Su-27 là môt trong những tiêm kích hiện đại bậc nhất của Liên bang Xô Viết nói chung và Liên bang Nga nói riêng. Su-27 được NATO định danh là “Flanker”- kẻ tấn công sườn, nhờ vào độ linh hoạt và nhanh nhẹn hiếm có của nó. >> Su-27 ra Trường Sa >> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc Su-27 của phi đội Hiệp sĩ Nga trong duyệt binh kỷ niệm chiến thắng năm 2008. Su-27 là loại máy bay 2 động cơ độc lập, nó cũng là một trong những dự án cuối cùng của Tập đoàn hàng không Sukhoi dưới thời Liên bang Xô Viết. Su-27 là dòng máy bay tiên kích thế hệ thứ 4 của Xô Viết và là đối thủ trực tiếp của thế hệ máy bay F-14 “TomCat”, F-15”Eagle” và thậm chí cả F-18 “Hornet”. Dựa trên nguyên mẫu Su-27, đã có một loạt các phiên bản nâng cấp và hiện đại hóa của mẫu máy bay huyền thoại này được ra đời như Su-30 (mẫu máy bay tiêm kích tấn công 2 chỗ ngồi được NATO định danh là “Flanker C”). Su-30 là một trong những mẫu tiêm kích khá mạnh của Liên bang Nga, hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, còn có một phiên bản hoạt động trên hàng không mẫu hạm là Su-33 (NATO định danh là “Flanker D” với những thiết kế tương thích và khả năng bay trên tàu sân bay. Su-33 có nhiệm vụ chính là đánh chặn và bảo vệ hạm dội trên không. Tuy nhiên, hiện đại nhất phải kể đến dòng Su-35 “Flanker E” được trang bị tối tân và hiện đại nhất trong các dòng máy bay tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4++. Bên cạnh đó, dựa trên mẫu Su-27, đã có một loại tiêm kích tấn công mặt đất 2 chỗ ngồi song song ra đời là Su-34 “Fullback”. Đây là loại tiêm kích tấn công mặt đất đáng sợ nhất hiện nay nhờ được trang bị vũ trang khá mạnh, kết hợp khả năng bay linh hoạt và cơ động của nó. Su-27 đang mở cánh hãm tốc độ trên không. Lịch sử phát triển Năm 1968, Liên bang Xô Viết đã bắt đầu để ý đến chương trình phát triển các mẫu tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4, để cạnh tranh với chương trình “F-X” của Không lực Hoa Kỳ, mà sản phẩm đầu tiên là F-15 “Eagle”. Các cố vấn quân sự đã đề cập khá nhiều vấn đề này với Tổng bí thư thứ nhất của Liên bang Xô Viết là Leonid Brezhnev rằng: “Với những công hiện đại như vậy được trang bị trên F-15, trong tương lai, Không lực Hoa Kỳ sẽ vượt mặt chúng ta trên bầu trời.” Ngay sau đó, Leonid Brezhnev đã đưa vấn đề này ra trong các buổi họp nội các Chính phủ và yêu cầu tăng mức chi cho quốc phòng nhằm hiện thực hóa giấc mơ về một máy bay tiêm kích mới cho Quân đội Liên Bang Xô Viết. Hội đồng bộ trưởng đã thông qua và cấp kinh phí thêm cho các dự án phục vụ quốc phòng. Tổng tham mưu trưởng Không quân Liên bang Xô Viết đã ký quyết định cho dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Liên bang Xô Viết. Đã có 3 nhà thầu được chọn là Antonov, Mikoyan (khá nổi tiếng với các mẫu tiêm kích MiG) và cuối cùng là nhà thầu Sukhoi. Những yêu cầu của Tổng tham mưu khá khắt khe như: Su-27 thả pháo sáng đánh lừa tên lửa tầm nhiệt. - Phải là một chiếc tiêm kích hoàn hảo với khả năng chiếm ưu thế trên không. - Phải là một chiếc tiêm kích cơ động và linh hoạt nhất. Với tốc độ hoàn hảo, và yêu cầu phải là Mach 2+. - Phải có đủ khả năng mang được các loại vũ trang hạng nặng và khả năng tấn công kinh hoàng lên đối phương. Sau những yêu cầu như vậy thì các bản thiết kế của Antonov và Mikoyan không được duyệt. Chỉ có thiết kế của Sukhoi là làm vừa lòng các lãnh đạo Không quân Liên bang Xô Viết. Một lý do khác nữa là Sukhoi có những dịch vụ bảo dưỡng và chính sách về tài chính nới lỏng rất hấp dẫn. Su-30 “Flanker E”trên bầu trời Trường Sa Việt Nam. Vì thế, tập đoàn hàng không Sukhoi đã được giao phát triển chương trình Tiêm kích thế hệ thứ 4. Trước đó, đã có khá nhiều các mẫu tiêm kích ra đời cũng là thế hệ thứ 4 nhưng về khả năng thì còn khá hạn chế. Điển hình là Mig-29 của Mikoyan với 1 thiết kế khá ấn tượng và theo kiểu LPFI. >> "Anh em' của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực Với những mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 và những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra thì có 2 loại như sau: - LPFI: loại thiên về kiểu dáng và trọng lượng. Những loại tiêm kích như thế này không đáp ứng được về tầm hoạt động và vũ trang hạng nặng. Nó có kích thước nhỏ và không phù hợp với những quốc gia rộng lớn như Nga. - PTFI: loại thiên về khả năng tấn công, chiếm ưu thế và tầm hoạt động. Tiêm kích loại này có kích thước lớn, tầm hoạt động từ 2.000m trở lên và được trang bị khá nhiều loại vũ khí hạng nặng. Cuối cùng thì Sukhoi đã lấy thiết kế kiểu dáng tương tự chiếc Mig-29 nhưng có một vài sửa đổi về khung và cánh máy bay. Kiểu dáng của Mig-29 khá nhỏ gọn và phù hợp để phát triển Su-27, tuy nhiên, chiếc Su-27 lớn hơn chiếc Mig-29 nhiều để tăng cường tầm hoạt động của nó. Giá treo bom đẫn đường của Su-27. Thiết kế và kiểu dáng Như đã nói, thiết kế của Su-27 về cơ bản là giống người anh em Mig-29, tuy nhiên, nó được phát triển theo hướng PTFI. Su-27 được kì vòng trở thành đối thủ xứng tầm của các chiếc F-X từ phía Hoa Kỳ và minh chứng là những chiếc F-18 “Hornet” không thể nào đuổi kịp được Su-27 nhờ khả năng nhanh nhẹn, linh hoat và cơ động bậc nhất của mình. Mẫu đầu tiên của S-27 ra đời vào năm 1977 với tên gọi T-10, cất cánh lần đầu tiên và ngày 20-5-1977. Mẫu T-10 được trang bị 2 động cơ phản lực độc lập, tốc độ tối đa là Mach 2.5, có sải cánh dài và xiên 30 độ, cùng với đó là cánh đuôi kép. Nhờ vậy, nó tăng tốc khá nhanh và đạt đến Mach 2.5 nhanh hơn 10 giây so với những đối thủ của mình. T-10 được NATO định danh là “Flanker A”. Sau đó 1 năm, T-10S ra đời với khá nhiều nâng cấp về hệ thống radar, hệ thống quan sát và hệ thống bay mới được Sukhoi nghiên cứu phát triển. T-10S cất cánh lần đầu trên bầu trời Xô Viết vào ngày 20-4-1978, một năm sau khi chiếc T-10 cất cánh. Buồng lái của một chiếc Su-27. Su-27 là chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị hệ thống Fly-by-wire (FBW) do Sukhoi nghiên cứu và phát triển. Nó là một hệ thống điều khiển máy bay thông qua các màn hình kỹ thuật số, qua đó giảm bớt đi các nút điều khiển trên máy bay. Đồng thời FBW còn cung cấp 1 thiết bị thủy lực ở 2 cánh chính, cánh tà và cánh đuôi. Khi các cánh này bị tấn công, bị hở dầu do đạn hay mất khả năng điều khiển thì FBW sẽ tự động ngắt hệ thống thủy lực ở vị trí bị sự cố, sau đó sẽ ổn định thăng bằng cho chiếc tiêm kích và nó có thể duy trì độ cao trong 1 giờ đồng hồ để hạ cánh an toàn. Đây là một trong những hệ thống mới khá hiện đại được Liên bang Xô Viết phát triển. Hiện nay FBW được trang bị khá nhiều trên các loại máy bay dân dụng và cả máy bay quân sự trên thế giới. Su-27 là một trong những chiếc tiêm kích có sự linh hoạt, nhanh nhẹn và cơ động mà hiếm chiếc tiêm kích nào của Hoa Kỳ có được. Theo tính toán, khung và trần máy bay có thể chịu áp lực lên đến 10.000N tương đương với 1 chiếc xe đầu kéo hạng lớn. Do đó Su-27 có những động tác bay kỹ thuật độc đáo mà không loại tiêm kích nào có thể trình diễn được. Động tác bay Pugachev’s Cobra độc đáo Một trong số đó là động tác Pugachev’s Cobra (Hổ mang Pugachev). Với động tác này, trông Su-27 như một con rắn hổ mang đang chuẩn bị săn mồi. Pugachev’s Cobra được phi công Viktor Pugachev, một trong những phi công trình diễn kỹ thuật bậc thầy của Liên bang Xô Viết trình diễn lần đầu trong triển lãm hàng không Paris 1989. Sau cuộc trinh diễn này, người Mỹ đã phải lắc đầu ngán ngẩm khả năng quá ưu việt của Su-27. Trước đó, năm 1981, đã có một chiếc Mig-29 vượt biên và lái đến Nhật. Các kỹ sư Mỹ-Nhật đã mở tung chiếc tiêm kích và họ khám phá ra 1 bí mật lớn: Động cơ và kỹ thuật chế tạo tiêm kích của người Nga vượt quá xa người Mỹ. Đến Su-27 người Mỹ đã phải thán phục trước tài năng của người Nga về máy bay. SU-27 Flanker (Tổng hợp) |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-27SM. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tiêm kích Su-27SM. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013
>> Su-27 Flanker - Quái vật biết bay của Không quân Nga
Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012
>> Su-27 ra Trường Sa
Sáng 15.6, Trung đoàn không quân 940 (đóng quân tại Bình Định) thuộc Sư đoàn không quân 372 đã phối hợp với Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức chuyến bay đầu tiên ra quần đảo Trường Sa để làm nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. >> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc >> "Anh em' của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực Đoàn gồm một máy bay vận tải AH-26 (thuộc Trung đoàn không quân 918), một máy bay chỉ huy và 2 máy bay Su-27 xuất phát tại sân bay Phù Cát lúc 7 giờ 30. Khi đến 2 đảo Song Tử Tây và Đá Nam, 2 máy bay Su-27 bay 2 vòng quanh đảo ở độ cao 500 m để làm nhiệm vụ. Đến 9 giờ 40 cùng ngày, đoàn bay đã hạ cánh xuống sân bay Phù Cát. Đây là chuyến bay bằng máy bay chiến đấu Su-27 đầu tiên của Trung đoàn 940 và từ miền Trung ra Trường Sa để thực hiện nhiệm vụ tuần tiễu, trinh sát, bảo vệ chủ quyền biển đảo. 9 giờ 40 phút, chuyến bay làm nhiệm vụ đặc biệt của Trung đoàn không quân 940 (thuộc Sư đoàn không quân 372) từ Trường Sa bay về đã hạ cánh an toàn tại sân bay Phù Cát (Bình Định). Đây là sự kiện đánh dấu cột mốc quan trọng của Trung đoàn 940 trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc. Khó có thể nói hết cảm xúc của các phi công trên hai máy bay Su-27 lúc vừa rời khỏi buồng lái sau chuyến bay đến hai đảo Song Tử Tây và Đá Nam (thuộc quần đảo Trường Sa) trở về. Với hai phi công trẻ Lê Hồng Sơn và Nguyễn Hồng Tuấn (cùng 31 tuổi), lần đầu bay ra Trường Sa do chính tay mình cầm lái, còn là niềm tự hào và vinh dự lớn lao khi được cấp trên giao nhiệm vụ đến mảnh đất thiêng của Tổ quốc. “Trước khi đi, tôi có tìm hiểu kỹ về Trường Sa, về hai hòn đảo mà mình và đồng đội được giao nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu nhưng khi đến nơi, vẫn thấy rất bất ngờ. Biển xanh, cát trắng, cây cối bên dưới hiện ra sống động, tươi đẹp hơn cả những gì tôi biết”, phi công Nguyễn Hồng Tuấn chia sẻ. Không khí tại sân bay Phù Cát mỗi lúc lại thêm rộn ràng. Trong tiếng gầm rú của động cơ phản lực khi vừa hạ cánh, niềm vui, sự xúc động lẫn hân hoan hiện rõ trên từng nét mặt, cử chỉ của các thành viên đoàn bay, của những nhân viên kỹ thuật mặt đất. Ôm bó hoa tươi của lãnh đạo sư đoàn chúc mừng khi vừa bước xuống chiếc Su-27, phi công Lê Hồng Sơn kể lại: “Xúc động nhất là lúc chúng tôi bay hai vòng quanh đảo Song Tử Tây ở độ cao 500 m. Chúng tôi nhìn thấy rõ ngọn hải đăng, thấy các đồng đội ở dưới đảo vẫy tay, vẫy cờ chào chúng tôi!”. Chuyến bay lịch sử Trước đó, từ 4 giờ sáng, sân bay quân sự Phù Cát đã sáng rực đèn. Đoàn bay gồm 4 chiếc: một máy bay vận tải AH 26, một máy bay chỉ huy và hai máy bay Su-27 làm nhiệm tuần tiễu, trinh sát. 7 giờ 30, các máy bay lần lượt cất cánh. Bên dưới, một lực lượng gồm kỹ thuật viên, hướng dẫn bay, chỉ huy làm nhiệm vụ theo dõi, kết nối và yểm trợ khi cần thiết. Với các phi công trẻ, vẫn có một chút lo ngại bởi ở một khoảng cách xa (bay đi bay về trên 1.300 km), lại bay qua biển, diễn biến thời tiết rất khó đoán. Tuy nhiên, sau hơn 2 giờ thực hiện nhiệm vụ và xử lý tốt các tình huống trên không, đoàn bay đã hạ cánh thành công, an toàn. Su 27 bay biển tuần tiễu Trường Sa Su 27 hạ cánh an toàn trở về căn cứ Ra tận sân bay đón đoàn bay từ Trường Sa trở về, đại tá Phạm Xuân Thủy, Phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 372, một người dày dạn kinh nghiệm bay, cũng không nén nổi cảm xúc: “Chuyến bay có ý nghĩa rất đặc biệt. Các phi công đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao”. Theo thiếu tá Hoàng Xuân Kiên, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn không quân 940, để có chuyến bay lịch sử trên, đơn vị đã phải chuẩn bị từ rất lâu với một quyết tâm cao độ. Từ đầu năm 2011, trung đoàn nhận nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, hải đảo ở khu vực miền Trung với loại máy bay tiêm kích Su-27. Ngay sau đó, để hoàn thành nhiệm vụ được giao, trung đoàn cử một bộ phận vào sân bay Biên Hòa thực hiện chuyển loại Su-27. “Lần đầu đến Trường Sa, các phi công của trung đoàn đã cầm lái với rất nhiều vinh dự, tự hào và tự tin” - thiếu tá Kiên nói. Không quân tiếp sức Hầu hết các phi công của Trung đoàn không quân 940 đều còn rất trẻ nhưng kinh nghiệm lái máy bay chiến đấu lên đến hàng trăm, hàng ngàn giờ bay. Hằng ngày, ngoài chế độ sinh hoạt chung của bộ đội, các phi công này còn có hẳn một lịch học tập và rèn luyện thể lực gắt gao. Lớp học cũng được chia thành từng nhóm để “vặn vẹo, hỏi lắt léo nhau mới nhớ bài được lâu” - một phi công nói vui. Buổi chiều, họ cùng tập các bài thể lực bắt buộc với huấn luyện viên. Đặc thù công việc, nhiệm vụ khá căng thẳng nên lãnh đạo trung đoàn và các phi công luôn cố gắng tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái. Ở họ có đầy sức trẻ, lạc quan và những lý tưởng cao đẹp. Khi được hỏi về những khó khăn khi cầm lái, Biên đội trưởng Hoàng Mạnh Hùng dí dỏm: “Lái máy bay hệt như một chàng trai lần đầu nắm tay con gái. Nhẹ nhàng, mềm mại nhưng không được để thoát khỏi lòng bàn tay mình. Dễ mà khó là vậy”. Với kinh nghiệm lái máy bay nhiều năm, thiếu tá Hoàng Xuân Kiên chia sẻ: “Trong tất cả các nghề, có lẽ nghề bay là thật nhất. Thật ở chỗ là trải nghiệm của chính mỗi phi công ngay trong chuyến cầm lái đầu tiên với tất cả những tình huống, điều kiện đòi hỏi phải xử lý và vượt qua chỉ trong tích tắc. Mỗi lần bay lại có một hoặc nhiều tình huống mới diễn ra”. “Ở chuyến bay hôm nay, chúng tôi muốn lần nữa khẳng định sẽ luôn sẵn sàng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Đơn vị xác định, sau chuyến bay đầu tiên ra Trường Sa này, đây sẽ là nhiệm vụ thường xuyên, chúng tôi luôn sẵn sàng ngay khi có lệnh”, thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 940, khẳng định. Cùng chung vui với các phi công Trung đoàn không quân 940, thượng tá Vũ Văn Cường, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, Trường Sa, Khánh Hòa hồ hởi: “Các đồng đội trên không của chúng tôi thật tuyệt vời. Tất cả chúng tôi đã được cấp trên báo trước nên khi nghe tiếng động cơ Su-27 gầm rú trên không, chúng tôi đã ào cả ra hết dùng cờ để chào đồng đội. Các phi công chao lượn và bay gần đến mức, chúng tôi thấy rất rõ những gương mặt của họ... Có không quân ra tiếp sức, chúng tôi rất vững tin bám biển, bám đảo để bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc...”. Sở chỉ huy trên không Thượng tá Ngô Vĩnh Phúc, trung đoàn trưởng 940 cho biết đây là những chuyến bay Su-27 ra Trường Sa đầu tiên của đơn vị xuất phát từ miền Trung. Trước đây, đã từng có nhiều chuyến bay Su-27 và Su-30 ra Trường Sa nhưng đều xuất phát từ các sân bay phía nam và do Sư đoàn Không quân tiêm kích 370 thực hiện. Sự thành công của những chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn không quân 940 có sự góp sức vô cùng quan trọng của các phi công Trung đoàn không quân 918. Thượng tá phi công Vũ Đức Long, Phó tham mưu trưởng 918, chỉ huy tổ bay AH26 như một sở chỉ huy chuyển tiếp trên không để chuyển các mệnh lệnh điều hành bay từ mặt đất đến các phi công tiêm kích đang được thực hiện nhiệm vụ trên biển. Được biết, các phi công Trung đoàn 918 đã có hàng trăm lần làm nhiệm vụ chỉ huy di động trên không và lần nào cũng hoàn thành xuất sắc... |
Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012
>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc
Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản. Trên đây là nhận định của ông Andrei Chang, một chuyên gia quân sự gốc Hoa mang quốc tịch Canada. Ông là một cây bút kỳ cựu của Tạp chí quân sự Khán Hòa có trụ sở tại Canada, từng có nhiều bài viết về dòng máy bay Sukhoi có trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc của ông Andrei Chang: Trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào. Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2. Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng có sự khác biệt đáng kể trong trang bị vũ khí giữa các tiêm kích Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc. Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế. Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ. Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm. Hy sinh khả năng đa nhiệm, tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không sẽ tạo nhiều lợi thế cho Việt Nam trước một cuộc tập kích đường không nếu có. Theo một nguồn tin chưa được xác nhận từ Nga, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương. Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn, ông Chang nhận định. Ông Chang lưu ý thêm, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu. Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến sẽ chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam vào năm 2012. Những cải tiến nhỏ trong Su-30MK2 của Việt Nam là gì đang thu hút sự chú ý đặc biệt từ các chuyên gia quân sự nước ngoài. Vấn đề được ông Chang lưu tâm là có sự khác biệt lớn nào giữa các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc hay không? Nguồn tin công nghiệp hàng không Nga chỉ tiết lộ, Su-30MK2 của Việt Nam chỉ có vài “cải tiến nhỏ”, vậy cải tiến nhỏ ở đây là những gì? Ông Chang cho rằng, những cải tiến nhỏ có thể cho phép máy bay Su-30MK2 của Việt Nam mang nhiều vũ khí hiện đại hơn so với Su-30MK2 của Trung Quốc, nhiệm vụ của các máy bay này là tập trung cho không đối hải. Theo ông Chang, đường lối quân sự của Việt Nam chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ ngăn chặn và phòng ngự. Một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Việt Nam sẽ chỉ đến từ đường không hoặc đường biển, tập trung sức mạnh của các tiêm kích vào hai nhiệm vụ chính nói trên sẽ cho phép Việt Nam xây dựng một thế trận phòng ngự hiệu quả. Với một lực lượng không quân nhỏ, ngay cả khi số lượng máy bay chiến đấu tiên tiến khá ít ỏi, nhưng nếu sử dụng đúng cách vẫn tạo ra một hiệu quả chiến đấu mạnh mẽ, đặc biệt nếu các máy bay này có khả năng tích hợp các hệ thống vũ khí hiện đại, ông Chang bình luận. Ông Chang nhận định thêm, xét về đơn giá, Việt Nam đã mua máy bay Su-27SK với giá khoảng 31,5 triệu USD/chiếc. Đơn giá này cao hơn khoảng 3 triệu USD so với giá bán cho các quốc gia khác. Điều này có thể nhận định rằng các máy bay này có nhiều thiết bị hiện đại hơn mặc dù buồng lái vẫn theo kiểu những năm 1980. Có sự khác biệt khá lớn về nguồn gốc các vũ khí trang bị cho Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc, trong ảnh một tên lửa hành trình đối đất Kh-29T đang được gắn lên cánh Su-27SK của Không quân Việt Nam. Đối với máy bay Su-30MK2, sau khi thực hiện đầy đủ các hợp đồng, Việt Nam là quốc gia có nhiều máy bay Sukhoi nhất ở Đông Nam Á và đứng thứ 3 ở khu vực châu Á, sau Trung Quốc và Ấn Độ. Sukhoi đã quyết định thành lập một trung tâm các máy bay Sukhoi tại Việt Nam để tiện cho việc bảo dưỡng cho Không quân Việt Nam và cả khu vực. (Thông tin này vẫn chưa được kiểm chứng vì theo một số nguồn tin, trung tâm nói trên đặt tại Malaysia. Trong khi đó, các máy bay Su-27SK, Su-30MK2 của Trung Quốc phải thực hiện các hoạt động bảo dưỡng gián tiếp qua Ukraine (do sao chép bất hợp pháp Su-27 để chế tạo J-11). Tương lai Trung Quốc phải tự bảo dưỡng các máy bay của mình, ngay cả những hoạt động sửa chữa lớn đều phải tự thực hiện. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tương lai của các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam chủ yếu đến từ hệ thống vũ khí. Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên. Kết thúc bài viết của mình, ông Chang kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam. Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẽ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương. |
Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011
>> Tướng Mỹ nói về chuyến thăm Trung Quốc
Cuộc thảo thuận của chúng tôi là khá thẳng thắn, tuy không thân mật nhưng ít nhất là chúng tôi đang nói chuyện. Sau chuyến thăm đến Trung Quốc theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mike Mullen chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã có bài phát biểu cảm tưởng sau chuyến thăm của ông. Bài phát biểu được đăng tải trên trang New York Times, dưới đây là nội dung bài viết: Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ này đang bị che phủ bởi những hiểu lầm và nghi ngờ, đó vẫn là một thách thức lớn nhất. Có những vấn đề mà chúng tôi không đồng tình với nhau, những vẫn đề này rất nhạy cảm và dễ dẫn đến sự đối đầu lẫn nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều lĩnh vực quan trọng, lợi ích của chúng tôi là trùng với nhau, và chúng tôi cần phải làm việc cùng nhau. Vì vậy chúng ta cần làm cho mối quan hệ này tốt hơn, bằng cách tìm kiếm những sự tin tưởng chiến lược. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đạt được điều đó? Đối thoại là quan trọng Một số các hiểu lầm giữa quân đội chúng ta và Trung Quốc có thể được xóa bỏ bằng cách tiếp cận với nhau. Không phải là chúng ta tiết lộ các bí mật, tuy nhiên để làm cho các ý định của chúng ta trở nên rõ ràng hơn cần phải cởi mở một chút. Đô đốc Mullen đang mục sở thị một chiếc Su-27 của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao trong chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức đến Mỹ hồi tháng 5, đó cũng là lý do tại sao tôi có chuyến thăm đến Trung Quốc cách đây 2 tuần. Chúng ta đã cởi mở hơn trong một số lĩnh vực, ví dụ như tôi đã chỉ cho tướng Đức khả năng của máy bay không người lái Predator một cách khá chi tiết và cho ông ta xem Predator bắn đạn thật. Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2. Phía Trung Quốc cũng đã thực hiện các động thái tương tự, tướng Đức đã hướng dẫn tôi tham quan các tàu ngầm mới nhất của họ, một cái nhìn cận cảnh máy bay chiến đấu Su-27 và quan sát một cuộc tập trận chống khủng bố phức tạp. Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là thẳng thắn và rất thẳng thắn, tướng Đức đã không bày tỏ nhiều quan tâm của ông đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Tôi cũng đã cho tướng Đức hiểu rõ quan điểm của quân đội Mỹ sẽ không từ chối các trách nhiệm của mình với các nước đồng minh và đối tác. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này. Không phải là thân mật, nhưng ít ra là chúng tôi đang nói chuyện. Tập trung vào những điều chúng ta có điểm chung Chúng tôi, Mỹ - Trung là hai quốc gia biển với đường bờ biển dài và nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào thương mại tự do. Chúng tôi có chung mối đe dọa đối mặt với nạn buôn bán ma túy, cướp biển, khủng bố, vi phạm bản quyền, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Cả hai bên đều muốn hướng đến một sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và Pakistan, cả hai đều công nhận sự cần thiết phải phối hợp với nhau trong viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai. Đây là những thách thức mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau và nhiệm vụ của chúng ta là lập kế hoạch, đào tạo và một ngày nào đó có thể làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã cam kết để tiến hành một cuộc tập trận chống cướp biển chung tại vịnh Aden trong năm nay. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này. Có một chặng đường dài phía trước Chúng ta vẫn không thể không để mắt đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Tôi vẫn không hiểu một cách đầy đủ về sự biện minh cho chi tiêu và phát triển quốc phòng một cách nhanh chóng của Trung Quốc, hoặc mục tiêu dài hạn cho kế hoạch hiện đại hóa quân sự của họ. Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp bằng cách ép buộc các quốc gia nhỏ hơn. Thay vào đó, chúng tôi ủng hộ quá trình hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên để giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cần có các cơ chế tốt hơn đối phó với những căng thẳng không thể tránh khỏi. Trong thực tế đôi khi ngay thẳng và trung thực, chính xác là những gì cần thiết để tạo sự tin tưởng chiến lược, và chúng tôi cần nhiều hơn như thế. Mối quan hệ quân sự giữa chúng tôi chỉ mới tạm qua thời kỳ đóng băng, Chính phủ Trung Quốc luôn sử dụng đó như là một sự thể hiện sự không hài lòng. Họ không thích những gì chúng ta làm, họ lập tức cắt đứt quan hệ, đó không phải là một mô hình đáng tin cậy. Đó cũng không phải là một phần của chúng ta, tham gia vào các phản ứng. Đó là lý do cho sự cam kết của Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để cải thiện quan hệ quân sự là một điều rất quan trọng. Sự tin tưởng cần được bắt đầu từ một cơ sở nào đó, và đó không phải là đối tượng để làm thay đổi luồng gió chính trị. Tướng Trần Bỉnh Đức và tôi đã xem xét các cuộc thảo luận thường xuyên hơn, các cuộc tập trận chung sẽ nhiều hơn, trao đổi nhân viên nhiều hơn. Cả hai tôi đều tin tưởng rằng, thế hệ sỹ quan trẻ của 2 bên đã sẳn sàng để liên lạc chặt chẽ hơn, khi vai của họ dựa vào nhau sẽ hy vọng sự tin tưởng sâu sắc hơn. Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2. Tôi không gợi ý chúng ta nên nhìn theo cách khác trong các vấn đề nghiêm trọng, hoặc chúng ta từ bỏ chủ nghĩa hoài nghi để hướng tới sự minh bạch, hoặc chúng ta thay đổi và tập trung vào lĩnh vực quân sự của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải tiếp tục giao tiếp cởi mở và làm việc chăm chỉ để cải thiện mối quan hệ. Chúng ta có thể làm thu nhỏ cơ hội này hoặc làm cho nó tăng lên, chúng ta có thể cho lợi ích của một nhóm nhỏ và làm tăng sự nghi ngờ trong xác định mối quan hệ của chúng ta. Hoặc chúng ta làm việc theo một hướng minh bạch hơn, thực dụng hơn trong các kỳ vọng của nhau, tập trung nhiều hơn vào những thách thức chung của chúng ta. [BDV news] |
>> Mỹ - Trung không ai nhượng bộ ai
Vụ việc Su-27 của Trung Quốc đuổi trinh thám cơ U-2 của Mỹ đẩy lùi những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa 2 nước được thực hiện từ đầu năm 2011. Ngày 27/7/2011, Thời báo toàn cầu (Global Times) đã đưa tin, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại lòng tin giữa 2 quốc gia và trở thành trở ngại trên con đường thiết lập quan hệ quân sự giữa 2 nước. Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”. Cùng ngày Washington đã trả lời dứt khoát: “Không”. Các chuyến bay do thám sẽ vẫn được tiếp tục. Mỹ còn tuyên bố các cam kết ủng hộ Đài Loan sẽ được thực hiện. Thời báo NewYork (New York Times) đăng dẫn lời ông Mullen khẳng định: Mỹ không khước từ trách nhiệm của mình trước các đồng minh và đối tác. Những mâu thuẫn này đã xoá tan hi vọng của Nhà Trắng muốn mở rộng quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Cần nhớ lại, mới 2 tuần trước, khi ở Bắc Kinh hội đàm với Tổng tham mưu trưởng PLA, tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mullen gọi quan hệ với các chỉ huy quân sự Trung Quốc là mở ra nhiều hi vọng. Máy bay trinh thám U-2 của Mỹ. Như vậy, các đòi hỏi của 2 bên vẫn như cũ, không ai có ý định nhượng bộ và vụ máy bay Su–27 của Trung Quốc đã định chặn máy bay do thám U–2 của Mỹ, theo như Reuters và báo chí Đài Loan, là biểu hiện của sự đối đầu này. Những vụ việc tương tự chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, mối quan hệ giữa Trung – Mỹ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được và hai bên chưa đạt được niềm tin cần thiết. Theo lời quan chức Mỹ, Trung Quốc chuẩn bị đưa ra thách thức với Mỹ ở phần phía Tây Thái Bình dương, nơi hơn nửa thế kỷ Hạm đội 7 của Mỹ thống trị. Chứng minh cho những tham vọng như vậy là việc Bắc Kinh sắp cho hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên, thử nghiệm máy bay tàng hình, thử nghiệm các tàu ngầm hiện đại và chế tạo tên lửa tầm bắn đến 1.000 dặm có khả năng tiêu diệt tàu sân bay Mỹ. Theo báo cáo của Laura Saalman, cộng tác viên khoa học của chương trình Quỹ Carnegie vì hoà bình thế giới, theo quan điểm của Mỹ, cần phải có được sự ổn định chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Mà mục tiêu này không thể đạt được, nếu không đảm bảo được sự minh bạch các tiềm năng hạt nhân như trong quan hệ giữa Washington và Moscow. Hiện, người Mỹ có rất ít thông tin về các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách đặt vấn đề như vậy. Các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc còn kém Mỹ nhiều. Các tướng lĩnh Trung Quốc lo ngại, trong khi Bắc Kinh bị lôi kéo vào các đối thoại nhằm "tăng cường sự minh bạch", thì Mỹ không muốn các tham vọng của mình chịu sự ràng buộc hay hạn chế nào – nhất là trong lĩnh vực vũ khí thông thường tiên tiến dùng để ra “đòn tấn công toàn cầu”. Vì vậy, “cơ sở học thuyết kiềm chế hạt nhân của Trung Quốc không phải là sự minh bạch, mà là sự bí mật”. Đồng thời giới quân nhân Trung Quốc cho rằng nỗ lực của Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) và hoàn thiện các vũ khí thông thường phá hoại sự ổn định chiến lược mà chính người Mỹ kêu gọi đảm bảo. [BDV news] |
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
>> Trung Quốc đang vượt Nga?
Chuyên gia Nga nhận định, áp lực dân số, an ninh lương thực và năng lượng là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc tấn công quân sự với Nga. Ông Aleksandr Khramchikhin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị quân sự IPVA có một bài viết nhận định về khả năng có hay không một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Đối với vấn đề này, tác giả tin rằng, nếu có một cuộc tấn công vào lãnh thổ Liên bang Nga, 95-99% sẽ xuất phát từ Trung Quốc. Ông Aleksandr Khramchikhin. Dưới đây là nội dung bài viết của ông Aleksandr Khramchikhin: Nguồn gốc của vấn đề Việc đối mặt với áp lực quá tải dân số, sự tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Quốc đã tạo ra một tập hợp của các vấn đề phức tạp. Sự khan hiếm tài nguyên, diện tích đất canh tác ngày một thu hẹp, tạo áp lực rất lớn đến an ninh lương thực, an sinh xã hội. Đối mặt với những vấn đề này, mở rộng biên giới để nắm bắt các nguồn tài nguyên và vùng lãnh thổ là có thực tế. Ông Khramchikhin cũng bác bỏ khả năng mở rộng về phía Đông Nam Á của Trung Quốc, bởi tình về mặt lãnh thổ ở đây có vẻ đã an bài. Khu vực này có nhiều tài nguyên biển, song dân số ở đây cũng rất đông. Tuy nhiên tình hình có vẻ ngược lại tại vùng Viễn Đông của Nga, đây là vùng lãnh thổ rộng lớn, giàu tài nguyên và rất thưa thớt người. Đây chính là khu vực đầy tiềm năng nhất cho việc mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc. Đơn cử như trường hợp Trung Quốc đang coi vùng lãnh thổ Zauralski của Nga là lãnh thổ của mình. Một vấn đề xã hội khá bức xúc tại Trung Quốc là tình trạng “thiếu cô dâu”, vì lợi ích lâu dài của dân tộc, không loại trừ khả năng các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ chấp nhận hy sinh hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn thanh niên cho vấn đề này. Áp lực dân số là nguyên nhân cơ bản để Trung Quốc gây xung đột với Nga. Trong ảnh hàng ngàn người đang xếp hàng để mua vé tàu. Các vấn đề tranh chấp biên giới giữa Nga và Trung Quốc sẽ là cội nguồn cho các xung đột nếu các vấn đề ở đây không được giải quyết một cách ổn thỏa. Sự “bành trướng hòa bình” vẫn là sách lược hàng đầu của Trung Quốc, nhưng không loại trừ một cuộc xung đột quân sự. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự với tốc độ chóng mặt, và có nhiều vấn đề để lo lắng ở đây. Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc ngày một gia tăng, với sự tham gia ngày càng nhiều của các quân binh chủng khác nhau, quy mô ngày càng mở rộng. Đó có thể coi như là một bài tập chuẩn bị cho các cuộc xâm lược. Một thực tế trớ trêu là đã từ lâu Nga không nhận ra rằng, Quân đội Nga đã mất không chỉ về số lượng mà còn về chất lượng các thiết bị quân sự so với Quân đội Trung Quốc. Sao chép công nghệ vũ khí: vấn nạn muôn thuở trong quan hệ Nga - Trung Quân đội Trung Quốc phụ thuộc vào Liên Xô rất nhiều trong những năm 1950-1960. Tuy nhiên, sau khi hâm nóng mối quan hệ với phương Tây, gián điệp công nghiệp của Trung Quốc đã tiếp cận được các mẫu công nghệ mới của Mỹ và châu Âu. Vào cuối những năm 1980, Trung Quốc đã tiếp cận được các công nghệ mới nhất của Liên Xô (Nga hiện nay). Từ cơ sở đó tạo ra bước nhảy vọt về công nghệ, "người Trung Quốc luôn có khả năng đặc biệt để đánh cắp công nghệ", ông Khramchikhin nhận xét. Năm 1980, tình báo Trung Quốc đã tiếp cận được bản vẽ của đầu đạn hạt nhân W-88 dành cho tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Trident-2. một số lượng lớn chi tiết kỹ thuật của đầu đạn này đã bị đánh cắp. Không có một bằng chứng nào cho thấy Nga bán hệ thống rocket phóng loạt 9K58 Smerch, hoặc giấy phép sản xuất loại này cho Trung Quốc. Tuy nhiên, không lâu sau khi hệ thống 9K58 Smerch được giới thiệu, Trung Quốc đã cho ra đời hệ thống A-100 gần như giống hoàn toàn. Không lâu sau đó là hệ thống PHL-03, một bản sao hoàn chỉnh của 9K58 Smerch. Hệ thống pháo tự hành PLZ-05 cũng là bản sao của hệ thống pháo tự hành Msta. Tất cả chưa bao giờ bán hay xuất giấy phép cho phía Trung Quốc. Hệ thống MRLS A-100 đánh cắp toàn bộ công nghệ của 9K58 Smerch. Đối với vũ khí phòng không, người Nga đã không ngăn được việc hệ thống tên lửa đối không tầm xa S-300 bị sao chép thành HQ-9. Tương tự, người Pháp cũng bị đánh cắp công nghệ của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Crotale, tên lửa chống hạm Exocet... Người Trung Quốc cũng rất thành công trong việc trong việc tổng hợp công nghệ nước ngoài và thêm vào chút ít công nghệ trong nước để tạo ra các hệ thống vũ khí mới. Ví dụ như pháo tự hành PLL-05, pháo chống tăng tự hành PTL-02 và còn rất nhiều hệ thống vũ khí khác nữa. Trung Quốc cũng đang dần thay đổi súng trường Kalashniskovs bằng một loại súng trường tự động mới dựa trên sự kết hợp AK và súng trường tự động FAMAS của Pháp. Thu hẹp sức mạnh quân sự Sự vượt trội về các loại vũ khí thông thường của Nga so với Trung Quốc đã là quá khứ, các hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga có mặt đầy rẫy ở Trung Quốc. J-11B một bản sao hoàn hảo của Su-27. Dù một số chuyên gia của Nga nhận định, Trung Quốc đang phụ thuộc vào Nga như là nhà cung cấp vũ khí chính. Vì thế, theo họ để tấn công Nga là điều không thể. Tuy nhiên, thực tế thì nhận định này đã là quá khứ của những huyền thoại. Trên thực tế, Trung Quốc đã có được một phần các công nghệ của Nga, chúng sẽ được dùng để chống lại Nga trong trường hợp xảy ra xung đột. Sau khi sản xuất được 95 chiếc Su-27 và đã đạt được các hiểu biết cơ bản về công nghệ. Trung Quốc đã từ chối gia hạn giấy phép sản xuất loại máy bay này để sao chép thành J-11B với 70% các công nghệ trong nước. Hợp tác quân sự giữa Nga và Trung Quốc trên bờ sụp đổ. Công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc đang dần thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga và nền công nghiệp quốc phòng Nga mất dần khả năng kiểm soát Trung Quốc. "Xét về khả năng không chiến J-11B có thể tương đương với Su-27, khả năng của J-10 cũng tương đương với Mig-29. Như vậy khả năng chiếm ưu thế trên không của Nga gần như không có, và ưu thế về số lượng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong khi đó khả năng của hệ thống phòng không tại vùng Viễn Đông là rất yếu kém", ông Aleksandr Khramchikhin nhận xét. Áp đảo về số lượng và khả năng triển khai nhanh Ông còn đánh giá rằng: Gần như không có khoảng cách đáng kể nào giữa những chiếc xe tăng tốt nhất của Nga là T-72B, T-80U và T-90S so với Type-96, Type-98 và Type-99 của Trung Quốc. "Bởi đây là những chiếc tăng chiến đấu chủ lực này là “họ hàng gần gũi nhau”, đặc điểm hiệu suất của chúng là tương tự nhau", ông Khramchikhin viết. Chuyên gia Aleksandr Khramchikhin đánh giá chất lượng tăng thiết giáp Trung Quốc hoàn toàn tương đương với Nga. Xét về mặt số lượng, tăng thiết giáp Trung Quốc đang vượt trội so với Nga, trong kho của Trung Quốc có đến 6.000 chiếc xe tăng cũ như Type-59 và Type-60. Trong trường hợp xảy ra xung đột những chiếc tăng này sẽ được sử dụng để áp đảo về số lượng. Xét về các hệ thống vũ khí hiện đại, khoảng cách giữa Nga và Trung Quốc đang được thu hẹp. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, chỉ một thời gian ngắn nữa, ưu thế sẽ thuộc về Trung Quốc. Một thực tế bổ sung cho lập luận này, 2 trong số 7 đại quân khu mạnh nhất của Trung Quốc là Quân khu Bắc Kinh và Thẩm Dương được bố trí gần biên giới với Nga. Tương quan lực lượng tại đây là không thể so sánh, quân khu mạnh nhất của quân đội Nga được bố trí tận Kaliningrad. Việc điều quân tới đây trong trường hợp xảy ra xung đột là rất khó khăn. Về khả năng cơ động Trong huấn luyện chiến đấu tại các đơn vị, đặc biệt là trong các đơn vị hiện đại, tinh nhuệ, Trung Quốc đã vượt mặt Nga từ lâu, ông Khramchikhin nhận định. Khả năng hoạt động tác chiến của đơn vị pháo binh số 38 của đại quân khu Bắc Kinh gần như được tự động hóa hoàn toàn. Tuy còn kém so với Mỹ về khả năng chính xác nhưng đã vượt Nga. Đơn vị này có khả năng hành quân tác chiến với tốc độ 1.000km/tuần. Thật không may, xét về vũ khí hạt nhân chiến lược, Trung Quốc cũng có thừa khả năng này. Lực lượng tên lửa hạt nhân của họ đủ sức thổi bay tất cả các thành phố của Nga và châu Âu. Trong biên chế của lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, không có tên lửa đạn đạo tầm trung mang đầu đạn hạt nhân nào, trong khi đó Trung Quốc có rất nhiều. Kết thúc bài viết, tác giả Aleksandr Khramchikhin nhấn mạnh đến khả năng tạo ra sự răn đe quân sự hợp lý đối với Trung Quốc và vấn đề này cần được xem xét một cách hết sức nghiêm túc tại điện Kremlin. [BDV news] |
Nhãn:
9K58 Smerch,
Aleksandr Khramchikhin,
Điện Kremlin,
Exocet,
Hệ thống MRLS A-100,
HQ-9,
Liên bang Nga,
Pháo tự hành Msta-S,
Quân đội Liên Xô,
Quân đội Nga,
Tiêm kích Su-27SM
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011
>> Su-35 áp sát biên giới Trung Quốc
Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin quân sự ẩn danh ở Moskva cho biết, ít nhất một lô trong số 48 máy bay tiêm kích Su-35 mà Không quân Nga đặt mua sẽ được triển khai tại căn cứ không quân số 6968 ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur, chỉ cách biên giới Nga-Trung 300 km.
Siêu tiêm kích Su-35 Nguồn tin cho biết, Không quân Nga sẽ bắt đầu nhận được những chiếc Su-35 đầu tiên vào năm 2012. Su-35 sẽ là tiêm kích thế hệ 4++ tiên tiến nhất. Về mặt chính thức, Không quân Nga chưa thông báo Su-35 sẽ được trang bị cho những đơn vị nào. Trước đó, Kanwa cũng đã đưa tin, 2 trung đoàn không quân Nga Ttrung đoàn 23 đóng tại căn cứ 6987 ở Dzemgi và Trung đoàn 22 ở căn cứ 6989 Uglovaya) được trang bị các tiêm kích Su-27SM. Các căn cứ này cách tương ứng biên giới với Trung Quốc 308 và 61 km. Như vậy, toàn bộ các tiêm kích Su-27SM và lô Su-35 đầu tiên sẽ được triển khai tại quân khu phía Đông, giáp giới Trung Quốc. Nguồn tin nhận xét, “trung thực mà nói thì không quân Trung Quốc, cũng như quân đội Trung Quốc nói chung, là mạnh nhất trong số các láng giềng của Nga. Giữa Nga và NATO còn có vùng đệm tự nhiên là Belorussia và Ukraine, chính vì vậy sự chú ý đặc biệt đối với vùng Viễn Đông xem ra là tự nhiên đối với Không quân Nga. Ngoài ra, Su-27SM và Su-35 cũng đang được sản xuất ở Viễn Đông, vì vậy, việc bố trí chúng ở cùng khu vực giúp đơn giản hóa công tác bảo dưỡng và thử nghiệm, điều này cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất”. Su-27SM Sau khi triển khai Su-35 tại Viễn Đông, khoảng cách công nghệ giữa Không quân Nga và không quân Trung Quốc sẽ tăng thêm và Không quân Nga với Su-35 sẽ có thể giành lại ưu thế trên không. Radar Irbis trên Su-35 có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly 400 km và khi hoạt động trên lãnh thổ Nga, chúng có thể bao quát lãnh thổ các tỉnh Hắc Long Giang và Cát Lâm, cũng như một phần tỉnh Liêu Ninh. Thời Liên Xô, các sân bay của không quân chiến thuật và máy bay ném bom chiến lược được bố trí gần biên giới Xô-Trung. Ví dụ, căn cứ Ukrainka của các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 chỉ nằm cách biên giới 105 km. Từ thập niên 1990, quân đội Trung Quốc bắt đầu trang bị lại bằng hệ thống rocket phóng loạt 12 nòng Type 03 AR02 cỡ 300 mm có tầm bắn 150 km và tên lửa đất-đối-đất DF-11A, tạo ra mối đe dọa lớn cho các căn cứ không quân Nga.
[Vietnamdefence news]
|
Nhãn:
Không quân Nga,
Không quân Trung Quốc,
Moskva,
Quân đội Trung Quốc,
Sông Amur,
Tạp chí Kanwa,
Thành phố Komsomolsk,
Tiêm kích Su-27SM,
Tiêm kích Su-35,
Ukraine,
Viễn Đông
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)