Cuộc thảo thuận của chúng tôi là khá thẳng thắn, tuy không thân mật nhưng ít nhất là chúng tôi đang nói chuyện. Sau chuyến thăm đến Trung Quốc theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mike Mullen chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã có bài phát biểu cảm tưởng sau chuyến thăm của ông. Bài phát biểu được đăng tải trên trang New York Times, dưới đây là nội dung bài viết: Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ này đang bị che phủ bởi những hiểu lầm và nghi ngờ, đó vẫn là một thách thức lớn nhất. Có những vấn đề mà chúng tôi không đồng tình với nhau, những vẫn đề này rất nhạy cảm và dễ dẫn đến sự đối đầu lẫn nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều lĩnh vực quan trọng, lợi ích của chúng tôi là trùng với nhau, và chúng tôi cần phải làm việc cùng nhau. Vì vậy chúng ta cần làm cho mối quan hệ này tốt hơn, bằng cách tìm kiếm những sự tin tưởng chiến lược. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đạt được điều đó? Đối thoại là quan trọng Một số các hiểu lầm giữa quân đội chúng ta và Trung Quốc có thể được xóa bỏ bằng cách tiếp cận với nhau. Không phải là chúng ta tiết lộ các bí mật, tuy nhiên để làm cho các ý định của chúng ta trở nên rõ ràng hơn cần phải cởi mở một chút. Đô đốc Mullen đang mục sở thị một chiếc Su-27 của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao trong chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức đến Mỹ hồi tháng 5, đó cũng là lý do tại sao tôi có chuyến thăm đến Trung Quốc cách đây 2 tuần. Chúng ta đã cởi mở hơn trong một số lĩnh vực, ví dụ như tôi đã chỉ cho tướng Đức khả năng của máy bay không người lái Predator một cách khá chi tiết và cho ông ta xem Predator bắn đạn thật. Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2. Phía Trung Quốc cũng đã thực hiện các động thái tương tự, tướng Đức đã hướng dẫn tôi tham quan các tàu ngầm mới nhất của họ, một cái nhìn cận cảnh máy bay chiến đấu Su-27 và quan sát một cuộc tập trận chống khủng bố phức tạp. Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là thẳng thắn và rất thẳng thắn, tướng Đức đã không bày tỏ nhiều quan tâm của ông đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Tôi cũng đã cho tướng Đức hiểu rõ quan điểm của quân đội Mỹ sẽ không từ chối các trách nhiệm của mình với các nước đồng minh và đối tác. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này. Không phải là thân mật, nhưng ít ra là chúng tôi đang nói chuyện. Tập trung vào những điều chúng ta có điểm chung Chúng tôi, Mỹ - Trung là hai quốc gia biển với đường bờ biển dài và nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào thương mại tự do. Chúng tôi có chung mối đe dọa đối mặt với nạn buôn bán ma túy, cướp biển, khủng bố, vi phạm bản quyền, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cả hai bên đều muốn hướng đến một sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và Pakistan, cả hai đều công nhận sự cần thiết phải phối hợp với nhau trong viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Đây là những thách thức mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau và nhiệm vụ của chúng ta là lập kế hoạch, đào tạo và một ngày nào đó có thể làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã cam kết để tiến hành một cuộc tập trận chống cướp biển chung tại vịnh Aden trong năm nay. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này. Có một chặng đường dài phía trước Chúng ta vẫn không thể không để mắt đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Tôi vẫn không hiểu một cách đầy đủ về sự biện minh cho chi tiêu và phát triển quốc phòng một cách nhanh chóng của Trung Quốc, hoặc mục tiêu dài hạn cho kế hoạch hiện đại hóa quân sự của họ. Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp bằng cách ép buộc các quốc gia nhỏ hơn. Thay vào đó, chúng tôi ủng hộ quá trình hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên để giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cần có các cơ chế tốt hơn đối phó với những căng thẳng không thể tránh khỏi. Trong thực tế đôi khi ngay thẳng và trung thực, chính xác là những gì cần thiết để tạo sự tin tưởng chiến lược, và chúng tôi cần nhiều hơn như thế. Mối quan hệ quân sự giữa chúng tôi chỉ mới tạm qua thời kỳ đóng băng, Chính phủ Trung Quốc luôn sử dụng đó như là một sự thể hiện sự không hài lòng. Họ không thích những gì chúng ta làm, họ lập tức cắt đứt quan hệ, đó không phải là một mô hình đáng tin cậy. Đó cũng không phải là một phần của chúng ta, tham gia vào các phản ứng. Đó là lý do cho sự cam kết của Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để cải thiện quan hệ quân sự là một điều rất quan trọng. Sự tin tưởng cần được bắt đầu từ một cơ sở nào đó, và đó không phải là đối tượng để làm thay đổi luồng gió chính trị. Tướng Trần Bỉnh Đức và tôi đã xem xét các cuộc thảo luận thường xuyên hơn, các cuộc tập trận chung sẽ nhiều hơn, trao đổi nhân viên nhiều hơn. Cả hai tôi đều tin tưởng rằng, thế hệ sỹ quan trẻ của 2 bên đã sẳn sàng để liên lạc chặt chẽ hơn, khi vai của họ dựa vào nhau sẽ hy vọng sự tin tưởng sâu sắc hơn. Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2. Tôi không gợi ý chúng ta nên nhìn theo cách khác trong các vấn đề nghiêm trọng, hoặc chúng ta từ bỏ chủ nghĩa hoài nghi để hướng tới sự minh bạch, hoặc chúng ta thay đổi và tập trung vào lĩnh vực quân sự của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải tiếp tục giao tiếp cởi mở và làm việc chăm chỉ để cải thiện mối quan hệ. Chúng ta có thể làm thu nhỏ cơ hội này hoặc làm cho nó tăng lên, chúng ta có thể cho lợi ích của một nhóm nhỏ và làm tăng sự nghi ngờ trong xác định mối quan hệ của chúng ta. Hoặc chúng ta làm việc theo một hướng minh bạch hơn, thực dụng hơn trong các kỳ vọng của nhau, tập trung nhiều hơn vào những thách thức chung của chúng ta. [BDV news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
>> Tướng Mỹ nói về chuyến thăm Trung Quốc
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
>> Mỹ và Việt Nam phản đối dùng vũ lực trên Biển Đông
Hãng tin AFP đưa tin, Mỹ và Việt Nam đã cùng kêu gọi tự do hàng hải và phản đối việc sử dụng vũ lực tại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng dâng cao giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng. Đối thoại về Chính trị-an ninh-quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ tư tại Washington. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN) Sau cuộc hội đàm tại Washington, Mỹ và Việt Nam khẳng định rằng: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông nằm trong lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. “Tất cả các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cần được giải quyết thông qua tiến trình ngoại giao, hợp tác mà không có sự ép buộc hoặc dùng vũ lực”, tuyên bố chung giữa Mỹ và Việt Nam có đoạn viết. Căng thẳng trên Biển Đông leo thang trong những tuần gần đây khi các tàu Trung Quốc tấn công một tàu thăm dò địa chấn dầu khí Việt Nam và cắt cáp tàu Viking II vào sáng 09/6. Theo tuyên bố chung Việt – Mỹ: “Phía Mỹ nhắc lại rằng những vụ việc rắc rối trong những tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2010, khẳng định rằng Mỹ có lợi ích quan trọng trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Hiện Trung Quốc có tranh chấp với một số quốc gia tại khu vực biển giàu tài nguyên thiên nhiên này. Hôm 17/6, nước này tuyên bố đã gửi tàu đô đốc hải quân tới Biển Đông. Trong bối cảnh căng thẳng, hôm 14/6, Trung Quốc khẳng định họ sẽ không dùng vũ lực tại Biển Đông và thúc giục các quốc gia khác “làm nhiều hơn vì hòa bình và ổn định khu vực”. Trong tuyên bố chung, Mỹ và Việt Nam đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các cuộc đàm phán dưới sự bảo vệ của một thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, theo đó hai bên cam kết sẽ hợp tác theo quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư đã khai mạc sáng 17/6 (giờ Mỹ), tức tối 17/6 (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington của Mỹ. Tham gia đối thoại có Andrew Shapiro, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề quân sự - chính trị, và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. [BDV news] |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)