Ngày 18/5, tại cuộc hội đàm song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức nước này và tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ năm (ADMM-5), Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh và người đồng cấp nước chủ nhà đã trao đổi một số vấn đề khu vực cùng quan tâm và nhất trí các biện pháp tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng-an ninh giữa hai nước. Chào mừng Đại tướng Phùng Quang Thanh và Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro bày tỏ hy vọng ADMM-5 sẽ có kết quả tốt đẹp để phát huy những thành quả về hợp tác an ninh-quốc phòng mà các nước ASEAN đã đạt được trong năm 2010 khi Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN. Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá cao công tác chuẩn bị ADMM-5 và sự đón tiếp trọng thị, tình cảm hữu nghị chân thành mà phía Indonesia dành cho đoàn Việt Nam. Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ đóng góp tích cực và tin tưởng chắc chắn ADMM-5 sẽ thành công tốt đẹp. Tại cuộc hội đàm, hai Bộ trưởng thống nhất cần sớm thúc đẩy việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương mà Bộ Quốc phòng hai nước ký tháng 10/2010, tạo cơ sở pháp lý để thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng hai bên cần sớm lập nhóm làm việc để trao đổi biện pháp triển khai tất cả các lĩnh vực trong Bản ghi nhớ; nhấn mạnh Việt Nam mong muốn lĩnh vực hải quân sẽ đi đầu trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước, muốn mời nhóm chuyên viên của Hải quân Indonesia sang thăm và làm việc với Hải quân Việt Nam để thảo luận việc thực hiện tuần tra chung và thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa hải quân hai nước; bày tỏ hy vọng Tư lệnh Hải quân hai bên sẽ ký kết thỏa thuận này trong năm nay. Nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro khẳng định Indonesia sẽ sớm lập nhóm công tác và cử Phó Tư lệnh Hải quân Indonesia sang thăm và làm việc với Hải quân Việt Nam. Về hợp tác trên các diễn đàn đa phương, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ Indonesia đảm nhiệm thành công cương vị Chủ tịch ASEAN; nhấn mạnh thành công của Indonesia là thành công chung của cả ASEAN, trong đó có Việt Nam. Về vấn đề xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, hai bên nhất trí cho rằng đây là điều đáng tiếc cho tiến trình xây dựng Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, ảnh hưởng tới liên kết nội khối và tình đoàn kết của các nước ASEAN. Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ là nước láng giềng của cả Thái Lan và Campuchia, và cùng là thành viên của ASEAN, Việt Nam hoan nghênh hai bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn, mong muốn hai bên không để tái diễn xung đột và tiếp tục thực hiện cam kết tại cuộc họp không chính thức các Ngoại trưởng ASEAN tại Jakarta ngày 22/2. Việt Nam ủng hộ vai trò của ASEAN hỗ trợ hai bên giải quyết hòa bình các tranh chấp, ủng hộ Indonesia với tư cách là Chủ tịch ASEAN tiếp tục các nỗ lực hỗ trợ trên cơ sở đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương ASEAN, nhất là tham vấn và đồng thuận. Việt Nam mong muốn Indonesia, với cương vị Chủ tịch ASEAN 2011, sớm cử quan sát viên tới giúp giải quyết vấn đề xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia, và tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình này. Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro cho biết trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Indonesia đang nỗ lực góp phần giải quyết vấn đề xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia. Indonesia sẵn sàng cử quan sát viên tới khu vực tranh chấp khi được hai bên đồng ý. Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro nhất trí rằng công việc của ASEAN phải được giải quyết theo các nguyên tắc của ASEAN, trên cơ sở Hiến chương ASEAN. Về vấn đề Biển Đông, Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá nhìn chung hiện nay vẫn giữ được ổn định. Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng các nước dù đang tranh chấp chủ quyền, ở ven bờ và cả trong khu vực đều có lợi ích và nguyện vọng chung là duy trì hòa bình, ổn định để hợp tác cùng phát triển. Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ: “Quan điểm của Việt Nam là các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Các nước ASEAN và Trung Quốc cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), được ký giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 tại Campuchia. ASEAN và Trung Quốc tiến tới soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).” Bộ trưởng Purnomo Yusgiantoro khẳng định Indonesia muốn Biển Đông là một khu vực ổn định, an ninh và tự do hàng hải được đảm bảo. Bộ trưởng thông báo Indonesia đã đưa vấn đề này vào dự thảo Tuyên bố chung của ADMM-5, nêu rõ Indonesia chia sẻ mong muốn các bên liên quan sẽ đạt được COC trong tương lai gần. Cùng ngày, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam đã đến chào xã giao Phó Tổng thống Indonesia Boediono./. [Vitinfo news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011
>> Việt Nam-Indonesia chia sẻ quan điểm hợp tác quốc phòng
Nhãn:
biển đông,
DOC,
Hải quân Indonesia,
Hải quân Việt Nam,
Hội nghị ADMM-5,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN,
Phùng Quang Thanh,
Quân đội Việt Nam,
viet nam
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
>> Hải quân Nga ‘dương oai’ ở Đông Nam Á
Một đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Trong số này có tàu săn ngầm lớn nhất thế giới là Đô đốc Panteleev và tàu cứu hộ "khủng" nhất thế giới Fotiy Krylov. Đội tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương hôm nay thăm Singapore và Indonesia. Đông Nam Á từ lâu là khu vực hợp tác chặt với Nga trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự. Ngay từ giai đoạn đấu tranh vũ trang vì độc lập dân tộc, nhiều quốc gia trong khu vực là đối tác tiếp nhận vũ khí Liên Xô như Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia... Tình hình ngày nay cũng không khác trước là mấy. Học giả Nga Anatoly Voronin khẳng định: “Do các nước của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á duy trì chính sách đối ngoại tự chủ nên họ mua của Nga thiết bị hàng không, các phương tiện phòng không, quân trang phục vụ lực lượng bộ binh và hải quân. Hiệp hội là một trong những thị trường hứa hẹn nhất đối với các sản phẩm quốc phòng của Nga. Nga tiếp tục thúc đẩy hợp tác quân sự với Malaysia, Myanmar, Thái Lan và cả Singapore”. Tương lai là năng lượng Học giả Nga Anatoly Voronin nhận định, ASEAN là những nhà nhập siêu dầu mỏ và khí đốt. Sự phụ thuộc rất lớn của họ vào thị trường năng lượng toàn cầu sẽ không ngừng tăng cùng với tiến trình tăng trưởng kinh tế của họ. Tuy nhiên, việc phụ thuộc như trên là rất nguy hiểm bởi tình hình chính trị Trung Đông rất mất ổn định. Do đó, ASEAN ngày càng có nhu cầu đa dạng hóa thị trường năng lượng nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Đông. Và như một lẽ tất yếu, Hiệp hội ngày càng hướng sự chú ý của mình về phía Nga, cường quốc về sản xuất năng lượng với cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật vững chắc… Hợp tác với Nga trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân, năng lượng địa nhiệt và thủy điện là những sự lựa chọn tốt bởi nó không chỉ đáp ứng được các yêu cầu an ninh, thương mại và còn giúp các nước ASEAN hạn chế khí thải nhà kính, giảm phụ thuộc vào việc vận tải dầu, khí đốt… trên biển bởi nhiều nước trong Hiệp hội chưa kiểm soát được hoàn toàn vấn đề an ninh, dễ bị hải quân nước ngoài, cướp biển, khủng bố… phá rối. Về phía Nga, đây là cơ hội lớn cho họ. Trong chuyến thăm Hà Nội vừa qua, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cũng khẳng định, Nga có lợi ích to lớn tại châu lục này. Nga tăng cường hợp tác với ASEAN. Tiềm năng to lớn Hiện, Nga và ASEAN có tiềm năng lớn về hợp tác kinh tế, năng lượng, quân sự và quan trọng hơn, cả hai đều muốn cộng tác với nhau. Học giả Anatoly Voronin, thành viên Hội đồng chuyên viên thuộc Hội đồng liên bang Nga nhận xét: “Các nước của Hiệp hội là một thị trường phong phú và năng động. Tổng trị giá sản phẩm của họ vượt quá 500 tỷ USD. Đã vậy, ASEAN còn ở ngã tư động giao thông thế giới: một phần ba khối lượng lưu thông thương mại, một nửa dòng chảy dầu mỏ thế giới… đi qua eo biển Malacca. Rõ ràng rằng, cùng với sự đẩy mạnh các quá trình toàn cầu hóa về kinh tế, ý nghĩa của khu vực sẽ chỉ tăng lên”. Tuy vậy, quan hệ kinh tế, thương mại Nga - ASEAN vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Thương mại giữa các quốc gia ASEAN và Nga chiếm dưới 0,5% tổng kim ngạch ngoại thương của hiệp hội. Trong năm 2009, trị giá các hợp đồng qua lại giữa đôi bên không vượt quá 7 tỷ USD. Trong khi đó, theo các chuyên gia Nga, trao đổi kinh tế giữa Nga và các nước ASEAN tới năm 2020 hoàn toàn có thể tăng tới 40-50 tỷ USD. Học giả Voronin tiếp tục nói: “Trong mặt này, sự hợp tác của Nga và Việt Nam mang tính tiêu biểu, tự tin chứng minh hiệu quả kinh tế cao đối với cả hai bên. Nhờ có sự hợp tác với Nga, Việt Nam hiện sở hữu một tổ hợp nhiên liệu - năng lượng hiện đại, là nguồn đóng góp lớn cho ngân sách. Chỉ riêng Liên doanh Vietsovpetro trong thời gian hoạt động tại Việt Nam khai thác khoảng 200 triệu tấn dầu, thúc đẩy Việt Nam hòa nhập vị trí các nước hàng đầu trong khu vực về sản xuất dầu mỏ". "Phía Nga cũng không hề chịu sự thiệt thòi. Ngân sách Nga nhận được khoảng 8 tỷ USD từ hoạt động liên doanh này. Và gần đây, Nga là đối tác được Việt Nam chọn lựa để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên", ông Voronin nói tiếp. [BDV news] |
Nhãn:
asean,
Điện hạt nhân,
Fotiy Krylov,
Hải quân Nga,
Hải quân Singapore,
Hạm đội Thái Bình Dương,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN,
Indonesia,
Năng lượng sạch,
Panteleev
Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011
>> Trung Quốc 'bắt mạch' xung đột Campuchia - Thái Lan
Cuộc xung đột biên giới giữa Thái Lan và Campuchia tiếp tục leo thang quanh hai ngôi đền Ta Muen Thom và Ta Kwai.
Trong một cuộc phỏng vấn với chuyên gia Đông Nam Á của Trung Quốc, ông Tùng Thanh Khánh cho rằng ngoài những mâu thuẫn xung quanh các đền thờ, những tình trạng bất ổn ở Campuchia - Thái Lan trước cuộc bầu cử của hai nước cũng là một trong những lý do của sự xung đột. Cuộc xung đột quân sự giữa hai nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các người dân. Trong những ngày gần đây, để thoát khỏi tiếng súng, khoảng 25.000 người dân Thái Lan đã được sơ tán đến 6 nơi trú ẩn tạm thời. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Campuchia cho biết, đạn pháo Thái đã bắn vào các ngôi làng cách biên giới Campuchia - Thái Lan khoảng 21 km điều này làm cho hàng ngàn hộ gia đình trong những ngôi làng này của Campuchia buộc phải sơ tán. Theo ước tính của ngành du lịch Thái Lan, xung đột biên giới gần đây đã gây ra thiệt hại khoảng 300.000 USD về thương mại. Đã có tổng cộng hơn 10 binh sĩ thiệt mạng và 43 người khác bị thương trong cuộc xung đột Thái Lan-Campuchia gần đây. Ông Tùng Anh Khánh nói rằng, xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia trong tương lai có thể đi theo xu hướng những cuộc xung đột nhỏ tiếp diễn nhau. Chính phủ hai nước đều muốn lợi dụng các cuộc xung đột biên giới để giải quyết các bất ổn nội bộ và làm giảm áp lực lên chính quyền cai trị. Trong bối cảnh thế giới hiện nay khi mà cuộc xung đột ở Trung Đông, Bắc Phi đang nóng lên từng ngày. Đặc biệt, tình hình tại Libya là tâm điểm chú ý của cả thế giới, các cuộc xung đột tại biên giới Thái Lan - Campuchia lại xảy ra. Điều này cho thấy, hai nước đều hy vọng cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý tới vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia. Ví dụ, xung đột Thái Lan và Campuchia xảy ra trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thì vấn đề xung đột Thái Lan - Campuchia có thể trở thành “chiến tranh” trong đại hội. Nhưng chính phủ hai nước không muốn đưa các cuộc xung đột nhỏ trở thành “chiến tranh”. Bởi hai nước đều không có khả năng, hoặc không có sự chuẩn bị về tâm lý, quân sự để tiến hành một cuộc chiến tranh và điều này cũng không phù hợp với sự phát triển hòa bình và ổn định trong khu vực. Đối với tình hình hiện nay mà nói, Liên Hiệp Quốc và ASEAN không thể xoa dịu được ngay cuộc xung đột Thái Lan - Campuchia. Giải pháp duy nhất là cả Thái Lan và Campuchia phải tiến hành đàm phán một cách bình tĩnh giải quyết các mâu thuẫn trong lịch sử giữa hai nước và cuộc xung đột thực tế.
[BDV news]
|
Nhãn:
Bắc Phi – Trung Đông,
campuchia,
Đền Ta Muen Thom,
đông nam á,
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN,
Libya,
Liên Hiệp Quốc,
Ta Kwai,
Thái Lan,
trung quốc,
việt nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)