Từ nhiều năm nay, Mỹ đã nỗ lực phát triển máy bay ném bom tầm xa mới. Với năng lực chống tiếp cận ngày càng cao của Trung Quốc, Mỹ thực sự cần phương tiện này. Mỹ cần thế hệ máy bay ném bom mới để giải quyết những mối nguy cơ tiềm tàng. Liên quan đến vấn đề này, The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng David Deptula người tán thành kế hoạch máy bay ném bom chiến lược mới. >> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 1) Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn: - Tại sao không chỉ cần cải tiến các máy bay ném bom hiện tại để giải quyết các mối đe dọa trong tương lai? Liệu loại máy bay mới làm được gì mà những “đồng đội” được nâng cấp không thể? >> Pechora-2M, sự lựa chọn hợp lý của Việt Nam >> 'Lá chắn thép' bảo vệ vùng trời Tổ quốc Không quân đang sử dụng ba loại máy bay ném bom: B-52H, B-1B và B-2A. B-52 được thiết kế từ cuối những năm 1940 và chiếc cuối cùng được sản xuất từ năm 1962. Nó đã được cải tiến rất nhiều lần với tải trọng và phạm vi hoạt động rất tốt. Tuy nhiên, không có lần hiện đại hóa nào có thể thay đổi được những tính năng cơ bản của máy bay, như phần radar lớn, điều này khiến nó dễ bị phát hiện và gây tổn thương bởi hệ thống phòng không đơn giản. Vì vậy, qua nhiều thập kỷ, Lực lượng Không quân đã dựa vào B-52 để phóng tên lửa hành trình tầm xa. Các tên lửa hành trình rất hữu hiệu khi chống lại các mục tiêu đơn giản tại các vị trí biết trước, nhưng với thời gian bay dài và khả năng thâm nhập vào các mục tiêu chôn sâu hạn chế khiến chúng khó chống lại các mục tiêu phức tạp và di động đang ngày một nhiều. Thế hệ tên lửa hành trình hiện tại cũng thiếu tính năng tồn tại cần thiết để chống lại các mục tiêu được canh phòng cẩn mật. Trong khi Không quân Mỹ có kế hoạch phát triển một loại tên lửa hành trình tầm xa tàng hình để thay thế các tên lửa hiện tại, nhưng loại vũ khí như vậy sẽ rất tốn kém và chỉ được dùng với số lượng nhỏ tương ứng với số địa điểm nhắm tới trong một chiến dịch không quân chính (thường là từ 30.000 đến 40.000). Thiết kế của B-1 có từ những năm 1970 và chúng được sản xuất cuối những năm 1980. Chúng đã được thay đổi rất nhiều lần trong hơn 25 năm và khả năng “sống sót” cao hơn B-52 nhưng các đặc điểm thiết kế của B-1 cũng cho thấy những hạn chế cơ bản như khó có thể thâm nhập vào các lưới phòng không hiện đại. Vì vậy, B-52 sẽ được dùng chủ yếu trong vai trò "phân phối vũ khí" từ xa (có thể hiểu là ném bom, phóng tên lửa - ĐV). Máy bay ném bom tàng hình B-2 được hình thành từ những năm 1980 và chiếc cuối cùng được sản xuất cuối những năm 1990. Chúng được thiết kế để thâm nhập vào các hệ thống phòng không hiện đại nhất và là máy bay duy nhất của Không quân Mỹ có thể “sống sót” sau khi "phân phối" một lượng vũ khí lớn hay một số lượng lớn các loại vũ khí nhỏ trong một môi trường không khí tiêu cực. Tuy nhiên, Không quân Mỹ chỉ có 20 chiếc B-2, đạt 1/5 so với con số tối thiểu của lực lượng máy bay ném bom tàng hình cần thiết cho các chiến dịch không quân lớn tại Đông Á hay Tây Nam Á, và cần phải nhớ rằng, chiến lược quốc phòng mới kêu gọi các lực lượng tấn công toàn cầu phải có khả năng tiến hành đồng thời hai chiến dịch như vậy. >> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga Bên cạnh đó, do đối thủ của chúng ta có thể thích ứng được với sức mạnh quân sự của Mỹ bằng cách thu nạp thêm các hệ thống phòng không tiên tiến, các hệ thống di động hay các mục tiêu cứng rắn, khả năng của phi đội B-2 sẽ sớm bị bỏ lại phía sau so với nhu cầu ngày càng cao hiện nay. Nói cách khác, máy bay ném bom mới sẽ khôi phục trạng thái cân bằng giữa năng lực, công suất và nhu cầu của máy bay ném bom trong Không quân Mỹ. - Nếu phải dự đoán, ông nghĩ máy bay ném bom mới sẽ có hình dạng như thế nào và có những khả năng gì? Liệu chúng ta có đang nói về một chiếc B-2 rẻ hơn hay không? Như đã biết, trong chỉ đạo chiến lược mới của Tổng thống yêu cầu một loại máy bay ném bom tàng hình mới và chương trình Máy bay ném bom tấn công tầm xa (LRS-B) đã được đầu tư đầy đủ trong ngân quỹ của tài khóa 2013. Trong khi chương trình này đã được phân loại, thông tin về việc Không quân tiết lộ kế hoạch, cùng với khả năng của ngành công nghiệp không gian vũ trụ hiện tại, cho thấy loại máy bay ném bom mới có thể sẽ vừa rẻ hơn lại vừa có thêm nhiều khả năng hơn thế hệ đi trước. Hiện tại, kế hoạch này không phải là phủ nhận hay làm giảm bớt các năng lực của B-2. Những chiếc máy bay đó vẫn sẽ được duy trì cho tới khi loại máy bay mới được sản xuất vào giữa những năm 2020 và vẫn là hệ thống vũ khí đơn mạnh nhất trong kho vũ khí của Mỹ và B-2 vẫn sẽ đóng một vai trò thiết yếu trong chiến lược sức mạnh Mỹ trong ít nhất hai thập kỷ nữa. Điều đó có nghĩa là, B-2 được thiết kế cách đây 30 năm và sẽ tham gia phục vụ thêm 15 năm nữa. Trong khoảng thời gian đó, ngành công nghiệp này đã có những bước tiến vượt bậc trong công nghệ tàng hình, cả về mặt giảm tín hiệu radar và duy trì trạng thái “quan sát thấp”, cũng như đạt được thành tựu trong các lĩnh vực trọng yếu khác có thể tác động hoàn toàn tới năng lực LRS-B và chi phí sản xuất. Từ khi xuất hiện B-2, ngành công nghiệp không gian vũ trụ đã đạt được các bước tiến công nghệ tấn công vượt bậc trong lĩnh vực máy bay không người lái. Lực lượng Không quân đã thừa nhận LRS-B sẽ có thể là hệ thống có người lái hoặc không. Chúng tôi không nói đến các chiến dịch như của các UAV Predator. Đúng hơn, nếu Không quân thúc đẩy các công nghệ và chương trình hiện có, LRS-B sẽ trở thành UAV hiện đại nhất trong lịch sử, tượng trưng cho sức mạnh Mỹ. Hai chương trình phụ của UAV cũng được nêu ra. Đầu tiên là tự quản hệ thống, có thể được chia nhỏ thành các hạng mục quản lý chuyến bay độc lập và quản lý nhiệm vụ độc lập. UAV hiện đại nhất hiện nay, như Global Hawk của Không quân Mỹ, không cần đến một phi công theo nghĩa truyền thống bởi chúng có thể tự lái và thực hiện các chức năng nhiệm vụ nòng cốt, ví dụ như triển khai cảm biến... Và thế là, đưa cho chúng một kế hoạch nhiệm vụ và chúng có thể thực hiện từ đầu tới cuối mà không cần sự can thiệp của con người. Các trường hợp ngoại lệ xuất hiện khi các điều kiện thực thế có thay đổi trong kế hoạch, và người điều khiển tại trạm dưới mặt đất tải một kế hoạch mới cho máy bay. >> Hồ sơ về UAV RQ-170 Sentinel UAV trong tương lai sẽ không chỉ tự lái và thực hiện các nhiệm vụ đã lên kế hoạch trước một cách độc lập mà chúng còn có phần mềm quản lý nhiệm vụ tiên tiến, cho phép thực hiện các chức năng động, như đuổi theo các mục tiêu phòng không di động. Người điều khiển sẽ giữ vị trí quản lý trận chiến then chốt, nhưng UAV và phần mềm được cài đặt trên máy bay sẽ “gánh” phần lớn trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ trọng tâm. Công nghệ quản lý nhiệm vụ cũng cho phép một lượng người điều khiển nhỏ có thể kiểm soát số lượng lớn UAV. Ví dụ như, tôi biết rằng trong quá trình phát triển chương trình máy bay không người lái trang bị vũ khí của Hải quân (UCAS-D), các kỹ sư đã tiến hành thử nghiệm phần mềm đầu tiên cho phép 3 đến 5 người điều khiển có thể kiểm soát một lực lượng hỗn hợp với hơn 40 máy bay. Chương trình UAV thứ hai, cũng do UCAS-D phát triển, là tự nạp nhiên liệu trên không. Ngoài khả năng sống sót cao, thời gian tham gia chiến đấu siêu dài là các hệ thống hỏa lực trong tương lai. Bên cạnh việc thâm nhập và phá hủy hệ thống phòng không hiện đại, các hệ thống tương lại sẽ cần tiến hành hoạt động từ bên ngoài phạm vi của tên lửa đạn đạo và chúng phải có thời gian hoạt động dài để tìm và tiêu diệt các mục tiệu di động. Trong khi các phi đội máy bay ném bom hiện nay có thể luân phiên nhau trong thời gian dài và vượt qua thách thức về khoảng cách thì không ai có thể ngủ khi đã thâm nhập vào không phận của kẻ địch, vì vậy thời gian hoạt động trong vùng địch sẽ bị hạn chế rất nhiều, tùy thuộc vào sức chịu đựng của con người. Nói một cách tổng quát, máy bay ném bom có người lái chỉ có thể hoạt động trong một thời gian nhất định, sau đó phi hành đoàn cần tái nạp nhiên liệu và quay trở lại căn cứ. UAV chỉ bị hạn chế bởi các vấn đề như không gian trữ nhiên liệu và vũ khí, thời gian trung bình giữa các hệ thống tới hạn của nhiệm vụ. Với việc nạp nhiên liệu trên không, LRS-B không người lái sẽ có thể liên tục đi tới chỗ trữ nhiên liệu và quay trở lại trạm hoạt động chỉ trong 24 giờ trong một lần xuất kích đơn lẻ so với 5 tiếng cho máy bay ném bom có người lái. Con số gấp 5 về thời gian hoạt động chiến đấu cho một lần xuất kích này có thể cho phép một lực lượng khoảng 80-100 chiếc LRS-B, khiến một quốc gia có diện tích tương đương Iran ở trong trạng thái bị tấn công liên tục từ các căn cứ an ninh (như Diego Garcia). |
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012
>> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 2)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét