Hôm nay 21/9, tại Bắc Kinh sẽ diễn ra cuộc gặp quan chức ngoại giao Triều Tiên và Hàn Quốc bàn về việc nối lại vòng đàm phán 6 bên sau hơn 2 năm gián đoạn. Theo AFP, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Hàn Quốc là ông Wi Sung-Lac và người đồng cấp Ri Yong-ho của Triều Tiên đã có mặt tại Bắc Kinh từ ngày 19/9, đúng vào dịp kỷ niệm 6 năm tuyên bố chung do 6 bên gồm Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên ký kết. Trước đó, vào tháng 7/2011 2 đại sứ liên Triều từng có cuộc gặp tại đảo Bali của Indonesia, bên lề một hội nghị của các nước ASEAN. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai bên về vấn đề hạt nhân bên ngoài khuôn khổ của vòng đàm phán 6 bên. Trước đó, lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ cũng đã gặp nhau ở New York để bàn về việc tái khởi động vòng đàm phán này. Theo giới phân tích, dù cuộc gặp cho ra kết quả như thế nào thì việc đại sứ hạt nhân hai miền Triều Tiên ngồi lại với nhau tại Bắc Kinh vẫn được coi là một bước tiến đáng kể cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên. Trong bài trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói nước Nga hôm 20/9, chuyên viên Aleksandr Vorontsov - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên và Mông Cổ thuộc Viện phương Đông, cho rằng trong mọi trường hợp, cuộc gặp của đại diện hai nước Triều Tiên là một bước đi tích cực. “Thông tin về việc bắt đầu cuộc thương lượng liên Triều ở Bắc Kinh tạo tinh thần lạc quan. Cuộc gặp sẽ giúp tạo lập bầu không khí lành mạnh hơn trên bán đảo Triều Tiên, Hy vọng rằng, ở Bắc Kinh hai bên sẽ thực hiện một bước dài tiến tới việc nối lại quá trình đàm phán 6 bên," ông Vorontsov nói. Để khích lệ hai phía, đặc biệt là Triều Tiên, trong tuần qua các nước thuộc nhóm “bộ tứ” trung gian đã có một loạt động thái cho thấy sự nghiêm túc khi tham gia tiến trình hòa giải này. Bộ tứ trung gian đưa ra một loạt các biện pháp khích lệ Triều Tiên trở lại vòng đám phán. Trong ảnh, Tổng thống Nga tiếp Chủ tịch Kim Jong Il của Triều Tiên hồi tháng 8/2011. Ngày 14/9, Chính phủ Nga tuyên bố sẽ xóa cho Triều Tiên khoản tiền 11 tỷ USD mà đất nước này còn nợ từ thời Liên Xô. Theo đó, 90% khoản nợ sẽ được xoá và 10% còn lại được sử dụng để thực hiện các dự án chung ở Triều Tiên. Đây được xem là động thái của Moscow nhằm ủng hộ chính quyền Bình Nhưỡng, khẳng định sự “kề vai sát cánh” của Nga đối với Triều Tiên trong cuộc đấu trí về hạt nhân với các nước lớn. Tiếp đó, ngày 18/9 Nội các Nhật Bản đã thông qua quyết định không gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế chống Triều Tiên. Chính phủ Nhật Bản khẳng định, quyết định này nhanh chóng được thông qua vì nhiều tín hiệu phát đi từ Bình Nhưỡng cho thấy triển vọng về việc nối lại vòng đàm phán với chính phủ các nước khác về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là rất sáng sủa. Trong lúc đó, Chính phủ Trung Quốc tiếp tục có những tuyên bố cho thấy quyết tâm khôi phục cuộc đàm phán 6 bên, đồng thời kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng tìm cách giải quyết vấn đề bằng con đường đối thoại. Ngày 19/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì một lần nữa nhắc lại quan điểm trên tại Hội thảo khoa học quốc tế nhân kỷ niệm 6 năm ký kết tuyên bố chung của các thành viên tham gia cuộc đàm phán về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Một ngày trước cuộc gặp tại Bắc Kinh, trưởng phái đoàn Triều Tiên Ri Yong-ho tái khẳng định: Bình Nhưỡng sẵn sàng đối thoại với Seoul mà không đưa ra điều kiện tiên quyết nào. Trong khi đó, Hàn Quốc và Mỹ muốn Triều Tiên thừa nhận trách nhiệm và xin lỗi vì đã đánh chìm tàu Cheonan cũng như về vụ xung đột quanh đảo Yeonpyeong. Seoul và Washington cũng muốn Bình Nhưỡng chấm dứt toàn bộ chương trình hạt nhân. Vấn đề này sẽ được đưa ra tại cuộc thương lượng ở Bắc Kinh vào ngày hôm nay, nhất là trong bối cảnh Washington luôn đứng sau lưng Seoul. Chưa rõ kết quả cuộc hội đàm cấp cao như thế nào nhưng cuộc gặp gỡ liên Triều tại Bắc Kinh là tín hiệu tốt tái lập vòng đàm phán 6 bên. Tuy vậy, theo giới phân tích quốc tế thì kết quả về cuộc hội đàm sẽ rất tích cực. Đối lập với bộ đôi Mỹ - Hàn Quốc, bộ đôi Nga – Trung Quốc cũng cho thấy “sức nặng” của mình trong tiến trình hòa giải lần này. Về vai trò của Trung Quốc, chuyên viên Yakov Berger thuộc Viện Viễn Đông – Nga cho rằng: “Bắc Kinh luôn giữ lập trường và có cân nhắc về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, chủ trương nối lại quá trình đàm phán 6 bên. Ngoài ra, với tầm ảnh hưởng ngày càng lớn về kinh tế, Trung Quốc có thể tạo ra những tác động đến quan điểm của Triều Tiên cũng như gây ảnh hưởng nhất định lên tư duy của những chính khách bảo thủ người Mỹ." Về phần mình, Nga đã thiết lập về cơ bản bầu không khí tin cậy trên bán đảo Triều Tiên nhờ việc thực hiện một số dự án năng lượng và giao thông thời gian qua. Tới đây sẽ có cuộc gặp của chuyên viên ba nước về nội dung dự án đường ống dẫn khí từ Nga đến Hàn Quốc đi qua lãnh thổ Triều Tiên. Cuối tuần qua tại Moscow, đại diện Chính phủ hai nước Triều Tiên và Hàn Quốc đã ký kết văn bản với Tập đoàn Gazprom của Nga về thành lập nhóm làm việc dự án này. Người Nga kỳ vọng, dự án này có thể giúp Nam – Bắc Triều xích lại gần nhau hơn. Với lợi ích kinh tế hiển hiện, rõ ràng cả Triều Tiên lẫn Hàn Quốc đều không muốn “mất điểm” ở dự án này, nhất là trong bối cảnh khí đốt đang ngày càng trở nên khan hiếm. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới bầu không khí tại cuộc gặp giữa hai đại sứ hạt nhân liên Triều tại Bắc Kinh ngày hôm nay. Có thể khẳng định, vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên không thể giải quyết ngày một ngày hai. Tuy nhiên, việc thường xuyên tổ chức những cuộc đàm phán giữa hai nước có thể đưa tới nhiều tiến bộ. Về phương diện này, vòng đàm phán liên Triều về phi hạt nhân hóa diễn ra ngày hôm nay tại Bắc Kinh có thể được coi là thành công nếu cuộc họp lần này thống nhất duy trì được đà tổ chức đối thoại giữa hai miền Nam - Bắc Triều trong thời gian tới. Cuộc đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên khởi đầu vào năm 2003, gồm các nhà ngoại giao của Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản. Vòng cuối cùng tiến hành cuối năm 2008. Năm 2009 Bình Nhưỡng tuyên bố rút khỏi quá trình đàm phán vì những bất đồng quan điểm chính trị. Căng thẳng liên Triều tiếp tục leo thang khi phái bảo thủ lên nắm quyền ở miền Nam bán đảo còn Bình Nhưỡng thì tiến hành thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Bên cạnh chương trình làm giàu plutonium được cho là đủ để sản xuất 6 đến 8 quả bom, Triều Tiên còn công bố một nhà máy làm giàu uranium mới hồi năm 2010. Nước này khẳng định năng lượng hạt nhân được sử dụng nhằm mục đích phi quân sự, nhưng các chuyên gia nước ngoài cho biết việc chế tạo bom hạt nhân từ nguồn năng lượng này là rất dễ xảy ra. |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Kinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
>> Ngoại giao Triều Tiên, Hàn Quốc gặp nhau tại Bắc Kinh
Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011
>> Điểm mặt một số vũ khí của lục quân Trung Quốc
Cùng với sự phát triển của Không quân và Hải quân, Lục quân Trung Quốc có những bước tiến mới, tương xứng với vai trò là lực lượng chiến đấu nòng cốt của PLA. Lục quân Trung Quốc hiện có khoảng 1,6 triệu quân, trong đó 800.000 quân chính quy và 800.000 quân dự bị. Lực lượng chính quy gồm: 18 đơn vị chính quy, 7 đại quân khu, 9 sư đoàn thiết giáp, 9 lữ đoàn thiết giáp, 3 sư đoàn pháo binh, 15 lữ đoàn pháo binh và 10 tiểu đoàn trực thăng. Lực lượng quân cảnh gồm: 30 đơn vị ở các tỉnh và 14 sư đoàn cơ động; trang bị của Lục quân hiện có: 7.500 xe tăng, 2.000 xe cơ giới chiến đấu, 5.500 xe bọc thép, 20.000 khẩu pháo các loại, 400 trực thăng và nhiều loại vũ khí chiến thuật khác. Đối với lực lượng bộ binh gồm 25 sư đoàn và 33 lữ đoàn bộ, cùng với nhiều loại vũ khí khác nhau như: Súng chống tăng, rocket chống tăng, súng cối, súng phóng lựu, súng trường, tiểu liên, súng máy, các loại súng bắn tỉa, súng ngắn, lựu đạn, bộc phá…vv. Sau đây xin giới thiệu về một số loại vũ khí chống tăng hiện đang được sử dụng trong lực lượng bộ binh Trung Quốc: Súng chống tăng Type 65 và Type 78 (cỡ 82mm) Súng chống tăng Type 65/78 được thiết kế khá hoàn hảo với nòng trơn và có nhiều ưu điểm vượt trội như: không giật khi bắn, khả năng tiến công nhanh, yểm trợ hỏa lực trực tiếp. Súng được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu là xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chở quân, các phương tiện đổ bộ, boong-ke, đặc biệt sử dụng để phá các vật cản trong hệ thống phòng ngự của đối phương. Súng chống tăng không giật Type 65 cỡ nòng 82mm. Type 65 phát triển vào giữa những năm 1960 dựa trên một số mẫu súng chống tăng của quân đội Liên Xô cũ. Súng có nòng dài 1,540m, trọng lượng 29kg, tốc độ đạn bắn đạt 247m/giây, tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quả 300m. Type 65 biên chế chủ yếu cho các đơn vị đóng quân khu vực biên giới phía Nam Trung Quốc, đặc biệt vào cuối những năm 1970. Mỗi khẩu đội Type 65 được biên chế 8 lính. Type 78 phát triển dựa trên mẫu của súng Type 65 vào những năm 1980. Súng có nòng dài 1,445m, trọng lượng 34,1kg, tốc độ đạn bắn 252m/giây, tầm tiêu diệt mục tiêu hiệu quá 500m, súng được cải tiến có thể bắn hai loại đạn HE và HEAT. Súng chống tăng không giật Type 78 cỡ nòng 82mm. Trong Lục quân Trung Quốc, cả hai phiên bản vũ khí này đều được biên chế ở cấp tiểu đoàn và đại đội. Xu hướng hiện đại hóa trong những năm tới, súng Type 65 và Type 78 bắn đạn 82mm sẽ được thay thế bằng những khẩu bắn rocket chống tăng Type 98 (PF98) cỡ 120mm. Súng chống tăng Type 52 và Type 56 (cỡ 75mm) Súng chống tăng Type 52 cỡ nòng 75 mm được Trung Quốc sản xuất dựa trên phiên bản súng M-20 bắn đạn 75 mm của quân đội Mỹ. Tuy nhiên, khả năng tác chiến, chức năng và tầm hỏa lực vẫn không sánh được với M-20. Type 52 có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép chở quân, xuồng đổ bộ tiến công và các hệ thống phòng ngự của đối phương và tiêu diệt những toán quân nhỏ. Trên thực tế chiến trường, Type 52 có phát huy được hiệu quả tác chiến hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố cả về không gian, thời gian và kỹ năng tác chiến của người bắn. Súng chống tăng Type 52 cỡ nòng 75mm. Và kiểu súng chống tăng Type 56 cùng cỡ nòng. Type 52 có chiều dài 2,08m, nặng 52kg, tốc độ bạn bắn 300m/giây. Ưu điểm thiết kế là bắn không giật, sử dụng hai loại đạn HE và HEAT (theo tiết lộ đạn HE có trọng lượng 9,92kg và HEAT là 9,32kg), tầm bắn hiệu quả 800m và có thể xuyên thép dày 228mm. Căn cứ vào khả năng thực tế trên chiến trường của súng Type 52 và những yêu cầu phát triển vũ khí tiến tiến hơn. Quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu và cho ra đời phiên bản mới Type 56 dựa trên mẫu của Type 52. Về kích thước và nguyên lý hoạt động, Type 56 không có gì biến đổi nhiều so với Type 52 trước đó, nhưng về khả năng tác chiến và hỏa lực đã được tăng cường hơn. Mỗi khẩu đội súng Type 52/56 đều được biên chế từ 8 – 10 người và được trang bị ở cấp tiểu đoàn và đại đội. Súng chống tăng Type 75 (cỡ 105mm) Mặc dù được ra đời từ giữa nhưng năm 1970, súng Type 75 hiện vẫn là một trong những vũ khí chống tăng chủ đạo của bộ binh Trung Quốc bởi súng có những ưu điểm vượt trội (khả năng cơ động nhanh, hỏa lực mạnh và tác chiến linh động). Súng có chiều dài 3,4m, nặng 121kg, tầm bắn 7.700m, tầm tác chiến hiệu quả 580 m (bắn trực tiếp), tốc độ bắn 320m/giây với đạn HE và 503m/giây với đạn HEAT. Tốc độ bắn của Type 75 khoảng 5-6 viên/phút. Súng không giật Type 75 đặt trên khung thân xe Bắc Kinh BJ2020S. Súng được đặt trên chiếc xe Bắc Kinh BJ2020S, mỗi xe được biên chế từ 4-5 lính và 1 lái xe. Tốc độ xe BJ2020S có thể lên tới 100 km/giờ ở đường cao tốc. Type 75 còn được trang bị thêm các phụ kiện khác như kính quang học để kiểm soát hỏa lực, đầu dò tia laser và hệ thống máy tính điều khiển bắn. Súng có khả năng triển khai nhanh trên chiến trường, sẵn sàng đánh chặn lại đường hành quân tiến công của lực lượng bộ binh cơ giới đối phương, tiêu diệt các xe tăng hạng nhẹ, xe bọc thép, phương tiện đổ bộ, hệ thống công sự, hệ thống vật cản và các toán quân. Đồng thời, tạo bước đệm cho lính bộ binh tiến công vào đội hình đối phương, chia cắt lực lượng và phá vỡ hệ thống phòng ngự trước khi tiến sâu vào trung tâm địch. [BDV news] |
Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2011
>> Mỹ và Việt Nam phản đối dùng vũ lực trên Biển Đông
Hãng tin AFP đưa tin, Mỹ và Việt Nam đã cùng kêu gọi tự do hàng hải và phản đối việc sử dụng vũ lực tại Biển Đông trong bối cảnh căng thẳng dâng cao giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng. Đối thoại về Chính trị-an ninh-quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam lần thứ tư tại Washington. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN) Sau cuộc hội đàm tại Washington, Mỹ và Việt Nam khẳng định rằng: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông nằm trong lợi ích chung của cộng đồng quốc tế”. “Tất cả các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông cần được giải quyết thông qua tiến trình ngoại giao, hợp tác mà không có sự ép buộc hoặc dùng vũ lực”, tuyên bố chung giữa Mỹ và Việt Nam có đoạn viết. Căng thẳng trên Biển Đông leo thang trong những tuần gần đây khi các tàu Trung Quốc tấn công một tàu thăm dò địa chấn dầu khí Việt Nam và cắt cáp tàu Viking II vào sáng 09/6. Theo tuyên bố chung Việt – Mỹ: “Phía Mỹ nhắc lại rằng những vụ việc rắc rối trong những tháng gần đây không thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực”. Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 7/2010, khẳng định rằng Mỹ có lợi ích quan trọng trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Hiện Trung Quốc có tranh chấp với một số quốc gia tại khu vực biển giàu tài nguyên thiên nhiên này. Hôm 17/6, nước này tuyên bố đã gửi tàu đô đốc hải quân tới Biển Đông. Trong bối cảnh căng thẳng, hôm 14/6, Trung Quốc khẳng định họ sẽ không dùng vũ lực tại Biển Đông và thúc giục các quốc gia khác “làm nhiều hơn vì hòa bình và ổn định khu vực”. Trong tuyên bố chung, Mỹ và Việt Nam đã bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với các cuộc đàm phán dưới sự bảo vệ của một thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, theo đó hai bên cam kết sẽ hợp tác theo quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Đối thoại về chính trị-an ninh-quốc phòng Việt-Mỹ lần thứ tư đã khai mạc sáng 17/6 (giờ Mỹ), tức tối 17/6 (theo giờ Việt Nam) tại thủ đô Washington của Mỹ. Tham gia đối thoại có Andrew Shapiro, trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề quân sự - chính trị, và Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. [BDV news] |
Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc tăng thêm 200 tàu hải giám
Bắc Kinh sẽ tăng cường hoạt động hải giám bằng cách bổ sung hơn 200 tàu và 6.000 nhân viên từ nay tới năm 2020. Tới cuối năm 2015, họ sẽ có 16 máy bay, 350 thuyền và tới năm 2020, số nhân viên vượt mức 15.000, số tàu thuyền là hơn 520.
Bắc Kinh sẽ tăng cường hoạt động hải giám. Theo China Daily, mục đích của hành động trên là bảo vệ lợi ích trên biển, tăng cường an ninh cho lãnh hải, khu vực đang ngày càng xảy ra nhiều các vụ xâm phạm của tàu và máy bay nước ngoài. Cụ thể, theo phía Trung Quốc, riêng năm 2010 xảy ra 1.303 vụ tàu và 214 máy bay xâm phạm lãnh hải Trung Quốc, so với tổng số 110 vụ năm 2007. Theo Reuters, hải giám Trung Quốc là lực lượng bán quân sự, có nhiệm vụ tuần tra lãnh hải của nước này. Hiện các lực lượng hải giám đặt dưới sự quản lý của Cục hải dương. Họ có 260 tàu, 9 máy bay và 280 phương tiện cơ giới khác. Riêng năm ngoái, lực lượng này đóng thêm 36 tàu tuần tra và 54 tàu cao tốc khác. Còn theo VNE, đây là một trong 5 tổ chức hành pháp liên quan đến bờ biển ở nước này, bên cạnh Tuần duyên - lực lượng quân sự tuần tra bờ biển; Ủy ban an toàn hàng hải - chịu trách nhiệm tìm kiếm và giải cứu ven biển; Ngư chính - quản lý các hoạt động đánh cá; Hải quan - giám sát ngăn chặn buôn lậu. Hải giám là tổ chức được thành lập mới đây nhất, năm 1998. Đó thực chất là lực lượng cảnh sát của Cục hải dương Trung Quốc, chịu trách nhiệm các vùng nước không thuộc lãnh thổ lãnh hải Trung Quốc, ở những nơi mà Trung Quốc đơn phương tự cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Hải giám cũng là cơ quan thực thi luật môi trường của Trung Quốc tại các vùng duyên hải. Chương trình tăng cường lực lượng của Hải giám Trung Quốc chủ yếu nhằm vào nơi mà Trung Quốc tuyên bố là EEZ. Theo luật quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế là khu vực 200 hải lý tính từ đất liền. [BDV news] |
Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011
>> Mỹ cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates hôm 4/6 đã cảnh báo rằng, có những “quan ngại ngày càng gia tăng” về hành động khiêu khích gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông và các vùng biển tranh chấp khác tại châu Á. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates Ảnh: Reuters Gần đây, cả Việt Nam và Philippines đã cáo buộc Trung Quốc hành xử gây hấn ở Biển Đông, làm căng thẳng thêm leo thang ở vùng biển vốn luôn có tranh chấp này. “Tôi e rằng nếu không có quy tắc của đường đi và phương pháp tiếp cận thống nhất để giải quyết những vấn đề này thì còn sẽ có đụng độ”, ông Gates nói tại Đối thoại Shangri-La, một diễn đàn an ninh cấp cao châu Á. Khi được hỏi liệu hành động của Trung Quốc có làm xói mòn “câu thần chú” của Bắc Kinh rằng, Trung Quốc đang theo đuổi “sự gia tăng hòa bình”, ông Gates nói: “Tôi không nghĩ rằng tới mức độ ấy”. Chỉ một tuần trước đây, Việt Nam đã phản đối Trung Quốc “vi phạm nghiêm trọng” luật pháp quốc tế sau khi tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp dầu khí một tàu thăm dò của Việt Nam lúc tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Sau đó, Manila đã phản đối Trung Quốc về việc một tàu nước này đã tháo dỡ vật liệu xây dựng ở bãi đá ngầm tại Biển Đông mà Philippines tuyên bố chủ quyền. Philippines cho rằng, thực sự quan ngại khi Bắc Kinh có thể từ bỏ thỏa thuận từ chín năm trước rằng không bắt đầu xây dựng công trình mới ở khu vực tranh chấp tại Biển Đông. Trong khi ông Gates bày tỏ quan ngại về các vụ việc liên tục xảy ra gần đây, thì bình luận của ông dường như đã “dịu” hơn so với cách tiếp cận đầy cứng rắn trong năm ngoái của chính phủ Mỹ. Tại hội nghị tương tự vào năm 2010, ông Gates đã kêu gọi Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế. Tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã khiến Bắc Kinh nổi giận khi trong một chuyến thăm Việt Nam đã tuyên bố, Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông. Tuyên bố cứng rắn của Mỹ năm ngoái là một phần phản ứng lời kêu gọi của các quốc gia Đông Nam Á về vai trò mạnh mẽ hơn của Mỹ trong khu vực để cân bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, sự căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington sau đó lại làm dấy lên lo lắng rằng, một cường quốc hải quân hiện thời và một Trung Quốc đang trỗi dậy có thể đi vào một cuộc xung đột ở nước láng giềng của họ. Hôm thứ Sáu, ông Najib Razak, Thủ tướng Malaysia, cũng nhấn mạnh sự quan ngại về tình hình căng thẳng ở Biển Đông khi kêu gọi một trật tự an ninh mà không ép buộc các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục cam kết theo đuổi con đường “gia tăng hòa bình”. Học thuyết này bao gồm việc đảm bảo rằng sự gia tăng kinh tế, chính trị và quân sự của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa nào với các nước khác, và rằng Bắc Kinh sẽ không tìm kiếm vai trò bá quyền. Ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và là đại biểu cấp cao nhất mà Bắc Kinh cử tới Đối thoại Shangri-La sẽ nhắc lại thông điệp trên khi ông phát biểu ở diễn đàn vào hôm nay (5/6). Thái độ “dịu hơn” của Washington với Trung Quốc xuất hiện khi hai nước tìm kiếm các cuộc đối thoại quân sự sâu sắc hơn. Hôm thứ Sáu, các đại biểu Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành hội đàm song phương mà hai bên mô tả là “khá thân mật”. Tháng trước, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc đã có chuyến công du kéo dài một tuần lễ tới Mỹ. Ông Gates, người đang thực hiện chuyến thăm châu Á cuối cùng trước khi rời nhiệm sở vào cuối tháng này, nói tại diễn đàn an ninh cấp cao rằng, Mỹ sẽ vẫn duy trì “cam kết quân sự mạnh mẽ” và tăng cường các cuộc thăm cảng, các thỏa thuận hải quân trong khu vực. Ông cũng bác bỏ những quan ngại về áp lực ngân sách với Lầu Năm Góc khi Mỹ đối mặt với tình trạng thâm hụt tài chính trong khi ngân sách quân sự Trung Quốc lại tăng không ngừng nghĩa là ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực sẽ giảm sút. Ông khẳng định: “Tôi đặt cược 100 USD rằng, năm năm kể từ bây giờ ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này là mạnh nếu không phải là mạnh hơn như ngày nay”. [Vietnamnet news] |
Nhãn:
asean,
Bắc Kinh,
biển đông,
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates,
Đối thoại Shangri-La 2011,
Hà Nội,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Trung Quốc,
Hải quân Việt Nam
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011
>> Cắt cáp dầu khí Việt Nam, Trung Quốc nói là bình thường!
Sau khi bị Việt Nam phản đối về việc các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Khương Dư đã có một số bình luận. Bà Khương Dư nói trong một tuyên bố đăng tải trên trang web của bộ này rằng: "Những gì mà các cơ quan liên quan của Trung Quốc đã làm là các hoạt động giám sát và thực thi luật pháp hoàn toàn bình thường ở khu vực biển thuộc thẩm quyền tài phán của Trung Quốc”. Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở thủ đô Bắc Kinh Giống như mọi tuyên bố sau khi xảy ra những tranh chấp ở Biển Đông với các bên liên quan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc vẫn khẳng định: "Trung Quốc đã cam kết bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng làm việc với các bên có liên quan để tìm kiếm một giải pháp cho các tranh chấp liên quan”. Hồi đầu tháng 3, tại các khu vực tranh chấp tại biển Hoa Đông và Biển Đông đã liên tiếp xảy ra những vụ việc có liên quan tới tàu, máy bay Trung Quốc. Trước phản ứng của Nhật, Philippines, ngày 8/3, phát biểu với báo chí ở Bắc Kinh, bà Khương Dư từng quả quyết: "Trung Quốc nắm giữ chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông. Trung Quốc tìm kiếm giải quyết tranh chấp bằng tham vấn thân thiện với các quốc gia khác”. Trở lại vụ việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh. Hôm 27/5, quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận sáng 26/5, trong khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam, tàu Bình Minh 02 của PVN đã bị 3 tàu hải giám số 72, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò. Lô 148 hoàn toàn nằm trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam. Vị trí cáp thăm dò bị phía Trung Quốc cắt chỉ cách mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý, tức là còn 80 hải lý nữa mới đến ranh giới 200 hải lý. Khác với tình hình trong vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, ở khu vực miền Trung vào phía Nam, trong đó có lô 148, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hoàn toàn không chồng lấn với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, kể cả Trung Quốc. Địa điểm tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp cách bờ biển đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 340 hải lý. Do đó, việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình. Là một thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982 nhưng hành động này của Trung Quốc lại hoàn toàn trái với nghĩa vụ của mình theo Công ước này. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên của phía Trung Quốc, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không để tái diễn những hành động vi phạm quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đồng thời bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam. Nội dung công hàm cũng nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông. Biển Đông được coi là nơi cung cấp lộ trình vận chuyển quan trọng cho thương mại hàng hải toàn cầu và với các nền kinh tế Đông Á vốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Trung Đông. Đây còn là vùng đa dạng sinh học cực lớn, nguồn thủy sản dồi dào, và được tin là rất giàu tài nguyên dầu khí. Trong bài nghiên cứu về Biển Đông đăng trên tạp chí Hàng hải và Thủy sản quốc tế KMI, tác giả Nazery Khalid khuyến cáo: "Vì lợi ích chung của các nước trong khu vực, Biển Đông cần được xem là nền tảng của sự thịnh vượng hơn là nơi tranh chấp hay đấu khẩu. Các quốc gia liên quan tới tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nên tự mình chấp nhận một tư thế linh hoạt hơn, ít hiếu chiến hơn trong vùng biển. Sẽ không có tác dụng trong việc thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng vùng biển khi mỗi người tham gia cuộc chơi có hành động gây hấn hay quan điểm cứng rắn để đảm bảo tuyên bố chủ quyền của mình. Và, con đường hòa bình thông qua các kênh ngoại giao cần được khai thác triệt để hơn là con đường dẫn tới căng thẳng gia tăng ở Biển Đông". [Vitinfo news] |
Nhãn:
Bắc Kinh,
biển đông,
Dầu khí Việt Nam,
Hải quân Việt Nam,
Lãnh hải Việt Nam,
Ôn Gia Bảo,
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Việt Nam - Trung Quốc,
Vịnh Bắc Bộ
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011
>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16
Gần 50% các Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đồng ý bán thêm máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan. Các Thượng nghị sỹ Mỹ cho rằng, nếu không bán thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới cho Đài Loan, hòn đảo này sẽ mất dần khả năng tự vệ trước sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc. Tại một buổi điều trần tại Thượng viện Mỹ về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke làm đại sứ tại Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Robert Menendez cho biết, 40 thành viên của Thượng viện sẽ gửi một lá thư cho Tổng thống Obama thúc giục bán máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan. Ông Menendez cho biết rất quan tâm đến tốc độ chi tiêu cho quân sự của Trung Quốc, Mỹ cần đưa ra một quyết định về việc bán máy bay chiến đấu cho Đài Loan. “Nếu chúng ta rời bỏ Đài Loan, tôi nghĩ rằng điều đó sẽ làm trầm trọng thêm tình hình” Thượng nghị sỹ Menendez nói. Rất hiếm khi cùng một lúc có nhiều nhà lập pháp gửi thư cho Tổng thống, do đó, Thượng nghị sỹ Menendez hy vọng rằng Bộ trưởng Locke sẽ ủng hộ việc bán F-16 cho Đài Loan. Bộ trưởng Bộ Thương mại Gary Locke cho biết: “Mỹ đứng bên cạnh Đài Loan để đảm bảo rằng họ có thể bảo vệ mình và khả năng tự vệ của họ sẽ không bị sói mòn”. Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một bộ phận không thể tách rời, mọi khả năng đều được đặt ra, ngay cả một chiến dịch quân sự để thu phục hòn đảo này. Đài Loan vẫn đang mong muốn sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới, nhằm duy trì khả năng tự vệ. Mỹ đã thiết lập ngoại giao với Bắc Kinh vào năm 1979, cùng với thời điểm đó Quốc hội Mỹ cũng đã thông qua Đạo luật quan hệ với Đài Loan. Trong đó, có điều khoản yêu cầu chính quyền cung cấp vũ khí để đảm bảo khả năng phòng thủ của Đài Bắc. Năm 2010, Mỹ đã phê duyệt hợp đồng bán vũ khí trị giá 6,4 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm hệ thống tên lửa phòng không Patriot, trực thăng Black Hawk, nhưng không có các máy bay chiến đấu F-16 mới. Hợp đồng này đã khiến Bắc Kinh tức giận, sau đó, quan hệ ngoại giao quân sự giữa đôi bên bị cắt đứt suốt năm 2010. Dù quan hệ ngoại giao giữa Đài Bắc và Bắc Kinh đang có những cải thiện rõ rệt, song Tổng thống Mã Anh Cữu vần nhiều lần yêu cầu Mỹ bán máy bay chiến đấu F-16 mới, thậm chí là cả tàu ngầm. Sau chuyến thăm của Bộ trưởng Gates đến Bắc Kinh đầu năm 2011, các nhà phân tích chính trị cho rằng, nhiều khả năng Đài Bắc sẽ không còn cơ hội để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu F-16 mới. Tuy nhiên, mọi chuyện đang đi theo chiều hướng ngược lại, kể từ sau chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bình Đức đến Mỹ. Đặc biệt sau những lời phát biểu của ông tại đây. Như vậy, với việc đa số các Thượng nghị sỹ trong Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” bán F-16 cho Đài Loan, Đài Bắc đang đứng trước cơ hội hiến có để sở hữu thêm các máy bay chiến đấu mới. Nếu điều này được thông qua, Washington sẽ phải đối mặt thái độ của Bắc Kinh. [BDV news] |
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc - Israel muốn thoát khỏi sự theo dõi của Mỹ?
Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có chuyến thăm chính thức đến Israel nhằm thúc đẩy mối quan hệ quân sự giữa đôi bên. Tại Thủ đô Tel Aviv, Đô đốc Ngô Thắng Lợi đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel ông Ehud Barak, Tư lệnh Hải quân Israel, Đô đốc Eliezer Marom. Nội dung cuộc hội đàm giữa các quan chức cấp cao hai bên không được công bố, tuy nhiên theo một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Israel, chuyến thăm có liên quan tới những thay đổi về thương mại quốc phòng giữa 2 nước. Từ lâu nay, quan hệ thương mại quốc phòng giữa Tel Aviv và Bắc Kinh phải chịu sự chi phối từ phía Washington. Phía Mỹ nhiều lần lên tiếng cảnh báo và phủ quyết các hoạt động chuyển giao công nghệ từ Israel cho Trung Quốc, đất nước mà Washington luôn coi là đối thủ cạnh tranh chiến lược, nếu không muốn nói là “kẻ thù tiềm năng”. Trước đó, Washington ép Israel phải hủy bỏ hợp đồng chuyển giao các công nghệ của tiêm kích Lavi, hợp đồng trị giá 1 tỷ USD hệ thống chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Phalcon, ngăn cấm Israel bán các máy bay trinh sát không người lái cho Bắc Kinh. Đô đốc Ngô Thắng Lợi trong buổi hội đàm với Bộ trưởng BQP Ehud Barak. Không chỉ vậy, Israel phải tham vấn ý kiến của Washington trước khi thực hiện bất kỳ hợp đồng mua bán vũ khí ra nước ngoài. Tuy nhiên, sau cuộc hội đàm với Đô đốc Ngô, một quan chức cấp cao giấu tên của Bộ Quốc phòng Israel cho biết: “Chính sách của chúng tôi đối với người bạn Mỹ gần gũi vẫn không thay đổi”. Đồng thời, ông này vẫn tìm cách từ chối giải thích mục đích chuyến thăm của Tư lệnh Hải quân Trung Quốc. Thực tế cho thấy, mối quan hệ thương mại quân sự với Israel mang lại cho Trung Quốc một lối đi mới, một cách gián tiếp để tiếp cận công nghệ cao từ phương Tây. Việc mua lại bản vẽ khí động học của máy bay tiêm kích Lavi đã bị hủy bỏ của Israel mang lại cho công nghiệp hàng không quân sự Trung Quốc một lối thoát để tạo nên J-10, xương sống cho lực lượng không quân nước này. Israel là quốc gia có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao và là nước dẫn đầu thế giới trong công nghệ phát triển các UAV. Mối quan hệ với Israel có ý nghĩa đặc biệt với Trung Quốc. Hiện nay, rất nhiều công nghệ từ Israel xuất hiện trong các hệ thống vũ khí hiện đại của Bắc Kinh. Tuy nhiên, mối quan hệ của Bắc Kinh với Tel Aviv luôn bị Washington theo dõi chặt chẽ và tới nay, Tel Aviv không thể tự quyết định trong các mối quan hệ thương mại quân sự với Trung Quốc. Nhận định về chuyến thăm này của Đô đốc Ngô, các nhà phân tích chính trị cho rằng, bất kể kết quả của cuộc hội đàm giữa đôi bên như thế nào, Tel Aviv vẫn phải nhìn “nét mặt” của Washington trước khi quyết định các hợp đồng thương mại quân sự với Bắc Kinh. [BDV news] |
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
>> Tàu sân bay Trung Quốc được chăm sóc bởi UAV Mỹ
Mỹ đang chế tạo máy bay không người lái trên tàu sân bay để tăng khả năng đối phó với sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Các quan chức Mỹ đặc biệt giữ bí mật về nơi họ sẽ đưa các máy bay không người lái vũ trang này vào sử dụng, nhưng một sỹ quan cấp cao Hải quân nói với hãng AP rằng một số sẽ được triển khai ở châu Á. Phó Đô đốc, Tổng chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ ở Thái Bình dương, Scott Van Buskirk cho biết: "Những máy bay không người lái này sẽ đóng môt vai trò mật thiết trong các chiến dịch của chúng tôi tại khu vực trong tương lai”. Mỹ đang sử dụng rộng rãi các loại máy bay không người lái trên đất liền trong cuộc chiến ở Afghanistan, nhưng phải mất vài năm nữa Mỹ mới chế tạo được các loại máy bay không người lái trên biển. UAV có khả năng tác chiến trên biển, cất/hạ cánh trên tàu sân bay có thể thay đổi tư duy tác chiến của không quân hải quân Mỹ, đối phó hiệu quả với sự ra đời của tên lửa đạn đạo diệt tàu sân bay và các tàu sân bay của Trung Quốc. Đầu năm 2011, công ty Northrop Grumman lần đầu cho bay thử UAV tác chiến trên biển, nhưng thử nghiệm diễn ra trên đất liền. Các nhà phân tích quân sự thống nhất nhận định rằng: Máy bay không người lái có khả năng ngăn chặn những bước tiến gần đây của Trung Quốc, đặc biệt là tính năng hoạt động như một tên lửa "diệt tàu sân bay của nó”. Patrick Cronin, nhà phân tích về An ninh mới của Mỹ làm việc tại Washington đánh giá: “Hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài mà Mỹ phải chuẩn bị ở khu vực châu Á - Thái Bình dương, và các loại máy bay tự động – trên không hay trên biển – ngày càng trở nên quan trọng để chống lại những mối đe dọa tiềm tàng”. Tuy Quân đội Trung Quốc còn lâu mới xây dựng được một lực lượng hùng mạnh như Mỹ, nhưng Bắc Kinh đang không ngừng phát triển tiềm lực không quân, hải quân và tên lửa có khả năng thách thức vị trí độc tôn của Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng như khả năng bảo vệ các tuyến đường biển quan trọng cùng các đồng minh của Mỹ như Nhật và Hàn Quốc của Washington. Trung Quốc khăng khăng cho rằng họ không có ý đồ tấn công và chỉ bảo vệ những lợi ích của họ như các tuyến hàng hải cũng quan trọng đối với nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của mình. Nhưng ở đó có một vài điểm nóng, nhất là vấn đề Đài Loan và một loạt các đảo nhỏ mà cả Trung Quốc và các nước châu Á khác đang đòi chủ quyền. UAV mới được Mỹ kỳ vọng sẽ mở rộng năng lực tác chiến của các hạm đội vốn đã rất hùng mạnh trên đại dương. Việc Hải quân Mỹ theo đuổi chương trình UAV tác chiến trên biển là sự thừa nhận nhu cầu phát triển vũ khí và những chiến lược mới không chỉ nhằm đối phó với Trung Quốc mà với cả một bối cảnh quốc phòng đầy thách thức nói chung ở khu vực. Các chuyên gia nói rằng máy bay không người lái có thể được triển khai trên bất cứ 11 tàu sân bay nào hiện có của Mỹ, và không phải được chế tạo để làm đối trọng riêng với Trung Quốc… Nhưng những thông tin về tiến bộ trong công nghệ tên lửa của Trung Quốc dường như đã làm cho việc chế tạo thêm khẩn trương hơn. Tên lửa “diệt tàu sân bay” DF 21D của Trung Quốc được thiết kế phóng từ đất liền với độ chính xác đủ tiêu diệt một tàu sân bay đang hoạt động trong tầm 1.500km . Tuy thông tin này chưa được kiểm chứng, nhưng các nhà phân tích nhấn mạnh rằng không một nước nào trên thế giới có một vũ khí như vậy. Hiện, những máy bay tiêm kích hiện tại của Hải quân Mỹ chỉ có thể tấn công các mục tiêu trong tầm 900km, nằm trong tầm kiểm soát của tên lửa của Trung Quốc. Ngược lại, các máy bay tiêm kích không người lái không phải tiếp thêm nhiên liệu có bán kính hoạt động là 2.789km, có thể hoạt động trong vòng 50-100 giờ - so với tối đa là 10 giờ của các máy bay có phi công. Công ty Northrop Grumman có hợp đồng 635,8 triệu USD để chế tạo 2 máy bay không người lái trong 6 năm và sẽ có thêm vốn nếu khả thi. Một mẫu nghiên cứu X-47B đã bay thử 29 phút tại sân bay quân sự Edwards tại California tháng 2/2011. Các chuyến bay thử trên tàu sân bay dự kiến sẽ được tiến hành trong năm 2013. Các công ty máy bay khác như Boeing và Lockheed cũng tham gia vào cuộc chơi. Công ty General Atomics Aeronautical Systems – nhà chế tạo máy bay không người lái Predator được sử dụng tại chiến trường Afghanistan – đã tiến hành các thử nghiệm trong hầm gió vào tháng 2/2011. Một số chuyên gia cảnh báo rằng các máy bay không người lái cho đến nay vẫn chưa được thử nghiệm trên tàu sân bay, đồng thời nhấn mạnh rằng những tiến bộ của Trung Quốc vẫn chưa hoàn toàn làm cho tàu sân bay hết vai trò. Vào những năm đầu của thập kỷ này Không quân và Hải quân Mỹ cùng hỗ trợ một dự án phát triển máy bay không người lái trên tầu sân bay nhưng năm 2005, Không quân Mỹ đã rút khỏi dự án, chỉ còn hải quân tiếp tục cung cấp tài chính cho việc nghiên cứu khả thi. Đô đốc Gary Roughhead, Tổng chỉ huy các hoạt động Hải quân Mỹ đánh giá mục tiêu hiện tại là lực lượng này có được các máy bay ném bom không người lái trước năm 2018 là “quá chậm”. "Nghiêm túc mà nói, chúng ta cần ý thức sự khẩn thiết phải có các máy bay đó. Vì nó làm thay đổi cơ bản tư duy của chúng ta về không lực hải quân”, Đô đốc Roughhead nói. [BDV news] |
Thứ Năm, 12 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc đã ‘dòm ngó’ xác trực thăng bí ẩn
Pakistan vừa hé lộ tin làm giới chức Mỹ mất ngủ. Đó là: Trung Quốc bày tỏ sự quan tâm đặc biệt tới xác trực thăng bị SEAL bỏ lại. Quan chức Pakistan nói rằng họ muốn nghiên cứu xác máy bay tàng hình cải tiến của Mỹ bị lực lượng SEAL bỏ lại sau vụ đột kích giết bin Laden, và cho biết thêm là người Trung Quốc cũng bày tỏ sự quan tâm. Phía Mỹ đã yêu cầu Pakistan trao trả xác chiếc máy bay này nhưng một quan chức Pakistan nói với hãng ABC rằng người Trung Quốc cũng “rất quan tâm” đến xác chiếc máy bay này. Còn một quan chức khác thì khẳng định: “Rất có thể chúng tôi sẽ cho họ xem.” Một quan chức Mỹ nói ông không biết chắc liệu Pakistan đã cho người Trung Quốc vào xem chưa, nhưng nói sẽ bị “sốc” nếu người Trung Quốc chưa được tiếp cận với chiếc máy bay bị nạn này. Các chuyên gia ngành hàng không tin rằng, chiếc trực thăng này là phiên bản của trực thăng Black Hawk được cải tiến và có khả năng tàng hình cao, thể hiện trong chiến dịch bí mật tiêu diệt thủ lĩnh al-Qaeda. Lực lượng SEAL đã đi trên chuyến bay này và đã cố ý thủ tiêu chiếc máy bay khi buộc phải bsoỏ lại trên sân sau trong dinh thự của bin Laden. Một bộ phận quan trọng của thân sau máy bay và các mảnh vỡ khác, có lơp sơn phủ bí hiểm giống vải mà trẻ em địa phương dùng làm đồ chơi. Các chuyên gia nói rằng, cấu trúc khác thường của động cơ cánh quạt phía sau, trông như cái vành mũ lạ kỳ bao quanh và toàn bộ thân hình chiếc trực thăng cho thấy nó được cải tiến đặc biệt không chỉ nhằm bay êm mà còn tránh được phát hiện của radar. So sánh phần đuôi của chiếc trực thăng bị bỏ lại ở Abbottabad và Black Hawk thông thường. Xác của chiếc trực thăng rõ ràng đã trở thành một quân cờ mới trong trò chơi ngoại giao căng thẳng và đầy ăn thua giữa Mỹ và Pakistan, sau cuộc đột kích đơn phương khiến Islamabad “tự ái”. Theo Richard Clarke, cựu cố vấn chống khủng bố của Nhà Trắng thì những tiến bộ về công nghệ tàng hình của chiếc trực thăng bỏ lại có thể trở thành “một món quà giá trị” đối với Trung Quốc, và “bởi vì Pakistan được tiếp cận với công nghệ tên lửa của Trung Quốc và các hệ thống vũ khí tiên tiến khác, Islamabad luôn tìm cách để trả ơn Trung Quốc”. Quan hệ giữa Trung Quốc và Pakistan đang là mối “quan hệ thân mật”. Dan Goure, cựu quan chức Bộ quốc phòng và Phó Chủ tịch Viện Lexington nhận xét là có lẽ trực thăng tàng hình đã giúp cho đội đặc nhiệm SEAL có một lợi thế vô giá vào thời điểm trước khi nổ súng. Những người hàng xóm của bin Laden ở Abbottabad, nói với ABC News rằng đêm hôm đó họ đã không nghe thấy tiếng trực thăng cho đến khi chúng ở ngay trên đầu. Trước những thông tin này, quan chức Bộ quốc phòng kiên quyết không bình luận về bất cứ điều gì liên quan đến chiếc trực thăng bỏ lại. Tuy nhiên, Tổng thống Obama đã tiết lộ với tờ Washington Post, đó là một chiếc trực thăng trị giá 60 triệu USD. Trong khi đó, theo báo cáo mới nhất về mua sắm của Bộ quốc phòng, giá một chiếc Black Hawk bình thường, tùy theo loại, không quá 20 triệu USD. Nếu người Trung Quốc đã có dịp tiếp cận xác chiếc máy bay này thì đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có dịp hưởng lợi trên cái hại của công nghệ Mỹ. Năm 1999, một máy bay tàng hình ném bom Diều hâu đêm F-117A của Mỹ bị bắn hạ tại Serbia. Có nguồn tin xác nhận, Trung Quốc đã mua lại xác của chiếc máy bay này. Đúng 12 năm sau, chiếc máy bay tàng hình đầu tiên của Trung Quốc, J-20 đã tiến hành bay thử đã gây chú ý quốc tế và khơi nên cuộc tranh luận liệu Trung Quốc có phát triển khả năng tàng hình máy bay dựa vào những điều họ đã học được từ chiếc máy bay Diều hâu đêm bị bắn hạ đó. [BDV news] |
Nhãn:
Bắc Kinh,
Black Hawk,
Islamabad,
Khủng bố,
Osama bin Laden,
Quân đội Trung Quốc,
Serbia,
Thị trấn Abbottabad,
Thủ lĩnh al-Qaeda,
Thủ lĩnh Hồi giáo,
trung quốc
Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011
>> Tên lửa Đài Loan đưa Bắc Kinh vào tầm bắn
Đài Loan đã phát triển một loại tên lửa có khả năng vươn tới Bắc Kinh và đã thử nghiệm thành công tên lửa này 3 năm trước, báo chí Đài Loan đưa tin.
Nguồn tin được dẫn lời cựu bộ trưởng quốc phòng Đài Loan Michael Tsai. Theo đó, Quân đội Đài Loan đã bắn thử thành công tên lửa tầm trung gian này vào đầu năm 2008, trong một vụ thử bí mật có sự tham gia của Tổng thống Đài Loan khi đó là Trần Thủy Biển. Điều này được ông Tsai tiết lộ trong hồi ký xuất bản trong tuần này. Ông Tsai không nói rõ tầm bắn của tên lửa, song tờ United Daily News nói rằng, tên lửa này có khả năng với tới các thành phố chủ chốt của Trung Quốc, trong đó có Bắc Kinh, Thành Đô và Thẩm Dương với tầm bắn 2.000 km. ÔNg Michael Tsai. Theo tờ báo này, ông Tsai là quan chức đầu tiên xác nhận Đài Loan đã phát triển công nghệ tên lửa tầm trung, dù trước đó báo chí địa phương đã đưa tin Đài Loan có khả năng về tên lửa tầm trung. Ông Stephen Young, thực tế là đại diện của Mỹ ở Đài Bắc, bày tỏ quan ngại về vụ thử, song ông Tsai trấn an rằng Đài Loan sẽ không phát động bất kỳ cuộc tấn công nào. Trong hồi ký của mình, ông Tsai viết, theo tình báo Đài Loan và Mỹ, Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng phát động chiến tranh nếu ứng cử viên thân Bắc Kinh Mã Anh Cửu thất cử tổng thống năm 2008. Quan hệ Trung - Đài căng thẳng dưới thời Trần Thủy Biển làm tổng thống Đài Loan (2000-2008) và đã hòa dịu đáng kể từ khi Mã Anh Cửu làm tổng thống vào tháng 5/2008. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực chống Đài Loan nếu hòn đảo này tuyên bố độc lập. Điều này khiến Đài Loan ráo riết tăng cường quân bị để phòng thủ.
[BDV news]
|
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011
>> 1/2 dân số Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quân sự
Một cuộc thăm dò dư luận được công bố hôm nay (25/4), cho thấy, gần một nửa người dân Australia tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành mối đe dọa quân sự trong 20 năm tới và đa số cho rằng Canberra đang cho phép quá nhiều đầu tư của Trung Quốc.
Cuộc thăm dò tiến hành trên 1.002 người Australia, do Viện chính sách quốc tế Lowy, thực hiện cho thấy 44% người Australia coi Trung Quốc là mối đe dọa quốc phòng tiềm tàng. Quân đội Trung Quốc Trong số những người được hỏi, 87% trả lời Trung Quốc sẽ trở thành đe dọa quân sự bởi Australia sẽ bị cuốn vào bất kỳ xung đột nào với Trung Quốc khi là liên minh của Mỹ. Được công bố ngay khi Thủ tướng Australia Julia Gillard có chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị lãnh đạo, cuộc khảo sát còn cho thấy 75% người dân Australia nghĩ rằng sự phát triển của Trung Quốc tốt cho Australia tuy nhiên 57% cho rằng hiện có quá nhiều đầu tư của Trung Quốc vào đất nước của họ. Nhà nghiên cứu Fergus Hanson thuộc Viện Lowy cho hay, 58% cũng tin rằng Canberra không gây sức ép đủ đối với Bắc Kinh về các vấn đề nhân quyền, mặc dù con số này có giảm so với 66% kết quả thăm dò năm ngoái. Số người cho rằng Australia nên tham gia cùng các quốc gia khác hạn chế sự ảnh hưởng của Trung Quốc cũng tụt xuống từ 55% của năm ngoái xuống 50%. 52% ủng hộ Australia gia nhập một liên minh bảo vệ Hàn Quốc nếu bị Triều Tiên tấn công. “Và nếu Trung Quốc, đối tác thương mai lớn nhất của Australia, can thiệp ủng hộ Triều Tiên đối phó với Hàn Quốc, 56% cho rằng họ đồng tình với việc điều lực lượng Australia tới giúp đỡ Hàn Quốc”, Hanson nói. Bà Gillard cũng cam kết hối thúc Trung Quốc giúp “thuần hóa” Triều Tiên và xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong suốt chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của bà, bắt đầu vào chiều hôm nay. Michael Wesley, Giám đốc Viện Lowy, cho hay kết quả trên phản ánh sự phức tạp trong quan hệ của Australia với Trung Quốc, quốc gia mà thương mại thường niên song phương với Australia đạt 50,6 tỉ đô la Mỹ. “Kết quả cho thấy mức độ khó khăn như thế nào đối với bà Gillard trong việc cân bằng các yêu cầu kinh tế trong mối quan hệ với những lo ngại của công chúng Australia về lạm dụng nhân quyền ở Trung Quốc, sự mở rộng quân sự và những quan niệm tiêu cực về đầu tư của Trung Quốc tại Australia”, Wesley nói.
[Lenta news]
|
Nhãn:
Australia,
Bắc Kinh,
Canberra,
CHDCND Triều Tiên,
Đe dọa quân sự,
Hàn Quốc,
Mỹ,
Quân đội Australia,
Thủ tướng Australia Julia Gillard,
trung quốc,
Viện Lowy
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011
>> Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 cất cánh
Mẫu nghiên cứu thứ 2 của chiếc tiêm kích gây tranh cãi J-20 đã có chuyến bay thử nghiệm tiếp theo thành công.
Sự xuất hiện của mẫu nghiên cứu được cho là tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc đã tạo nên một làn sóng tranh cãi, bàn tán xôn xao trên các trang mạng quân sự. mẫu nghiên cứu đầu tiên mang số hiệu 2001 đã có chuyến bay thử nghiệm kéo dài 18 phút trong chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates vào tháng 1/2011. Kể từ đó đến nay, giới quân sự thế giới không ngừng theo dõi về sự phát triển của loại tiêm kích còn nhiều điều hoài nghi này. Theo một thông tin được đăng tải bởi Military.globaltimes, các nhân chứng đã chứng kiến một chuyến bay khác của một mẫu tiêm kích được cho là J-20. Chuyến bay được khởi hành lúc 4h25 và hạ cánh lúc 5h50 (giờ địa phương) ngày 17/4, tại sân bay thử nghiệm của Viện thiết kế máy bay Thành Đô, tại tỉnh Tứ Xuyên Trung Quốc. Mẫu nghiên cứu thứ 2 của J-20 đang được kiểm tra lần cuối trước khi cất cánh. Xu Yongling một trong những phi công thử nghiệm hàng đầu của Trung Quốc cho biết Nếu chuyến bay thử nghiệm hôm Chủ Nhật là đúng sự thật, điều đó có nghĩa rằng J-20 đã tiến gần hơn tới việc sản xuất loạt. “Cần có ít nhất từ 10-20 chuyến bay thử nghiệm từ chuyến bay thử đầu tiên để hiệu chỉnh toàn bộ hệ thống. Bao gồm sự ổn định về khí động học, chất lượng và hiệu suất của các chuyến bay. Toàn bộ quá trình này sẽ phải mất nhiều năm để hoàn thành” phi công Xu đã trao đổi như vậy với Globaltimes sáng ngày 19/4/2011. Động cơ của J-20 vẫn là ẩn số Đến thời điểm hiện tại, đã hơn 3 tháng trôi qua sau chuyến bay đầu tiên của J-20, loại động cơ cho tiêm kích này vẫn là một ẩn số. Điều đó tiếp tục là đề tài cho những sự đồn đoán về loại động cơ được trang bị cho J-20. Động cơ WS-10 và các biến thế sau của nó vẫn chưa hội đủ các yếu tố cần thiết để sử dụng cho tiêm kích thế 5.(ảnh China-defence) Lin Zuoming, Tổng giám đốc Tổng công ty công nghiệp hàng không Trung Quốc AVIC phát biểu trong buổi lễ rằng. Sẽ thúc đẩy sự phát triển của một thế hệ máy bay mới với sự đột phá công nghệ trong phát triển động cơ đẩy. “Đến năm 2015, các nghiên cứu và thiết kế của tất cả các mô hình chính sẽ được hoàn thành” Tổng giám đốc Lin đã phát biểu như vậy tại buổi lễ, ông cũng thừa nhận rằng, động cơ cho máy bay đang là một cái “nút cổ chai” đối với sự phát triển của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Tổng giám đốc Lin cho biết AVIC đã đầu tư số tiền 10 tỷ Nhân dân tệ (1,52 tỷ USD) để phát triển một loại động cơ cho máy bay chiến đấu mới. Số tiền này tương đương với lợi nhuận năm 2010 của AVIC. Tuy nhiên, nếu đem so sánh với các dự án phát triển động cơ cho tiêm kích thế hệ 5, thì số tiền nêu trên chẳng thấm vào đâu. Hãng động cơ Pratt & Whitney của Mỹ đã phải chi tới 4 tỷ USD cho dự án phát triển động cơ F135 cho tiêm kích thế hệ 5 F-35. Với số tiền đầu tư khiếm tốn như vậy, cộng thêm với kết quả còn quá nhiều bất ổn của chương trình phát triển động cơ máy bay chiến đấu như WS-10 cho làm xuất hiện một câu hỏi lớn: Liệu động cơ mới này có hội đủ các yếu tố của động cơ cho tiêm kích thế hệ 5 hay không? J-20 đã thực sự phát triển đầy đủ hay chỉ để quảng bá? Một điều khá trùng hợp, các chuyến bay được công bố của J-20 đều trùng hợp hợp với các sự kiện lớn. Chuyến bay thử nghiệm vừa qua trùng với một buổi lễ được tổ chức tại Đại Lễ đường Nhân Dân Bắc Kinh vào hôm 18/4/2011, kỷ niệm 60 ngày truyền thống của công nghiệp hàng không Trung Quốc. Trong khi chuyến bay đầu tiên diễn ra trong tháng 1/2011 trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc. J-20 đã thực sự được phát triển một cách đầy đủ hay chưa? Hay đây chỉ là động thái nhằm quãng bá cho sự phát triển lớn mạnh của công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là công nghiệp hàng không Trung Quốc. Vẫn còn quá nhiều ẩn số xung quanh sự phát triển của J-20 và các mẫu tiêm kích khác như J-15, J-18 của Trung Quốc. Ảnh: China-defence Thời gian gần đây rộ lên tin đồn về sự xuất hiện của một mẫu tiêm kích J-18. Mẫu tiêm kích này có khả năng cất hạ cánh ngắn và thẳng đứng. Theo một báo cáo được trích dẫn bởi tờ Asahi Shimbun (Nhật Bản), J-18 đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên tại một căn cứ nằm sâu bên trong khu tự trị Nội Mông. Báo cáo cho biết, mẫu nghiên cứu J-18 có kiểu thiết kế tương tự như Su-33 của Nga, cánh máy bay có thể gập lại được. Điều này dẫn đến những liên tưởng đến việc loại máy bay này sẽ được sử dụng trên tàu sân bay tương lai của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Ding Zhiyong, phát ngôn viên của AVIC đã bác bỏ thông tin cho rằng họ đang phát triển mẫu nghiên cứu của J-18. Có thể nhận thấy rằng, thời gian qua, Trung Quốc liên tục công bố các mẫu thử nghiệm phát triển máy bay chiến đấu mới. Từ tiêm kích trên hạm J-15, đến tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20, rồi gần đây là tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18. Thực hư của các chương trình phát triển này vẫn là một ẩn số lớn. Trung Quốc đã đạt được sự thành công ban đầu trong việc tạo ra sự lo lắng và quan ngại trong cộng đồng quốc tế về các chương trình phát triển vũ khí của họ.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bắc Kinh,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ,
Đại Lễ đường Nhân Dân,
Động cơ WS-10,
J-20,
không quân,
Máy bay chiến đấu thế hệ 5,
Tỉnh Tứ Xuyên,
trung quốc
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc chú trọng phát triển chất lượng quân nhân
Quân đội Trung Quốc (PLA) đã thông qua kế hoạch hiện đại hóa quân đội trong bước tiến xa hơn.
PLA đang sở hữu một số vũ khí và khí tài công nghệ cao, điều này đặt ra vấn đề: Chất lượng đội ngũ cán bộ và binh lính của họ tụt hậu so với tốc độ hiện đại hóa của vũ khí. Do đó, kế hoạch 8 điểm được xác định để tối ưu hóa năng lực cán bộ bao gồm, tìm kiếm và nuôi dưỡng các tài năng quân sự công nghệ cao, tìm kiếm thông tin tình báo nước ngoài, giáo dục tài năng chất lượng cao, đào tạo sử dụng vũ khí, khí tài trang bị mới, chiến tranh không gian mạng, đối phó với các vấn đề an ninh phi truyền thống. Quân đội Trung Quốc đang cố gắng phát triển và xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực cao hơn, có khả năng kiểm soát và xử lý tốt các vũ khí, khí tài hiện đại, và biến họ thành những bậc thầy trong chiến tranh thông tin đến năm 2020. Kế hoạch này đã được sự nhất trí thông qua của Chủ tịch quân ủy trung ương Hồ Cẩm Đào, và đã được đăng tải trên trang web của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, các trường cao đẳng, các học viện phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo cán bộ. Tu luyện các tài năng, thúc đẩy sự ra đời một số lượng lớn các tài năng chất lượng cao cho quân đội. Ông nhấn mạnh rằng, kế hoạch tuyển dụng là chìa khóa cho sự thay đổi của quân đội trong tương lai. Các tài năng quân sự sẽ là trụ cột cho sự phát triển của khoa học quân sự của Trung Quốc. Kế hoạch cũng hoan nghênh sự tham gia đóng góp của các nhân tài nước ngoài. Tổng cục Chính trị PLA sẽ giám sát việc thực thi kế hoạch 8 điểm này không đưa ra bất cứ bình luận gì về điều này. Nhân lực chất lượng cao là một trong những mục tiêu hàng đầu xây dựng quân đội của Trung Quốc. Hiện tại, chất lượng của đội ngũ sỹ quan của PLA đã được cải thiện đáng kể, với 80% có bằng cử nhân, 20% có học vị Thạc sỹ. Tuy nhiên, hiệu suất quản lý tổng thể vẫn còn khá nghèo nàn, cùng với những bất cập trong hoạch định chính sách đào tạo và nguồn lực. Bắc Kinh sẽ đẩy nhanh tiến độ xem xét lại các hoạt động quân sự, tập trung vào việc đào tạo tin học và công nghệ cao. Liu Yong một biên tập viên cao cấp nhận định trên tờ Thời báo Hoàn Cầu, quân đội sẵn sàng tiếp thu các thành tựu của trí tuệ bên ngoài, và đó là một phần trong kế hoạch quân sự này của Trung Quốc. Điều đó chứng minh rằng, quân đội sẽ không đóng cửa với bên ngoài. "Các quan chức cấp cao của quân đội nhận thấy tầm quan trọng của các bài học kinh nghiệm từ bên ngoài có thể thúc đẩy sự phát triển của Quân đội Trung Quốc, đặc biệt là trong các chương trình nghiên cứu", ông Liu nói. Tuy nhiên, ông Liu tin rằng, Trung Quốc sẽ phải mất một thời gian để hoàn thành một mạng lưới với khả năng phát huy hết hiệu quả của các vũ khí tiên tiến và thiết bị công nghệ cao. Li Jie một nhà nghiên cứu tại Học viện Hải quân Trung Quốc cho biết, Trung Quốc bắt đầu chuyển từ việc gia tăng số lượng binh sĩ sang chú trọng vào chất lượng của các binh sĩ nhằm đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh công nghệ cao. "Trung Quốc đã nỗ lực để làm tăng khả năng sáng tạo khoa học và công nghệ của mình trong những năm gần đây, bao gồm đẩy mạnh phát triển vũ khí mới và công nghệ cao, mà cần phải được làm chủ bởi các tài năng công nghệ" ông Li Jie đã nói Để nâng cao năng lực tác chiến, hiện tại, quân đội Trung Quốc đang tập trung xây dựng đội ngũ chiến sỹ tài năng. Họ không chuyên trong một lĩnh vực cụ thể nào, nhưng có thể thành thạo trong các hoạt động chung của 3 lực lượng Hải, Lục, Không quân. Thế nhưng, ông Li Jie đánh giá thấp khả năng tuyển dụng chuyên gia nước ngoài trên quy mô lớn bởi những lo ngại về an ninh thông tin. Với kế hoạch 8 điểm nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, binh sĩ chất lượng cao, PLA đang nuôi tham vọng đưa quân đội của mình lên một tầm cao mới.
[BDV news]
|
Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2011
>> Philippines mua tàu chiến vì Trung Quốc?
[BDV news] Quân đội Philippines thông báo là định sử dụng loại tàu mới do Mỹ chế tạo để tăng cường tuần tra. Theo RFI, thông tin này được đưa ra trong lúc Manila tỏ thái độ cứng rắn hơn trước các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại biển Đông.
Theo Chuẩn tướng Jose Mabanta, phát ngôn viên quân đội Philippines, hải quân nước này có ý định đưa vào sử dụng tàu tuần tra loại Hamilton hiện đại mới mua của Mỹ và sẽ được giao cho Philippines vào tháng 6 tới đây. Quân đội Philippines còn tiết lộ thêm là một nhóm lính hải quân Philippines đang tu nghiệp tại Mỹ để học cách vận hành loại tàu tuần tra mới. Philippines mua tàu chiến. Ảnh minh họa. Theo hải quân Mỹ, Hamilton có khả năng di chuyển đường trường, được trang bị hệ thống vũ khí thuận tiện cho việc cận chiến. Loại tàu này như vậy sẽ góp phần tăng cường hiệu năng của hải quân Philippines, vốn chỉ có một đội tàu rất nhỏ và cũ kỹ so với Trung Quốc. Hạm đội Philippines chủ yếu bao gồm các chiến hạm cũ do Mỹ “thải ra” và được tân trang lại. Soái hạm của hải quân Philippines cũng chỉ là chiếc Rajah Humabon, một khu trục hạm hộ tống loại Cannon được đóng từ Thế chiến II và hiện là một trong chiến hạm cũ nhất trên thế giới còn đang hoạt động. Theo RFI, Philippines ngày càng cảm thấy cần phải gia tăng sự hiện diện quân sự trong bối cảnh họ cố tránh làm “phật ý” Bắc Kinh. Trước đó, Philippines chính thức gửi thư lên Liên Hiệp Quốc bác bỏ tấm bản đồ chủ quyền hình “lưỡi bò” mà Bắc Kinh công bố. Cũng theo RFI, bất chấp phản ứng của Philippines, Trung Quốc vẫn tiếp tục đòi hỏi độc quyền trên toàn bộ các vùng đang tranh chấp và vùng biển liền kề. Vào hôm 14/4, một lần nữa, Bắc Kinh lại lên tiếng cho rằng hành động phản đối của chính quyền Manila là điều không thể chấp nhận được. Nhân cuộc họp báo thường kỳ, ông Hồng Lôi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố thẳng thừng: “Chính quyền Trung Quốc không thể chấp nhận nội dung thư ngoại giao mà Chính phủ Philippines đệ trình lên Liên Hiệp Quốc”. Lý do mà Bắc Kinh đưa ra cũng vẫn là: “Chủ quyền của Trung Quốc, các quyền liên quan và quyền quản lý hành chính tại biển Đông đều bắt nguồn từ lịch sử và dựa trên các cơ sở pháp lý”. Theo RFI, lập luận này từng bị biết bao nhà khoa học và nghiên cứu quốc tế phản bác. Dù vậy, Trung Quốc đến nay vẫn thường xuyên nhắc đi nhắc lại nhiều lần. |
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011
>> Mỹ, Hàn sẵn sàng 'xử lý' Triều Tiên
[BDV news] Quân đội Mỹ và Hàn Quốc sẵn sàng bảo vệ Seoul trong trường hợp Bình Nhưỡng tiếp tục các hành động khiêu khích, Tướng Walter của Mỹ cho hay.
Tướng Walter Sharp, lãnh đạo lực lượng liên quân Mỹ, Hàn khẳng định trước Thượng viện Mỹ rằng, giới chức quân sự của Washington và Seoul đang tích cực trau dồi "kỹ năng" để có thể sẵn sàng đáp trả cũng như chặn đứng mọi động thái “gây sự” của Bình Nhưỡng. “Chúng tôi đang thảo luận đến mọi khả năng khiêu khích của Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng gây hấn, Seoul sẽ lập tức đáp trả để tự vệ bởi chúng tôi đã chuẩn bị kỹ càng cho mọi phương án”, ông Walter khẳng định. Tướng Walter cũng nhấn mạnh, những cuộc tấn công mới đây của Triều Tiên đối với Hàn Quốc cũng như sự phát triển không ngừng trong nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng chỉ càng khiến cho liên minh giữa Washington và Seoul thêm gắn bó. “Sự hợp tác chặt chẽ sẽ giúp liên minh Mỹ, Hàn có thể ngăn chặn một Triều Tiên hung hăng thích gây bất ổn cho khu vực và thế giới”, ông Walter quả quyết. Mỹ, Hàn sẵn sàng đối phó Triều Tiên. Ảnh minh họa. Bổ sung cho bài phát biểu của Tướng Walter, Ðô đốc Robert F. Willard, Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Nhưỡng cho rằng, nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên đang khiến quốc gia này trở thành một mối đe dọa thực sự. “Tôi nhất trí với quan điểm rằng, Bình Nhưỡng đang trực tiếp đe dọa đến an ninh của Mỹ”, ông Willard nhấn mạnh và cho biết thêm rằng, chương trình phát triển tên lửa đạn đạo của Triều Tiên đang hướng tới khả năng tấn công mục tiêu xuyên lục địa. Ðô đốc Willard khẳng định, cộng đồng quốc tế đang ngày càng mất kiên nhẫn với thái độ thù địch và bất thường của Triều Tiên. “Vấn đề quan trọng bây giờ là Trung Quốc cần nhận thức rõ về việc thế giới không còn có thể chịu đựng và bỏ qua cho các hành động của Triều Tiên”, ông Wilard tuyên bố. Cũng theo quan chức này, chìa khóa để chấm dứt chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng cũng như chặn đứng nguy cơ xảy ra cuộc chạy đua hạt nhân trong khu vực là một cuộc đối thoại hiệu quả với Bắc Kinh. Ông Willard cho rằng, các cuộc đàm phán với Trung Quốc nên tập trung làm rõ vấn đề rằng, Hàn Quốc quá chán ngán với một Triều Tiên thích gây gổ. “Tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã thay đổi. Seoul giờ không còn nhường nhịn mà ngậm ngùi nhìn Bình Nhưỡng khiêu khích. Cộng đồng quốc tế cũng vậy. Tất cả đều đã mất kiên nhẫn với Triều Tiên. Chính vì vậy, Trung Quốc cần nhận thức rõ điều này để gia tăng ảnh hưởng đối với Triều Tiên trước khi mọi chuyện trở nên quá muộn”, đô đốc khẳng định. |
Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc công bố hình ảnh hàng không mẫu hạm đầu tiên
[Vnexpress news] Những hình ảnh về chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vừa được hãng tin Tân Hoa xã đăng tải.
Tàu sân bay Varyag của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã Chiếc tàu sân bay Varyag hiện được gấp rút hoàn thiện tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh (phía đông bắc Trung Quốc). Theo Tân Hoa xã, chiếc tàu này sẽ giúp giấc mơ sở hữu tàu sân bay suốt 70 năm qua của người Trung Quốc trở thành hiện thực. Hãng tin Trung Quốc đăng lại những bức ảnh chụp tàu sân bay được lấy từ một diễn đàn quân sự trực tuyến của nước này. Những hình ảnh cho thấy quá trình nâng cấp chiếc tàu đã gần hoàn tất, ngoại trừ hệ thống radar. Nhiều khả năng tàu Varyag sẽ ra khơi trong năm nay. Việc Trung Quốc có tàu sân bay đầu tiên đã thu hút được sự chú ý từ lâu nay. Nó sẽ giúp Trung Quốc triển khai được nhiều khí tài không quân hơn mà không phụ thuộc vào giới hạn địa lý trên bộ. Tàu sân bay Varyag thuộc lớp Admiral Kuznetsov được khởi công đóng từ năm 1985. Công việc hoàn thiện tàu bị ngừng lại năm 1992 với những bộ phận cơ bản đã xong nhưng chưa được lắp đặt hệ thống điện tử. Khi Liên Xô tan rã, quyền sở hữu con tàu này cũng được chuyển cho Ukraina và nó đã được đem bán đấu giá sau đó. Trung Quốc mua lại chiếc tàu sân bay có trọng tải 67.500 tấn này từ Ukraina năm 1998 với giá khoảng 200 triệu USD. Ban đầu, Bắc Kinh định sử dụng chiếc tàu như một khách sạn nổi trên đại dương. Nhưng ý định này nhanh chóng thay đổi và tàu Varyag được người Trung Quốc hoàn thiện nốt đúng theo thiết kế ban đầu như một tàu sân bay phục vụ quân sự. Một vài hình ảnh về hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc |
Nhãn:
Bắc Kinh,
china,
Hải quân Trung Quốc,
Hàng không mẫu hạm,
Quân đội Trung Quốc,
Tàu sân bay,
Tàu sân bay Varyag,
Tân Hoa xã,
trung quốc,
Ukraina
Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc xây dựng quân đội 'tấn công' hay ‘phòng thủ’?
[BDV news] Theo Sách Trắng Quốc phòng 2010 của Trung Quốc: “Trung Quốc không bao giờ mở rộng Quân đội và không phát triển vũ khí tấn công chiến lược dù nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như thế nào”.
Tuy nhiên, trên thực tế, những năm gần đây tiềm lực quân sự của Trung Quốc trong ngày càng phát triển. "Máy bay chiến đấu J-20 là một minh chứng cho thấy tốc độ phát triển thần tốc của nghành công nghiệp hàng không Trung Quốc", một báo cáo quân sự Nga bình luận. Một điểm nữa cần lưu ý, trong chương I trong sách Trắng Quốc phòng của Trung Quốc lại nêu ra rằng Trung Quốc không phát triển các loại vũ khí tấn công chiến lược mới và Trung Quốc xây dựng quân đội mang tính phòng thủ quốc gia. Thế nhưng, Trung Quốc là một nước không ngừng phát triển các loại vũ khí hạt nhân. Điều này đi ngược với tiêu chí giải trừ hạt nhân mà Nga và Mĩ đã thỏa thuận. Các loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang trở thành mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Dù Sách trắng Quốc phòng của Trung Quốc nêu ra rằng Trung Quốc không có ý định mở rộng quân đội của mình tuy nhiên trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc lại không ngừng tăng cao. Năm 2008, chi phí cho quốc phòng của Bắc Kinh là 417,876 Tỷ NDT, chiếm 6,68% chi tiêu tài chính nhà nước. Năm 2009, con số này là 495,11 tỷ NDT chiếm 6,49% chi tiêu tài chính nhà nước và năm 2010 là 532,115 tỷ NDT chiếm 7,5% chi tiêu tài chính quốc gia. Đặc biệt, ngân sách năm 2011 của Trung Quốc là 601,1 tỷ NDT tăng 12,7% và trở thành nước có ngân sách Quốc phòng cao thứ 2 thế giới. Các hoạt động chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc bao gồm: Trang bị, bảo đảm đời sống cho bộ đội và nhân viên chiếm 34,4%; Duy trì các hoạt động quân sự và huấn luyện binh lính chiếm 33,37%; Chi phí vũ khí trang thiết bị kĩ thuật chiếm 32,23%. (*) Chính phủ Trung Quốc trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội. Không chỉ vậy, Chính phủ Trung Quốc đang xem xét vấn đề tăng lương cho 2,3 triệu binh sĩ Trung Quốc và trang bị những loại vũ khí hiện đại cho quân đội. Quan niệm về chiến tranh nhân dân trước đây của Trung Quốc đã không còn đáp ứng được đòi hỏi hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại, Bắc Kinh cho rằng, cần phải có lực lượng quân đội được huấn luyện kĩ lưỡng, tinh nhuệ và phải có các công nghệ vệ tinh và hệ thống định vị hiện đại. Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang, không chỉ trong quân sự mà trong lĩnh vực chính trị cũng đã được xác định. Theo đó, lực lượng vũ trang Trung Quốc phải là nòng cốt trong cuộc đấu tranh nhằm chống lại những hoạt động chia rẽ, phá hoại và chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ sự hoà bình và ổn định xã hội ngoài ra phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại Đài Loan và một số thế lực thù địch khác. Phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh phát biểu trong cuộc họp báo sau khi công bố sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc rằng: Các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang thiết kế vũ khí thế hệ thứ ba. Trung Quốc tiến hành phát triển Quân đội mang tính phòng thủ Quốc gia nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng “không có vũ khí hoàn toàn mang tính chất phòng vệ”. Một thực trạng dễ nhận thấy rằng, tiềm lực kinh tế luôn đi cùng với tiềm lực Quân sự. Theo số liệu của tổ chức Heritage Foundation thì đến cuối năm 2010 Trung Quốc đã đầu tư vào thế giới Arab 37 tỉ USD (lĩnh vực công nghiệp và tài chính), vào châu Phi 43 tỷ, vào Tây Á (trong đó có Iran) 45 tỷ, vào Đông Á 36 tỷ, vào khu vực Thái Bình Dương 61 tỷ và vào châu Âu 34 tỷ. Cánh tay của Trung Quốc đang vươn đi khắp các vùng lãnh thổ nhằm mở rộng sự ảnh hưởng của mình, do đó, không có lý nào, Quân Đội Trung Quốc "giậm chân tại chỗ" trong thời kỳ mới. (*) Trung Quốc cũng cơ cấu lại Quân đội của mình như sau: Lục quân: Gồm 18 Tập đoàn quân bố trí tại 7 đại quân khu: Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô. Hải quân: Lực lượng Thuỷ quân Lục chiến, Không quân trên Hạm, Cảnh sát biển, bảo vệ bờ biển thuộc 3 Hạm đội: Nam Hải, Bắc Hải và Đông Hải của Hải quân Trung Quốc. Không quân: Lực lượng lính dù và không quân của 7 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh, Lan Châu, Tế Nam, Nam Kinh, Quảng Châu và Thành Đô trực thuộc Không quân Trung Quốc. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)