Tuy là vũ khí phi hạt nhân, nhưng với sức mạnh và sự tàn phá của nó, bom chân không vẫn được coi là một vũ khí giết người hàng loạt. Việc sử dụng vào chiến tranh của loại vũ khí này sẽ một thảm họa đối với nhân loại. Trong chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ cũng đã từng sử dụng một loại bom có nguyên tắc hoạt động tương tự là bom napan. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)