Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Năng lượng sạch

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Năng lượng sạch. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Năng lượng sạch. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

>> Hải quân Nga ‘dương oai’ ở Đông Nam Á



Một đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Trong số này có tàu săn ngầm lớn nhất thế giới là Đô đốc Panteleev và tàu cứu hộ "khủng" nhất thế giới Fotiy Krylov.



Đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia.

Hôm nay, đội tàu chiến này tới Singapore để dự Triển lãm phòng vệ hải quân quốc tế (IMDEX-2011). Tới ngày 20/5, đội tàu chiến sẽ tới cảng Macasar của Indonesia để tham dự cuộc tập trận chung chống cướp biển với hải quân Indonesia.

Đông Nam Á từ lâu là khu vực hợp tác chặt với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ngay từ giai đoạn đấu tranh vũ trang vì độc lập dân tộc, nhiều quốc gia trong khu vực là đối tác tiếp nhận vũ khí Liên Xô như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia...

Tình hình ngày nay cũng không khác trước là mấy. Học giả Nga Anatoly Voronin khẳng định: “Do các nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á duy trì chính sách đối ngoại tự chủ nên họ mua của Nga thiết bị hàng không, các phương tiện phòng không, quân trang phục vụ lực lượng bộ binh và hải quân. Hiệp hội là một trong những thị trường hứa hẹn nhất đối với các sản phẩm quốc phòng của Nga. Nga tiếp tục thúc đẩy hợp tác quân sự với Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Singapore”.

Tương lai là năng lượng

Học giả Nga Anatoly Voronin nhận định, ASEAN là những nhà nhập siêu dầu mỏ và khí đốt. Sự phụ thuộc rất lớn của họ vào thị trường năng lượng toàn cầu sẽ không ngừng tăng cùng với tiến trình tăng trưởng kinh tế của họ.

Tuy nhiên, việc phụ thuộc như trên là rất nguy hiểm bởi tình hình chính trị Trung Đông rất mất ổn định. Do đó, ASEAN ngày càng có nhu cầu đa dạng hóa thị trường năng lượng nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Đông. Và như một lẽ tất yếu, Hiệp hội ngày càng hướng sự chú ý của mình về phía Nga, cường quốc về sản xuất năng lượng với cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật vững chắc…

Hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và thủy điện là những sự lựa chọn tốt bởi nó không chỉ đáp ứng được các yêu cầu an ninh, thương mại và còn giúp các nước ASEAN hạn chế khí thải nhà kính, giảm phụ thuộc vào việc vận tải dầu, khí đốt… trên biển bởi nhiều nước trong Hiệp hội chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn đề an ninh, dễ bị hải quân nước ngoài, cướp biển, khủng bố… phá rối.

Về phía Nga, đây là cơ hội lớn cho họ. Trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng khẳng định, Nga có lợi ích to lớn tại châu lục này.



Nga tăng cường hợp tác với ASEAN.

Tiềm năng to lớn

Hiện, Nga và ASEAN có tiềm năng lớn về hợp tác kinh tế, năng lượng, quân sự và quan trọng hơn, cả hai đều muốn cộng tác với nhau.

Học giả Anatoly Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng liên bang Nga nhận xét: “Các nước của Hiệp hội là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá 500 tỷ USD. Đã vậy, ASEAN còn ở ngã tư động giao thông thế giới: một phần ba khối lượng lưu thông thương mại, một nửa dòng chảy dầu mỏ thế giới… đi qua eo biển Malacca. Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên”.

Tuy vậy, quan hệ kinh tế, thương mại Nga - ASEAN vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Nga chiếm dưới 0,5% tổng kim ngạch ngoại thương của hiệp hội. Trong năm 2009, trị giá các hợp đồng qua lại giữa đôi bên không vượt quá 7 tỷ USD.

Trong khi đó, theo các chuyên gia Nga, trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD.

Học giả Voronin tiếp tục nói: “Trong mặt này, sự hợp tác của Nga và Việt Nam mang tính tiêu biểu, tự tin chứng minh hiệu quả kinh tế cao đối với cả hai bên. Nhờ có sự hợp tác với Nga, Việt Nam hiện sở hữu một tổ hợp nhiên liệu - năng lượng hiện đại, là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách. Chỉ riêng Liên doanh Vietsovpetro trong thời gian hoạt động tại Việt Nam khai thác khoảng 200 triệu tấn dầu, thúc đẩy Việt Nam hòa nhập vị trí các nước hàng đầu trong khu vực về sản xuất dầu mỏ".

"Phía Nga cũng không hề chịu sự thiệt thòi. Ngân sách Nga nhận được khoảng 8 tỷ USD từ hoạt động liên doanh này. Và gần đây, Nga là đối tác được Việt Nam chọn lựa để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên", ông Voronin nói tiếp.
[BDV news]


Thứ Hai, 18 tháng 4, 2011

>> Hạm đội 'xanh' của Mỹ



Quân đội nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm nguồn năng lượng sạch thay thế cho nhiên liệu hóa thạch.

Thế giới đã chứng kiến một vài thử nghiệm xe tăng chạy bằng xăng và điện của các nhà khoa học. Nhưng trong ngành hải quân, điều này chưa có tiền lệ cho đến khi Hải quân Mỹ công bố thế hệ mới của tàu tuần tiễu RCB sử dụng nhiên liệu chiết suất từ rong biển.

Đến nay, Mỹ đã hoàn tất nghiên cứu thế hệ tàu chiến ngụy trang không người lái thân thiện với môi trường. Lớp tàu Riverine Command Boat (RCB) có mục đích tuần tra trên các sông và đầm lầy.



RCB làm nhiệm vụ tuần tra trên sông và đầm lầy.


Sự khác biệt lớn nhất của thế hệ RCB mới ở việc sử dụng hỗn hợp dầu diesel và nhiên liệu chế xuất từ rong biển. Theo thông tin của hải quân Mỹ, RCB thế hệ mới có khả năng đạt đến tốc độ 40 hải lý/giờ

Đô đốc Philip Cullom – tham mưu trưởng về những vấn đề năng lượng, môi trường của hải quân Mỹ, cho biết: “Tàu chiến thế hệ mới đã được thử nghiệm tại căn cứ hải quân ở Norfolk vào ngày thứ năm. Ba động cơ công suất lớn cùng vận hành và đạt tốc độ lớn nhất theo đúng mong muốn.”

Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng những nỗ lực của Hải quân Mỹ trong phát triển nhiên liệu xanh không chỉ vì mục đích môi trường. Theo tờ Ibtimes, với hơn 300.000 thùng dầu tiêu thụ mỗi ngày, chi phí dành cho nhiên liệu chiếm một số tiền lớn trong ngân sách của Hải quân Mỹ.


RCB rất mạnh mẽ dù sử dụng nhiên liệu xanh.


Hải quân Mỹ cũng đang tiến hành thử nghiệm nhiên liệu thay thế để sử dụng trên máy bay. Đầu năm nay, một chiếc F-18 Hornet đã bay bằng nhiên liệu hỗn hợp từ cây hoa trà và xăng.

Trong tương lai gần một hạm đội tàu sân bay tấn công với biệt danh “Hạm đội xanh vĩ đại” sẽ sử dụng toàn bộ năng lượng xanh và có thể bắt đầu phục vụ trong hải quân Mỹ vào năm 2016.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang