Chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đang tạo ra những đợt sóng xung động nhất định tại khu vực. Có lẽ, quốc gia “đứng ngồi không yên” chính là Trung Quốc. Liệu quốc gia tỷ dân này sẽ chọn phương án đối đầu hay hợp tác với người Mỹ? >> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ Coi Biển Đông là lợi ích quốc gia, song Mỹ đang tỏ ra thận trọng trước các tranh chấp trong khu vực Người Mỹ rút vào sau cánh gà Trở lại châu Á được coi là trọng tâm trong của Mỹ kể từ khi Tổng thống Barack Obama lên cầm quyền. Trong hai năm trở lại đây, những tuyên bố trực tiếp cộng với những hành động cụ thể đã chứng tỏ người Mỹ đang ráo riết trở lại khu vực chiến lược này. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây Mỹ lại thể hiện một thái độ “rất lạ” mà giới phân tích cho rằng “ông lớn” này đang muốn rút lui từ sân khấu chính về sau cánh gà. Nhận định này hoàn toàn có lý dựa trên sự phân tích các động thái mới đây của Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton từng tuyên bố Mỹ đã trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Biển Đông là lợi ích quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, ngay cả trong vấn đề rất “nóng” này, Mỹ cũng tỏ thái độ “trung lập” hiếm thấy. Trong chuyến thăm mới đây của Tông thống Philippines Aquino tới Mỹ, ông Obama đã tỏ ra hết sức thận trọng khi tránh đề cập trực tiếp tới Trung Quốc, nước đang trong trạng thái “đối đầu” với Philippines xung quanh việc tranh chấp chủ quyền bãi cạn Scarborough. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton trong cuộc gặp với ông Aquino cũng “thẳng thắn” tuyên bố Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông. Bên cạnh đó, bà Hilary Clinton cũng cho biết Mỹ luôn phản đối việc dùng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để theo đuổi chủ quyền. Trong cuộc họp báo mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ, tướng Martin Dempsey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ nhấn mạnh Mỹ sẽ can dự nhiều hơn thông qua xây dựng lòng tin và giảm bớt hiểu nhầm. Đây chính là một trong những điểm quan trọng trong chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Trung Quốc phải "chầu rìa" cuộc tập trận RIMPAC 2012 Đặc biệt, trong cuộc tập trận chung mang tên “Vành đai Thái Bình Dương 2012” (RIMPAC 2012), diễn ra từ cuối tháng 6 tới tháng 8/2012, Mỹ đã từ nguyện từ bỏ “vai diễn” chính. Năm nay, ngoài vị trí tổng chỉ huy, Mỹ đã nhường các vai trò chỉ huy then chốt khác lần lượt cho Canada, Nhật Bản và Australia. Cuộc tập trận RIMPAC 2012 kéo dài 55 ngày với 22 nước tham gia. Cuộc tập trận này lôi kéo gần như toàn bộ lực lượng trên biển của khắp các nước ở khu vực Thái Bình Dương tham gia với mục đích là đối phó với “khả năng đe dọa khu vực”. Dù có vai trò quan trọng trong khu vực nhưng Trung Quốc lại phải đứng “chầu rìa” khi không được mời tham dự. Điều này chứng tỏ, Trung Quốc vẫn là một mục tiêu tiềm tàng. Tuy nhiên, việc từ bỏ quyền chỉ huy then chốt mà Mỹ vẫn giữ trong các cuộc tập trận RIMPAC trước đây cho thấy Mỹ muốn né một Trung Quốc đang muốn trỗi dậy. Chỉ thay đổi cách thức Tuy nhiên, việc rút lui vào sau cánh gà không có nghĩa là Mỹ từ bỏ các mục tiêu đã đặt ra. Chẳng qua, đây chỉ là sự điều chỉnh cách thức thực hiện của Mỹ. Thay vì trắng trợn tiến hành một cuộc chiến quân sự thì giờ đây Mỹ nhẹ nhàng đặt những bước chân theo kế hoạch đã định để móc nối vào kết cấu chung của khu vực. Không những thế, có lẽ người Mỹ cũng không loại trừ mục tiêu làm “lãnh đạo” của kết cấu đó. Đã từ lâu, người Mỹ thể hiện sự “thèm khát” đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khu vực trải rộng từ Ấn Độ Dương tới bờ Tây nước Mỹ chiếm một nửa diện tích thế giới và có dân số gần 2 tỷ người. Khu vực này hiện cũng có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới và thể hiện sự năng động đầy sức sống. Trong thời buổi khủng hoảng này, Mỹ không thể bỏ qua khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tuy rút về sau cánh gà, song Mỹ vẫn tiếp tục chiến lược trở lại châu Á-Thái Bình Dương và đã thiết lập được "vòng vây" siết chặt Trung Quốc Mỹ trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương không phải để tham gia vào cuộc chơi mà muốn lãnh đạo cuộc chơi đó trên mọi phương diện, từ chính trị, kinh tế, ngoại giao cho tới quân sự. Để làm được điều này, người Mỹ đã đề ra 6 phương châm hành động gồm: tăng cường liên minh an ninh song phương; làm sâu sắc hóa quan hệ hợp tác với các nước mới nổi, gồm cả Trung Quốc; tham dự vào cơ cấu đa phương mang tính khu vực; mở rộng thương mại và đầu tư; tạo dựng sự hiện diện quân sự có cơ sở rộng khắp; thúc đẩy dân chủ và nhân quyền. Trong hai năm qua, chiến lược trở lại châu Á của Mỹ đang được thực hiện theo đúng kế hoạch đã vạch ra. Các mối quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia, Thái Lan được củng cố và tăng cường. Mỹ đã thiết lập được một hệ thống căn cứ vững chắc bao vây Trung Quốc. Về mặt quân sự, Mỹ đã tăng tốc dịch chuyển chiến lược về phía Đông. Trong điểm bố trí quân sự được chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ đã công khai, trong những năm tới sẽ bố trí 60% lực lượng hải quân tại khu vực này. Lựa chọn nào cho Trung Quốc? Trước các toan tính và bước đi của Mỹ, Trung Quốc thể khoanh tay ngồi nhìn. Nếu cứ mặc kệ để người Mỹ lấn sân trong khu vực mà Trung Quốc vốn được coi là “ông kẹ” thì Trung Quốc sớm hay muộn cũng bị chèn ép. Tuy nhiên, đối đầu trực diện với Mỹ là lựa chọn chẳng khôn ngoan gì với người Trung Quốc. Vậy lựa chọn còn lại là bắt tay với Mỹ. Bắt tay không có nghĩa là đồng minh của nhau. Trên thực tế, các đối thủ của nhau vẫn có thể có những cái bắt tay “nồng ấm”. Chiến lược và mục tiêu của Mỹ tại khu vực đã phần nào được công khai và sáng tỏ. Còn Trung Quốc, tuy luôn nói về cái gọi là an ninh và sự phát triển của khu vực, song không che giấu được tham vọng ngày càng lộ rõ của mình. Trung Quốc không những không muốn mất đi tiếng nói và sức ảnh hưởng trong khu vực, mà còn muốn giành quyền lãnh đạo khu vực. Trung Quốc không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự, song đối đầu với Mỹ không phải là lựa chọn khôn ngoan trước mắt Các bước đi thời gian qua cho thấy Trung Quốc không muốn đối đầu với Mỹ. Đó là tuyên bố của ông Tập Cận Bình về việc “mở rộng hai bờ Thái Bình Dương đủ không gian dung nạp hai nước lớn Trung-Mỹ”. Đó là quan hệ Mỹ-Trung theo kiểu C2 mà phía Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra tại Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung-Mỹ hồi tháng 5 vừa qua. Mối quan hệ này có thể được hiểu là quan hệ hợp tác, phối hợp và mang tính cộng đồng giữa Mỹ và Trung Quốc. Tại cuộc đối thoại, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng kêu gọi hai bên từ bỏ lối suy nghĩ lỗi thời rằng các cường quốc chắc chắn phải có quan hệ đối lập. Các học giả Trung Quốc cũng kêu gọi hai nước Trung-Mỹ hợp tác để “cùng nhau tiến bước”. Theo đó, việc Trung Quốc và Mỹ cùng tồn tại hòa bình trong khung kết cấu của châu Á-Thái Bình Dương là điều hoàn toàn hiện thực. Xét toàn cục, một cuộc đối đầu trực diện Mỹ-Trung sẽ chưa thể xảy ra trong tương lai gần. Cả Mỹ và Trung Quốc đều cần một khoảng lặng. Chính trong khoảng lặng này, hai “ông lớn” có thể bắt tay nhau, hợp tác trong thế đối đầu. (Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN ) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á – Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Châu Á – Thái Bình Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012
>> Trung Quốc sẽ bắt tay Mỹ?
Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012
>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ
Tàu hộ tống NS Satpura vừa có khả năng tàng hình, hỏa lực mạnh, vừa có tốc độ cực lớn, được cho là “át chủ bài” kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương. >> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ Tàu hộ tống tàng hình INS Satpura, Hải quân Ấn Độ. Ngày 10/6, Đài truyền hình New Delhi Ấn Độ cho rằng, dư luận thế giới đã đổ dồn về khu vực Nam Á và Ấn Độ Dương khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để chống lại Trung Quốc. Ấn Độ không nói không đồng ý với quan điểm của Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK. Antony thậm chí còn vòng vo nhắc tới Trung Quốc và tranh chấp biển Đông, cho rằng “phần lớn khu vực của vùng biển này không thể bị một nước hay tổ chức nào tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế”. Bài viết đặt ngược câu hỏi, “át chủ bài” bảo vệ quyền kiểm soát và địa vị ưu thế của Ấn Độ đối với khu vực Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương là gì? Đáp án rất có thể là tàu hộ tống tàng hình NS Satpura. “Trong việc ai phát hiện ra địch trước, công nghệ tàng hình sẽ làm cho chúng ta có thể bí mật tiếp cận kẻ thù và khi kẻ thù tìm kiếm bạn, gây nhiều khó khăn hơn cho kẻ thù” – Thiếu tá Hải quân Nitin Oberoi nói. Ngoài ra, tàu hộ tống này còn có một số đặc điểm khác. Nó đã trang bị một khẩu pháo tầm trung, có thể ngắm chuẩn mục tiêu cự ly gần; hệ thống phòng không Shtil có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào trong 30 km; tên lửa đất đối đất KLUB và tên lửa hải đối không Barak có thể tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời. Tàu INS Satpura của Hải quân Ấn Độ có tốc độ cực lớn, tăng cường khả năng cơ động khi tác chiến. Nhưng đây vẫn chưa phải là toàn bộ, tốc độ của chiếc tàu hộ tống này mới chính là thứ cải thiện sức mạnh của hải quân. Con tàu này dài gần 143 m, lượng choán nước đạt 6.200 tấn, tốc độ có thể lên tới 60 km/giờ. Điều này có nghĩa là, nó có thể bí mật tiếp cận mục tiêu, tấn công mãnh liệt và rút lui rất nhanh. Bài viết cho rằng, có một vấn đề rất rõ, đó là Ấn Độ có lẽ không gia nhập đội ngũ lớn chống Trung Quốc của Mỹ, Ấn Độ đã xây dựng “cơ bắp” và khả năng trên biển của mình để quản lý có hiệu quả khu vực Ấn Độ Dương. Biên đội Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cơ động. |
Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012
>> Siêu hạm của Ấn Độ sẽ xuất hiện ở Biển Đông ?
Từ chối hợp tác với Mỹ để có thể kiềm chế sức mạnh của Trung Quốc ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng Ấn Độ lại muốn đưa siêu chiến hạm ‘khủng’ nhất của mình gia tăng ảnh hưởng tại Biển Đông? >> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng >> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn >> Ấn Độ - Biển Đông, trong bàn cờ địa chính trị Đông Á Không hợp tác với Mỹ để hạn chế sức mạnh Trung Quốc nhưng Ấn Độ lại muốn tham gia tăng ảnh hưởng tại Châu Á Thái Bình Dương bằng việc định chiến chiến hạm khủng nhất của mình sớm tới Biển Đông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tìm cách hợp tác với Ấn Độ để cùng nhau hạn chế sức mạnh Trung Quốc. Ấn Độ từ chối nói rằng họ không chia sẻ với Mỹ về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ đã nói đến Trung Quốc và tranh chấp xung quanh Biển Đông: ‘Phần lớn của các vùng biển chung không thể được tuyên bố độc quyền cho bất kỳ một nước hoặc một nhóm nước’. Vì vậy, con át chủ bài của Ấn Độ trong việc đảm bảo kiểm soát và sự thống trị của mình đối với Ấn Độ Dương và khu vực châu Á-Thái Bình Dương là gì? Câu trả lời có thể là siêu chiến hạm INS Satpura. Tàu chiến tàng hình mới nhất trong biên chế của Hải quân Ấn Độ, INS Satpura sẽ đưa Hải quân Ấn Độ lên thêm 1 tầm cao mới , Ấn Độ là một trong sáu quốc gia trên thế giới sở hữu siêu chiến hạm tàng hình hiện đại đến như vậy. ‘Tàu chiến tàng hình cho phép chúng tôi tiến gần hơn đến kẻ thù và rất khó khăn để đối phương phát hiện ra chúng tôi’, Tướng Nitin Oberoi nói. Ngoài ra, con tàu còn có một số tính năng chưa từng có. Nó được trang bị hỏa lực mạnh để hủy diệt các mục tiêu gần, hệ thống phòng không có thể phá hủy bất cứ thứ gì trong vòng bán kính 30 km, các tên lửa đối hải Klub bắn trúng mục tiêu ngoài đường chân trời cùng với hệ thống tên lửa đánh chặn Barack. Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á Thái Bình Dương. Tính năng tàng hình và tăng cường hỏa lực không phải là tất cả, tốc độ của nó cũng là một lợi thế. INS Satpura là một tàu chiến lớp Shivalik dài 143 mét, tàu chiến 6.200 tấn. Nó có thể đạt tối đa tốc độ 30 hải lý (khoảng 60 km mỗi giờ). Con tàu có thể lẻn sâu vào lãnh hải đối phương, tấn công nhanh và rút đi nhanh chóng. Tất cả mọi thứ từ động cơ đến vũ khí đều được tự động hóa hoàn toàn. Nó có thể được khởi động bằng cách nhấn nút thông qua máy vi tính, có nghĩa là nguồn nhân lực ít hơn và điều kiện làm việc tốt hơn. Trong năm năm tới, Hải quân Ấn Độ sẽ bổ sung thêm ít nhất 46 tàu cho hạm đội của mình, nó cũng sẽ có hai tàu sân bay vào cuối năm. Tàu sân bay thứ hai của Ấn Độ, INS Vikramaditya, sẽ tham gia hạm đội này cùng với ba tàu khu trục tàng hình. Bên cạnh INS Chakra - tàu ngầm hạt nhân - gia nhập hạm đội trong năm nay, INS Arihant - tàu ngầm hạt nhân được hỗ trợ sẽ mang tên lửa hạt nhân đang được xây dựng ở Ấn Độ sẽ thử nghiệm trên biển trong năm nay. Ấn Độ đang vươn lên trở thành sức mạnh mới không kém gì Trung Quốc ở Châu Á - Thái Bình Dương Hải quân cũng sẽ nhận được tàu khu trục tàng hình lớp Kolkata vào năm tới. Một điều rõ ràng là: Trong khi Ấn Độ có thể không tham gia với Mỹ để chống lại Trung Quốc, nó tự phát triển cơ bắp để có thể trở thành lực lượng đảm bảo an ninh trong khu vực không thua kém gì bất cứ quốc gia nào ở Châu Á - Thái Bình Dương. |
Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012
>> Tàu chiến Mỹ sẽ đe dọa an ninh châu Á-Thái Bình Dương
Mỹ triển khai thường trú 4 tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore sẽ ảnh hưởng đến an ninh châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không mang tính quyết định. Tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới của Mỹ. Một chương trình quân sự trên Đài tiếng nói Trung Quốc đưa tin, ngày 10/5 quan chức Hải quân Mỹ tiết lộ, cùng với việc Mỹ từng bước mở rộng khả năng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ sẽ cử chiếc tàu chiến kiểu mới đầu tiên là tàu USS Independence đến Singapore vào mùa hè năm 2013, thời gian triển khai dài tới 10 tháng. Mỹ dự kiến trong tương lai sẽ trang bị 55 tàu chiến đấu duyên hải, trong đó 4 tàu được cử đến đồn trú ở Singapore, tốp tàu chiến này sẽ triển khai theo phương thức bố trí luân phiên. Mỹ sẽ còn tăng triển khai tàu chiến ở Philippines và Thái Lan. Tàu chiến USS Independence có đặc điểm gì? Mỹ đóng quân ở Singapore gây ảnh hưởng thế nào đến tình hình châu Á-Thái Bình Dương? Về vấn đề này, phóng viên Trung Quốc đã phỏng vấn giáo sư Vương Bảo Phó, Đại học Quốc phòng Trung Quốc. USS Independence có uy lực tác chiến duyên hải lớn Tàu chiến USS Independence là một loại tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới, thích hợp cho tác chiến biển gần, nó từng lần đầu tiên xuất hiện trong “diễn tập quân sự Vành đai Thái Bình Dương (Pacific Rim)” diễn ra 2 năm 1 lần, tổ chức vào năm 2010. Tàu chiến đấu duyên hải USS Independence , Mỹ. Vương Bảo Phó cho rằng, tàu USS Independence có chức năng chủ yếu nhất là tác chiến kiểu mô-đun, nó có thể tiến hành chiến đấu với các phương thức tổ hợp khác nhau tùy thuộc vào nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra, khi tác chiến ở khu vực biển gần, nó có tốc độ khá nhanh, hỏa lực cũng tương đối mạnh, chức năng đa dạng, không chỉ có khả năng chống tàu ngầm, còn có thể chống thủy lôi, chống tàu nổi…, cộng với kiểu dáng của nó không lớn, khoảng 2.000-3.000 tấn, cho nên tác chiến ở duyên hải tương đối có uy lực. Mỹ một mặt tập trung phát triển tàu chiến gần bờ đa chức năng, mặt khác có kế hoạch thu nhỏ quy mô tàu chiến cỡ lớn. Vương Bảo Phó phân tích, sau khi bước vào thế kỷ 21, chiến lược biển của Mỹ có sự thay đổi to lớn, sự phát triển “từ biển tới bờ” là đặc điểm chính. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đặc biệt là sau sự kiện 11/9, Mỹ cảm thấy tác chiến của hải quân phần lớn là đến vùng biển duyên hải của đối phương, của nước khác để tác chiến. Phát triển tàu chiến đấu duyên hải chính là vũ khí trang bị được phát triển dựa trên sự thay đổi này. Cho nên, nó là một sản phẩm của sự thay đổi toàn bộ tư tưởng tác chiến trên biển của Mỹ, đặc biệt là sự chuyển đổi lực lượng chiến lược của hải quân. Singapore dựa Mỹ về an ninh, Mỹ thấy Singapore có giá trị chiến lược Singapore nằm ở eo biển Malacca có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, 1/3 vận tải dầu thô, gần 40% thương mại toàn cầu đều phải đi qua tuyến đường quan trọng có tính chất “yết hầu” này. Đối với việc Mỹ lựa chọn triển khai tàu chiến đấu duyên hải kiểu mới tại Singapore, Vương Bảo Phó cho rằng, trước đây, Mỹ và Singapore đã sớm có thỏa thuận về tiếp tế hậu cần trên biển, tàu sân bay Mỹ có thể neo đậu tại căn cứ hải quân Changi của Singapore để tiến hành các hoạt động như tiếp tế hậu cần và sửa chữa. Vương Bảo Phó cho rằng, lần này Mỹ đưa tàu chiến đấu duyên hải đến thường trú tại Singapore tiếp tục là một nội dung rất quan trọng trong phát triển quan hệ hợp tác quân sự song phương. Singapore sở dĩ sẽ đồng ý cho Mỹ triển khai tàu chiến này thực chất là do đã nhìn thấy được vị trí và giá trị chiến lược độc đáo của Singapore: Không chỉ kề sát eo biển Malacca, mà còn là điểm tựa chiến lược rất quan trọng của toàn bộ hướng Đông Nam Á. Mặc dù Singapore luôn thực hiện tư tưởng chiến lược quan trọng cân bằng nước lớn về chính trị đối ngoại, nhưng nhìn vào góc độ an ninh, chủ yếu vẫn dựa vào Mỹ. Còn đối với Mỹ, sau khi quyết định chuyển trọng tâm chiến lược tới châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là sau khi Mỹ đưa ra “Phương hướng Chiến lược Quốc phòng” vào đầu năm nay, quân Mỹ cử tàu chiến đấu duyên hải tới thường trú ở Singapore là một bước đi rất quan trọng thực hiện phương hướng chiến lược này. Tàu ngầm Mỹ vừa đến Philippines và neo đậu tại cảng biển của nước này. Ảnh hưởng tới tình hình châu Á-Thái Bình Dương, nhưng không có vai trò quyết định? Vương Bảo Phó phân tích, Mỹ triển khai tàu chiến ở Singapore sẽ có ảnh hưởng nhất định tới tình hình an ninh trên biển ở châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai. Nhưng, bất cứ một loại vũ khí trang bị nào kể cả tàu sân bay hay tàu chiến đấu duyên hải của Mỹ, cho dù đã triển khai chúng ở một khu vực, thì cũng không thể gây ảnh hưởng mang tính quyết định tới cán cân sức mạnh quân sự của toàn bộ khu vực. Bởi vì, tình hình an ninh và cán cân sức mạnh trên biển của bất cứ khu vực nào đều liên quan đến nhiều phương diện, không phải do một loại vũ khí nào đó quyết định. Vịnh Subic của Philippines là tiền duyên chiến lược để quân Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương. |
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012
>> Vì sao châu Á nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới ?
Kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%.
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm của Thụy Điển mới đây đưa ra bản báo cáo về thị trường thương mại vũ khí toàn cầu.
Theo bản báo cáo này, Ấn Độ đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Ngoài ra, năm quốc gia nhập khẩu vũ khí hàng đầu khác đều tập trung ở châu Á. Các nhà phân tích cho rằng, sở dĩ các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có sự gia tăng đáng kể về vũ khí trang bị là xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và chiến lược dịch chuyển sang phía Đông mới đây của Mỹ. Tên lửa BrahMos Block 2 của Ấn Độ Theo báo cáo của Trung tâm phân tích xu hướng buôn bán vũ khí toàn cầu cho biết, từ năm 2007 đến năm 2011, xuất khẩu vũ khí toàn cầu tăng trung bình 24% so với năm năm trước đó, trong đó, năm nước nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới đều là những quốc gia châu Á. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu vũ khí trang bị của các nước châu Á-Thái Bình Dương chiếm gần một nửa thị trường vũ khí toàn cầu với 44%; châu Âu đứng thứ hai với 19%. Tại sao các quốc gia châu Á lại gia tăng chi tiêu quốc phòng nhiều đến như thế? Các chuyên gia phân tích cho rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia mới nổi đảm bảo cho họ khả năng tăng nhanh cho phí cho quốc phòng. Những năm gần đây là giai đoạn quan trọng để các nước châu Á-Thái Bình Dương đầu tư cho quốc phòng. Indonesia rất quan tâm đến loại tăng T-90 của Nga Chi tiêu quân sự của các nước châu Á trong những năm gần đây tăng mạnh, có một số lý do sau: thứ nhất, nằm ở chính các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Singapore. Thứ hai, hầu hết, nền quốc phòng các nước này trước đây đều không được đầu tư nhiều, bởi vậy bây giờ họ phải tăng cường đầu tư để có thể đáp ứng được tình hình thay đổi của thế giới. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Ấn Độ là quốc gia đi đầu về nhập khẩu vũ khí, năm 2012 ngân sách quốc phòng của Ấn Độ sẽ tăng lên đến 42 tỷ USD, tăng 17% so với năm ngoái. Các chuyên gia cho rằng, Ấn Độ đang không hài lòng với vị trí số một tại khu vực Nam Á, mục tiêu chiến lược của nước này mở rộng tầm ảnh hướng của mình ra nhiều khu vực khác nữa. Cùng với đó là tiềm lực quân sự của Ấn Độ còn nghèo nàn, chủ yếu là những vũ khí đã cũ và lạc hậu. Xe bọc thép Bronco của Singapore Ngoài ra, trong năm trở lại đây, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí lớn của thế giới, kim ngạch xuất khẩu vũ khí chiếm thứ 3 thế giới. Theo các chuyên gia đánh giá, việc các nước châu Á đang tăng cường nhập khẩu vũ khí không phải không có liên quan đến chiến lược quay lại châu Á của Mỹ, bởi Hoa Kỳ muốn thông qua việc xuất khẩu vũ khí để thắt chặt quan hệ với các đồng minh của mình tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chuyên gia phân tích quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Ân Trác cho biết: “Mục tiêu đầu tiên trong chiến lược quay lại châu Á của Mỹ là tăng cường quan hệ quân sự với các đồng minh, điều này được thực hiện thông qua bán các vũ khí cho các nước này. Đây được coi là bước đi cực kỳ quan trọng”. Trung Quốc đang muốn mua chiến đấu cơ Su-35 của Nga Trong thời gian gần đây, với những căng thẳng ngày căng gia tăng tại bán đảo Triều Tiên và khu vực Biển Đông. Để đảm bảo được an ninh quốc gia trước tình hình như vậy, các nước tại khu vưc châu Á-Thái Bình Dương không có cách lực chọn nào khác là phải tăng cường nhập khẩu vũ khí trang bị. Với những diễn biến phức tạp tại khu vực, các chuyên gia cho rằng, một cuộc chạy đua vũ trang tại khu vực châu Á là không tránh khỏi. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự Trung Quốc không đồng tình với quan điểm này. Trung Quốc cho rằng, các nước châu Á tăng cường nhập khẩu vũ khí chủ yếu là do tình hình khu vực không ổn định. Các nước châu Á đang muốn tăng cường phòng ngự chứ không có ý định tạo ra một cuộc xung đột nào. Hiện nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc đã xuống vị trí thứ tư, giảm đáng kể so với trước đó. Nước này đang muốn tự nghiên cứu chế tạo vũ khí trang bị thay vì nhập khẩu từ nước ngoài. |
Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011
>> Hải quân Australia: Riêng một góc trời
Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Australia ưu tiên phát triển hải quân có khả năng tác chiến vùng biển xa, độc lập triển khai kiểm soát biển trong khu vực tích cực can dự quân sự vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Hải quân Australia ra đời năm 1901, cùng lúc thành lập Liên bang, lúc đầu gọi là Hải đoàn quân Liên bang, đến năm 1909 đổi thành Hải quân Hoàng gia Australia. Khi đại chiến 2 nổ ra, một phần vì phụ thuộc nhiều vào Anh, Chính phủ Australia đã tuyên chiến với Đức ngày 3/9/1939 và sẵn sàng tham chiến ở Đông Nam Á, Thái Bình Dương. Trong ba quân chủng còn non trẻ và mỏng lực lượng, thì Hải quân được coi là khá nhất với 2 tàu tuần dương hạng nặng, 4 tuần dương hạng nhẹ, 5 tàu khu trục, 2 tàu hộ vệ và một số tàu tuần tiễu ven bờ. Các chiến hạm Australia đã đụng trận đầu tiên ở Địa Trung Hải, rồi lần lượt tác chiến trên vùng biển Bắc Phi, Trung Đông, Nam Âu và Tây Âu. Ở phía Đông Nam Á, lực lượng này đã tham chiến ở vùng biển Malaysia và Indonesia. Do vậy, Hải quân thu được nhiều kinh nghiệm cho tác chiến và xây dựng lực lượng sau này. Từ sau đại chiến thế giới 2 đến nay, quân đội Australia trong đó có hải quân đã tham gia một số cuộc chiến tranh với lực lượng nhỏ, nhưng tham gia diễn tập rất nhiều. Tàu hải quân các nước Australia, Pháp, Canada, Mỹ, Nhật...tham gia tập trận RIMPAC 2010. Các cuộc diễn tập mà hải quân nước này thường xuyên tham gia gồm RIMPAC với gần 20 nước ở châu Mỹ, Milan ở Nam Á và Đông Nam Á, Kakadu với 7 nước ở vùng biển Australia, Bersama Padu ở Malaysia với 5 nước. Bộ tư lệnh Hải quân Australia hiện nay (đóng ở thủ đô Canberra) có 5 thành phần chính là: Bộ tư lệnh hạm đội (ở căn cứ Stirling, đây cũng là căn cứ của tàu ngầm và tàu khu trục Anzac); Bộ tư lệnh Không quân Hải quân; Bộ tư lệnh yểm trợ; Bộ tư lệnh huấn luyện và Bộ tư lệnh hỗ trợ bảo vệ bờ biển. Bộ tư lệnh hạm đội là thành phần quan trọng nhất, có các biên đội tàu ngầm, tàu tuần tiễu, tàu đổ bộ, tàu quét mìn, tàu khảo sát phục vụ, tàu huấn luyện. Bộ tư lệnh không quân hải quân có các phi đội trực thăng chống ngầm, chống tàu mặt nước, bảo đảm, huấn luyện. Chiến lược ngăn chặn nguy cơ trên biển Xác định là một “cường quốc hạng trung”, có nền kinh tế rất phát triển đất rộng mênh mông ở Nam bán cầu, giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhưng Australia đánh giá tình hình “châu Á không còn như xưa”, sẽ xảy ra nhiều diễn biến phức tạp hơn, nhiều điểm tranh chấp hơn. Do đó, nước này “tập trung tăng cường khả năng tác chiến của lực lượng hải quân nhằm chặn đứng, đẩy lùi các cuộc tấn công trên biển cũng như để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế”. Hiện nay, chủ trương này dựa vào sức mạnh Hải quân Australia, nằm ở “bộ 3” tàu ngầm, tàu hộ vệ và tàu đổ bộ hiện đại. Tên lửa hóa tàu ngầm Đội tàu ngầm Australia hiện có 6 chiếc lớp Collino, mỗi tàu trang bị tên lửa chống hạm chiến thuật Harpoon UGM-84C, 6 ngư lôi 533mm. Đây là loại tàu ngầm điện – dieszel truyền thống lớn nhất thế giới do Australia tự đóng. Tên lửa hành trình đối hạm UGM-84 phóng từ tàu ngầm. Tuy nhiên, với chủ trương quốc phòng trên, 6 tàu ngầm là chưa đủ. Theo ông Paul Dibb, tác giả Sách trắng quốc phòng Australia năm 1987, các tàu ngần này cần được đóng tại Australia, và được trang bị vũ khí tầm xa có hỏa lực mạnh như các tên lửa hành trình. Cụ thể, lực lượng tàu ngầm này cần phải có khả năng chiến đấu trong khu vực kéo dài từ phía đông Ấn Độ Dương đến phía nam Thái Bình Dương và cả các vùng biển thuộc Đông Nam Á, bao gồm cả Biển Đông, đến các đại dương phía Nam. Bên cạnh đó, các tàu ngầm cần có khả năng phối hợp tác chiến với hải quân các nước đồng minh trong các trận chiến cường độ cao. Vì vậy, Australia đang có kế hoạch đóng 12 tàu ngầm tầm xa với mức chi phí ước tính khoảng 36 tỷ USD. Trong đó, các tàu ngầm đầu tiên sẽ được biên chế hoạt động từ năm 2020. Cũng theo kế hoạch các tàu ngầm mới sẽ được trang bị tên lửa hành trình Tomahawk nhằm nâng cao khả năng tác chiến và vai trò răn đe. Đầu tư tàu đổ bộ, hướng tới biển xa Trên mặt nước, đội tàu hộ vệ của Australia có 12 tàu gồm 4 chiếc thuộc lớp Adelaid và 8 chiếc thuộc lớp Anzac. Chiến hạm lớp Adelaid trang bị tên lửa đối hạm Harpoon RGM-84C, tên lửa phòng không SM-1MR, ngư lôi 324mm, 1 pháo 76mm, 2 trực thăng Seahawk 70B chống ngầm. Còn tàu hạm lớp Anzac trang bị tên lửa phòng không Sea Sparrow, ngư lôi, 1 pháo 127mm, 1 trực thăng SH-2G. Tương đối yên tâm với sức mạnh này, Hải quân Australia tập trung đầu tư vào các tàu đổ bộ. Đầu tháng 3/2011, Hải quân Australia vừa hạ thủy tàu đổ bộ lớn nhất có tên HMAS Canberra dài 230,8m, rộng 32m, lượng giãn nước từ 27.851-30.700 tấn. Đây có thể coi là tàu sân bay cỡ nhỏ với những vũ khí trang bị được gọi là “siêu phẩm” của nước này. Sự kiện hạ thủy tàu đổ bộ trực thăng loại lớn HMAS Canberra, đưa hải quân Australia gia nhập hàng ngũ các quốc gia sở hữu các tàu đổ bộ trực thăng cỡ lớn. Cấu tạo tàu đổ bộ HMAS Canberra. HMAS có tốc độ tối đa 20,5 hải lý/h, tầm hoạt động 9.000 hải lý liên tục 50 ngày đêm trên biển. Tàu đáp ứng các yêu cầu của tác chiến đổ bộ đại dương, chở 1.000 sĩ quan và lính cùng 150 xe tăng (M1A1) xe thiết giáp. Boong tàu rộng, cho phép 6 trực thăng hạ cánh hay cất cánh cùng một lúc. Khoang dưới tàu chứa 16 máy bay hạng nặng hoặc 24 máy bay hạng trung, nhẹ. Trên tàu có bệnh viện đầy đủ trang bị. Vũ khí trên tàu có 4 pháo bắn nhanh M242 cỡ 25mm. Hệ thống phòng thủ tên lửa có radar Giraffe quét xa trăm km, các thiết bị điện tử, tích hợp hoạt động... tiếp tục được lắp đặt. Trước khi tàu sân bay nhỏ Canberra hạ thủy, Australia đã mua của Anh tàu đổ bộ Largs Bay 16.000 tấn chở được 700 lính hải quân đánh bộ và 24 xe tăng. Trong 4 năm tới sẽ có tiếp tàu đổ bộ HMAS Adelaide. Ba tàu này nằm trong kế hoạch toàn diện chiếm lĩnh biển xa và gần trị giá 9 tỷ USD. Trong 20 năm tới, Australia theo đuổi chương trình canh tân Hải quân. Trong đó, sẽ biên chế 12 tàu ngầm hiện đại thay thế 6 chiếc lớp Collino, 8 tàu khu trục, 1 tàu đổ bộ HMAS Adelaide, 16 tàu chiến khác, 24 trực thăng săn ngầm, các tên lửa hành trình tầm xa… Hải quân Australia có 13.000 người (Không quân hải quâng 1.000) với 80 tàu trong đó có 6 tàu ngầm, 12 tàu hộ vệ, 5 tàu đổ bộ cỡ lớn, hơn 20 tàu phục vụ....Máy bay hải quân hơn 50 chiếc chống ngầm S-70B-2, SH-2G...hỗ trợ chiến đấu AS-350BA. [BDV news] |
Thứ Ba, 26 tháng 7, 2011
>> Mỹ có nên mở rộng căn cứ quân sự ở Australia?
Sự trỗi dậy của Trung Quốc khiến Mỹ phải lưu tâm. Có ý kiến cho rằng cường quốc này nên tăng cường quân sự ở Australia nhằm kiềm chế Trung Quốc. Trong một bài luận gần đây, Tiến sĩ Toshi Yoshihara - một nhà nghiên cứu về chiến lược chính trị Trung Quốc, trường ĐH Hải chiến, đảo Rhodes, Hoa Kỳ đã đưa ra ý kiến cần tăng cường hơn nữa sự hiện diện của đội quân xứ cờ hoa tại Australia, đặc biệt là hải quân. Triển khai kế hoạch này sẽ khẳng định và nâng cao vị thế của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, đồng thời đối phó với Trung Quốc – đất nước đang phát triển mạnh mẽ nhưng đồng thời cũng bị coi là yếu tố tiềm ẩn gây bất ổn khu vực. Tiến sĩ Toshi Yoshihara. Ý kiến này xuất phát từ sự quan sát đánh giá về tiềm lực quân sự Mỹ và thỏa thuận tại Hội đàm quân sự Australia – Mỹ năm 2010. Phân tích của Tiến sĩ Yoshihara chỉ ra rằng Mỹ nên mở rộng hơn nữa các căn cứ và cơ sở quân sự ở châu Á Thái Bình Dương vượt ra khỏi những khu vực mà Trung Quốc có thế gây ảnh hưởng trong tương lai. Trong chiến lược đó, Australia có vị trí quan trọng. Sở dĩ nói vậy là bởi khoảng cách từ Australia đến các khu vực Mỹ quan tâm là rất thích hợp. Những cơ sở vật chất và căn cứ sẵn có ở Australia có ý nghĩa lâu dài mang chiều sâu chiến lược. Chúng có thể bổ sung, thậm chí thay thế cho các căn cứ quân sự Guam và Diego Garcia. Tuy nhiên ý kiến này không hoàn toàn được ủng hộ. Theo ông Ron Huisken tại Đại học Quốc gia Australia, phản ứng này là không cần thiết và đã vượt quá phạm vi phân tích. Ông Ron Huisken Thậm chí ông còn cho rằng, kiến nghị của ông Yoshihara trong thời điểm hiện tại có thể truyền đi những tín hiệu chính trị sai lầm. Nếu Mỹ làm vậy, các nước đồng minh, bè bạn sẽ dấy lên mối nghi ngờ rằng Mỹ đã trở nên yếu ớt và phải “chật vật” trong việc kiềm chế Trung Quốc. Năm 1992, Mỹ rời các căn cứ quân sự ở Philippines và chỉ để lại khoảng 100.000 nhân viên quân sự để thực hiện các nhiệm vụ. Sau đó Mỹ đã phải mất khá nhiều thời gian để khôi phục lòng tin về các khu vực Mỹ cam kết. Quả thực sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc đang gia tăng không ngừng. Song mặc dù còn tồn tại nhiều khó khăn kinh tế, Mỹ vẫn có thể kìm hãm Trung Quốc trong vài năm tới. Hai cường quốc Mỹ, Trung và các quốc gia khác trong khu vực Đông Á mới chỉ bắt đầu kiểm tra các cơ hội nhằm thiết lập một luật chơi chung sao cho phù hợp với các bên. Mỹ có quan hệ khá rộng và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ. Về khoản này, Trung Quốc vẫn còn thua kém. Có nhiều tín hiệu trái ngược nhau về việc liệu Trung Quốc có muốn nuôi dưỡng mối quan hệ quốc tế rộng rãi và thật lòng hay không. Ông Huisken nhấn mạnh, "Điểm mấu chốt là chúng ta vẫn có cơ hội để thiết lập hòa bình và ổn định của khu vực Đông Á dựa trên một cơ cấu quyền lực mới và rộng hơn một cách an toàn”. Tăng cường sự hiện diện của Mỹ về cơ bản là không thay đổi gì nhiều. Hơn nữa nếu xảy ra vào thời điểm này có thể sẽ không làm cải thiện các chi phí và mối quan tâm an ninh. “Thay vào đó, truyền đạt một tư duy mới, có thể là vị thế của Mỹ đối với châu Á sẽ hợp lý hơn”, ông Huisken cho hay. [BDV news] |
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
>> Washington đứng giữa ngã ba đường ở Đông Á
Washington đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn khó khăn, giữ lấy đòn bẫy chiến lược Đài Loan, hay đổi lấy những bình yên hiện tại với Trung Quốc. Từ lâu Đài Loan đã nhiều lẫn gửi đề nghị đến Mỹ, thúc giục Washington bán cho họ 66 máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Tuy nhiên đến nay đề nghị này vẫn chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng. Đài Loan, Trung Quốc ai quan trọng hơn? Rõ ràng chính quyền Tổng thống Obama đang đứng trước ngã ba đường với những lựa chọn cực kỳ khó khăn. Đài Loan có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á. Song mối quan hệ với Trung Quốc cũng vô cùng quan trọng. Các thượng nghị sỹ Mỹ đã nhiều lần thúc giục chính quyền Tổng thống Obama bán cho Đài Loan các máy bay chiến đấu F-16C/D mới. Chính quyền Tổng thống Obama cho biết quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào đầu tháng 10/2011. Đài Loan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, song Trung Quốc cũng không kém phần quan trọng. Đích thân Ngoại trưởng Hillary Clinton đã trao đổi như vậy với thượng nghị sỹ John Cornyn, bang Texas vào ngày 21/7. Tuy nhiên, một quyết định cung cấp F-16 mới cho Đài Loan có thể làm đảo lộn những tiến bộ gần đây trong quan hệ Trung-Mỹ. Nhiều khả năng, thay vì cung cấp F-16 mới, chính quyền Tổng thống Obama có thể lựa chọn giải pháp nâng cấp toàn bộ 146 chiếc F-16A/B hiện nay. Năm 2010, Mỹ đã chấp nhận để nâng cấp 146 chiếc F-16 của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn. Gói nâng cấp trị 4,6 tỷ USD đã phải đóng băng vì áp lực từ Trung Quốc, văn phòng chính phủ Mỹ đã ra thông báo cho biết gói nâng cấp F-16A/B MLU sẽ được tiếp tục sau hơn 1 năm bị đình trệ. Từ năm 2007 đến nay, Mỹ đã bán cho Đài Loan hơn 16 tỷ USD vũ khí, điều này liên tục gặp phải những phản đối và cả áp lực trả đủa từ phía Bắc Kinh. Trong năm 2010, sau khi chính quyền Mỹ thông báo gói bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD đã gặp phải sự phản đối kịch liệt của Trung Quốc. Thậm chí, Bắc Kinh còn lên tiếng đe dọa trừng phạt kinh tế và đóng băng mối quan hệ quân sự giữa hai bên suốt năm 2010. Đầu năm 2011, mối quan hệ quân sự Trung-Mỹ đã có những chuyển biến tịch cực bởi những chuyến thăm của lãnh đạo quốc phòng 2 nước. Mặc dù mối quan hệ quân sự giữa hai bên đã được cải thiện, song vẫn còn một khoảng cách rất xa trong cách suy nghĩ và nhìn nhận các vấn đề của đôi bên. Sau chuyến thăm của Tham mưu trưởng liên quân Mỹ đô đốc Mike Mullen ông tỏ ra rất lo ngại trước tốc độ hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc. Tuy nhiên, hai bên vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc đàm phán chiến lược. Đặc biệt, thời hạn công bố quyết định quan trọng này sẽ trùng với quốc khánh của Trung Quốc. Rupert Hammond-Chambers chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ-Đài Loan cho biết. Thời điểm để đưa ra quyết định bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan là rất khó khăn bởi nhiều lý do khác nữa. Quyết định này sẽ mắc kẹt vào chuyến thăm Trung Quốc của Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden vào tháng tới. Cùng với đó là chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Hawai vào tháng 11/2010 và chuyến thăm của phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cẩn Bình đến Mỹ vào mùa đông. Rupert Hammond-Chambers bình luận rằng: “Nó không có vẻ chính đáng, rằng chính quyền Tổng thống Obama sẽ cho Đài Loan câu trả lời ngay trong chuyến thăm của hai nhân vật cấp cao của Trung Quốc. Tôi nghi nghờ rằng, kết quả đơn giản chỉ là nhắc lại quyết định hiện đại hóa số máy bay chiến đấu của Đài Loan đã được đề cập trước đây mà thôi”. Andrew Yang, thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết: “Trung Quốc sẽ rất khó chịu và vô cùng tức giận, tôi không tin Mỹ sẽ có hành động quyết liệt trong vấn đề này”. Tuy nhiên, một khi việc yêu cầu bán máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan bị thất bại, điều đó sẽ làm tổn thương nghiêm trọng khả năng tự vệ của Đài Bắc. “Nếu chúng ta không có máy bay chiến đấu mới để thay thế cho máy bay chiến đấu đã cũ, chúng ta sẽ mất đi đòn bẩy của chính mình”, ông Yang đã nói. Ông Yang cho biết, Đài Loan có quyền mua vũ khí từ bên ngoài để bảo vệ mình trước một cuộc xâm lăng từ bên ngoài. Ông cũng cho biết rằng, quân đội cùng các nhà khoa học đang nghiên cứu phát triển một loại vũ khí xung điện từ mới EMP. Đài Loan cũng đang phát triển các loại tên lửa mới, tuy nhiên ông Yang từ chối xác nhận sự phát triển của tên lửa hành trình đối đất Hùng Phong-2E. Đài Loan lo ngại bị Mỹ "bán" cho Trung Quốc Hiện tại, quan hệ Mỹ-Trung đang có những diễn biến tích cực, một quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan sẽ làm phá sản mọi nỗ lực hàn gắn quan hệ hiện nay. Bắc Kinh đang cho thấy họ ngày càng trở nên cứng rắn và quyết đoán hơn trong các vấn đề liên quan đến Đài Loan và biển Đông. Thật khó có thể lường trước những phản ứng của Bắc Kinh nếu quyết định bán F-16 C/D cho Đài Loan được thông qua. Nhưng nếu không cung cấp vũ khí mới cho Đài Loan, cán cân quân sự giữa eo biển Đài Loan sẽ tiếp tục bất lợi cho Đài Bắc, một khi Đài Loan mất khả năng tự vệ trước một cuộc tấn công nếu có, sự can thiệp quân sự của Mỹ xem như đã quá muộn Thứ trưởng quốc phòng Yang cho biết: “Mất Đài Loàn vào tay Trung Quốc đó sẽ là một thảm họa đối với sức mạnh quân sự của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương. Nếu Trung Quốc xây dựng được các căn cứ quân sự trên đảo Đài Loan, họ sẽ thống trị toàn bộ biển Đông và đe dọa đến sự hiển diện của Mỹ tại Đông Bắc Á". Thứ trưởng quốc phòng Đài Loan cho biết, nếu để Đài Loan rơi vào tay Trung Quốc, Washington sẽ mất đi một nhà cung cấp tình báo đáng tin cậy và quan trọng. Ông nói: “Chúng tôi đang thu thập những thứ tốt nhất và chúng tôi đang chia sẽ nó với Mỹ” Lực lượng không quân Đài Loan đang rơi vào tình trạng khủng hoảng lực lượng, các máy bay chiến đấu của họ đã bắt đầu lão hóa và xuống cấp. Trong khi đó, không quân Trung Quốc hàng năm nhận được hàng trăm máy bay chiến đấu mới. Cùng với đó là sự xuất hiện của máy bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, tàu sân bay Thi Lang sắp được đưa vào thử nghiệm. Hiện tại không quân Đài Loan có 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, 56 chiếc Mirage-2000, 146 chiếc F-16A/B, khoảng 60 chiếc F-5E/F số máy bay F-5 này buộc lòng phải nghỉ hưu trong khoảng 1 thập kỷ tới. Mặc dù Đài Loan đã tiến hành nâng cấp 71 máy bay trong tổng số 126 chiếc tiêm kích phòng thủ nội địa IDF, nâng cấp một số máy bay tiêm kích Mirage-2000. Nếu Đài Loan không thể có được F-16C/D họ sẽ tiếp tục nâng cấp 55 chiếc IDF còn lại. Tuy nhiên điều này sẽ không thể lấp đầy khoảng cách đối với Không quân Trung Quốc. Nhiều nhà phân tích chính trị nhận định rằng, nhiều khả năng Mỹ sẽ chọn giải pháp nâng cấp 146 chiếc F-16A/B hiện tại của Đài Loan lên chuẩn mới hiện đại hơn, thậm chí là lên tới Block-52 Plus, gói nâng cấp mạnh nhất hiện nay của F-16. Điều đó sẽ phần nào trung hòa lợi ích giữa đôi bên, duy trì được mối quan hệ quân sự tốt đẹp với Trung Quốc Mỹ sẽ có thêm nhiều thời gian để củng cố những toan tính của mình tại châu Á-Thái Bình Dương. [BDV news] |
Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011
>> Báo Trung Quốc: Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam
Mỹ đã một lần nữa tái khẳng định vai trò của mình ở châu Á-Thái Bình Dương bởi Mỹ là 1 quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với khu vực. Ngày 10/7/2011 Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc . Tại cuộc thảo luận, Chủ tịch tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đã nhấn mạnh cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của mình và duy trì sự hiện diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo Đô đốc Mike Mullen "Bây giờ, hơn bao giờ hết, Mỹ là một quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích về kinh tế và quân sự của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với châu Á - Thái Bình Dương”. Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: AFP Ông Mullen kêu gọi Trung Quốc nên đóng một vai trò lớn hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực. Trung Quốc cần nhận thức về mối quan hệ quân sự và kinh tế giữa các bên là quan trọng, sức mạnh quân sự càng lớn thì cần thiết phải có trách nhiệm lớn hơn và minh bạch hơn. Mỹ luôn mong muốn giữa Mỹ và Trung Quốc có một mối quan hệ tích cực và hợp tác toàn diện. Mỹ không bao giờ cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa bởi đối với Mỹ, mà ngược lại, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ triển vọng phát triển của một Trung Quốc mạnh hơn, cũng như sự phát triển của các quốc gia khác trong khu vực. Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đến Bắc Kinh vào ngày 9/7/2011 theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, nhằm đáp lại lời mời của ông Trần Bỉnh Đức trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5/2011. Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự cấp cao Mỹ đến Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy quan hệ quân sự Trung Quốc - Mỹ đã được cải thiện đáng kể. Chuyến thăm của ông Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5/2011 là chuyến thăm của đại diện quân sự cấp cao nhất kể từ khi mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã bị rạn nứt vào đầu năm 2010 sau khi Mỹ đồng ý bán 6,4 tỷ USD vũ khí của Mỹ cho Đài Loan. Sau chuyến thăm trường ĐH Nhân dân, Đô đốc Mullen sẽ tiếp tục cuộc hội đàm với ông Trần Bỉnh Đức, và sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao khác, bao gồm cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ngoài ra, Đô đốc Mullen sẽ tới thăm các cơ sở công nghiệp quốc phòng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc như không quân, lục quân, hải quân và pháo binh. Động chạm nhiều vấn đề "nóng" Trả lời một câu hỏi của phóng viên bên lề cuộc thảo luận tại ĐH Nhân dân Trung Quốc về việc Mỹ đã bán vũ khí cho Đài Loan, ông Mike Mullen khẳng định rằng, Washington luôn ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, nhưng doanh số bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ cũng được cho phép bởi luật pháp Mỹ. Mỹ sẽ luôn cố gắng để có được sự cân bằng trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Mỹ - Đài Loan. Đề cập đến một loạt các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và các nước ASEAN, ông Mike Mullen nói rằng, Mỹ sẽ không từ bỏ khu vực, mục đích của các cuộc tập trận quân sự chỉ là để mở rộng và làm sâu sắc hơn lợi ích và mối quan hệ của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Đặc biệt, đề cập đến những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền thời gian gần đây giữa Trung Quốc và một số nước như Philippines và Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho biết, xin trích đoạn: "Bất chấp những căng thẳng chưa được giải quyết về tranh chấp lãnh thổ, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này Đô đốc Mike Mullen vẫn nhấn mạnh, Mỹ vẫn sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam trên Biển Đông trong lĩnh vực khai thác dầu khí và đặc biệt là Philippines". Nhận định các bài phát biểu trong chuyến thăm lần này Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Mỹ tại ĐH Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong cho rằng, dù quan hệ quân sự Mỹ - Trung Quốc được cải thiện, song quan điểm của quan chức cấp cao 2 nước đã không che dấu thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn đang giữ lập trường đối lập trên một số vấn đề nhạy cảm quan trọng. Ông Shi Yinhong còn rất để ý tới việc ông Mike Mullen lặp đi lặp lại cụm từ "Trung Quốc nên có trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực", mang ý Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc làm xấu đi tình hình trong khu vực. [BDV news] |
Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011
>> Trung Quốc là đối tượng chiến lược quân sự của Australia
Chiến lược quân sự của Australia chuyển hướng tập trung về phía tây bắc, với mục đích bảo vệ khu vực biển nhiều dầu mỏ và chuẩn bị sẵn nếu phải đối đầu với Trung Quốc. Bộ trưởng bộ quốc phòng Australia Stephen Smith đã tuyên bố kế hoạch đánh giá lại học thuyết quân sự và cho biết những nguy cơ mới sẽ quyết định khí tài quân sự mà quốc gia này sẽ mua. Theo tờ Herald của New Zealand, Australia đang mua máy bay chiến đấu, tầu đổ bộ tấn công cỡ lớn. “Tất cả những nguy cơ và đe dọa an ninh đều đến từ phía bắc, khi mà khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang phát triển và tầm quan trọng của Ấn Độ Dương cũng đang tăng lên. Trong Thế chiến thứ 2, chúng tôi xếp Townsvill, Cairns, Darwin và Perth là phòng tuyến thứ hai. Nhưng điều đó không còn phù hợp trong hiện tại”, ông Smith phát biểu. Một trong những mục đích quan trọng nhất của quân đội Australia hiện nay là bảo vệ trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên ở bờ biển phía tây bắc và chống khủng bố tại biển Timor. Dự kiến, Australia sẽ đầu tư 245 tỷ USD để khai thác trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên khổng lồ này. Vùng biển phía tây bắc của Australia chứa nhiều dầu mỏ và khí đốt. Nhiệm vụ lớn tiếp theo là giám sát sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Quốc. Bởi gần đây, nước này có thái độ bành trướng và áp đặt đối với các quốc gia láng giềng, đặc biệt trên quần đảo Trường Sa, khiến cho giới chức quân sự Australia lo lắng, nguồn tin thông báo. Những hành động gây hấn của Trung Quốc khiến các quốc gia khác cùng tuyên bố chủ quyền tại quần đảo Trường Sa như Việt Nam, Malaysia, Bruinei, Philippine sẽ được lưu ý trong quá trình đánh giá lại chiến lược quân sự của Australia. [Vitinfo news] |
Nhãn:
Bao vây Trung Quốc,
Châu Á – Thái Bình Dương,
Quần đảo Trường Sa,
Quân đội Australia,
Quân đội Trung Quốc,
Stephen Smith,
Thủ tướng Australia Julia Gillard
Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc với Mỹ: Sẵn sàng nói chuyện, trừ vấn đề biển Đông
Trung Quốc muốn hội đàm với Mỹ về các vấn đề Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, nhân quyền... nhưng trừ vấn đề biển Đông. Trung Quốc chối bỏ trách nhiệm là nhân tố gây bất ổn trên biển Đông. Chối bỏ trách nhiệm Tờ Nhân Dân Nhật báo Trung Quốc đã đăng tải bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Trương Chí Quân trước một số ý kiến của các phóng viên trong và ngoài nước về cuộc hội đàm sắp tới giữa Trung-Mỹ về các vấn đề của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Theo đó, Trung Quốc tiếp tục khẳng định lập trường của mình, nghĩa là, Trung Quốc không phải là tác nhân gây ra các tranh chấp hiện nay. “Dù hiện nay, xuất hiện một số xu hướng lộn xộn trong khu vực, nhưng không phải do chúng tôi gây ra, quan điểm của chúng tôi về vấn đề này trước sau vẫn không thay đổi. Chúng tôi hy vọng các nước khác cần có thái độ kiềm chế, hành động có trách nhiệm, và xây dựng tính hợp tác theo các ban hành của chúng tôi. Nếu chúng ta có thể cùng nhau làm như vậy, các vấn đề sẽ được giải quyết một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi không muốn các tranh chấp như vậy ảnh hưởng đến sự ổn định của khu vực, cũng như quan hệ giữa các nước liên quan” Thứ trưởng Quân đã cho biết như vậy. Thứ trưởng Quân cho rằng, các nước láng giềng trong khu vực như Việt Nam, Phillippine mới chính là những nước phải chịu trách nhiệm cho những căng thẳng hiện nay trên biển Đông. Ông Quân cho biết thêm Tuy kêu gọi các nước có thái độ kiềm chế nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc lại có phát ngôn có tính răn đe khi ông này nói: "Tôi tin rằng một số nước trong khu vực hiện nay đang chơi với lửa, tôi hy vọng rằng Mỹ sẽ không bị đốt cháy bởi những ngọn lửa này". Thế nào là có trách nhiệm? Trong suốt thời gian trả lời phỏng vấn của các phóng viên, thứ trưởng Trương Chí Quân nhắc đi nhắc lại: “Trung Quốc không phải là tác nhân gây căng thẳng trên biển Đông, các nước cần hành động có trách nhiệm”. Không rõ ông thứ trưởng quên hay cố tình quên Trung Quốc mới chính là những người đang hành động thiếu trách nhiệm, thiếu tôn trọng luật pháp quốc tế, thiếu tôn trọng tuyên bố ứng xử trên biển Đông DOC mà chính phủ nước này đã đặt bút ký với ASEAN vào năm 2002. Phải chăng hành động xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế theo công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển của Việt Nam, phá hoại các hoạt động hợp pháp của Việt Nam là một hành động có trách nhiệm của Trung Quốc? Trung Quốc vẫn úp mở với dư luận thế giới về đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông. Các nước trong khu vực nhiều lần yêu cầu Bắc Kinh làm rõ đòi hỏi chủ quyền của mình với đường “lưỡi bò” này. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng. Đây cũng là thái độ có trách nhiệm với cộng đồng các nước trong khu vực và thế giới? Các nước trong khu vực và dư luận thế giới nên hiểu như thế nào về các tuyên bố của Bắc Kinh? Gạt Mỹ ra khỏi các vấn đề trên biển Đông Sắp tới, trong cuộc hội đàm bắt đầu từ ngày 25/6 tại Honolulu, thuộc quần đảo Hawai, thứ trưởng Quân cùng trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell sẽ dẫn đầu phái đoàn 2 bên tham gia vào chương trình nghị sự về tình hình trong khu vực và các vấn đề liên quan. Trong bài phát biểu của mình, ông Trương Chí Quân nhấn mạnh: “Trung Quốc và Mỹ cần xử lý đúng đắn các vấn đề liên quan đến Đài Loan, Tây Tạng, các vấn đề kinh tế, thương mại, nhân quyền cũng như các vấn đề liên quan trong khu vực, trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lợi ích của nhau”. Đồng thời, ông Trương Chí Quân cho biết: “Các vấn đề về biển Đông không nằm trong chương trình nghị sự giữa đôi bên, tuy nhiên, phía Mỹ cho biết sẽ nêu vấn đề này ra trong chương trình. Chúng tôi tiếp tục khẳng định quan điểm của mình, chúng tôi không chịu trách nhiệm cho các căng thẳng hiện nay trên biển Đông”. Việc sẵn sàng nói chuyện với Mỹ nhiều vấn đề nhưng trừ vấn đề biển Đông càng tỏ rõ thái độ Trung Quốc không muốn Washington can dự vào một khu vực mà Bắc Kinh đang muốn áp đặt quan điểm và chính sách chủ quyền phi lý của mình. Như vậy, Bắc Kinh đã chủ động và cố gắng không đề cập đến các căng thẳng trên biển Đông trong hội đàm với Mỹ, qua đó, loại bỏ vai trò và sự can thiệp của nước này hòng chấm dứt nỗ lực đa phương hóa các tranh chấp trên biển Đông mà các nước ASEAN đang theo đuổi. Nếu các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh là có cơ sở và phù hợp với luật pháp quốc tế, việc đa phương hóa các sẽ giúp cho các đòi hỏi của Trung Quốc nhanh chóng đạt được sự công nhận của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục phản đối đa phương hóa, điều này càng làm cho thế giới hiểu rõ những đòi hỏi chủ quyền của họ là vô căn cứ đối với luật pháp quốc tế. [BDV news] |
Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011
>> Xung đột trên biển Đông và quan điểm của Nga
Nhân sự kiện Trung Quốc 2 lần cắt cáp tàu ngư chính của Việt Nam khiến cho tình hình trên Biển Đông trở nên căng thẳng và thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế trong thời gian gần đây, VITINFO xin giới thiệu ngắn gọn bài của chuyên gia Grigory Lokshnin nói về quan điểm của Nga đối với xung đột trên Biển Đông và các đề xuất giải quyết tận gốc xung đột này. Căng thẳng leo thang Theo tác giả Grigory Lokshnin, tình hình trên Biển Đông đang lâm vào trạng thái rất nguy hiểm. Một số chuyên gia tham dự chuyên đề khoa học quốc tế tại Hà Nội năm 2009 còn so sánh diễn biến tình hình trong khu vực này với cuộc khủng hoảng Berlin năm 1948, còn Biển Đông được gọi là “Địa Trung Hải tương lai của châu Á” vì sự xung đột lợi ích của cả những quốc gia gần bờ và không gần bờ tại khu vực này. Chính vì sự xung đột lợi ích nên đây dần dần trở thành “điểm nóng” mới của hành tinh. Và thật đáng tiếc, “sức nóng của điểm nóng mới” này lại không ngừng tăng lên. Biển Đông nhìn từ Mũi Né (Ảnh: Wikipedia) Chuyên gia Lokshnin nhận định, tại khu vực này, cuộc chạy đua vũ trang và quân sự hóa những đảo thuộc Biển Đông – những hòn đảo đang trong vòng tranh chấp quyền sở hữu – vẫn đang tiếp tục. Đó là những đảo san hô và đá ngầm, và điều quan trọng nhất là tranh chấp thềm lục địa gần bờ khiến tình trạng va chạm, đầu mối xung đột, có tiềm năng biến thành xung đột và trong điều kiện nhất định có thể sẽ mở rộng hơn về thành phần tham gia và quân số lực lượng tham dự cũng như không gian bao trùm rộng lớn hơn là điều không thể tránh khỏi. Vấn đề tranh chấp Biển Đông xuất hiện cách đây không lâu, khoảng 30-40 năm trước. Trong suốt khoảng thời gian từ đó đến nay, không có bất kỳ nỗ lực nào của Việt Nam, Philippines và những quốc gia quan tâm khác thuộc ASEAN, kể cả “sự gia cố” của Trung Quốc vào Công ước của LHQ năm 1982 về luật biển, thậm chí tuyên bố 2002 về những nguyên tắc hoạt động trên Biển Đông – tất cả đều không thể làm dịu bớt tình hình phức tạp tại đây. Diễn biến tình hình tại đây có khi “đóng băng” nhưng lại có lúc “trỗi dậy” cực kỳ nguy hiểm. Căng thẳng lại leo thang bắt đầu từ tháng 5/2009, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, là bắt nguồn từ phản ứng của lãnh đạo Trung Quốc đối với đăng ký về ranh giới thềm lục địa của Việt Nam lên Ủy ban Ranh giới Biển của Liên Hợp Quốc. Phát biểu tại Hội nghị chuyên đề diễn ra ở Hà Nội, Giáo sư đến từ Viện Quan hệ quốc tế của Trường Đại học tổng hợp Côn Minh, Li Jinming viện dẫn rằng, Biển Đông thuộc loại biển bán mở và vì những điều kiện địa chính trị, những quốc gia gần bờ không cần phải tham vọng đạt được ranh giới thềm lục địa vượt quá 200 hải lý của đặc khu kinh tế (EEZ). Vì thế, tất cả những đảo được công nhận (không tính những bãi san hô riêng rẽ) đều cần có đặc khu kinh tế rộng 200 hải lý và ranh giới thềm lục địa của mình. Theo ông, điều này khiến các đăng ký ranh giới thềm lục địa của các nước có tham vọng nhìn chung đều không được thỏa mãn, vì thế những đề xuất của các nước chồng chéo lên nhau. Tuy nhiên, dự thảo luật đưa những đảo chính thuộc Biển Đông vào diện tích lãnh thổ quốc gia tại các nước có liên quan đến tranh chấp Biển Đông đã được thông qua và chúng dần trở thành một biểu tượng dân tộc nào đó và thậm chí trở thành điều kiện nhất định khẳng định tính chính thống của chính quyền, đối với họ những đảo này cần được bảo vệ bằng mọi giá. Tất cả những điều trên khiến tình hình ngày càng trở nên không xác định, không rõ ràng, khó giải quyết và không thể lường trước. Và mặc dù tất cả những bên tham gia tranh chấp, theo đánh giá của các nhà khoa học, đều hiểu rất rõ những nguy hiểm và hậu quả tiêu cực nếu sử dụng biện pháp quân sự để giải quyết xung đột và cố gắng giải quyêt vấn đề bằng chính sách ngoại giao nhưng lịch sử dạy rằng, trong những điều kiện nhất định, người ta thường quên những công ước như trên. Chuyên gia Nga đưa ra cách tiếp cận giải quyết xung đột trên Biển Đông chia làm 3 giai đoạn: - Soạn thảo và thực hiện biện pháp gây dựng lòng tin - Xây dựng cơ cấu ngoại giao phòng ngừa - Thỏa thuận và thực hiện các biện pháp giải quyết những xung đột cụ thể. Tất cả đều đòi hỏi sự kiên nhẫn thực sự, ý chí chính trị vững vàng và nỗ lực to lớn. Rõ ràng, việc kí Tuyên bố 2002 về hành động của các bên trên Biển Đông đã mất khoảng 10 năm nỗ lực chung của tất cả các nước thành viên ASEAN; còn hội đàm Nga – Trung về vấn đề này cũng kéo dài trong khoảng 30 năm. Nhiều chuyên gia cho rằng, cần hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, phụ thuộc lẫn nhau mà ở đó không ai có mong muốn sử dụng vũ lực. Xung đột trên Biển Đông và quan điểm của Nga Chuyên gia Lokshni dánh giá rằng, trong những công trình khoa học công bố tại nhiều quốc gia khác nhau về vấn đề này thì thực tế không có công trình nào nhắc đến những lợi ích, vai trò và quan điểm của Nga trong khu vực tranh chấp. Những ý kiến đưa ra tại Hội nghị ở Hà Nội năm 2009 về sự hiện diện những lợi ích sống còn của Nga trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, về quyền của Nga với tư cách là một quốc gia có lãnh hải lớn nhất thế giới và về việc sẵn sàng thực hiện những lợi ích mà không làm tổn hại đến ai đã nhận được sự quan tâm rõ rệt. Bởi lẽ trong lĩnh vực hợp tác, Nga là đối tác chiến lược của Việt Nam và Trung Quốc cũng như với tất cả các quốc gia thành viên ASEAN và APEC. Thực tế, Nga quan tâm không ít hơn những quốc gia khác trong việc nhằm ổn định khu vực có giá trị quốc tế bền vững này cũng như Nga quan tâm đến việc đảm bảo tự do hàng hải và giao thương trên biển ở khu vực này. Có cả những lợi ích kinh tế quan trọng của những công ty dầu khí của Nga đã nhiều năm hợp tác thành công với Việt Nam. Nga có quan hệ với Trung Quốc và Việt Nam như là một đối tác chiến lược. Hợp tác chiến lược là hình thức tổ chức hoạt động chung của các quốc gia trong những lĩnh vực cơ bản, có tính đến tương lai lâu dài dựa trên sự công nhận những lợi ích của nhau, tôn trọng và tuân thủ những lợi ích của nhau và hướng tới đạt được những mục đích chung hoặc những mục đích quan trọng sống còn. Vì thế, Nga cũng như những quốc gia khác trong khu vực rất quan tâm đến diễn biến tình hình tại Biển Đông. Tháng 7/2009, phát biểu trước sinh viên tại trường Đại học tổng hợp Bangkok sau khi kết thúc phiên họp của diễn đàn ARF tại Phuket, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố rằng Nga ủng hộ cấu trúc an ninh bình đẳng và hợp tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương dựa trên những cơ sở tập thể và những nguyên tắc được công nhận và những nguyên tắc về quyền quốc tế và sử dụng đối thoại, thảo luận, hội đàm như là công cụ giải quyết những vấn đề phức tạp. Và khi ấy, Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng khẳng định, không ai yêu cầu mỗi nước phải có ưu thế quân sự, củng cố sức mạnh quốc phòng, làm suy yếu an ninh của những quốc gia khác, xây dựng căn cứ quân sự và những liên minh quốc phòng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, xây dựng lực lượng hệ thống phòng thủ khu vực có khả năng gây mất cân bằng chiến lược. Theo ông, nên xây dựng cấu trúc thông qua ngoại giao đa phương, phát triển mối liên hệ giữa các tổ chức và các diễn đàn khu vực và điều quan trọng nhất – thông qua sự tin tưởng và tính đến những lợi ích của nhau. [Vitinfo news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)