Nhân sự kiện Trung Quốc 2 lần cắt cáp tàu ngư chính của Việt Nam khiến cho tình hình trên Biển Đông trở nên căng thẳng và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong thời gian gần đây, VITINFO xin giới thiệu ngắn gọn bài của chuyên gia Grigory Lokshnin nói về quan điểm của Nga đối với xung đột trên Biển Đông và các đề xuất giải quyết tận gốc xung đột này. Căng thẳng leo thang Theo tác giả Grigory Lokshnin, tình hình trên Biển Đông đang lâm vào trạng thái rất nguy hiểm. Một số chuyên gia tham dự chuyên đề khoa học quốc tế tại Hà Nội năm 2009 còn so sánh diễn biến tình hình trong khu vực này với cuộc khủng hoảng Berlin năm 1948, còn Biển Đông được gọi là “Địa Trung Hải tương lai của châu Á” vì sự xung đột lợi ích của cả những quốc gia gần bờ và không gần bờ tại khu vực này. Chính vì sự xung đột lợi ích nên đây dần dần trở thành “điểm nóng” mới của hành tinh. Và thật đáng tiếc, “sức nóng của điểm nóng mới” này lại không ngừng tăng lên. Biển Đông nhìn từ Mũi Né (Ảnh: Wikipedia) Chuyên gia Lokshnin nhận định, tại khu vực này, cuộc chạy đua vũ trang và quân sự hóa những đảo thuộc Biển Đông – những hòn đảo đang trong vòng tranh chấp quyền sở hữu – vẫn đang tiếp tục. Đó là những đảo san hô và đá ngầm, và điều quan trọng nhất là tranh chấp thềm lục địa gần bờ khiến tình trạng va chạm, đầu mối xung đột, có tiềm năng biến thành xung đột và trong điều kiện nhất định có thể sẽ mở rộng hơn về thành phần tham gia và quân số lực lượng tham dự cũng như không gian bao trùm rộng lớn hơn là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề tranh chấp Biển Đông xuất hiện cách đây không lâu, khoảng 30-40 năm trước. Trong suốt khoảng thời gian từ đó đến nay, không có bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam, Philippines và những quốc gia quan tâm khác thuộc ASEAN, kể cả “sự gia cố” của Trung Quốc vào Công ước của LHQ năm 1982 về luật biển, thậm chí tuyên bố 2002 về những nguyên tắc hoạt động trên Biển Đông – tất cả đều không thể làm dịu bớt tình hình phức tạp tại đây. Diễn biến tình hình tại đây có khi “đóng băng” nhưng lại có lúc “trỗi dậy” cực kỳ nguy hiểm. Căng thẳng lại leo thang bắt đầu từ tháng 5/2009, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, là bắt nguồn từ phản ứng của lãnh đạo Trung Quốc đối với đăng ký về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam lên Ủy ban Ranh giới Biển của Liên Hợp Quốc. Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề diễn ra ở Hà Nội, Giáo sư đến từ Viện Quan hệ quốc tế của Trường Đại học tổng hợp Côn Minh, Li Jinming viện dẫn rằng, Biển Đông thuộc loại biển bán mở và vì những điều kiện địa chính trị, những quốc gia gần bờ không cần phải tham vọng đạt được ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của đặc khu kinh tế (EEZ). Vì thế, tất cả những đảo được công nhận (không tính những bãi san hô riêng rẽ) đều cần có đặc khu kinh tế rộng 200 hải lý và ranh giới thềm lục địa của mình. Theo ông, điều này khiến các đăng ký ranh giới thềm lục địa của các nước có tham vọng nhìn chung đều không được thỏa mãn, vì thế những đề xuất của các nước chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, dự thảo luật đưa những đảo chính thuộc Biển Đông vào diện tích lãnh thổ quốc gia tại các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông đã được thông qua và chúng dần trở thành một biểu tượng dân tộc nào đó và thậm chí trở thành điều kiện nhất định khẳng định tính chính thống của chính quyền, đối với họ những đảo này cần được bảo vệ bằng mọi giá. Tất cả những điều trên khiến tình hình ngày càng trở nên không xác định, không rõ ràng, khó giải quyết và không thể lường trước. Và mặc dù tất cả những bên tham gia tranh chấp, theo đánh giá của các nhà khoa học, đều hiểu rất rõ những nguy hiểm và hậu quả tiêu cực nếu sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết xung đột và cố gắng giải quyêt vấn đề bằng chính sách ngoại giao nhưng lịch sử dạy rằng, trong những điều kiện nhất định, người ta thường quên những công ước như trên. Chuyên gia Nga đưa ra cách tiếp cận giải quyết xung đột trên Biển Đông chia làm 3 giai đoạn: - Soạn thảo và thực hiện biện pháp gây dựng lòng tin - Xây dựng cơ cấu ngoại giao phòng ngừa - Thỏa thuận và thực hiện các biện pháp giải quyết những xung đột cụ thể. Tất cả đều đòi hỏi sự kiên nhẫn thực sự, ý chí chính trị vững vàng và nỗ lực to lớn. Rõ ràng, việc kí Tuyên bố 2002 về hành động của các bên trên Biển Đông đã mất khoảng 10 năm nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên ASEAN; còn hội đàm Nga – Trung về vấn đề này cũng kéo dài trong khoảng 30 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phụ thuộc lẫn nhau mà ở đó không ai có mong muốn sử dụng vũ lực. Xung đột trên Biển Đông và quan điểm của Nga Chuyên gia Lokshni dánh giá rằng, trong những công trình khoa học công bố tại nhiều quốc gia khác nhau về vấn đề này thì thực tế không có công trình nào nhắc đến những lợi ích, vai trò và quan điểm của Nga trong khu vực tranh chấp. Những ý kiến đưa ra tại Hội nghị ở Hà Nội năm 2009 về sự hiện diện những lợi ích sống còn của Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về quyền của Nga với tư cách là một quốc gia có lãnh hải lớn nhất thế giới và về việc sẵn sàng thực hiện những lợi ích mà không làm tổn hại đến ai đã nhận được sự quan tâm rõ rệt. Bởi lẽ trong lĩnh vực hợp tác, Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc cũng như với tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và APEC. Thực tế, Nga quan tâm không ít hơn những quốc gia khác trong việc nhằm ổn định khu vực có giá trị quốc tế bền vững này cũng như Nga quan tâm đến việc đảm bảo tự do hàng hải và giao thương trên biển ở khu vực này. Có cả những lợi ích kinh tế quan trọng của những công ty dầu khí của Nga đã nhiều năm hợp tác thành công với Việt Nam. Nga có quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam như là một đối tác chiến lược. Hợp tác chiến lược là hình thức tổ chức hoạt động chung của các quốc gia trong những lĩnh vực cơ bản, có tính đến tương lai lâu dài dựa trên sự công nhận những lợi ích của nhau, tôn trọng và tuân thủ những lợi ích của nhau và hướng tới đạt được những mục đích chung hoặc những mục đích quan trọng sống còn. Vì thế, Nga cũng như những quốc gia khác trong khu vực rất quan tâm đến diễn biến tình hình tại Biển Đông. Tháng 7/2009, phát biểu trước sinh viên tại trường Đại học tổng hợp Bangkok sau khi kết thúc phiên họp của diễn đàn ARF tại Phuket, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng Nga ủng hộ cấu trúc an ninh bình đẳng và hợp tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dựa trên những cơ sở tập thể và những nguyên tắc được công nhận và những nguyên tắc về quyền quốc tế và sử dụng đối thoại, thảo luận, hội đàm như là công cụ giải quyết những vấn đề phức tạp. Và khi ấy, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng khẳng định, không ai yêu cầu mỗi nước phải có ưu thế quân sự, củng cố sức mạnh quốc phòng, làm suy yếu an ninh của những quốc gia khác, xây dựng căn cứ quân sự và những liên minh quốc phòng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng hệ thống phòng thủ khu vực có khả năng gây mất cân bằng chiến lược. Theo ông, nên xây dựng cấu trúc thông qua ngoại giao đa phương, phát triển mối liên hệ giữa các tổ chức và các diễn đàn khu vực và điều quan trọng nhất – thông qua sự tin tưởng và tính đến những lợi ích của nhau. [Vitinfo news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mũi Né. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mũi Né. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
>> Xung đột trên biển Đông và quan điểm của Nga
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)